Võ Lâm Việt

Chương 15 : Cánh hoa mai tháng 6

Người đăng: gc93traphong

Ngày đăng: 20:06 02-01-2019

“Xuân về hoa mai nở, xuân đi tàng màu hoa Hoa rơi nơi đầu đình, cánh hoa úa tàn Lòng thiếu nữ như cánh hoa Đủ nắng hoa nở, tắt nắng hoa úa” -Hoa mai! Ơi hỡi hoa mai! Sắc có, hương có lại nở trái mùa! -Tiếc thay !tiếc thay!!!! Một người đi từ xa đến bát vọng đài -Đệ nhất họa sư –Huỳnh huynh!!Lý Vũ Minh gọi danh xưng người đương tới. -Quá khen! Quá khen! Đạt ta chỉ là kẻ học trò, thi phú, thơ ca kém xa Lý Huynh đây! Huỳnh M.Đạt khiêm tốn, giơ cao tay thủ lễ. -Kìa Huỳnh huynh ta cùng môn gia, cùng làm quan, lại là chí cốt tâm giao, cùng là hai trong số tứ đại kỳ nhân của Khuê Văn Các. Cả hay vỗ vay nhau kêu bạch! Bạch! Rồi cười ha ha sảng khoái Lòng Lý Vũ Minh nghĩ gì chắc hẳn Huỳnh M.Đạt hiểu y quá rõ, năm xưa khi du ngoạn sơn thủy phía nam vùng Thuận Hóa. Lý huynh đã đem lòng mến thương con gái của tri Huyện họ Đinh, sau gia tộc bị án oan, Lý Vũ Minh vì muốn được lật lại án đã xin vào Khuê Văn Các, làm đến chức vị quan ngũ phẩm, viết bản xin xét lại án và xử lại vụ án, tiếc thay có kẻ ra tay trước hãm hại gia tộc họ Đinh, Đinh cô nương mất. Còn họ Lý tài hoa thi ca, thơ phú đã im đìm gần 5 năm. Đây là sau 5 năm, kể từ ngày đó mà Lý Vũ Minh cất tiếng ca than oán, hoa mai sau nở tháng 6 ( với người xưa hoa mai nở tháng sáu là oan tình ẩn khúc, như ở bên Tàu: Tuyết rơi tháng 6 là có án oan) Cả hai người họ, cùng với hai nhân vật nữa là Tứ tài tử Khuê Văn Các hay là còn biết đến Tứ tinh Khuê Môn ( Đứng đầu là: Lý Vũ Minh "thi ca", "Họa sư" Huỳnh Minh Đạt, "Cầm tiên" Quản Lượng, "Kỳ Vương" Thư Kiếm Song Hùng) Biệt hiệu của bốn người họ nói lên tài nghệ và sở học của cả bốn vị tuấn tú cao nhân kỹ nghệ này: Nếu như Lý Vũ Minh giỏi về thơ phú, với Mai Hoa Lưỡng Nghi phiến (quạt có nhành hoa mai, hình âm dương điều hòa) Người thứ hai, đã xuất hiện là Huỳnh Minh Đạt giỏi tài vẽ, chính là người vẽ bức tranh mà khiến cho Lý Thành Khôi sáng chế ra 28 thế lưỡng hạt tranh châu, con hạc đỏ mà Huỳnh họa sư vẽ là cảm hứng để Lý chưởng môn đặt danh hiệu cho nhị đệ tử Hồng Hạc).Huỳnh họa sư còn là người giỏi về địa đồ, âm lược, cờ trận người xưa quen gọi Kỳ trận Đứng thứ ba trong tứ linh pháp nhân Quản Lượng, đây chỉ là biệt hiệu còn tên thật gần như là bí ẩn, giỏi về âm lược, có đàn tranh bên mình , nhiều người truyền tụng y là hậu nhân của Cầm Thánh nữ tiên họ Dương Đứng thứ tư là Thư Kiếm cũng là biệt hiệu không phải là tên thật của y, y giỏi về song kiếm. Đó là tứ linh pháp nhân của Khuê Văn Các, võ học của vùng văn chương, thơ phú, nhưng vẻ ngoài thư sinh là chưởng lực kinh hồn, khinh công bọn họ thượng thừa. Đứng đầu Khuê Văn Các là quan bát phẩm Lê Văn Minh, dưới Minh chưởng môn chính là tứ linh pháp nhân hàm ngũ phẩm. "Văn ôn võ luyện song hành Đức cao nghiêng núi Thành hào há chi Anh hùng võ -đức tề phi Song long xuất hải Hạc quyền bái môn" Chớ xem thường Khuê Văn Các ung dung, thanh tao, thanh thoát....nhu mì nhưng uy lực kinh hồn. Là một trong lục đại phái danh gia đất Nam
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
www.tangthuvien.vn
 
Trở lên đầu trang