[Việt Nam] Việt Điện U Linh Tập (1959)

Chương 4 : Tiếm bình

Người đăng: Lịch sử Việt Nam

Ngày đăng: 17:36 08-09-2018

Chép rằng có công đức với dân thời nên thờ, thần Hậu Tắc cho dân ta có cơm ăn, công đức có gì lớn lao bằng, nước có đền thờ kể đã lâu lắm. Nước ta gây dựng cơ đồ ở Nhật Nam, xưng là dòng dõi nhà An, nhang trầm cúng vái, thầm có ý bổ sự an ninh lâu dài nghìn trăm năm về sau. Nhưng mà Đế Quân chẳng phải hiệu, Thiên Tổ chẳng phải tên, tự điển nên xưng là thần Hậu Tắc ngõ hầu mới được rõ ràng dễ hiểu. Xét bậc Tiên nông chỗ nào cũng có thờ, duy nước ta mới được xưng là Xã Tắc. Triều nhà Lê, từ khi chia giới hạn ở sông Linh Giang, lấy Cầu Dinh làm trọng trần, trần có nền Xã Tắc, không chép vào kinh điển. Nhà Nguỵ Tây ở Phú Xuân mà trấn Nghệ An còn để đàn hiệu, gần đây có một tên học trò, ưa khôi hài, khéo đó họa; quan Thự Trần nhà Nguỵ tế Xã Tắc, lễ xong, bèn khiến tên học trò vẽ một bức đồ, đàn cuộc giống như lễ tế, ở dưới vẽ một con chó ăn những cái xương dư sau khi tế xong, và để sáu chữ rằng: “cẩu hữu lợi ư xã tắc”, nghĩa là chó có có lợi cho xã tắc, ý là để chê khéo vậy. Ôi! Thần là bậc thông minh chính trực, tế mà phi lễ thì thần có chịu hưởng không, hay là nhổ nước miếng mà bỏ đi? Vả lại, trong nước khi cấy lúa,khi gặt lúa, cho đến việc cầu trừ đại hạn sâu keo đều cúng ông Thần Nông, mà lễ thường tân (cơm mới) chỉ dùng ở các đình chùa nhà miếu mà thôi, thật là trái gốc. Trộm nghĩ trong một năm, đến lễ Thường Tân, nên làm lễ Cầu Phúc lớn, heo xôi cỗ bàn cho tinh khiết để đền ơn Thần, năm nào được mùa thì hát xướng để cho Thần vui, chẳng những hợp với lễ văn hữu báo, mà năm đã được mùa thì trăm vùng không thiếu, công tư đều tiện. Điều ấy nên chép làm lệ thường, cứ theo đó mà thi hành, chớ nên câu nệ thì mới được vậy.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
www.tangthuvien.vn
 
Trở lên đầu trang