[Việt Nam] Sơ Thảo Lịch Sử Phong Trào Cộng Sản Ở Đông Dương
Chương 6 : Đấu tranh Cách mạng trước tháng 9-1930
Người đăng: Lịch sử Việt Nam
Ngày đăng: 19:23 30-09-2018
.
PHẦN THỨ BA
ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG
(Thống nhất từ ngày 6-1-1930)
Chương VI
ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG TRƯỚC THÁNG 9-1930
Trong phần cuối cùng của chương bốn chúng tôi đã nói đến cuộc bãi công ở Phú Riềng. Cuộc bãi công này có một tầm quan trọng lịch sử to lớn trong phong trào công nhân. Chính nó lần đầu tiên năm 1930 đã giương cao ngọn cờ nổi dậy.
Sau cuộc bãi công ấy trong đêm mồng 9-2-1930 cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã nổ ra. Cùng với 200 binh lính tham gia, đảng cách mạng dân tộc đã giết chết các sĩ quan Pháp và chiếm giữ thành Yên Bái. Cùng trong đêm ấy họ đã đặt bom cạnh các cơ quan hành chính ở Hải Phòng, Nam Định, v.v.. Nhưng bom đã bị cảnh sát khám phá trước khi nổ. Cuộc khởi nghĩa bị đè bẹp tại Yên Bái sau vài giờ, còn tại các tỉnh lỵ khác thì không nổ ra được, tuy đã có sắp xếp từ trước nhưng những cuộc tiến công lẻ tẻ vẫn tiếp diễn tại các làng mạc cho đến ngày 18-2. Và cuối cùng cuộc nổi dậy ở Cổ Am đã kết thúc phong trào khởi nghĩa do đảng cách mạng dân tộc lãnh đạo. Chủ nghĩa đế quốc Pháp sát hại hàng chục người khởi nghĩa và bắt giam hàng trăm đảng viên dân tộc cách mạng. Làng Cổ Am và các vùng lân cận đều bị oanh tạc và đốt cháy.
Đảng Cộng sản chúng ta luôn luôn nói rằng cuộc khởi nghĩa Yên Bái là đỉnh cao nhất trong toàn bộ hoạt động của những người cách mạng dân tộc, những người này thốt ra chỉ là những người mưu sự tiểu tư sản xa rời quần chúng. Cuộc khởi nghĩa này đã cống hiến một kinh nghiệm khá lớn cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc nói chung, và cho làn sóng cách mạng. Khởi nghĩa Yên Bái là phong trào phản đế đầu tiên năm 1930. Nó đã góp phần cổ vũ rất mạnh phong trào cách mạng ở Đông Dương trong những năm 1930 - 1931 do Đảng Cộng sản Đông Dương non trẻ mới thống nhất lãnh đạo sau khi đảng dân tộc cách mạng bị tan vỡ.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện