[Việt Nam] Trăng Nước Chương Dương

Chương 3 : 3 (3)

Người đăng: Lịch sử Việt Nam

Ngày đăng: 14:06 23-09-2018

.
Xế chiều, Yết Kiêu sang sông. Viên tướng trạo nhi đến yết kiến Trần Quốc Tuấn mang theo rất nhiều quà biếu của Thượng tướng quân Chiêu Minh vương Trần Quang Khải. Một chiếc áo lông cáo xứ tuyết rất dày rất ấm. Trần Quang Khải rất lo lắng về sức khỏe tuổi già của Trần Quốc Tuấn, nhưng tặng áo lông vào lúc mùa hạ đã đến, nóng chảy mỡ ra thế này thì thật buồn cười. Một lưỡi kiếm Hồi Hột cong, mỏng tang, sắc như nước, thép xanh như lửa hỏa thang rượu. Cây kiếm ngắn lắm, chỉ hơn lưỡi dao găm bình thường khoảng một gang taỵ Một bộ đồ đánh lửa của bọn du mục Thát Đát đựng trong một chiếc hộp gỗ rất xinh, khảm những miếng đá màu thành một bức tranh cảnh chăn dê, nom rất ngoạn mục. - Bẩm Quốc công, đức ông hoàng ba gửi lời chúc Quốc công mạnh khỏe. Theo một thói quen giữa Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải, mỗi món quà, mỗi vật gửi cho nhau, thường có nói một ý thầm nào Rượu được châm lửa vào. Màu lửa này xanh lam rất đẹp đấy. Trần Quốc Tuấn mỉm cười ngắm ba món quà biếu. Ông hiểu Trần Quang Khải hiến kế với ông rằng những trận sắp tới, đánh phải trúng chỗ hiểm, đòn phải ngắn, phải gọn nhưng chí mạng, và nên dùng lửa để đỡ sức quân. Nhưng còn cái áo lông thì ông ngẫm nghĩ băn khoăn mãi. Cái áo quý thật, áo này phải bọn tướng giặc đầu sỏ mới có nhưng chắc chắn Trần Quang Khải biếu ông áo không phải chỉ vì nó quý. - Bẩm Quốc công, giặc chuyển quân! - Chuyển thế nào? - Bẩm, thám mã còn theo dò, nhưng con thấy chúng nó dỡ nhiều nhà dân, chắc là để lấy tre gỗ kết bè sang sông. Trần Quốc Tuấn lơ đãng luồn tay vào mớ lông của chiếc áo quý. Lông cáo tuyết thực dày, thực mịn, bóng mỡ màng. Ông đứng dậy, đôi mắt trầm tư, nhìn đăm đăm vào khoảng không mơ hồ. Mặt trời đã khuất đỉnh núi phía lộ Quốc Oai. Trời tím lại, cảnh sông bãi cũng tím lại. Có tiếng sáo ai thổi điệu mục đồng thanh bình gợi nhớ cảnh một xóm vắng ven sông với vài con trâu tha thẩn về chuồng, miệng còn cố bứt thêm vài ngọn cỏ dọc đường. Trần Quốc Tuấn từ từ ra đứng cửa lều. Trên bãi đóng quân, binh tướng hành trung doanh đang tíu tít chia cơm. Xa nữa là thôn làng. Thốt nhiên Trần Quốc Tuấn nheo mắt. Bên kia sông, những đốm lửa rải rác đó đây, thỉnh thoảng một chiếc pháo hiệu màu này hoặc màu nọ xẹt lên vạch thành một đường cong đều đặn trên nền trời còn sáng như mặt gương. Còn bên này sông có nhiều đám cháy, khói cũng bốc lên. Ông hiểu rằng một chuyển biến đang diễn ra trong thế chiến trường, trong cách đánh của đôi bên. Như vậy bên kia sông, ở vùng đồng bằng mé nam Thăng Long, quân ta đang đánh những trận mạo hiểm tài tình vào các ụ lửa, ụ cờ thông hiệu của giặc. Chắc nhiều trận đánh thành công, chứng cớ là ụ lửa, ụ pháo hiệu bị chiến sĩ ta chiếm được. Họ đã đốt lửa, đốt pháo hiệu. Hệ thống thông hiệu của giặc đang báo đủ các thứ tin loạn xị. Còn bên này sông, giặc đang đốt phá ở nhiều xóm làng. Chúng mở rộng đất đóng quân nhưng rõ ràng không phải để chiếm lấy mà để có “đất thở” cho cửa cầu phao và bến thuyền đối diện với Thăng Long. Thế là giặc đã có ý muốn bỏ chạy. Nhưng chúng còn ở trên đất ta ngày nào thì thôn làng đất Việt còn bị đốt phá, người dân Việt còn bị chúng bắn giết. Lá thư của vợ Ông gửi từ Yên Tử về đang nằm trong ngực áo ông, hun nóng lòng ông. Quốc mẫu Thiên Thành báo cho ông biết gia quyến của dân binh vùng Lục Đầu lánh vào rừng sâu bình an cả, nhưng giặc đã đốt trụi tất cả các thôn làng suốt một triền sông Lục Đầu. Chúng cho ngựa quần xéo mồ mả ở các bãi tha mạ Chúng đốt chùa ngoài của viện thiền Yên Tử. Chúng đốt thái ấp Vạn Kiếp. Đồ vật quý trong thái ấp đã được khiêng giấu vào rừng sâu, những cuốn sách hiếm của ông cũng được đem lên đỉnh Yên Tử gửi nhờ trong nhà trai của chùa trong. Nhưng những kỷ niệm lưu luyến một thời êm đềm đọc sách ngâm thơ đã bị giặc phá sạch, căn phòng riêng cuối thái ấp bài trí trang nhã, dãy nhà sách bằng trúc vàng lợp lá thông sáng mát trong đó có một chái treo tranh của Đỗ Vỹ... Trần Quốc Tuấn nghiến chặt răng ngăn một tiếng rên thầm. Chao ôi, thực tiếc, những bức tranh vẽ trên giấy nứa thô ráp của Đỗ Vỹ. Bức vẽ Vân Đồn, bức vẽ cửa Đầu Quỷ, bức vẽ Yên Tử, bức vẽ rừng bàng kinh thành; bốn bức tranh phong cảnh, bức nào cũng dẫn người xem đến sự yên ắng trong lòng. Nhưng hôm nay, hôm nay ông nhớ tha thiết những cành bàng xương xẩu mùa đông. Có ai biết vẻ đẹp của cây bàng mùa đông không nhỉ?... Thực đẹp, một vẻ đẹp cứng cỏi, nhưng ngược lại với vẻ đẹp cứng cỏi của một bông cỏ maỵ Những bức vẽ ấy cũng bị đốt rồi! Thốt nhiên, lòng căm giận của ông dội lên, ạiết bóp trái tim ông. Có những của quý của giang sơn xã tắc, có những của quý của trăm họ đất Việt này đã bị giặc đốt phá đi, những của quý mà ngàn đời sau không công sức, tiền của nào làm lại được! Trần Quốc Tuấn từ từ quay lại hỏi Yết Kiêu: - Có tìm thấy cụ Uẩn không? Yết Kiêu hai môi run run, ngập ngừng. Một lát sau, anh mới trình Trần Quốc Tuấn lưỡi rìu chiến bằng đồng mà ông đã thưởng cho cụ Uẩn đêm tập trận rằm tháng tám năm ngoái. - Bẩm đức ông, dân làng Chương Dương muốn xin rước lưỡi rìu này về để làm miếu thờ, nhưng con nghĩ nên để vạn Bình Than giữ rìu thì phải hơn. - Ởđâu cũng vậy, nhưng thôi thế cũng được; ngươi cho đem cái nậm này giao cho dân Chương Dương. Ông vào trướng lấy chiếc nậm đưa cho Yết Kiêu. Ông đã sai thảo sớ dâng Quan gia xin phong thần cho người lính già Nguyên Phong. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì việc đó chỉ để khuây lòng ông đôi chút, còn đền đáp công lênh của ông già Bình Than thì phải khác thế cơ, khác nhiều cơ. - Bẩm đức ông, thầy con đêm ấy ăn mặc đẹp lắm. áo tía, thắt lưng xanh, khăn xanh, nom như một ông tướng. Trần Quốc Tuấn cười buồn. Tất nhiên, vào một trận quan trọng như thế, cụ Uẩn phải mặc áo tía vua ban. Chắc dưới ánh lửa chiến trường Chương Dương, ông cụ lẫm liệt như một đức ông Thượng vị hầu áo tía. Hình bóng ông cụ chắc chắn sẽ khó phai mờ trong tâm trí những người đã từng gần gụi. Trần Quốc Tuấn ngẫm nghĩ, bỗng đâu một tia há vọng le lói trong lòng ông buộc ông nhìn ra cửa lều trận. Ông thấy cụ Uẩn mặc áo tía, khăn xanh, thắt lưng xanh, tay cầm cây rìu chiến vén toang màn bước vào. Chòm râu rậm, rối bù của ông cụ vểnh lên. Nom ông cụ không còn vẻ còm nhom như con cò gù ngâm nước nữa. Hai mắt gấp gay của ông cụ trở nên hóm hỉnh. Người lính già áo tía ào đến, sụp xuống lạy Trần Quốc Tuấn, tiếng tung hô sang sảng cất lên mà vẫn mơ hồ: - Bẩm Quốc công, con xin chúc Quốc công thọ sánh Côn Sơn, mạnh tày Đông Hải... Rồi tất cả vụt tắt hết, tối sầm lại... Không! Đó chỉ là ảo ảnh, là niềm ước muốn tha thiết vô vọng của Trần Quốc Tuấn. Trần Quốc Tuấn lắc mạnh đầu buộc mình nghĩ sang chuyện khác. Ông nghiêm khắc nhìn Yết Kiêu như muốn nhắc viên tướng này hãy noi gương ông mà cứng rắn lên. Trần Quốc Tuấn rút một thẻ bài làm tin giao cho Yết Kiêu: - Xuống nói với kho lương cấp rượu và cá mắm cho đội trạo nhi... Ông nói thêm sau một giây lát ngập ngừng: - ... Bảo họ mở trò vui diễn cho dân làng xem. Ý ông muốn nhờ tối mua vui với dân làng để xóa mờ trong lòng lính trạo nhi hình ảnh về cái chết của cụ Uẩn. Ông cũng muốn hỏi Yết Kiêu xem Chiêu Minh vương Trần Quang Khải có hẹn lúc nào sẽ sang sông bàn việc với ông không, nhưng sau khi suy đi nghĩ lại, ông thôi không hỏi và thản nhiên bảo Yết Kiêu: - Về trại coi quân!
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang