Trang chủ Lịch Sử [Việt Nam] Trăng Nước Chương Dương

[Việt Nam] Trăng Nước Chương Dương

Hà Ân Đã hoàn thành Lịch Sử

...Thế rồi; đến một ngày đất nước lại lâm nguy. Giặc lăm...

0 Yêu thích| 64585Lượt xem| 37 Theo dõi| 0Đề cử tháng này

Đọc truyện Yêu thích Theo dõi Đề cử

0

5

0đánh giá

Ta muốn đánh giá
1 2 3 4 5

...Thế rồi; đến một ngày đất nước lại lâm nguy. Giặc lăm le tràn sang lần nữa. Nhà vua quyết định trao quyền chỉ huy quân đội cho Quốc Tuấn. Cũng có những người nghi ngờ ngăn cản. Và chính Quốc Tuấn; cũng vẫn chưa thôi trăn trở về lời dặn của cha.

Chuyện gì rồi sẽ xảy ra? Quốc Tuấn sẽ nhận mệnh vua và dẹp tan giặc hay nhân cơ hội để trả sạch oán thù cho cha?

Những bài học lịch sử ở trường sẽ không bao giờ viết về điều đó. Nhưng; nếu chỉ cần dành một chút thời gian mỗi ngày để bắt đầu mở những trang sách tiếp theo; các em sẽ được nhà văn Hà Ân kể cho nghe câu chuyện vị tướng già vĩ đại trong lịch sử dân tộc Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã viết nên bài Hịch kêu gọi tinh thần của toàn thể tướng sĩ và nhân dân đồng lòng bảo vệ đất nước. Những điều giản dị mà thiêng liêng ẩn sau câu chuyện ấy sẽ khiến các em nhớ mãi một thuở hào hùng của nước ta. Và; còn một chút nữa thôi; một chút rất riêng xin chia sẻ cùng các em. Trong chương trình học phổ thông; rồi các em sẽ có tiết học tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Nếu đã đọc cuốn sách này chắc chắn các em đón nhận bài học đầy những điều khó hiểu và khó nhớ đó với một tình cảm khác hẳn. Bởi vì; các em đã được biết rằng; sau mỗi chữ trong bài Hịch đó; ẩn giấu biết bao nhiêu điều mà chỉ những ai đọc truyện "Trên sông truyền hịch" mới thấu hiểu. Nhìn vào sách giáo khoa; nhưng các em có thể nhớ tới cái đêm mà Trần Quốc Tuấn đi thuyền trên sông và nhìn thấy hai bên bờ; các trại quân và dân trong làng đốt rực lửa lên để đọc cho nhau nghe bài Hịch với lời văn hừng hực ấy. Nhìn vào sách giáo khoa, các em có thể nhớ tới những người đã lắng nghe và đi theo lời hịch - để rồi cả nước Đại Việt chung tay quyết một lòng đánh tan giặc Nguyên - nỗi kinh hoàng của biết bao vương triều khắp Á - Âu. Những ai đã đọc "Trên sông truyền hịch", sẽ coi việc học Hịch tướng sĩ là "được học", thay vì "phải học"... Đó là một đặc quyền, cũng là một niềm tự hào chỉ dành riêng cho những ai sắp xếp thời gian chơi để mà đọc cuốn sách này!...

.

Bình luận | Đánh giá Viết bình luận

Xếp hạng

1  2  3  4  5 Rất hay

Đánh giá ngắn