Võ Lâm Việt

Chương 6 : Ẩn thế danh môn

Người đăng: gc93traphong

Ngày đăng: 07:51 30-12-2018

"Đao binh là việc khó lường Nam nhi chí lớn tại bốn phương Quần hùng tranh bá, đâu chịu yên Anh hùng thời loạn, bình thiên hạ Đánh dẹp quân tàn định gian san Cứu quốc xá chi thân nam tử Để máu đào, cứu lấy cả non sông” Bài ca mà người ven sông, làng chày ngâm nga khi có ai hỏi về tung tích Thiên Ứng Môn.....ẩn thế môn phái........ Người trong giang hồ đất Nam thì ca ngợi rằng: "Ẩn thế uy danh trong sáu phái Anh tài nào kém chi ai Đời trần lắm điều trần ai" …. Thành Khôi là chưởng môn đương nhiệm của bản phái, í tai biết về thân thế và lai lịch của vị chưởng môn tuổi đời chưa bước qua tứ tuần này. Năm lên 5t, Khôi thất lạc cha mẹ, được chính sư phụ và đồng thời là chưởng môn tiền nhiệm của Thiên Ứng nhận làm môn hạ. Lúc bấy giờ, Đào Anh Dũng có 49 đệ tử, Thành Khôi là đệ tử thứ 50. Đệ tử thu nhận sau cùng của ông. Trẻ tuổi nhất và được cưng chiều nhất Thiên Ứng, đồng thời sự so đo nội bộ diễn ra. Lúc trước kia, mỗi năm Thiên Ưng muốn nâng cao võ học đều tổ chức tỉ thí trong vòng 15 chiêu hạ gục hoặc khiến đối thủ rời bỏ vòng càn khôn trên Đào Lâm của phái, đó là nơi cao nhất ngọn núi Bạch Long Vĩ, giữ chốn đảo hoang, rừng sâu, non cao ấy. Sâu trong núi là hang động nơi để cho đệ tử vượt qua ải thử thách hằng năm bản phái mà tu luyện, học tập võ học mới theo quy định môn quy. Tuy chỉ ba đời Thiên Ứng, tính cả Thành Khôi, có thể nói hậu nhân hôm nay ngay từ khi nhập môn nắm rõ 6 điều nội quy bản phái: 1/Trung thành đất Nam, bảo vệ chính nghĩa 2/Giúp ích cho đời, dẹp loạn trừ gian 3/Cứu nguy cho bá tánh, bảo vệ môn phái 4/Kiên định, trung, dũng, chết không hàng 5/Lấy gương xưa của bậc tiền nhân làm chí nguyện 6/Tuân thủ môn quy, tuân thủ lệnh chưởng môn phái, tuân thủ đều lệnh không thâu nhận môn hộ tùy tiện. Không biến sở học thành món nghệ kiếm danh, kiếm tiền. Vi phạm một điều là bị phế võ công, trục xuất khỏi sư môn. Hào khí ấy, tâm tư ấy quả xứng với sự hòa quyện dòng võ Thiên Ứng đang chảy: du nhập võ phái họ Triệu, họ Đinh, Lê, …phải nói quyền cước Thiên Ứng, cùng tu tâm tịnh thế dòng phái thấy rõ sự thoát tục, thanh cao, chú trọng đến danh tiếng. Cầm thanh đao trên tay người hiệp khách nổi danh xứ Kinh Bắc tự hào mình là môn nhân của Thiên Ứng, có một sư phụ mà chỉ có thể gặp một năm hai lần. Có án!!!!! Đừng lo! Sẽ có đao khách –Lý Tiên vùng Khoái Châu. *** Gió thổi nhẹ, vạc áo của chưởng môn họ Lý vỗ phạch phạch vào da thịt như rít lên lên từng hồi vô vang Hi-Ha-Hi-Ha cỏ kẻ tập võ đâu đó vọng lại. Nhắm mắt, hóp ly trà, hồi tưởng mới đó mà hơn 14 năm, tiểu sư đệ họ Lý năm nào giờ đã là chưởng môn một phái, theo ân sư tập luyện sau cùng, nhưng nhờ tố chất và trời phú, dù tính tình hiền hòa coi việc võ học là để tự vệ phòng thân, ít khi can gián vào công việc của ai….nhưng kỳ thực sự xuất hiện một Lý Thành Khôi khiến cho vị trí độc tôn Duy Minh phải nể phụ. Là học trò út của thầy Anh Dũng nên khỏi bàn, Thành Khôi được các sư huynh, tỷ thương yêu. So với nhóm bậc huynh trưởng, sư tỷ như: Trại chủ Thanh Long Trại, Đào viên sơn Trang Lý Phúc, cùng anh em họ Phan –Phan Tài “ tự Quản Trọng”, Phan Liêm “tự Quản Chính”, Phan Phụng “tự Quản Bình”, nhị sư tỷ Hoa Diễm Nhi (sau này là Huệ Phi của Cửu ngũ chí tôn, thái tử …..Nổi bật nhất là Lê Duy Minh, người chúng ta đã dịp thấy với thân thủ, danh tiếng Thượng Thư Bộ Hình. Người đời đồn đãi rằng: Thiên ứng môn có 4 bộ quyền , 16 thế trận pháp binh gia từ cổ đến cận thế của Đại Nam binh pháp chi gia như Vạn kiếp bí truyền, binh thư yếu lược, sử nam thần ca Nam Quốc Sơn Hà,...hay là Lưu Minh Không Đạo chưởng, 18 thế côn, 12 đường tuyệt kiếm. So lại chung quy thì phải chia thành từng phần, từng cá nhân phân tích. Điển hình, đại sư huynh Lê Duy Minh giỏi về khinh công, cước pháp, Lục bộ thăng thiên cước của y là danh trấn chỉ nghe qua, nếm thử đủ khiến kẻ học võ nao núng chùn bước, ba anh em họ Phan thì giỏi về sở học Đại Đao, còn về Hoa Diễm Nhi theo gì mà Thành Khôi biết đó là vị sư tỷ đặt theo môn danh (không phải tên thật, nhập môn có) Bên cạnh Duy Minh và Thành Khôi còn người rất giỏi về sở học bản phái. Tiếc rằng Hoàng Chí không biết vì lý do gì ẩn tích. Vị chưởng môn họ Lý lúc bồi hồi xong đặt ly trà lên vị trí cũ, nâng người lướt về trước, đi quyền đánh cước. Đỡ thượng che hạ, tung cước thủ quyền, song quyền hất tung, đỡ gạt song hành, bộ pháp tiến lui phù hợp, xoẹt!!!!!!!!!!!!! Đường cước xoáy song phi hồ điệp, xé nát cành cây ngọn cỏ, quả là uy lực kinh hồn. Bản Thân ông từ bé nghĩ về việc học võ phục vụ tự vệ nhưng nhiều kẻ lạm dụng làm điều bậy, hại nước hại dân, lợi ích cá nhân làm quốc thể nguy nang không ra sức trai cứu quốc. "Ở đời, phàm làm trai nên đám làm trai...thân mang vận nước, chí anh hào, khí hoành tung thiên hạ, gìn giữ non sông đất nam ca mãi khúc khải hoàn" -Khổng Tước Nguyễn Lý. Vậy tại sao Lý Thành Khôi làm chưởng môn? Mà không phải là Lê Duy Minh, Lý Phúc, Hoa Diễm Nhi, anh hùng xuất thiếu niên. Khôi tuy tư chất cao không ham thú với tuyệt học của thầy như sư huynh tỷ nhưng lại thiên chất, tánh giỏi. Khôi đã sáng tạo nên Bát Bộ Dương Lực cước, Minh Không bát bộ chưởng, Lôi Long Kiếm, Cửu Thiên Kiếm Pháp. Tất cả được truyền thụ cho cả ba đệ tử: Bạch Hổ, Hồng Hạc và Huyền Long đời thứ 4 của Thiên Ứng. Duy Minh và Thành Khôi trong 3 năm cuối cùng mà Đào Chưởng môn còn sống đã liên tục so kè với nhau, trước khi Duy Minh thi võ trạng nguyên thì có thể nói Duy Minh tìm thấy đối thủ, lẫn tri kỷ hiểu mình mọi việc mà Duy Minh đều truyền dạy cho người sư đệ, sau này lại làm chưởng môn, đồng thời là người cùng mình so kè liên tục cuộc đấu giữ Duy Minh với LỤC BỘ THĂNG THIÊN CƯỚC và Thành Khôi với BÁT BỘ LỰC DƯƠNG CƯỚC. Thư hùng long tranh hổ đấu, sức trẻ tài năng và am hiểu, sở học cả hai thi triển. Thành Khôi với tư chất hơn người, dịp tình cơ được khai phá hết năng lực, người giúp Thành Khôi khám phá hết mọi ngóc ngách năng khiếu bản thân là ẩn sỉ chăng? Chính Khôi cũng không rõ, chỉ biết nhờ vào thế mà Khôi đã liên tiếp 5 lần qua ải khi thầy Đào Anh Dũng còn sống; Khôi được tu luyện ở sơn động, rồi lên cai quản môn phái. Ngày sau Thầy cưỡi hạc quy tiên phần đông mọi người về ẩn cư, người ra làm quan, kẻ theo công danh ,kẻ tòng quân tử trận, kẻ bái thầy khác làm sư, kẻ về quê cũ làm sơn tặc, xây dựng đào viên, người chức cao quyền trọng, kẻ thì danh nổi như cồn,… Nói chung môn hạ Thiên Ứng lúc sinh thời hay thác đều uy danh cả, biết giữ đạo, biết giữ danh tiếng, để tiếng thơm đời sau, hậu nhân... Về phần Thành Khôi, khi nắm quyền chỉ giữ liên lạc với sư huynh Lê Duy Minh và Lý Phúc còn lại Khôi giữ mối hòa hão, thu nhận ba đệ tử. Đem sở học môn phái kèm những thứ mình tạo dạy lại cho chúng. Thiên Ứng đời thứ ba đúng ẩn danh môn, tuy không còn thường xuyên xuất hiện nhưng mà danh tiếng vẫn nổi như cồn. Muốn thắng dễ võ học Thiên Ứng thì quả hơi giang nan.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
www.tangthuvien.vn
 
Trở lên đầu trang