[Việt Nam] Trăng Nước Chương Dương

Chương 4 : 4 (3)

Người đăng: Lịch sử Việt Nam

Ngày đăng: 14:07 23-09-2018

.
Trời vừa tối, Trần Quốc Tuấn ngồi vào ghế da hổ xem các bản cáo của các mặt trận. Vị tướng trấn giữ mặt biển, Phó đô tướng quân Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư cáo rằng ông vui mừng vì mặt biển hoàn toàn do quân ta phòng, tiễu, tra, soát. Quân giặc lầm một nước cờ quan trọng là đã không lưu tâm đầy đủ về mặt biển, nên quân thủy của chúng không đủ sức đưa nổi một thuyền lương, cỏ nào vào các cửa sông nước Việt. Mà cũng không một chiếc thuyền nào của giặc lọt được lưới vây của quân ta; hành trung doanh cứ an tâm, quân giặc đã bị hãm một cách chắc chắn trong đất liền. Cáo của bốn con trai ông ở vùng bắc và đông bắc đất nước càng sôi nổi hơn: quân ta quây đồn giặc, chẹn đường lương, bắt tù binh, rồi lại thả chúng về gieo kinh hoàng vào lòng những thằng chưa bị bắt. Sắc văn của Quan gia ở mặt nam gửi cho ông lại hết sức dịu dàng; ngoài tình hình hai vua vây khốn Toa Đô trên sông, nhà vua chỉ nhắc nhở Trần Quốc Tuấn gìn giữ sức khỏe. Sắc văn này còn kèm theo một nén cao hổ cốt Thượng hoàng ban cho Trần Quốc Tuấn để bồi bổ thêm. Tất cả các tờ cáo đều hết sức khen ngợi tài năng và lòng trung thành của dân binh các lộ. Có thể nói hầu hết các trận đánh đều có phần công lao to lớn của họ đóng góp. Ngoài ra, họ là sức lực chính đã xây lđá, làm đường, rồi do thám, dẫn đường, rồi góp gạo, góp thịt và cả rượu nữa để nuôi quân khao quân. Trần Quốc Tuấn mỉm cười nhớ lại, cũng hồi này năm ngoái ông còn phân vân trong việc tìm chỗ dựa cho kế sách diệt giặc của ông. Nhờ ơn tổ tông, ông đã nhận ra và bây giờ chỗ dựa ấy đã dư thừa điều kiện để ai nấy công nhận là vững chãi vô cùng. Trần Quốc Tuấn nghĩ đến cõi lòng đen tối của Trần Ích Tắc. Con người ấy hàng giặc phải chăng vì ham sống sợ chết, thèm muốn vinh hoa phú quý- thứ vinh hoa phú quý bẩn thỉu có giây mồ hôi và máu đồng bào- hay còn vì chưa hiểu được lẽ tất thắng của vua tôi đất Việt? Ngẫm cho cùng, hai mặt đó cũng chỉ là hai mặt sấp ngửa của một đồng tiền. Hắn đã hàng giặc. Hắn đã bán linh hồn hắn cho quỷ vương. Vạn cổ sẽ đọc cái tên xấu xa của hắn trong quốc sử! Hắn và bọn chúa mới sẽ chẳng tài gì thoát được thảm bại nhơ nhuốc. Tình thế đất nước như thế, chiến trường Thăng Long thắng lớn như thế, có thể ngồi mà đợi xem giặc giẫm lên nhau, giày xéo nhau mà chạy. Nhưng bỗng nhiên, Trần Quốc Tuấn chau mày. Sao lại ngồi mà đợi giặc chạy? Chúng còn ở đất Việt ta ngày nào thì còn người Việt quý giá bị thiệt mạng, còn nhà cửa ruộng vườn quý giá nước Việt bị đốt phá! Ông chợt nhớ đến mối băn khoăn mơ hồ trong lòng ông ngày hôm nay chính là việc chọn chiến trường diệt giặc ở đâu để giải phóng kinh thành, giải phóng non sông. Chọn chiến trường ở vùng ven kinh thành chăng? Giặc tuy thua đậm ở Chương Dương, mất toàn bộ chu sư trong trận lửa tưng bừng mấy hôm trước, nhưng chúng vẫn còn đông, còn mạnh. Đánh ở vùng này cũng vẫn chắc thắng nhưng tổn thất của ta sẽ không phải nhỏ. Binh pháp có nói: “Giỏi nhất là đánh bằng mưu rồi đến đánh vào lòng người, hẽng xoàng là đánh bằng binh khí, kém nhất là đem quân đánh thành”. Cho nên tốt nhất bây giờ giặc đang ở yên thì buộc cho chúng chuyển dịch. Đánh địch đang chuyển dịch chính là kế hay nhất, tổn ít xương máu mà chiến thắng sẽ lớn không lường được. Thế đấy! Ông đã ra nhiều mệnh lệnh đón chẹn giặc di chuyển, nhưng bao giờ thì địch chuyển? Chẳng lẽ ngồi chờ. Đó, đó, mối băn khoăn của ông ở chỗ đó. Tất cả tin tức về địch, về chiến trường vẫn còn thiếu một chút gì đâu đây giúp cho ông nhận ra lúc nào địch sẽ di chuyển, làm cách nào để buộc địch phải di chuyển? Trần Quốc Tuấn vốn có một tâm hồn sôi sục tươi trẻ đầy tráng khí nhưng cốt cách của ông lại hết sức điềm đạm, một sự điềm đạm có được do tuổi tác và sự hiểu biết. Cái gì chưa đến thì nó chưa đến, đâu phải vì thôi thúc mà nó bật ra được! Trần Quốc Tuấn mỉm cười. Ông gọi lính hầu sai đi triệu Lê Văn Hưu. Một lát sau, ông già chép sử vào trướng hổ. Trần Quốc Tuấn cho phép ông cụ ngồi và cười nói: - Thượng hoàng ban cho ít cao tốt. Ta đã sai ngâm rượu. Tối nay, chúng ta uống rượu quý và đánh cờ giải trí. Trần Quốc Tuấn sai rót rượu, sắp vài món nhắm và bày bàn cờ lên văn án. Ông có một cái bàn cờ rất đẹp vẫn mang theo từ lúc xuất sự Cái bàn bằng gỗ trắc màu sẫm, nét vân kỳ dị, lại cẩn các đường ngang dọc bằng gỗ lòng mực trắng muốt. Bộ quân bằng răng voi, thớ ngà xoắn xuýt, do chính tay Dã Tượng tiện, chuốt bóng và khắc theo chữ mẫu viết đá thảo của Trương Hán Siêu. Trần Quốc Tuấn tủm tỉm cười, cất tiếng bình sang sảng một câu văn trong cuốn Khóa hư lục của tiên đế Trần Thái Tông: “Tiết trời nực, đá bền cũng chảy, muôn vật đều khô; ánh nắng hun, vàng rắn phải tan, trăm sông sắp cạn”. Cái cách ông cười khi bình câu văn ấy chứng tỏ ông tâm đắc ý chứa đựng trong đó. Hai người bày quân cờ ra bàn. Lính hỏa đầu bưng lên mấy món nhắm dâng hầu trong đó có món chả cá quả bọc lá lốt nướng thơm phức. Lê Văn Hưu vốn đánh cờ nổi tiếng, chuyên lấy công làm thủ. Chỉ thoạt xem mươi nước cờ, người ta tưởng như lối đánh của ông già khác với bản tính, nhưng không phải, nước cờ của ông già chép sử bắt nguồn từ sự hiểu biết sâu xa về phép đánh cờ và lòng tự tin vững chắc đối với sự suy nghĩ của ông. Trận cờ tuy thế diễn ra hết sức gay gọ Ông già chép sử liên tiếp chuyển quân đánh mà vẫn không sao phá nổi đôi pháo gánh di chuyển hàng ngang chập chờn như cá giỡn trăng của Trần Quốc Tuấn. Cuối cùng, bằng một cặp mã tốt rất gắn bó, Trần Quốc Tuấn buộc Lê Văn Hưu phải thí xe chém tốt để được hòa. Ông già chép sử nhìn mấy con cờ còn ngổn ngang trên mặt bàn, nói: - Bẩm đức ông, người ta thường nói tính người thế nào, nước cờ như thế... - Nhưng ý tiên sinh thế nào? - Bẩm đức ông, còn phải tính đến học vấn của người đánh cờ nữa. Trần Quốc Tuấn khẽ nghiêng đầu ngẫm nghĩ. Ông gật đầu tán thưởng lời Lê Văn Hưu. Đột nhiên, ông hỏi: - Hồi chiều tiên sinh định hỏi ta điều gì đấy? Lê Văn Hưu kinh ngạc rồi ngập ngừng: - Bẩm Quốc công, có phải trong cuộc chiến đấu quyết liệt như thế này, con người ta thay đổi mau chóng không? Một câu hỏi về bụng dạ con người mà muốn giải đáp thỏa đáng, cần phải nghiền ngẫm thấu đáo. Như hẽng người Trần Ích Tắc và Trần Kiện thì sự thay đổi quá ư rõ rệt, từ bậc thân vương tôn quý thành tên phản nước rất đỗi bỉ ổi. Một tên đã đền tội, còn một tên đeo đẳng kiếp sống thừa, nhục nhã. Lại như Chiêu Minh vương, Trung Thành vương thì có sự thay đổi nào đâu nhỉ? Họ vẫn là các bậc thân vương hiển quý cột trụ của giang sơn xã tắc. Còn hẽng người như cụ Uẩn, Hoàng Đỗ, Dã Tượng, Yết Kiêu... ? Có người vẫn đang sống và tiếp tục lập chiến công. Có người đã ngã xuống, khí thiêng về trời, trăm họ sẽ ngàn đời hương khói phụng thờ. Đó là sự thay đổi của họ hay sao? Không! Chưa hẳn chỉ là thế! Những con người ấy chỉ định hình rõ nét hơn trên nền cảnh của ba đào khói lửa. Tuy vậy, Trần Quốc Tuấn chưa yên trí rằng mình đã nghiền ngẫm thấu đáo câu hỏi về lòng người như thế. Ông nhìn đăm đăm ông già chép sử, rồi cũng hỏi một câu khá đột ngột: - Hẳn tiên sinh băn khoăn về kế sách sắp xếp việc nước sau chiến tranh? - Bẩm... Lê Văn Hưu nghiêng mái đầu bạc ngẫm nghĩ, ngập ngừng tìm lời - Bẩm... trọng hiền vẫn là điều cốt yếu của vương đạo bấy nay chăng? Trần Quốc Tuấn mỉm cười, chưa kịp trả lời thì Dã Tượng đánh tiếng vội vã ngoài cửa, xin vào cáo cấp một tin tối quan trọng. Trần Quốc Tuấn cho vào. Viên tướng coi quản hành trung doanh hai tay dâng trình ông tờ cáo của tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa kèm một cái que tròn đen bằng gỗ mun láng bóng. Trần Quốc Tuấn giật mình cầm vội cái que lên xem. Nó chính là một chiếc trong bó que chuyền của bé Bội mà ông đã giao cho Đỗ Vỹ mùa thu năm ngoái để thay thẻ phù làm tin khi con người tài hoa này nhận việc dò xét tin tức địch ở bên kia biên giới. Đúng rồi, que chuyền bằng gỗ mun láng bóng thế này, phải là do bàn tay yêu em và rất mực khéo léo của Dã Tượng chuốt nên. Lại còn hai chữ Tiểu Bội khảm bằng vỏ trai ở hai đầu que nữa, lầm lẫn thế nào được! Nhưng Đỗ Vỹ đã tử tiết vì nước rồi cơ mà? Trần Quốc Tuấn không tin ở mắt mình nữa. Ông đưa que chuyền cho Dã Tượng. Viên tướng coi quản hành trung doanh cũng xúc động và hiểu lòng Quốc công Tiết chế. Dã Tượng nói: - Que chuyền này đúng do tay con chuốt. Trần Quốc Tuấn cầm vội tờ cáo của tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa lên đọc, nét mặt ông căng thẳng, đôi mày rậm muối tiêu nhíu lại, vẻ bi tráng kéo trễ dần khóe miệng. Không, chẳng còn gì đáng ngờ nữa. Que chuyền do chính tay Đỗ Vỹ chuyển, nhưng con người ấy đã tử tiết thực rồi. Trong tờ cáo, tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa viết rằng Đỗ Vỹ trước khi bị bắt và bị giết chết, đã kịp cho người thân tín cầm que chuyền làm tin tìm về hành trung doanh. Người này bị giặc đuổi gấp, bị chúng phóng một mũi lao trúng lưng, đã cố phóng ngựa đến được chỗ Nguyễn Chế Nghĩa đóng quân. Anh ta chỉ kịp nói đủ những lời Đỗ Vỹ căn dặn rồi tắt thở, ngay đến tên tuổi anh ta cũng không kịp khai. Đỗ Vỹ đã sai truyền miệng lên hành trung doanh tin tức về hai tướng giặc. Đại nguyên soái Thoát Hoan là một hoàng tử cưng của vua Nguyên. Gã rất thông minh, rất trẻ, tuy chưa từng được giao trọng trách nguyên soái nhưng nổi tiếng làu thông binh pháp. Gã có tham vọng nếu lần này diệt được nước Việt ta, sẽ được vua cha truyền ngôi chọ Tên phó tướng A Lý Hải Nha là một tướng lão luyện, tuổi đã cao, kinh nghiệm chiến trận dồi dào. Gã là một con người trầm tĩnh, quyết đoán nhưng chậm chạp, được vua giặc giao cho nuôi dạy chính thằng Thoát Hoan từ nhỏ. Chỉ thêm mấy nhận định tính nết, tài năng, vị thế của hai tướng giặc mà Trần Quốc Tuấn bỗng thấy mọi suy nghĩ của ông đang tản mát chợt kết gắn lại khiến ông nhận ra các mấu cớ dùng trong việc trù hoạch một kế thần diệu để giải phóng kinh thành. Trần Quốc Tuấn từ từ đứng lên. Biết bao suy nghĩ của ông dồn dập trong đầu. Đánh trận nếu ví đơn giản, cũng như đánh cờ tướng vậy. Nó là một cuộc đấu trí, đấu tài, đấu tính nết giữa tướng lĩnh đôi bên. Bây giờ thì ông hiểu rồi. Hiểu cách buộc địch phải chuyển dịch, thậm chí phải bỏ chạy để bày quân chặn chúng, đánh chúng, tiêu diệt chúng, nhất là ông đã có thể tính ra lúc nào tướng giặc phải rút quân, bỏ chạy. Hà! Tham lam như ruồi mà đập quạt còn bỏ chạy, huống nữa bọn mày còn chút tính người, dù cho tí chút ấy cực kỳ nhỏ bé. Trần Quốc Tuấn đột nhiên trở nên hết sức lanh lẹ. Ông ra luôn mấy mệnh lệnh khẩn cấp rồi chỉ trong khoảnh khắc, không khí hành trung doanh đã nhộn nhịp vô cùng.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang