[Việt Nam] Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 2 : Bến Lo

Người đăng: Lịch sử Việt Nam

Ngày đăng: 22:56 08-09-2018

.
Trên con đường từ thành Kinh Bắc đến huyện Đa Phúc, buổi sáng hôm ấy. Những người lái buôn nói với nhau câu chuyện sở gáy, rùng mình. Trong bọn có bác gánh một nồi đồng nặng là nhát gan hơn cả. Mới tới cầu Dọi, bác đã hoãng hốt hết vía vì một câu chuyện vừa được nghe và nhất định đòi lại trấn lỵ, không đi nữa. Một cô hàng nồi đất, người bé nhỏ xinh xắn đưa con mắt sắc sảo liếc chàng và mỉm cười nói: - Ví bằng bác chẳng chịu hộ vệ chúng em qua khỏi bến đò Lo thì cũng xin bác đưa chúng em đến chợ Chờ để chúng em bán mấy gánh nồi đất này chứ. Một cô khác cũng thêm một câu: - Đàn ông các ông mà sợ hãi thế, thì bọn đàn bà con gái chúng em còn đi buôn bán làm sao? Một anh chàng trẻ tuổi làm nghề hoạn lợn, tay vác cái cần dài đầu có thòng lòng, nghe chừng cảm động và mạnh bạo vì những đôi mắt đưa tình, nhừng cặp môi tươi thắm. Chàng bàn: - Thì ta hãy vào trong cầu ngồi nghỉ mệt đã nào. - Phải đấy, trời mưa bay cũng có vẻ đẹp, nhưng chúng ta chẳng khỏi rét muốt đến xương. Vậy còn gì hơn là vào ẩn ưới mái cầu, trú mưa một lát. Giọng bình tĩnh của cô hàng nồi đất trẻ tuổi khiến mọi người phải nể phục và lấy làm thẹn cho cái tính nhút nhát của mình. Vì thế, ai nấy vui vẻ cười nói đi vào trong cầu, đặt gánh hai bên lan can, kẻ ngồi người đứng, góp câu chuyện gẫu. Anh chàng hoạn lơn đứng phải chỗ mái cầu giột liền nói đùa: - Rõ may ! Đương khát lại với được chỗ có nước. Rồi anh thọc tay vào gánh hàng của cô xinh xắn kia lấy ra một cái niêu nhỏ hứng nước mưa. Cô hàng cũng chẳng phải tay vừa: - Se sẽ chứ không vỡ cả của em đấy. Mọi người cất tiếng cười vang. Cô hàng lại tiếp luôn: - Cười vừa chứ, chẳng lỡ sụt mái cầu thì chết cả lũ bây giờ. Lúc bấy giờ nàng mới kịp lưu ý đến một người đàn ông vào trạc ba mươi ngồi bên hai cái tay nải nây to kếch, vẻ mặt lo lắng, sợ hãi. Nàng liền quay lại hỏi: - Bác gánh vải sợi đi đâu đấy? Người kia se sẽ đáp: - Không, cô ạ, tôi gánh tơ sang bán bên chợ Phù Lỗ. - Ồ thế thì hay quá nhỉ, em cũng đi chợ Phù Lỗ. Vậy ta phải lên đường thôi, chẳng trễ quá thì bán cho ai. - Tôi đợi trời sáng hẳn mới dám đi. Nghe nói vùng này loạn lạc ghê gớm lắm. Cô kia cười: - Bác cả lo quá, từ khi nhà Nguyễn ta nối nghiệp nhà Lê thì giặc gĩa còn đâu cơ chứ. Anh hoạn lợn gia sản mang theo có mỗi một cái thòng lọng. Vì thế, anh ta chẳng lo ngại gì cho tính mệnh anh ta, dù có giữa đường có gặp cướp đi nữa, nên anh ta càng bình tĩnh bao nhiêu, anh ta lại muốn mọi người lo sợ bấy nhiêu, nên gặp bác hàng tơ và vài hàng vải, hàng xén đứng trong cầu, anh ta rắp kể cho nghe câu chuyện mà anh ta đã thuật với mọi người trên quãng đường từ trấn lỵ tới đó. Anh ta kiền vờ giọng đạo đức bảo cô hàng nồi đất: - Cô ác lắm. Nói thế nhỡ bác ta tưởng thực thì sao? Không đâu, bác ạ, vùng ta nhộn lắm kia đấy. Bác hàng tơ run lập cập: - Vâng, tô cũng nghe thấy người ta đồn thế. Hình như tối hôm qua, quân của Nguyễn Đoàn hạ... mất Phủ Từ Sơn rồi thì phải. Cô hàng nồi đất cười ròn: - Nguyễn Đoàn bị xử tử rồi còn đâu. Anh hoạn lợn bĩu môi: - Xử tử hắn, nhưng dư đảng của hắn liệu có xử tử hết được không? Phạm Thái còn đáng ghê sợ gấp mấy Nguyễn Đoàn. Cô hàng, giọng khinh bỉ: - Nhưng đảng họ chống cự với vua Tây Sơn, chứ có phải bọn giặc cướp tầm thường đâu mà đi bóc lột bọn con buôn như chúng mình. - Không ! Cứ một việc xảy ra ở một tửu quán phố Từ Sơn tối hôm qua cũng đủ hiểu bọn họ chỉ là một bọn giết người lấy của. Người hàng tơ nhớn nhác hỏi: - Vậy à? Câu chuyện thế nào, bác cho chúng tôi nghe với. Anh hoạn lợn ra bộ ta đây thành thạo việc thạo đời, hắn giặng hai, ba tiếng lấy giọng rồi kể: - Nguyên tôi có người anh con nhà bác đóng đội cơ tại dinh quan Hiệp trấn Kinh Bắc. Tối hôm qua, tôi ở chơi đẵng nhà bác đợi. Cơm nước xong đi ngủ như thường.. Cô hàng nồi đất cười và ngất lời: - Bác nên kể tóm tắt thì hơn. Chúng ta còn phải lên đường chớ. Kìa bác coi, đã sáng rõ rồi, phương đông đã đỏ ứng ánh sáng mặt trời. Mưa thì cũng đã tạnh. Anh chàng kế chuyện kiếc cô một cái rất tình: - Sao mà cô táo cấp thế? Vâng thì kế tóm tắt. Chúng tôi đi ngủ...Vào khoảng cuối giờ Sửu sang đầu giờ Dần, có tin cấp báo ở Từ Sơn đưa lên. Một người lính cưỡi ngựa truy phong phi thẳng vào dinh quan Hiệp trấn báo có giặc ở Từ Sơn. Tên giặc ấy chẳng phải ai ca lạ, chính là Phạm Thái tức Phạm Phụng mà quan quân vẫn tróc nã bấy lâu nay. Đầu đuôi việc ấy như thế này: Chập tối, một nhà sư vào một hàng cơm ở phố Từ Sơn ngủ trọ để sáng hôm sau lên chùa Phật tích sơm. Nhà sư đem theo nhiều đồ thờ quá giá lắm, ấy là không kể tiền bạc gói chặt trong một chiếc mền nâu. Tức thì Phạm Thái đã nấp sẳn đâu đó tiến theo vào liền sau. Hắn ăn vận chừng chạc, nai nịt gọn gàng; khi lính canh trong tửu quán hỏi tín bài thì hắn giơ tay ra một cái tín bài giả cũng có khắc bốn chữ "thiên hạ đại tín" y như trong những tín bài của triều đình. Nhưng tên tuổi quê quán thì hắn chu man là Lê Báo, người trấn Sơn Nam. Tuy thế lính vẫn chú ý đề phòng vì thấy hắn ta có dáng khả nghi lắm. Quả không sai. Vào khoảng nữa đêm, tên Lê Báo giả tứ Phạm Thái, chém giết hết bọn lính đông đến ngót ba chục, rồi cướp nhà sư với các bảo vật kim ngân nhảy phắt lên ngựa trốn mất. Bây giờ nghe đâu hắn ta vẫn còn lấn quất ở vùng ta thi phải. Bác bán tơ run như cầy sấy, hỏi lại: - Hắn ta còn lẩn quất ở vùng nầy? Cô hàng nồi đất cất tiếng cười khanh khách nói bông: - Bác hoạn lợn kế chuyện hay nhỉ, nghe như truyện Tam Quốc vậy. Nhưng anh em chị em đừng tin bác ta, cứ mạnh bạo lên đưòng là hơn hết. Dứt lời, nàng nhanh nhẹn quẩy gánh và giục mọi người ra đi. Muốn ai nấy quên câu truyện ghê gớm nàng cất tiếng hát một bào quan họ có ý tứ bỡn cợt, trêu ghẹo, lẳng lơ: " Đêm qua em mơ gặp chàng, Đôi ta tạc nghĩa đá vàng cùng nhau. Ước gì anh trước em sau, Đi chợ Phú Lỗ trao cầu kết duyên ". Hát xong, nàng lại cười ròn như nắc nẻ, anh hoạn lợn nghe nàng nói đùa bác bán tơ thì tỏ vẻ tức tối, hậm hực. Ý chững nàng cũng biết vậy, nên lại hát luôn câu nữa để lấy lòng anh ta. " Anh thợ hoạn ơi, Anh về gánh đất nặn nồi, Để em đem bán cho người nấu cơm ". Những ngươi đàn ông ôm bụng cười ngất. Mấy cô hàng nồi đất xấu hổ đỏ mặt. Nhưng ai nấy hầu như đã quên bẵng câu chuyện cướp bóc và đề cất gánh lững thững đi theo cô hàng lém lỉnh. Lúc bấy giờ, mưa bay đã tạnh hẳn và mặt trời đã ló trên phía thành quách, chiếu xuống một làn ánh sáng dịu dàng. Bọn lái buôn vừa trai vừa gái, vừa nhà quê vừa thành thị độ hơn mười người, gồng gánh, đội vác đi tren bờ đê nhỏ hẹp, bên con sông Dọi, nước về mùa đông, hầu cạn hẳn. Họ xúm xít đi sát vào nhau, hình như để đỡ lo sợ. Lòng lo sợ gầy nên quang cảnh quanh vùng, tiêu điều, xơ xác, vớ những cây trơ trụi, khẳng khiu, trên những mồ đất rải rác trong một cánh đồng rộng đầu nước, bát ngát, mênh mông trắng xoá tới tận rặng tre xanh xa tắp. Đi nửa giờ tới huyện lỵ Đông Ngàn. Viên phân tri đã nhận được giấy sức tróc nã phạm nhân ngay từ buổi sớm tinh sương, nên sự canh phòng ở đây rất cẩn mật. Viên phân xuất thân ra cổng huyện xem xét kỹ lưỡng tín bài. Song chỉ một mình anh hoạn lợn là phải giữ lại, vì tín bài của anh thiếu điểm chỉ. Trước khi đến chợ Chờ, ai nấy còn phải dừng bước ở một cái quán con lợp cói, mà người ta gọi là cầu Chờ, để làm việc thiện: Nghĩa là lần lượt mỗi người kính cẩn đến trước cái nong, để trên mặt đất, trong có cắm mấy nén hương,và bó vào đó từ mười tới ba mươi đồng tiền trinh, tùy theo tài sản từng người mang theo. Ai dáng cúng hai mươi đồng mà chỉ cúng mười đồng thì sẽ gặp sự nguy biến ngay. Vì đâu có sự cúng tiền như thế? Nguyên ở vùng ấy, trong vòng ba, bốn năm, một bọn cướp nhũng hiếp tróc nhân dân hai bên ven sông Cà Lồ, nhất là ở gần bến đò Kim Lũ, Quan hiệp trấn đã cho quân lính về tuần phòng nhưng vẫn vô công hiệu. Đến nỗi bến đò Kim Lũ khách vãng lai đã đặt cho cái tên " bến Lo". Mà cũng vì thế mới có tên "cầu Chờ": Ai ai đi đến đây đều phải nghỉ lại để chờ cho thực đông người mới dám cùnh nhau sang sông. Một đêm, một nhà sư qua đò. Bọn cướp đến vây bắt, bị nhà sư đánh một trận chạy tán loạn. Rồi luôn mấy đêm liền, nhà sư vô danh kia đem đồ đảng đến Kim Lũ trừ tiệt bọn cướp. Từ đó, nhân dân đi lại được như thường và sự thương mại đã kém sút lại trở nên phồn thịnh như xưa. Nhưng đảng cướp vừa trừ xong thì một tục lệ bỗng thành lập, không rõ do một tay kỳ dị nào. Người ta chỉ biết rằng ai đi đến cầu Chờ mà không lễ phép bỏ vào cái nong một số tiền đế cúng nhà chùa thì sẽ bị bóc lột một cách chắc chắn khi qua bến đò. Cúng vào chùa nàp, và bi, ai bóc lột? Còn ai biết. Hình như có một đảng bí mật nã tiền phải nộp, không hề ta oán, kêu ca hay thóc mách báo quan, hay tò mò tìm biết tung tích người tung tích người đứng thu thuế một cách trái phép như thế. Người ta đồn rằng - nhưng đó chỉ là một lời đồn phỏng - quan trấn thủ, quan hiệp trấn và viên phân tri Đông Ngàn đã rõ có sự nã tiền ấy, song vì không ai tố cáo, nên cũng làm ngơ để khỏi lôi thôi đến mình: Các quan cũng thừa biết trong hạt có một đảng bí mật rất đáng sợ, kiêng nể, nên các quan định sẽ dùng mưu kế, chứ không thể dùng sức mạnh mà trị được. Bọn lái buôn trên kia khi đến cầu Chờ đã biết sự lệ. Ai nấy đặt gánh cởi hầu bao, khi thấy cô hàng nồi đất vui vẻ bỏ vào nong năm mươi đồng tiền trinh mà nói rằng: - Anh em ạ, việc nghĩa ta nên rộng rãi một chút. Cố nhiên nhiều người lấy làm khó chịu về cử chỉ của nàng, nhưng không ai dám cúng ít, vì phần sợ xấu hổ với cô hàng nồi đẹp đẽ, phần lo đáng bí mật trị tội. Ở khắp vùng, họ đồn đại rằng tuy chung nong tiền không có người trông coi, nhưng chẳng một cử chỉ, chẳng một lời nói của khách qua đường là không bị một người nấp đó ghi chép. Làm xong việc thiện - việc thiện miễn cưỡng - bọn lái buôn vội vã gánh gỗng hoặc đến chợ Phú Mẫn bán hàng, hoặc đến Kim Lũ để qua đò sang sông. Một mình cô hàng nồi đất còn ngồi lại nghỉ mệt một lát. Bỗng nhớn nhác trông trước trông sau không thấy ai, nàng hắng dặng một tiếng. Tức thì ở cửa buồng nhỏ bên cánh, tường vách xiêu đổ như một nơi bỏ hoang, một chú tiểu thò đầu ra giơ một ngón tay trỏ lên trời rồi biến mất. Cô hàng liền rẽ bờ ruộng vào làng Ngô Xá, vừa đi vừa rao: "Có ai mua nồi đất ra mua?" Một lát sau, nàng dừng bước ở cổng chùa Liên Đài làng Nghiêm Xá, một ngôi chùa nhỏ không có chi khiến ai lưu ý tới. Cổng chùa đóng, nàng ghé mồm vào giậu rau lớn: - "Ai mua nồi đất ra mua? Trong chùa có mua nồi đất không?" Đáp lại lời rao hàng, một đàn chó vừa sủa vừa chạy ùa ra. Đi liền theo sau, một chú tiểu y phục tuy màu nâu sồng, nhưng hẹp chẽn gọn gàng. Vuông khăn nâu chú chít chéo trên đầu tựa cái đầu mâu của chiến tướng đời cổ khi ra trận càng làm tăng vẻ mảnh liệt của chú lên lắm. Chú cầm cái roi tre đuổi đàn chó to lớn, dữ tợn rồi ra mở cổng mà hỏi rằng: - Cái gì thế? - Ai di đà Phật. Nhà chùa có mua nồi đất không? Chú tiểu nhìn cô hàng nồi, nói khẽ: - Có, vào nhà oản ngồi chờ một lát. Cô hàng có dáng lo lắng: - Không thế ngồi chờ được, việc cần gấp lắm. - Nhưng ông sư đã truyền không ai được lên chùa trên trong khi sư ông làm việc... Cô hàng giọng quả quyết nhắc lại: - Không thể chờ được. - Vậy để tôi lên chùa xem.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang