[Việt Nam] Việt Điện U Linh Tập (1959)

Chương 5 : Tiếm bình

Người đăng: Lịch sử Việt Nam

Ngày đăng: 21:02 08-09-2018

Chùa Kiến Sơ nay ở tại làng Phù Đổng, bên đền thờ Thiên Vương, thời Xung Thiên Thần Vương tức là huy hiệu Thiên Vương. Việt Sử chép vua Lý Thái Tổ truy phong Xung Thiên Thần Vương, dựng miếu bến chùa Kiến Sơ, thì rõ ràng là việc của Thiên Vương, mà sao đày lại chép là việc thần Thổ Địa, thì chẳng biết ra làm sao vậy. Mấy bài kệ ở trong bản chép này, nếu chẳng là của người lão luyện bút nghiên thì cũng là của kẻ thâm thuý thuyền học, chứ không phải là của kẻ thắp nhang tầm thường mà có thể xê xích muôn một vậy. Hoặc là khí tốt Đức Giang, tinh anh đúc lại làm Thiên Vương mà thần là phụ thuộc vậy chăng? Ví bằng lấy Thổ Địa làm Thiên Vương, tớ này chẳng dám tin chắc vậy. Hoặc giá lại bảo: Chí Thành Thuyền Sư, sau khi chết, anh khí không tan, thường giả hình ở thần Thổ Địa những thi đề đều do Chí Thành Thuyền Sư làm ra cả. Xem như Dâm Từ muốn phá rồi lại không phá, lai sửa sang mà cúng lễ nữa. Ngẫm nghĩ lời thơ thì là của Thuyền Sư làm ra cũng chưa biết chừng. Tục truyền rằng: vua Lý Thái Tổ lúc còn bé nhỏ, ở với nhà sư Vạn Hạnh tại chùa ấy, mỗi khi đến rằm hoặc mồng một, nhà chùa cúng lễ, vua lấy oản xôi ăn trước. Một hôm thần cho Sư mộng rằng: mỗi khi có lễ cúng, Hoàng Đế cứ nếm trước mãi. Vạn Hạnh cho triệu tăng chúng đến trách mắng. Vua giận lấy bút viết sau lưng tượng Hộ Pháp ba chữ: “Lưu viễn Châu” (đầy châu xa). Sư đêm ấy lại mộng thấy thần đến tạ rằng: - Nay vâng mệnh Hoàng đế đày đi, xin đến từ biệt. Sư tỉnh dậy, đi xem khắp cả các tượng, thấy sau lưng tượng thần Hộ Pháp có ba chữ rõ ràng. Sư cũng biết nét chữ là do tay vua viết ra mới khiến lấy nước rửa đi. Rửa xong, pho tượng bỗng dưng ngã xuống, về sau chùa cũng chẳng làm lại tượng Hộ Pháp nữa. Thuyết này tuy hoang đường nhưng Đế Vương làm chủ cảm trăm thần, hình hài đất gỗ đâu dám cùng mặt trời mặt trăng giành sáng, cũng có lẽ như thế. Các bài kệ ở gốc cây, giông giống như phép bói đời xưa, bài văn trong cây nứt ra, cùng chiếu ứng với nhau. Khoảng năm Bính Ngọ niên hiệu Cảnh Hưng, làng An Hưng huyện An Quảng, lửa sét cháy núi, sáng ngày ông Tiều thấy gốc cây cháy tàn có viết một hàng: Cây sinh họ Lý, trời đất sắp đặt một người, trời, đất, người. Ông Tiều đem chuyện trình với quan Trần cho người nghiệm xem thê nào, đến thì chữ vẫn y nguyên, duy có ba chữ Mộc sinh lý, đổi ra làm Mùi niên quý (cuối năm Mùi) quan Trần muốn đem việc ấy tâu lên vua nhưng gặp lúc nước đang loạn nên đình lại. Đó là không biết chỉ vào việc gì, xin chép lại đây để lưu nghiệm về sau.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
www.tangthuvien.vn
 
Trở lên đầu trang