[Việt Nam] Thầy Tăng Mở Nước
Chương 10 : Đội quân phật tử
Người đăng: Lịch sử Việt Nam
Ngày đăng: 10:46 29-08-2018
.
Năm Kỷ Dậu (1009) niên hiệu Cảnh Thuỵ Long Đỉnh càng ngày càng hung ác, lại hoang dâm quá độ nên mắc bệnh không ngồi dậy được.
Trên điện đã đặt sẵn một cái sập rồng, mành buông kín mít. Khi vua Cảnh Thuỵ thị triều nằm ở trên sập, cung nữ xúm xít chung quanh. Các quan có điều gì tâu không được lại gần bệ ngọc, chỉ đứng xa xa mà nói, nhà vua chưa kịp truyền phán, thì những thằng hề đã nhao nhao lên nhại tiếng chế riễu. Triều đường có lúc ầm ầm như cái chợ. Các quan tranh luận với nhau chán rồi kéo về. Trong dân gian, giặc cướp bốc nổi lên tứ tung, quân sĩ phải đi đánh dẹp vất vả vô cùng.
Năm ấy, nhà vua ốm nặng, biết mình khó sống, liền cho vời Thúc Lâm Cang và Lê Bảo đến gần long sàng mà nhủ rằng :
- Trẩm bạc phú,c nối nghiệp tiên đế được có 4 năm, chưa thi ân gì cho nhân dân, tự lấy làm hổ thẹn. Nay tự quân hãy còn nhỏ, trăm quan không tin cậy được ai, các ngươi nên vì trẫm noi gương Chu Công, phò tá ấu chúa, giữ gìn cơ nghiệp lâu dài. Trẫm có nhắm mắt cũng được yên lòng. Hai người khóc, lại xin nhận di chúc.
Vua Ngoa. Triều mất năm ấy mới có 24 tuổi.
Lê Bảo bàn với Lâm Cang :
- Các quan triều thần vốn không ưa gì chúng ta. Sở dĩ chúng ta được yên ổn cho tới ngày nay là nhờ có vua che chở. Nay vua thăng hà, tư quân hãy còn nhỏ, ta tuy dự vào hạng hoàng thân quốc thích, nhưng binh quyền lại vào cả tay Lý Công Uẩn, việc phù tá ấu chúa không có hắn không xong. Hắn vốn xuất thân ở Thiền môn, rất sùng bái đạo Phật, vẫn oán trách ta xui vua đốt chùa Chúc Long, và sát hại chư tăng. Sau này, khi lễ đăng quang đã xong, trăm quan hội họp bàn luận công định tội chúng ta, chắc chắn sẽ bị kết án dối vua hại nước, khó tránh được cái chết. Thôi thì một liều, ba bẩy cũng liều, chả nhẽ ta bó tay chịu để họ hành hạ thì hèn quá. Ở tệ phủ, võ sĩ có vài ba trăm tên, lại thêm mấy viên hổ tướng, rất trung thành. Ta giấu tin Hoàng Thượng thăng hà, làm giả chiếu chỉ vời các quan vào cung ban yến; thừa cơ giết chết cả. Binh quyền đã nằm trong tay rồi, ta sẽ giúp ấu chúa giữ ngai vàng, dẫu chẳng có sự nghiệp như Chu Công giúp vua Thành Vương, nhưng cũng không đến nỗi khốn nạn như Dương Tam Kha mưu đường thoán nghịch.
Lâm Cang gật đầu tán thành, Lê Bảo tức tốc đi thu xếp công việc.
° ° °
Lý Công Uẩn từ khi đón sư phụ Vạn Hạnh về dinh phụng dưỡng, coi như cha. Ngày ngày cùng các anh em bàn việc nước, chỉ thở vắn than dài. Có lần đem bài thơ ra hỏi, sư trưởng cười đáp :
- Đó là mấy câu sấm ứng vào điềm con sẽ nối nghiệp nhà Lê, làm chủ thiên hạ. Nguyên ở làng Cổ Pháp, có cây đa cổ thụ, một hôm bị sét đánh lộ ra bài thơ đó. Cách đây gần 40 năm, sư huynh Khánh Vân tức là dưỡng phụ con có đọc cho ta nghe mấy câu khắc ở cái bia con, được tìm thấy ở chùa Ứng Tâm :
Khánh Vân thu dưỡng tử Vạn Hạnh thu đệ tử Thập bát tử xuất thế Thăng Long phân bát điệp Lập nghiệp nhị bách niên Giảng nghĩa như thế này :
Khánh Vân nhận con nuôi. Vạn Hạnh nhận học trò. Họ Lý ra đời. Ngôi một của thân phụ con ở rừng Báng tựa như hoa sen 8 cánh, và sau này con sẽ đóng đô ở Đại La thành, đổi ra Thăng Long thành, vì có điềm rồng vàng hiện lên. Cơ nghiệp nhà Lý được 200 năm.
Công Uẩn ngần ngừ đáp :
- Con chịu ơn nặng của nhà Lê, không khi nào lại mưu sự tiếm vị. Xin sư phụ đừng tiết lộ ra ngoài, sợ đình thần dị nghị.
Vạn Hạnh cười nhạt không nói.
Một hôm Vạn Hạnh bàn với Đào Cam Mộc rằng :
- Dân chúng oán giận nhà Lê lắm rồi, mà khí số Long Đỉnh cũng hết. Giang sơn sắp đổi chủ. Bần tăng xem Lý Công Uẩn là người đáng vị thiên tử, nối nghiệp nhà Lê. Đại nhân có ý kiến gì không ?
- Tôi cũng đồng ý với sư trưởng về điều đó. Nhưng trong triều, đảng phái nhà Lê còn nhiều. Muốn thành việc lớn, tất phải trừ hai tên thủ túc của vua Ngoa. Triều đã. Sư trưởng có mẹo gì hay nói cho hạ quan biết.
Vạn Hạnh ghé tai nói thầm mấy câu. Cam Mộc cả mừng liền sai gia nhân cầm thiếp đi triệu tập các vị anh hùng. Một lúc, mọi người lục tục kéo đến, chia ngồi hai bên dẫy ghế. Vạn Hạnh cất tiếng nói :
- Bần tăng nhận thấy khí số nhà Lê sắp hết rồi. Vua Ngoa. Triều hung ác quá hổ, lang, khiến cho dân chúng bất phục. Hai tên gian thần là Lê Bảo và Thúc Lâm Cang giúp Trụ làm càn, xa hoa dâm dật, lại làm ra cực hình để làm thứ trò chơi tiêu khiễn, coi mạng người như súc vật, khinh miệt các quan đại thần, phĩ báng đạo Phật. Tình trạng hỗn độn này phải chấm dứt ngay. Chóng được ngày nào dân chúng đỡ khổ ngày ấy. Chúng ta là người có tâm huyết, không thể ngồi yên để bạo chúa hoành hành mãi được. Phải cương quyết đứng lên lật đổ một triều chính mục nát xây lên xương máu của nhân dân. Phải dùng võ lực cứu vớt dân đen đang bị cường quyền bốc lột đến tận xương tuỷ, và đang dần bị xô đẩy đến cảnh diệt vong. Bần tăng xem các hạ đều là những người giầu lòng vì dân vì nước, nên không ngại ngùng giải bầy tâm sự. Xin cho biết ý kiến.
Trong bọn anh hùng có mặt tại đó, phần đông là những người đã từng thụ giáo sư trưởng. Cũng có người tuy không phải là môn đồ, nhưng rất kính phục ngài là một vị đạo đức chân tu, nên cũng coi như bậc tôn sư. Chỉ có Lý Nhân, Phạm Thiên Long, Nguyễn Đạo Thành xưa nay vẫn tự phụ là cành vàng lá ngọc, thường khinh bỉ Thiền phái. Thấy Vạn Hạnh tỏ ý muốn lật đổ nhà Lê, liền nhao nhao phản kháng.
Lý Nhân tiếp lời :
- Sư trưởng xưa nay vui cảnh từ bi, sớm tối tiếng mõ câu kinh, không màng đến công danh phú quý, nay lại còn dính líu đến việc trần tục là tại làm sao ?
Vạn Hạnh cười đáp :
- Đạo Phật lấy từ bi bác ái làm đầu. Kẻ xuất gia thấy chúng sinh lầm than cơ cực dưới cánh tay của bạo chúa, không thể làm ngơ được. Việc của bần tăng đây rất phù hợp với nguyện vọng của quần chúng. Không như ai chỉ vì quyền cao lợi cả, mà uốn lưng xu phụ gian thần, chẳng đếm xỉa gì đến hàng triệu dân đen đang rên siết, quằn quại dưới áp bức của một triều đình chuyên chế.
Lý Nhân nín lặng.
Phạm Thiên Long lên tiếng :
- Sư trưởng dạy học trò thờ vua phải tận trung, thờ cha mẹ phải tận hiếu. Ngày nay, sư trưởng lấy tôn giáo mê hoặc nhân tâm, xui họ làm việc thoán nghịch, sự thắng bại thế nào chưa rõ. Nếu thắng, thì sử gia sau này cũng liệt vào hàng Thôi Trử, Tào Tháo mà thôi. Nếu không may việc lớn thất bại, tội phanh thây khó lòng tránh khỏi còn di luỵ đến cha mẹ nữa. Làm người mà trung hiếu đều hỏng cả thì sống cũng không vinh mà chết lại càng nhục nhã.
Vạn Hạnh đáp :
- Tề vương vô đạo, Thôi Trử giết là phải. Nhà Hán đến buổi suy vong, xui nên việc mười tên thường thị lộng quyền, giặc giả nổi lên tứ tung. Chính là lúc anh hùng dụng võ. Giang sơn là của chung, kẻ nào có đức thì được. Nếu Tào Tháo không cướp ngôi nhà Hán thì cũng có người khác. Họ Lưu mở mang cơ nghiệp 400 năm, con cháu đời đời kế tiếp, đến lúc lòng trời không tựa thì thất thiên hạ phải đổi chủ, có chi là lạ. Trụ Vương giết chú, hai con, coi rẻ tính mạng lê dân, áp bức các chư hầu. Nếu Chu Vũ Vương không dấy binh trừ hôn quân, thì trăm họ còn khổ sở đến thế nào ? Nay xét về lịch sử nước nhà, nếu Đinh Tiên Hoàng không vì chính trị sai lầm, bỏ trưởng lập thứ, gây ra việc rối loạn trong hoàng gia, thì quan Thập Đạo tướng quân làm sao mà cầm quyền chính được. Vua như Nghiêu, Thuấn, lúc nào cũng thương dân như con đẻ, chăm lo việc nước, trau dồi đạo đức, thì làm gì có sự thoán nghịch ? Nhà người đã quan niệm đạo hiếu, trung nghĩa một cách hẹp hòi. Lại định đem hiếu trung ra doa. nạt người khác. Bần tăng thử hỏi, "Ngoa. Triều vô cớ đem hạ sát vợ con, cha mẹ ngươi, nhà ngươi có bắt chước Ngũ Tử Tư lo mưu phục thù không ? Hay muốn được tiếng là trung quân, uốn gối thờ kẻ thù, để mặc những tấm xương khô ngậm oan dưới ba thước đất ?
Phạm Thiên Long đờ người, không nói được câu nào.
Nguyễn Đạo Thành lại hỏi :
- Sư trưởng vịn vào mấy câu thơ hoang đường định đem giang sơn này trao cho Lý Công Uẩn, thật đáng buồn cười. Tài đức của Lý Công Uẩn như thế nào ? Sư trưởng hãy bày tỏ cho mọi người nghe.
Vạn Hạnh đáp :
- Cứ xem như hồi đi bình định Thạch Thành thì đủ rõ tài đức của Công Uẩn. Trong lúc bàn việc quân cơ, Công Uẩn đã tỏ ra nhiều mưu trí, nhận định tình thế một cách sáng suốt. Chỉ một trận nhỏ mà dẹp tan bọn phiến loạn. Khi đánh giặc, không coi rẻ tính mệnh của ba quân. Dùng đức mà cảm hoá được người, đối với bạn thuỷ chung như nhất, nhũn nhặn và không tham lam, xử sự lúc nào cũng công minh chính trực. Một người như thế không đáng làm chủ thiên hạ hay sao ? Trời đã cho Công Uẩn đứng lên khai sáng cơ nghiệp nhà Lý, kẻ nào thuận mệnh trời thì sống, trái mệnh trời thì chết. Nào còn ai có điều gì thắc mắc xin cho biết ?
Trẩm Tam thấy mọi người tranh luận mãi tức giận quát to :
- Trời đã cho Công Uẩn thiên hạ, kẻ nào không theo thì ra khỏi nơi này.
Ba người kia bèn đứng dậy đi ra khỏi phòng. Đang lúc ấy, bỗng có tin thái giám Chu Tâm đến tìm có việc cơ mật. Vạn Hạnh cho vời vào. Chu Tâm hoảng hốt ghé vào tai Vạn Hạnh nói nhỏ mấy câu. Vạn Hạnh thản nhiên nói :
- Bần tăng đoán không sai. Gian tặc âm mưu phản nghịch. Ta sẽ tương kế, tựu kế, làm việc đảo chính đi thôi.
Đoạn sư trưởng dõng dạc tuyên bố :
- Vua Ngoa. Triều đã thăng hà. Bọn Lê Bảo, Thúc Lâm Cang lập mưu định giết hại các quan triều thần. Chúng ta phải họp sức lại đối phó với gian tặc trong lúc này, nếu ta còn giữ thái độ lừng chừng thì khó lòng thoát khỏi nanh vuốt của bọn sài lang. Hàng triệu con người đang muốn trổi dậy lật đổ nhà Lê. Thời cơ đã đến, chúng ta phải hướng dẫn họ trên con đường giải phóng dân tộc và cương quyết chiếm lấy phần thắng. Những ai hưởng ứng xin gọt tóc cho dễ nhớ và xung vào "Đội quân Phật tử".
Mọi người giơ tay biểu đồng tình. Vạn Hạnh dặn Cam Mộc cẩn thận rồi trở về Lý phủ.
Lại nói Lê Bảo, Thúc Lâm Cang ngầm đem mấy trăm võ sĩ mai phục trong hoàng cung, và làm giả chiếu chỉ vời các quan văn võ vào lầu Phượng Nhãn ban yến.
Các quan nhận được thánh chỉ, lục tục kéo nhau đến cổng Ngọ môn, thấy cửa đóng chặt, quân sĩ chia nhau canh gác rất cẩn thận. Đào Tiến Thành và Hoàng Công Nghĩa đầu trọc lóc cưỡi ngựa chắn lối đi. Thành giơ gươm quát to :
- Vua Ngoa. Triều đã thăng hà. Gian thần Lê Bảo và Thúc Lâm Cang mưu sự thoán nghịch. Trong cung hiện có cuộc xung đột dữ dội, xin mời các quan lại nhà.
Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, không hiểu thế nào. Nhưng trông thấy hai viên hổ tướng, hung mạnh như thiên thần, liền bấm nhau giải tán.
Dân chúng được toán vệ binh của Đào Cam Mộc tuyên truyền họp nhau lại trước Ngọ môn hò hét trợ Oai. Một cụ già nói to :
- Đã 4 năm nay, chúng ta sống như bọn nô lệ, làm tôi cho một ông vua ích kỷ, tham lam, hoang dâm và tàn bạo. Biết bao sinh mệnh vô tội đã ngã gục dưới bàn tay đẫm máu của bạo chúa. Bọn gian thần được thể, làm lắm điều càn rỡ, vơ vét tiền của dân để làm giàu, nuôi quân sĩ để làm vây cánh, đi ra ngoài dùng nghi vệ thiên tử, bắt con gái lương dân về làm tì thiếp. Ngày nay bạo chúa đã chết. Ngai vàng phải nhường cho quan Điện Tiền Chỉ Huy Sứ là một người xứng đáng với một lòng tin cậy của nhân dân. Chúng ta hãy đến Lý phủ để bái yết tân quân.
Mọi người đều reo ầm lên tán thành, rồi làn sóng người lại cuồn cuộn đổ xô đến dinh Lý Công Uẩn. Vạn Hạnh thấy thế nói rằng :
- Lòng dân đã quyết, tướng công không theo cũng không được. Cờ đến tay thì phải phất chóo để lỡ cơ hội.
Bấy giờ Đào Cam Mộc chỉ huy đội quân phật tử đã dẹp tan bọn võ sĩ trong cung. Lê Bảo và Thúc Lâm Cang đều tử trận. Cam Mộc một mặt sai mở Ngọ môn để đón Lý Công Uẩn. Mặt khác sai quân sĩ khâm liệm thi hài của vua Ngoa. Triều rồi đem mai táng.
Trăm quan tề tựu ở triều đường mời Công Uẩn lên ngôi Cửu Ngũ. Công Uẩn từ chối không được, đành phải nhận lời. Năm ấy ngài đã 35 tuổi.
Lý Công Uẩn lên ngôi cải niên là Thuận Thiên, lại triệu bọn Nguyễn Đạo Thành, Lý Nhân, Phạm Thiên Long đến phủ dụ :
- Trẫm với các ngươi, ngoài là nghĩa vụ vua tôi, trong là tình anh em, vinh nhục có nhau, sướng khổ cùng chịu. Các người nên hết lòng vì nước, chớ có làm gì ngang trái để trẫm khỏi phải mang tiếng bạc đãi công thần.
Nghe xong, ba người khóc lạy tạ Ơn.
Nhà vua sai phóng thích các tù nhân, mở kho lấy thóc gạo phát cho dân, tu bổ các chùa và giáng chiếu vời các vị đạo đức cao tăng cho dự việc triều chính, và phong tặng quan chức cho kẻ có công.
Năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), ngài thiên đô ra Đại La thành, sau đổi ra Thăng Long thành (Hà nội bây giờ ). Từ đấy trăm họ vui vẻ làm ăn, khắp nơi đều diễn ra một cảnh tượng thái bình, thịnh trị.
Hết
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện