[Việt Nam] Lưỡi Gươm Cứu Quốc

Chương 10 : 10

Người đăng: Lịch sử Việt Nam

Ngày đăng: 00:22 09-09-2018

.
Ánh nắng tràn qua cửa sổ mà Lam Hà còn nằm lý trên giường. Toàn thân nàng như rả rời tan nát. Tâm hồn nàng như tiêu tan quay cuồng trong sự tê tái tủi nhục căm hờn. Nàng không còn trí sáng suốt của một người sống yên thân nữa. Nàng gần như một kẻ đau khổ quá gần như mất trí giác trở nên một kẻ chán cười, nhìn sự sống hầu như là không có. Thất thân với tướng Hoàng Thành. một tên giặc dâm tàn ghê gớm, một con người tàn ác đáng khinh mà không lao giờ nàng muốn nhìn mặt, thật có tủi nhục cho đời nàng không ? Từ đây nàng còn mặt mũi nào nhìn ai nữa, còn can đảm để nhìn cỏ cây vạn vật. Lam Hà gần như một kẻ có xác không hồn. Nàng trách mình, giận mình và khinh mình rồi đâm ra ghê sợ cái nơi mà nàng cho là sống yên thân. Vừa lúc đó cánh cửa hé mở, Hoàng Thành bước vào,ông ta bước lại ngồi xuống giường vuốt ve nàng và nói : - Ái nương ơi ! Ta được nàng là toại chí. Nàng quả là một giai nhân của nước Nam. Ta yêu nàng hơn cả ai trên đời này . Lam Hà ghê tởm cái giọng ấy, nàng quay mặt vào vách khóc nức nở. Hoàng Thành dỗ dành và nói : - Ái nương đừng làm thế ta buồn. Ta dám nói dù một mẻ nào chạm đến ái nương là ta sẽ giết chết nó ngay. Nghe đến sự giết chóc Lam Hà rùng mình kinh sợ, nàng không khóc nữa chỉ nằm yên. Hoàng Thành đở nàng dậy và nói : - Ái nương ngại ta gần nhau không đúng phép à! Chớ lo điều ấy . Ngày mai ta cùng ái nương sẽ xin phép quân sư làm lễ cưới cho ái nương vui lòng. Lam Hà không hề nghĩ đến chuyện đó , nàng hình dung đến sự thất vọng của vị võ sư là nàng chỉ muốn chết ngay, nhưng nào nàng có can đảm làm vịệc ấy. Người ta từ đây như chết rồi. Có lẻ đến chết ta cũng không dám thấy mặt Từ Sinh và ai là người thân. Tự nhiên Lam Hà không muốn thấy mặt vị võ sư tí nào cả, nàng thẹn quá và tủi nhục khi thấy mình là một kẻ hèn hạ trước mặt ông. Nhưng vừa lúc ấy có tiếng chuông bên ngoài. Hoàng Thành cười và nói : - Quân sư đã về kia . Ta ra công đường một lúc rồi sẽ vào. Ái nương chớ ưu phiền. Hoàng Thành bước ra trong khi Lam Hà như bi ai xé lòng tan nát, nàng thẹn muốn chết đưọc khi nghĩ đến cái hình phạt ghê gớm là đứng trước mặt vị võ sư. Nàng nói làm sao với ông, có dám nhìn ông đâu. Chao ôi ! Nàng là một kẻ vô cùng hèn mạt, một kẻ phản bội giống nòi, một kẻ đáng chết mà không thể nào tha thứ được. Tự nhiên Lam Hà vùng dậy, nàng nhìn thanh gươm treo trên vách và nghĩ ngay đến vịệc tự sát . Toàn thân nàng run lên, một luồng máu nóng kỳ lạ làm nóng hừng mặt nàng khiến nàng như quay cuồng. Chỉ có chết mới thoát khỏi nhục nhả . Lam Hà tự nghĩ thế, nàng hước xuống giường toan đến lấy thanh gươm nhưng một cơn gió bên cửa sổ lùa vào như đánh tan sức nóng trong người nàng làm nàng không còn can đảm nữa. Cái gươm đâm vào cổ là một vịệc ghê gớm mà xưa nay nàng mới nghĩ đến lần đầu. Lam Hà ngả mình xuống giường kéo chăn trùm kín lầu, nàng không can đảm nhìn vật gì nữa . Có tiếng giày ngoài cửa làm Lam Hà rụng rời , tim nàng nhảy thình thịch, cho dến lúc có tiếng ai gỏ cửa là nàng như bị tòa tuyên án xử tử. Nàng đau đớn, toàn thân bị cắn rứt làm sao, nàng lăn qua lại như khổ sở lắm . - Lam Hà con. Nghe tiếng vị võ sư, Lam Hà rùng mình , nàng tưởng chừng như một tiếng sét đánh bên tai, lòng nàng đau nhói lên, nàng muốn chết ngay để khỏi thẹn với mình. Cánh cửa từ từ mở, vị võ sư bước vào và khi cài xong then, ông nhè nhẹ đến lấy ghế ngồi bên giường nàng và nói :- Lam Hà con, con hãy yên lòng. Ta đã tha thứ cho con rồi vì con vô tội. Ông tiếp ngay : - Nếu ta ở trong tình cảnh con chắc gì ta làm khác được Con yên lòng cùng ta bàn chuyện lớn kẻo hư đại sự của ta. Dù sao vịệc cũng lỡ rồi. Con tủi thẹn khóc lóc cũng không ích chi đó. Hãy ngồi dậy nghe lời thầy nói đây để làm theo. Lam Hà cảm thấy như bị hàn tay vô hình bóp nát tim gan. Nàng gượng ngồi dậy, mà nước mắt tràn xuống má và ôm chầm lấy vị võ sư khóc nức nở. Vị võ sư đợi cơn bảo lòng nàng diu xuống, ông đở nàng ngồi ngay ngắn , giọng nghiêm trang : - Nầy con, dù sao vịệc cũng đã lỡ rồi. Con buộc phải làm vợ Hoàng Thành. Thầy yêu cầu con một điều là đừng bao giờ tiết lộ bí mật của ta cho chồng con biết. Lam Hà lại nấc lên, nhưng vị võ sư lạnh lùng nghiêm khắc nói : - Ta yêu con như con ta . Vậy con nghe theo lời ta nếu con còn yêu nước Nam yêu quý của ta. Con biết chăng giờ nầy Từ Sinh còn lăn lộn trong vòng gươm đao nguy hiểm để mưu vịệc lớn cho dân . Con phải cho xứng đáng làm dân, dù con đã không trọn tình cùng Từ Sinh. Chàng sẽ không trách con, nếu con làm xong bổn phận người dân . Lam Hà nức nở khóc, nàng tủi thẹn vô cùng. Vị võ sư lấy nhẹ vai nàng, đôi mắt sáng rực của ông nhìn ngay mắt nàng ông nói : - Con phải làm sao mê hoặc tướng Hoàng Thành để hắn không còn tinh thần chiến đấu. Gây sự chia rẻ giữa ,hắn và các tướng giặc . Dò xét tất cả vịệc quân cơ bí mật của hắn cho người của ta biết. Như thế con là người có công to. Ta và Từ Sinh sẽ cám ơn con. Ông lấy mạnh vai nàng và tiếp : - Nghĩa là con phải làm sao phá tan âm mưu giặc cướp nước ta được phần nào hay phần ấy. Con hiễu rõ chưa ? Lam Hà gật đầu thì ông tiếp : - Từ nay ta không muốn con có chút nước mắt nào trước mặt ta nữa. Ta thẹn là không bảo đảm gìn giữ con đúng như lời ta hứa với Từ Sinh , âu đó cũng là một vịệc rủi. Ông lạnh lùng nghiêm khắc tiếp, giọng nói của ông như những tiếng lệnh truyền bất khả xâm phạm : - Chúng ta bõ tất cả tình riêng gạt tan tình cảm để cứu nước . Bổn phận ta hiện giờ là giết giặc, giử quê hương non nước mà thôi. Tất cả vịệc khác không cần nữa. Từ xưa nay Lam Hà chưa bao giờ thấy vị võ sư giận như vậy, nàng khiếp sợ và tự nhiên không còn tủi thẹn nữa mà chỉ biết có theo lệnh ông. Ông nói tiếp, trong khi đầu ông run run nhưng sợi tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa của ông cũng run theo như tiếng rung động của tim ông: - Chúng ta chỉ hiềm có cứu nlrớc mà thôi. Ai không làm vịệc ấy là hèn hạ, là phản bội, còn vịệc riêng của ta không sao cả. Con dù có tội thì cũng chỉ có riêng với Từ Sinh, mà nào con có tội đâu mà ngại chứ ? Ông đứng lên và nói bằng giọng dịu dàng nhưng quả quyết : - Gắng lên con, Phải làm theo lời ta cho trọn. Chỉ có kẻ hèn hạ mới khóc than mà không làm được sự gì nên. Ông bước ra ngoài, sau khi giúp cho Lam Hà nguồn sanh lực mới. Lam Hà ngồi lặng im. Giọt nước mắt trên má nàng khô lần và rồi nàng thở dài chép miệng : - Ðời ta thế là tan nát. Ta hèn nhát mới có cảnh nầy. Ðến lúc ta hiểu được thì muộn quá, nhưng dù ta có tội không chung thủy với Từ Sinh ta quyết không làm người dân Nam có tội. Cái tin Lam Hà làm lễ thành hôn với tướng Hoàng Thành như một tiếng sét nổ bên tai Từ Sinh, chàng thấy lòng đau buốt dù lâu nay chàng nghĩ ngày nầy rất có thể xảy ra. Thật đau đớn làm sao ? Ngờ đâu sự đời có thể xảy ra như vậy. Con người như nàng sao nở phụ tình chàng như thế ? Hương Lan khuyên giải Từ Sinh, nàng bảo chàng chớ buồn làm gì vì hoàn cảnh cả người dân trong nước gặp nhiều cảnh ấy. Ðến vợ con người bị giặc bắt làm vợ cũng còn đành chịu nữa là Lam Hà với chàng chỉ ngần yêu nhau. Từ Sinh không hờn giận nàng vì thật ra chàng và nàng chưa tỏ một lời chi gọi là thệ ước, không đính hôn thì chàng với nàng là kẻ vô can. . Từ Sinh cố nghĩ vậy để yên lòng, nhưng không hiểu sao chàng cũúng đau đớn vì tin ấy. Hôm nay Từ Sinh rời căn cứ để về Lam thôn với ý định đến chùa Bửu Minh thăm tin vị võ sư và để gặp Lam Hà nhìn nàng lần chót cho thỏa chút tình riêng. Nguyễn Ðạt và Vịnh theo bảo vệ chàng vì họ không cản chàng được. Chiều hôm ấy rừng già đầy một màu buồn lạnh lẻo dù là ngày xuân của đất trời. Từ Sinh ngồi trên ngựa phi nhanh, chàng hướng mắt về Lam thôn hình dung đến ngày chàng và người yêu thơ thẩn bên dòng Lam Giang lúc chiều về nhạt nắng. Ngày ấy nay đã qua, chỉ còn vương lại kỷ niệm buồn nơi lòng chàng. Nguyễn Ðạt giục ngựa đi sát bên chàng và nói : - Tướng quân chậm chậm lại. Trời còn sớm lắm. Ta không thể vào Lam thôn ngay bây giờ. Từ Sinh kéo ngựa chậm lại và cười nói : - Tôi nóng lòng quá. Nguyễn Ðạt khuyên chàng : - Trong thiên hạ nào thiếu giai nhân. Chỉ ngại là ta không tài đức làm nên lúc anh hùng danh lưu thanh sử chứ cần gì sợ thiếu người đẹp. Từ Sinh cười và nói : - Nào phải tôi là kẻ háo sắc. Chẳng qua buồn vì nàng với tôi đã nặng tình cùng nhau. Vịnh cho ngựa lấn lên và nói : - Ngày nay nàng đã phụ lòng mình thì còn chi nữa mà nghĩ ngợi. Ta hãy xem nàng như người đã chết rồi là xong. Tướng quân phải nghĩ đến vịệc lớn làm tròn là hơn. - Phải lắm, nhưng nào tôi đã khinh vịệc lớn đâu. Hôm nay cực chẳng đả tôi phải đến Bửu Minh Tự để gặp vị võ sư của ta, về tình riêng tuy có nhưng đấy là phụ thôi. Từ Sinh nhìn rừng núi một màu, chàng cười và cất giọng hát một khúc hùng ca, gây sức phấn khởi cho lòng nhưng kẻ ra đi vì nước. Náng chiều nhạt đần phía trời Tây, sương sớm giăng màn lụa nàng khớp non sông khiến rừng già trở nên buồn âm thầm dưới hoàng hôn . Chim đêm xào xạt canh, quang quác giọng thê lương, tiếng vượn náo nùng đâu đấy loáng thanh âm trung khắp nói rừng, gợi lòng tuồn tự nhiên man mác của kẻ xa nhà thiếu tình âu yếm. Ðến đầu đường truông thì trời sụp tối, Nguyễn Ðạt phi ngựa lên trước và sải đi, còn Từ Sinh với Vịnh cho ngựa chầm chậm ở lại sau. Ðộ nửa trống canh sau, Nguyễn Ðạt trở lại và nói : - Ðúng như ta biết. Ðêm nay đến giờ Tuất vị võ sư với Lam Hà sẽ lên chùa lễ Phật. Quân giặc canh gát cẩn thận lắm. Tướng Hoàng Thành tuy không đi, nhưng có cả chục bộ tướng của ông theo hộ vệ Lam Hà. Nguyễn Ðạt cười và tiếp : - Bây giờ Tham mưu hãy theo sát hộ vệ tướng quân vào đường hầm đến liêu sau. Sư cụ Bửu Minh sẽ đưa Lam Hà và vị võ sư vào đó . Nếu gặp vị võ sư thì nói mau lên và còn phải về kẻo giặc hay được thì tan mất cơ sở bí mật của ta. Tướng quân nhớ là ở đó có người tướng quân gởi gấm. Nàng ấy sẽ có mặt nơi ấy đêm nay . Từ Sinh tự nhiên thấy lòng dịu lại , hình bóng Bạch Phượng như hiện lên , nụ cười giọng nói, dáng điệu hiên ngang của nàng như xua đuổi cái buồn ra khỏi lòng chàng. Chàng chép miệng : - Bạch Phượng quả là một trang kỳ nữ. Nàng chống giặc trước ta, đã làm nên những chuyện vẻ vang. Vừa lúc áo bỗng có tiếng võ ngựa vọng lại, làm mọi người dừng ngựa. Nguyễn Ðạt phi ngựa lên trước, tay thủ sẳn ngọn giáo. Nhưng đó chỉ là quân canh đến báo hiệu có quân giặc đi tuần vừa qua khỏi. Nguyễn Ðạt trở lại nói : - Quân giặc đi tuần vòng thôn vừa qua. Ta ra đi là vừa rồi. Chẳng có chi trở ngại mà lo. Từ Sinh phi ngựa lên và bảo Vịnh : - Tham mưu theo tôi cho kịp kẻo giặc trở lại là phiền phức. Từ Sinh phóng ngựa như bay khiến Vịnh cũng phóng ngựa theo sát bên. Từ đấy cho đến lúc hai người đến chân đồi Bửu Minh cũng không gặp điều chi trở ngại. Từ Sinh giao ngựa cho một toán nghĩa quân bí mật núp trong ven rừng và rồi rón rén di về phía lưng đồi. Bóng hình của họ khuất trong bóng tối của những tàng cây âm u rậm rạp. Bây giờ vừa mới đến đầu giờ tuất, bọn quân lính của tướng Hoàng Thành xe ngựa rần rộ bảo vệ võ sư và Lam Hà, vị phu nhơn của tướng Hoàng Thành lên chùa Bửu Minh làm lễ . Bây giờ chùa Bửu Minh chỉ còn có một sư cụ và mấy mấy người trong đoàn nghĩa quân cạo đầu làm sư để ngầm hoạt động , đoàn tăng khi trước đã theo Nguyễn Ðạt vào rừng gia nhập vào đoàn nghĩa quân của Từ Sinh. Trước đây vài ngày, tướng Hoàng Thành cho người lên chùa báo trước cho sư cụ hay là ngày nay Lam Hà sẽ lên lễ chùa để rồi khi về dinh làm lễ thành thân với người nên sư cụ chùa Bửu Minh sai người báo cho Tử Sinh biết và một mặt dọn dẹp chùa cho đẹp đẽ. Bây giờ sư cụ mặc cà sa ra đón vị phu nhân của tướng Hoàng Thành và kính cẩn rước vào chùa với vị võ sư. Trong chánh điện các sư mặc áo đạo tràng, gỏ mỏ định chuông tụng kinh cầu phúc. Trong cảnh đèn nhang rực rỡ , các tượng Phật uy nghiêm làm sao, các ông mỉm cười chẳng hề thấy chúng sanh làm điều quái dị mà đổi sắc. Lam Hà và vị võ sư lễ Phật thì sư cụ Bửu Minh ra van vái cầu phước lộc cho Lam Hà để che mắt bọn bộ tướng hộ vệ của tướng Hoàng Thành. Vị võ sư lễ Phật xong nơi chánh điện thì vờ đi lễ cả các bàn phật rồi đi ngay vào hậu liêu. Lúc bây giờ Từ Sinh đẵ đi đường hầm lẻn vào hậu liêu như lời dặn của Nguyễn Ðạt . Vừa thấy vị võ sư bước vào chàng cúi rạp đầu cung kính nói : - Kính lạy sư phụ Vị võ sư bước lại cầm tay Từ Sinh và nói bằng giọng cảtn động : - Từ Sinh con, ta hài lòng và sung sướng có được đứa trò yêu như con. Ngày nay con đã trở thành một tướng quân oai phong không kém chi ai. Ta có lời mừng cho con và mong con sẽ xứng đáng với lòng tin cậy của dân ta . Ông nhìn quanh và tiếp : - Ta lấy làm ht~ ri vì không giử đúng lời hứa hẹn với con để đến đỗi Lam Hà phải thất thân với tên giặc cỏ kia. - Xin sư phụ chớ nói thế. Chúng ta lấy đại cuộc là hơn đừng nghĩ đến vịệc nhỏ mà hư. Vị võ sư sư hước lại nói thật nhỏ : - Bây giờ khắp các nơi anh hùng đều náo động. Ðâu đâu cũng có người nổi lên chống lại giặc. Ấy là lòng dân đã công phẫn lắm rồi . Khắp châu Trà Long ta cũng đã có nhiều nơi ngầm khởi nghĩa. Tây Ðô thì có vị anh hùng đất Lam Sơn toan vịệc lớn đã kết nạp rất nhiều anh hùng hào kiệt khắp nơi . Ông nói mau : - Chúng ta ở đây binh yếu thế cô không làm nên chuyện lớn nếu không liên kết với vị anh hùng ấy để nương nhờ nhau. Từ Sinh gật đầu và đáp : - Con nghe theo lời sư phụ. Vị võ sư trao cho Từ Sinh một xấp giấy mà ông lấy trong người ra rồi nói : - Ðây là mưu cơ của ta. Có cả nhưng địa đồ dinh trại của giặc trong khắp vùng nầy. Con giữ lấy và giấu kín chờ ta lấy cả địa đồ các nơi khác , rồi sẽ tính việc chia quân đánh úp dể chiến châu Trà Long làm căn bản . Từ Sinh giấu mau xấp giấy bí mật vào người rồi hỏi : - Sư phụ định bao giờ rời quân giặc ? - Ta còn ở đây mãi cho đến khi nào Hoàng Thành bị chết và Chu Kiệt bị tàn thân mới đi. Con về và thi hành ngay mưu kế ấy. Không bao giờ để bại lộ căn cứ. Nếu lộ ra thì con nguy ngay vì lực lượng quân giặc đông và mạnh gấp nghìn lần chúng ta. Thầy đi đây, con về và nhớ kỹ lời ta mà hành động. Phải thương dân trong nước là diều cần yếu. Từ Sinh cúi đầu và nói : - Con xin vâng theo lời sư phụ. Chàng thấy vị võ sư đi ra thì có ý nóng ruột mong gặp Lam Hà ngay để nói mấy lời cho hả nhưng không hiểu sao chàng không còn muốn gặp nàng nữa. Chàng không muốn gây cho nàng sự buồn rầu đau đớn vô ích và chẳng muốn làm mình đau khổ thêm nên lui ra phòng sau. Vịnh chờ ở đấy thấy chàng vào liền hỏi : - Công việc xong chưa ? - Xong rồi, tôi đã gặp sư phụ tôi. Vịnh cúi xuống và nói : - theo tôi nghĩ tướng quân nên quên tình riêng để lo nghĩa lớn. Có gặp Lam Hà cũng vô ích mà còn đau lòng thêm . Người ta đã phụ mình còn gặp làm gì. Những lời nói của tướng quân và Lam Hà lúc bây giờ không nên có nữa. Tình đã tuyệt gây làm chi thêm cảnh đau lòng cho nhau mà rủi ra có thể hại cho ta. Từ Sinh cất tiếng cười và nói : - Tôi nghĩ như tham mưu , đầu đội trời, chân đạp đất người nam nhi phải vẫy vùng cho thỏa chí bình sanh, có đâu lụy vì một người đàn hà yếu đuối. Ta về thì vừa. Hai người lẻn ra và xuống hầm bí mật đi lần ra lưng đồi. Ðây là con đường hầm bí mật mà chùa Bửu Minh có không biết đời nào, có lẻ thời xưa người trước làm nên trong ngày ly loạn. Ngày nay sư cụ cùng toàn nghĩa quân dùng đường hầm nầy mà ngầm lo vịệc lớn, dùng ngôi chùa Bửu Minh dể hoạt dđộng chống giặc tham tàn. Nhà sư Bửu Minh cởi bõ áo cà sa, khoác chiến bào, quên chuyện viển vông ảo tưởng, mang gươm lên ngựa xông pha trong chiến trường, sống thực tế để cứu dân cứu nước . Ðường dưới hầm nhỏ hẹp vừa đủ cho ba người đi, Từ Sinh và Vịnh phải lần mò đi chầm chậm. Vịnh mừng thầm muốn mau mau thoát khỏi nơi nầy. Còn lòng Từ Sinh như tơ vò rối. Ðến đây là chàng làm nhiệm vụ, nhưng cũng có ý muốn thỏa chút tình riêng, chàng muốn gặp Lam Hà nhưng giờ thì trở về không được nhìn nàng giây phút. Tự nhiên lòng Từ Sinh bối rối tình cảm chàng rạo rực, chàng mong sao thấy mặt Lam Hà. Bỗng chàng nảy ra ý nghĩ : - Hay ta trở lại để gặp nàng ? Vịnh như đoán được ý định chàng nên hỏi : - Tướng quân sao buồn thế . Hay định trở lại thăm nàng chăng ? vịnh nghiêm trang tiếp : - Ðây là việc riêng của tướng quân tôi không nài ép nhưng tướng quân nên giao những điều bí mật của vị võ sư cho tôi mang về trước. Từ Sinh dụi đầu ngọn đuốc cho tàn rơi xuống đất . Chàng nhếch mép cười và nói : - Thôi, còn trở lại làm gì nữa cho đau lòng. Ta nên quên tình riêng như lời tham mưu vừa rồi là phải. Từ Sinh bước nhanh ra. Chàng và Vịnh không ngờ phía sau mình có người theo dỏi, người ấy rất lài tình khéo léo, đi theo sau mà không một ai hay cả. Nghe Từ Sinh và Vịnh nói chuyện người ấy mỉm cười và nghĩ thầm : - Khá lắtn, Từ Sinln đáng ]à một chàng trai nước Nam. Còn chàng kia trước là một kẻ thù của dân tộc nay biết quay về nẻo chánh đường ngay, đem tâm lực ra giúp nước đáng kính phục thay. Nước Nam ta phải có ngày trở nên hùng mạnh vì những người dân có tâm hồn tốt đẹp như họ. Hỡi lũ giặc tham tàn ! Các ngươi đã gần ngày gươm kề tận cổ ! Hãy liệu mà hành động hiếp đáp dân ta ! Còn Từ Sinh và Vịnh vô tình cứ đi thẳng một mạch lên miệng hầm rồi núp vào chổ tối đi lần xuống toán quân giữ ngựa . Từ Sinh nhìn núi rừng chập chờn xa xa chìm ngập trong màn đêm mù mịt lòng buồn vô hạn , bóng hình người thôn nữ Lam Giang như vương vấn trong hồn chàng. Vịnh thấy Từ Sinh cầm cương ngựa mà vẫn đứng im mắt nhìn phía đồi , thì hiễu rõ lòng chàng còn vương vấn nên không đành hối thúc chỉ đứng im chờ đợi. Trong giây phút nghĩ ngợi, Từ Sinh đau lòng khi nghĩ đến người yêu của mình, một cô gái hiền lành mỹ miều như vậy mà nằm trong tay tướng giặc tham tàn thật chua xót bao nhiêu . Chàng tức tối Lam Hà, tức cho mình và cuối cùng cũng cười và nói : - Từ nay ta không bao giờ nói đến Lam Hà, nàng thật không xứng đáng là một cô gái nước Nam. Chàng toan phóng lên lưng ngựa thì một giọng cười trong trẻo phía sau vang ra và một bóng người bước khỏi bụi rậm khoanh tay đứng nhìn chàng và Vịnh. Thấy kẻ kia kéo ngang mặt chiếc khăn chỉ chừa đôi mắt và trán. Từ Sinh hỏi ngay : - Người là ai ? Cười ta chuyện gì ? Người kia đáp ngay : - Tôi mừng cho tướng quân qua khỏi vòng tình lụy. Từ Sinh nghe giọng nói người ấy chàng nghiêm mặt nói : - Nhà ngươi là ai mà dám đến cười cợt ta. Mau mau bỏ chiếc khăn ra và theo ta, vì người không có quyền đi nơi khác. - Tướng quân cùng quyền lực gì mà sai khiến tôi Từ Sinh cười và nói : - Té ra nhà ngươi định đến đây gây sự. Có lẻ muốn cùng ta so gươm chăng ? Người kia cười và nói : - Nếu ngài muốn tôi rất sẳn lòng hầu ngài vài ba hiệp cho vui. Từ Sinh đưa mắt nhìn Vịnh và nói : - Không bao giờ xông vào tiếp. Chỉ một mình tôi cùng người nầy mà thôi. . Nói xong chàng nhìn người kia và nói : - Anh đến gây sự cùng ta thì chớ tránh ta sao vô lễ. Nếu ta không lột được chiếc khăn kia và bắt anh đem đi thì không phải là tay khá. Chàng trao cương ngựa cho Vịnh và bước ra, nhưng người kia nói : - Ðến chổ kia hãy so gươm . Nơi đây quân giặc có thể đến được làm phiền ta. - Cũng được. Ta cần rõ ngươi là ai và bắt ngươi về làm việc quét trại vì ta đang thiếu người làm vịệc ấy. Nói xong cả hai cùng đi sâu vào đường nhỏ trong rừng. Ánh trăng lấp lánh trên cành lá . Khiến rừng núi trở nên dịu dàng huyền ảo ẩn vẻ bí mật vô cùng. Ðến một chổ rộng rải kín đáo, người kia dừng lại và nói : - Ðây phải chổ so gươm nhưng có điều bất tiện là quân lính của tướng quân vây quanh đây, chúng sẽ xông ra bắt tôi nếu tôi thắng. Từ Sinh cười và dáp : - Nếu anh thắng ta, ta sẽ nhường chức cho còn thua ta phải tình nguyện làm kẻ quét trại hầu hạ ta. Nào hãy tuốt gươm ra và liệu giữ mình cho trọn vẹn hởi kẻ ỷ tài gây sự. Người kia tuốt gươm và bước tới chém vụt ngay ngực Từ Sinh một nhát . Trông thế gươm , Từ Sinh chú ý, chàng không né mà vung gươm gạt mạnh một nhát làm lưỡi gươm kia hất lộn trở lại, chàng nhanh tay anh đốc gươm vụt vào càm hắn. Lẹ như chớp,người kia lùi lại tránh khỏi và cất tiếng phen: - Quả là tay khá. Từ Sinh tiến tới đưa ngang cổ người kia một nhát rồi chém vào ngang lưng , khi anh ta đơ khỏi nhát đó. Người kia tránh khỏi luôn và đâm ngay gươm vào nách chàng. Từ Sinh giật mình v(vị lg~ ~7ưn'm hiến trá thần tốc của kẻ địch, chàng xoay gươm về ~ớ về tấn sát vào, nhưng người kia liệu biết ý chàng anh ta nhảy qua một bên. Vịnh trông hai người so gươm và lo lắng nghĩ thầm : - Người nầy là ai mà tài giỏi như vây kìa ? Anh từ đâu đến ? Có lẻ cũng là người như bọn ta đây mới có lối đùa hiên ngang như vậy. Nếu Từ Sinh thắng không nổi anh ta thì khó lòng thu phục anh ta được . Vịnh đứng im nhìn cuộc so guơm ghê gớm không hẹn mà có chàng ta hừng chí vô cùng và cảm thấy trong những cuộc tranh đấu mình gặp nhiều sự vui vẻ đáng sống hơn nhưng ngày theo giặc đầy đen tối. Từ Sinh càng đánh càng thấy đường gươm của kẻ kia cũng biến hóa tài tình, lối đánh đở tiến thoái của người ấy thật đúng phép và cao cường nên nghĩ thầm : - Người nầy là ai mà khá lắm ? Có lẻ anh ta và người của tướng Trần Nhuế cho đến ta chăng ? Ðã vậy ta làm anh ta mất vía chớ khinh thường như ngày trước và tướng Trần Nhuế tin ta đủ sức làm chuyện lớn. Nghĩ vậy Từ Sinh nhủ thầm : - Nếu dùng gươm pháp thông thường thì đánh đến sáng cũng không thắng được. Ta phải dùng lối bí hiểm thắng anh ta cho rồi. Chàng bèn vung gươm rộng ra chém tới tấp làm người kia đở mau và liếc nhìn lối đánh mới thay đổi của kẻ địch. Bỗng Từ Sinh thu hẹp đường gươm làm người kia lạ lùng quá thì chàng vụt tấn công như chớp nhoáng toàn nhưng thế tối hiểm. Người kia lạ dùng bở ngở , hiễu ngay chàng dở thủ đoạn, dùng lối đánh hư thực thực hư nên lật đật xoay gươm vùn vụt để đở . Bỗng Từ Sinh loang gươm như hay vì nhân lúc người kia thất thế chàng đánh văng gươm anh ta, cười đưa ngay mũi gươm vào vết hầu anh ta. Vịnh giựt mình kinh sợ e Từ Sinh lỡ tay nên sấn vào thét to : - Chớ làm thế. Nhưng Từ Sinh đã dừng tay lại và bảo Vịnh : - Chúng ta về là vừa. Còn người nầy để tôi đem theo. Người kia thấy Vịnh lên ngựa nên vờ đến nhặt thanh gươm rơi dưới đất tra vào vỏ , nhân lúc Từ Sinh bất phòng liền vụt chạy đi. Lẹ như chớp Từ Sinh nhảy lên mình ngựa, phóng ngựa chạy theo kẻ kia và ngồi trên lưng ngựa vòi tay ôm ngay lưng anh ta đặt ngồi trước mình, nhưng từ phút ấy chàng hơi lạ lùng suy nghĩ. Người kia bỗng hỏi : - Tướng quân bắl lôi theo làm gì ? - Ðể làm người quét trại và hầu hạ nh~ người đã hứa. Trên đường về trại khá xa, Từ Sinh cho ngựa phi thật nhanh trong khi Vịnh chạy trước chàng khá xa vì dù sao ngựa chàng chở thêm lưng hai người cũng chạy chậm hơn mọi lúc. Qua một đường truông hẹp cây cối de ra ất khó đi, Từ Sinh cho ngựa chậm lại và bảo người kia : - Bây giờ tôi muốn anh mở nhăn bịt mặt ra . Hay anh muốn để ta kéo khăn ấy ra. Người kia cười, giọng cười trong trẻo như một cô gái và bảo chàng : - Anh muốn mở khăn bao mặt thì cứ mở. Từ Sinh kéo bỏ khăn bao mắt người ấy ra, chàng giật mình rú khẽ : - Bạch Phượng cô nương ! Người ấy chính là Bạch Phượng, nàng nghiêm trang nói : - Vâng, tôi chính là Bạch Phượng đây. Từ Sinh hối rối và ngượng làm sao, chàng phóng ngựa thật nhanh qua khỏi đường truông kia và nhảy xuống ngựa cầm cương ngựa dắt đi chứ không dám ngồi chung với nàng nữa. Bạch Phượng cũng nhảy xuống ngựa đi song song bên chàng và nói : - Tôi thuận làm kẻ hầu hạ và quét trại cho ân huynh. Xin ân huynh biết cho tôi giừ đúng lời hứa. Từ Sinh bảo nàng : - Chớ nói vịệc đã qua làm gì mà thêm thẹn, cô nương cố ý tìm tôi làm gì ? Bạch Phượng nói ngay : - Có vịệc cần anh ạ ! Về trại em sẻ nói để cùng lo với anh. Từ Sinh không nói gì, tình cảm, ý nghĩ chàng như hướng về Bạch Phượng mà quên Lam Hà trong giây lát. Chàng nhìn quanh và nói . Bạch Phượng nhìn chàng và hỏi : - Anh buồn giận vì Lam Hà sánh duyên cùng tướng giặc Hoàn Thành à ? Từ Sinh cười và đáp : - Tôi không giận chi cả. Chàng nói như phân trần : - Thật ra tôi và Lam Hà chỉ mến nhau vì gần gủi nhau một nhà, cùng chung nhau cảnh gian truân nguy khốn , chớ tôi và nàng chưa hề hứa hẹn gì với nhau cả , mà nàng có quyền thành hôn với bất cứ ai mà nàng yêu, còn tôi cũng vậy . Tôi chỉ buồn là buồn cho một người thân mình lại thất thân cùng giặc, tủi hổ cho tôi không thể bảo vệ được nàng Từ Sinh không nói nữa, nhưng Bạch Phượng nói : - Thế là xong, từ nay anh không nên nhớ đến nàng nữa mà làm gì . Phải lo chuyện lớn cho thành rồi sẽ hay. Dưới ánh trăng, Bạch Phượng đẹp làm sao, gương mặt trắng mướt xinh đẹp của nàng trở nên mơ màng huyền ảo, gây lòng Từ Sinh cảm giác êm dịu. Thỉnh thoảng nàng nhìn Từ Sinh với đôi mắt diu dàng như vuốt ve lòng chàng làm chàng quên đi nối buồn chán . Bạch Phượng quả là một thiếu nữ tài sắc hoàn toàn, đức hạnh cao quý. Nàng làm ta nhẹ đi lòng sầu muộn trong lúc này. Chính nàng làm ta kính phục người thiếu nữ nước Nam mà bớt lòng khinh giận Lam Hà . Từ nay ta không còn trách nhiệm chi với nàng vì nàng đã phụ ta. Nghĩ vậy Từ Sinh nhẹ lòng đôi chút chàng nhìn Bạch Phượng thì bắt gặp đôi mắt đẹp diu đàng của nàng nhìn mình. Tự nhiên chàng thấy rõ Bạch Phượng có cảm tình với mình khác thường, người thiếu nữ cao quí ấy như quy lụy chàng, như chìu chuộng chàng và có vẻ âu yếm chàng. Lòng Từ Sinh gợn lên những cảm giác lạ lùng, chàng mến Bạch Phượng và xua ý nghĩ mình yêu nàng ra khỏi óc vì thấy như thế là mình nghĩ quấy. Bạch Phượng bỗng nói : - Ân huynh gươm pháp thật không ai bì kịp. Có lẻ anh rõ cả gươm pháp của người Minh. Từ Sinh cười và nói : - Ðúng như vậy, người thầy dạy võ đầu tiên cho tôi là một người trong hàng ngủ của giặc. Ông tên là Sầm Hưng. Chính ông đã cứu gia đình tôi, truyền dạy võ nghệ cho tôi. Cùng nhìn cây rừng đứng im dưới trăng ngà mờ sương trắng, giọng buồn luyến tiếc : - Ông là một kẻ hiền lành, lo cày cấy ruộng nương, bị giặc bắt ép phải ra lính sang đây để làm bia đở đạn. Tôi còn nhớ ông có đứa cháu là Sầm Sang cũng theo quân lính giặc. Ông gởi gấm Sầm Sang lại cho tôi vì tin ngày sau nghĩa quân của ta cũng đánh hạ lũ giặc. Bọn vua chúa, tướng quân của lũ giặc tham lợi mà xua dân họ ra làm bia để họ thâu lợi. Bạch Phượng đáp lời chàng : - Ta nào thù oán họ đâu. Chỉ vì họ sang cướp giựt nước ta nên buộc lòng ta phải chống lại. Từ Sinh lại nói : - Làm sao tôi cũng nhớ tới Sầm Sang để ngày sau có gặp người thì cũng dễ . - Anh giàu lòng nghĩa quá. Tiếc thay dân ta hiền lành mà phải xông ra giết chóc lũ giặc vì muốn bảo vệ đời sống mình. Từ Sinh nói lảng đi : - Cô học gươm pháp với ai mà tài quá. Tôi chưa thấy ai mà lợi hại như vậy. Bạch Phượng mỉm cười nói : - Anh khen à ? Tôi thua kém anh mười phần. Không ngờ ngày hay anh giỏi thế . Từ Sinh không đáp, chàng nhớ đến ngày mà Bạch Phượng cùng mình sống chung nhau trên chòi nhỏ hẹp, cả hai sống bên nhau trong gàảy khổ cực nguy nan nhưng êm đềm thơ mộng vô cùng. Bất giác chàng chép miệng : - Ngày xưa té ra cũng vui. Mong ngày vinh quang của nước nhà mà ta vẫn còn sống. Bạch Phượng nói ngay : - Chúng ta không chết đâu anh ạ ! Tuy tên đạn vô tình, nhưng em có cảm tưởng ta sẽ sống qua thời gian khổ. Hai người bước đi không nói gì thêm, họ cùng mong thầm ngày tươi dẹp ấy sẽ đến. Về phần Lam Hà khi lễ Phật xong, nàng đến bên cạnh sư cụ Bửu Minh và nói : - Con có chuyện riêng muốn nói với sư cụ. Sư cụ mời nàng vào liêu sau rót nước mời nàng dùng rồi hỏi : - Phu nhân muốn hỏi bần đạo điều chi ? Lam Hà nghe sư cụ nói thế nàng buồn tủi đáp : - Sư cụ hãy xem con là con của người như ngày trước. - Mô phật mong phu nhân sẽ vui lòng. Lam Hà nhìn quanh không thấy ai nàng yên lòng mở lời : - Chắc sư cụ hiễu rõ con phải thất thân với giặc là điều bất đắc dĩ mà thôi. Mong sư cụ thương tình tha tội cho con và giúp cho con điều nầy . Nàng nói đến đây thì khóc nức nở không sao nói thêm nữa được. Sư cụ cảm xúc, người đợi cơn sầu buồn của Lam Hà dịu lại và an ủi. - Thôi con chớ buồn khổ mà làm gì thêm hại thân, Hãy gượng sầu làm vui cho qua ngày tháng. Có ngày con sẽ được yên . Lam Hà nói : - Con nhờ sư cụ một điều. - Có điều chi con cớ nói. Ta sẳn lòng giúp con nếu ta làm được. Lam Hà nức nở, nàng cố cầm giọt lệ và nói mau : - Xin sư cụ nói với Từ Sinh lời con vì chắc người sẻ gặp Từ Sinh. Xin chàng tha tội cho con . Con thật không dáng với chàng, chàng quên con và nghĩ đến việc cao cả là hơn. Sư cụ cố nuốt giọt nước mắt xuống đáy lòng, ông nói : - Con yên lòng, ta sẽ gặp Từ Sinh mà trao lời con lại cho chàng. Chàng sẽ tha thứ cho con vì chàng yêu con hơn ai hết. Lam Hà nấc lên hai tay nàng ôm lấy mặt, giọt lệ trào ra. Lòng nàng như có ai cấu xé, nàng hình dung đến người thanh niên hiền lành dũng cảm như Từ Sinh và thấy rõ mình là kẻ phản bội chàng . Lam Hà ngồi đấy mà hồn như phiêu lưu mãi dâu đâu. Nâng hối hận vô cùng, giá chết đi mà tội lỗi nàng tiêu tan , Từ Sinh được sung sướng thì nàng cũng đành nhận sự chết. Lam Hà càng hối hận và càng tức tối mình. Nàng khinh mình và thương mến Tử Sinh mỗi lúc một nhiều hơn. Không biết giờ nầy Từ Sinh ở nơi nào ? Chàng sống ra sao ? Chao ôi ! Ðau đớn cho chàng và tủi nhục cho chàng khi hay ta thất thân cùng giặc . Chi Hương Lan sẻ khổ tâm vì ta, Từ Sinh đau buồn vì ta. Ta là một kẻ khốn nạn hèn hạ không xứng đáng với tình thương của những người quả cao quý như thế. Sư cụ nhìn Lam Hà , ông có cảm tưởng nàng như một pho tượng . Ðau khổ của nàng như thoát ra làm tê tái bầu không khí trong hậu liêu vắng lạnh nầy. Trên viện , tiếng chuông mõ , tiếng ê a tụng niệm vang xuống nghe buồn nản làm sao, càng ru người đau khổ vào cảnh sầu mênh mông man mác. Bóng bạch lạp chập chờn làm bóng Lam Hà in trên vách rung rinh như đôi vai run rẩy khi nàng khóc nức nở trông thấm thía nảo nùng. Sư cụ là kẻ quen với tình đời đau khổ, đã chịu đựng nhiều với phong ba nên ông bình tỉnh dù trước tình cảnh này. Ông nhớ đến Từ Sinh và thương cho chàng long đong về duyên tình trắc trở, ông hiểu chàng đau đớn không kém Lam Hà. Sư cụ đưa Lam Hà về với thực tế : - Mong con hãy lấy nước lấy dân làm trọng. Ta tuy ở trong ao bùn nhưng cánh sen vẫn dẹp và không lấm bùn. Con làm sao khỏi thẹn với dân lành, khỏi nhục nhả vì phản bội thì Từ Sinh sẻ tha thứ cho con và ta cũng yêu thương con mải mải . Giọng ông trở nên buồn : - Con ôi ! Dân ta còn chìm trong cảnh khổ điêu linh , nhà tan nước mất. Chúng ta ai cũng phải góp một phần trong vịệc xây dựng quê nhà. Lam Hà lau lệ, đáp lời ông : - Con vâng lời sư cụ. Nàng đứng lên và lảo đảo như sắp ngã khiến sư cụ lật đật đở nàng và nói : - Con về và nhớ lời ta. Từ Sinh sẽ tha thứ cho con, nếu con không là người phản dân quên nước. - Con xin nhớ đời đời. Xin sư cụ thương tình xin chàng tha tội cho con. Sư cụ hảo nàng : - Con lau lệ và ra về với vẻ tự nhiên cho quân giặc khỏi nghi. Chúng mà ngờ thì mạng già nầy vô kể, mà con cũng khó lòng. Lam Hà lau nước mắt, nàng tháo chiếc vòng Bạch ngọc trong tay trao cho sư cụ và nói : - Xin người trao vật nầy lại cho chàng. Ðây là một báu vật quý nhứt của con. Sư cụ cầm chiếc vòng Bạch ngọc cất đi và đưa Lam Hà trở ra trước đại điện . Sau khi giả vờ đi cầu phước xong, Lam Hà cùng với vị võ sư ra về , trước sự đau buồn quyến luyến của sư cụ và lũ tăng trong chùa Bửu Minh. Bóng trăng buồn, lạnh lùng soi đường xe ngựa trở về. Ðồi Bủu Minh vẫn đứng im, trơ cùng tuế nguyệt phong sương như tự thuở nào. Xa xa tiếng trống canh điểm đầu giờ Tý . Ánh nắng tràn qua cửa sổ mà Lam Hà còn nằm lý trên giường. Toàn thân nàng như rả rời tan nát. Tâm hồn nàng như tiêu tan quay cuồng trong sự tê tái tủi nhục căm hờn. Nàng không còn trí sáng suốt của một người sống yên thân nữa. Nàng gần như một kẻ đau khổ quá gần như mất trí giác trở nên một kẻ chán cười, nhìn sự sống hầu như là không có. Thất thân với tướng Hoàng Thành. một tên giặc dâm tàn ghê gớm, một con người tàn ác đáng khinh mà không lao giờ nàng muốn nhìn mặt, thật có tủi nhục cho đời nàng không ? Từ đây nàng còn mặt mũi nào nhìn ai nữa, còn can đảm để nhìn cỏ cây vạn vật. Lam Hà gần như một kẻ có xác không hồn. Nàng trách mình, giận mình và khinh mình rồi đâm ra ghê sợ cái nơi mà nàng cho là sống yên thân. Vừa lúc đó cánh cửa hé mở, Hoàng Thành bước vào,ông ta bước lại ngồi xuống giường vuốt ve nàng và nói : - Ái nương ơi ! Ta được nàng là toại chí. Nàng quả là một giai nhân của nước Nam. Ta yêu nàng hơn cả ai trên đời này . Lam Hà ghê tởm cái giọng ấy, nàng quay mặt vào vách khóc nức nở. Hoàng Thành dỗ dành và nói : - Ái nương đừng làm thế ta buồn. Ta dám nói dù một mẻ nào chạm đến ái nương là ta sẽ giết chết nó ngay. Nghe đến sự giết chóc Lam Hà rùng mình kinh sợ, nàng không khóc nữa chỉ nằm yên. Hoàng Thành đở nàng dậy và nói : - Ái nương ngại ta gần nhau không đúng phép à! Chớ lo điều ấy . Ngày mai ta cùng ái nương sẽ xin phép quân sư làm lễ cưới cho ái nương vui lòng. Lam Hà không hề nghĩ đến chuyện đó , nàng hình dung đến sự thất vọng của vị võ sư là nàng chỉ muốn chết ngay, nhưng nào nàng có can đảm làm vịệc ấy. Người ta từ đây như chết rồi. Có lẻ đến chết ta cũng không dám thấy mặt Từ Sinh và ai là người thân. Tự nhiên Lam Hà không muốn thấy mặt vị võ sư tí nào cả, nàng thẹn quá và tủi nhục khi thấy mình là một kẻ hèn hạ trước mặt ông. Nhưng vừa lúc ấy có tiếng chuông bên ngoài. Hoàng Thành cười và nói : - Quân sư đã về kia . Ta ra công đường một lúc rồi sẽ vào. Ái nương chớ ưu phiền. Hoàng Thành bước ra trong khi Lam Hà như bi ai xé lòng tan nát, nàng thẹn muốn chết đưọc khi nghĩ đến cái hình phạt ghê gớm là đứng trước mặt vị võ sư. Nàng nói làm sao với ông, có dám nhìn ông đâu. Chao ôi ! Nàng là một kẻ vô cùng hèn mạt, một kẻ phản bội giống nòi, một kẻ đáng chết mà không thể nào tha thứ được. Tự nhiên Lam Hà vùng dậy, nàng nhìn thanh gươm treo trên vách và nghĩ ngay đến vịệc tự sát . Toàn thân nàng run lên, một luồng máu nóng kỳ lạ làm nóng hừng mặt nàng khiến nàng như quay cuồng. Chỉ có chết mới thoát khỏi nhục nhả . Lam Hà tự nghĩ thế, nàng hước xuống giường toan đến lấy thanh gươm nhưng một cơn gió bên cửa sổ lùa vào như đánh tan sức nóng trong người nàng làm nàng không còn can đảm nữa. Cái gươm đâm vào cổ là một vịệc ghê gớm mà xưa nay nàng mới nghĩ đến lần đầu. Lam Hà ngả mình xuống giường kéo chăn trùm kín lầu, nàng không can đảm nhìn vật gì nữa . Có tiếng giày ngoài cửa làm Lam Hà rụng rời , tim nàng nhảy thình thịch, cho dến lúc có tiếng ai gỏ cửa là nàng như bị tòa tuyên án xử tử. Nàng đau đớn, toàn thân bị cắn rứt làm sao, nàng lăn qua lại như khổ sở lắm . - Lam Hà con. Nghe tiếng vị võ sư, Lam Hà rùng mình , nàng tưởng chừng như một tiếng sét đánh bên tai, lòng nàng đau nhói lên, nàng muốn chết ngay để khỏi thẹn với mình. Cánh cửa từ từ mở, vị võ sư bước vào và khi cài xong then, ông nhè nhẹ đến lấy ghế ngồi bên giường nàng và nói :- Lam Hà con, con hãy yên lòng. Ta đã tha thứ cho con rồi vì con vô tội. Ông tiếp ngay : - Nếu ta ở trong tình cảnh con chắc gì ta làm khác được Con yên lòng cùng ta bàn chuyện lớn kẻo hư đại sự của ta. Dù sao vịệc cũng lỡ rồi. Con tủi thẹn khóc lóc cũng không ích chi đó. Hãy ngồi dậy nghe lời thầy nói đây để làm theo. Lam Hà cảm thấy như bị hàn tay vô hình bóp nát tim gan. Nàng gượng ngồi dậy, mà nước mắt tràn xuống má và ôm chầm lấy vị võ sư khóc nức nở. Vị võ sư đợi cơn bảo lòng nàng diu xuống, ông đở nàng ngồi ngay ngắn , giọng nghiêm trang : - Nầy con, dù sao vịệc cũng đã lỡ rồi. Con buộc phải làm vợ Hoàng Thành. Thầy yêu cầu con một điều là đừng bao giờ tiết lộ bí mật của ta cho chồng con biết. Lam Hà lại nấc lên, nhưng vị võ sư lạnh lùng nghiêm khắc nói : - Ta yêu con như con ta . Vậy con nghe theo lời ta nếu con còn yêu nước Nam yêu quý của ta. Con biết chăng giờ nầy Từ Sinh còn lăn lộn trong vòng gươm đao nguy hiểm để mưu vịệc lớn cho dân . Con phải cho xứng đáng làm dân, dù con đã không trọn tình cùng Từ Sinh. Chàng sẽ không trách con, nếu con làm xong bổn phận người dân . Lam Hà nức nở khóc, nàng tủi thẹn vô cùng. Vị võ sư lấy nhẹ vai nàng, đôi mắt sáng rực của ông nhìn ngay mắt nàng ông nói : - Con phải làm sao mê hoặc tướng Hoàng Thành để hắn không còn tinh thần chiến đấu. Gây sự chia rẻ giữa ,hắn và các tướng giặc . Dò xét tất cả vịệc quân cơ bí mật của hắn cho người của ta biết. Như thế con là người có công to. Ta và Từ Sinh sẽ cám ơn con. Ông lấy mạnh vai nàng và tiếp : - Nghĩa là con phải làm sao phá tan âm mưu giặc cướp nước ta được phần nào hay phần ấy. Con hiễu rõ chưa ? Lam Hà gật đầu thì ông tiếp : - Từ nay ta không muốn con có chút nước mắt nào trước mặt ta nữa. Ta thẹn là không bảo đảm gìn giữ con đúng như lời ta hứa với Từ Sinh , âu đó cũng là một vịệc rủi. Ông lạnh lùng nghiêm khắc tiếp, giọng nói của ông như những tiếng lệnh truyền bất khả xâm phạm : - Chúng ta bõ tất cả tình riêng gạt tan tình cảm để cứu nước . Bổn phận ta hiện giờ là giết giặc, giử quê hương non nước mà thôi. Tất cả vịệc khác không cần nữa. Từ xưa nay Lam Hà chưa bao giờ thấy vị võ sư giận như vậy, nàng khiếp sợ và tự nhiên không còn tủi thẹn nữa mà chỉ biết có theo lệnh ông. Ông nói tiếp, trong khi đầu ông run run nhưng sợi tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa của ông cũng run theo như tiếng rung động của tim ông: - Chúng ta chỉ hiềm có cứu nlrớc mà thôi. Ai không làm vịệc ấy là hèn hạ, là phản bội, còn vịệc riêng của ta không sao cả. Con dù có tội thì cũng chỉ có riêng với Từ Sinh, mà nào con có tội đâu mà ngại chứ ? Ông đứng lên và nói bằng giọng dịu dàng nhưng quả quyết : - Gắng lên con, Phải làm theo lời ta cho trọn. Chỉ có kẻ hèn hạ mới khóc than mà không làm được sự gì nên. Ông bước ra ngoài, sau khi giúp cho Lam Hà nguồn sanh lực mới. Lam Hà ngồi lặng im. Giọt nước mắt trên má nàng khô lần và rồi nàng thở dài chép miệng : - Ðời ta thế là tan nát. Ta hèn nhát mới có cảnh nầy. Ðến lúc ta hiểu được thì muộn quá, nhưng dù ta có tội không chung thủy với Từ Sinh ta quyết không làm người dân Nam có tội. Cái tin Lam Hà làm lễ thành hôn với tướng Hoàng Thành như một tiếng sét nổ bên tai Từ Sinh, chàng thấy lòng đau buốt dù lâu nay chàng nghĩ ngày nầy rất có thể xảy ra. Thật đau đớn làm sao ? Ngờ đâu sự đời có thể xảy ra như vậy. Con người như nàng sao nở phụ tình chàng như thế ? Hương Lan khuyên giải Từ Sinh, nàng bảo chàng chớ buồn làm gì vì hoàn cảnh cả người dân trong nước gặp nhiều cảnh ấy. Ðến vợ con người bị giặc bắt làm vợ cũng còn đành chịu nữa là Lam Hà với chàng chỉ ngần yêu nhau. Từ Sinh không hờn giận nàng vì thật ra chàng và nàng chưa tỏ một lời chi gọi là thệ ước, không đính hôn thì chàng với nàng là kẻ vô can. . Từ Sinh cố nghĩ vậy để yên lòng, nhưng không hiểu sao chàng cũúng đau đớn vì tin ấy. Hôm nay Từ Sinh rời căn cứ để về Lam thôn với ý định đến chùa Bửu Minh thăm tin vị võ sư và để gặp Lam Hà nhìn nàng lần chót cho thỏa chút tình riêng. Nguyễn Ðạt và Vịnh theo bảo vệ chàng vì họ không cản chàng được. Chiều hôm ấy rừng già đầy một màu buồn lạnh lẻo dù là ngày xuân của đất trời. Từ Sinh ngồi trên ngựa phi nhanh, chàng hướng mắt về Lam thôn hình dung đến ngày chàng và người yêu thơ thẩn bên dòng Lam Giang lúc chiều về nhạt nắng. Ngày ấy nay đã qua, chỉ còn vương lại kỷ niệm buồn nơi lòng chàng. Nguyễn Ðạt giục ngựa đi sát bên chàng và nói : - Tướng quân chậm chậm lại. Trời còn sớm lắm. Ta không thể vào Lam thôn ngay bây giờ. Từ Sinh kéo ngựa chậm lại và cười nói : - Tôi nóng lòng quá. Nguyễn Ðạt khuyên chàng : - Trong thiên hạ nào thiếu giai nhân. Chỉ ngại là ta không tài đức làm nên lúc anh hùng danh lưu thanh sử chứ cần gì sợ thiếu người đẹp. Từ Sinh cười và nói : - Nào phải tôi là kẻ háo sắc. Chẳng qua buồn vì nàng với tôi đã nặng tình cùng nhau. Vịnh cho ngựa lấn lên và nói : - Ngày nay nàng đã phụ lòng mình thì còn chi nữa mà nghĩ ngợi. Ta hãy xem nàng như người đã chết rồi là xong. Tướng quân phải nghĩ đến vịệc lớn làm tròn là hơn. - Phải lắm, nhưng nào tôi đã khinh vịệc lớn đâu. Hôm nay cực chẳng đả tôi phải đến Bửu Minh Tự để gặp vị võ sư của ta, về tình riêng tuy có nhưng đấy là phụ thôi. Từ Sinh nhìn rừng núi một màu, chàng cười và cất giọng hát một khúc hùng ca, gây sức phấn khởi cho lòng nhưng kẻ ra đi vì nước. Náng chiều nhạt đần phía trời Tây, sương sớm giăng màn lụa nàng khớp non sông khiến rừng già trở nên buồn âm thầm dưới hoàng hôn . Chim đêm xào xạt canh, quang quác giọng thê lương, tiếng vượn náo nùng đâu đấy loáng thanh âm trung khắp nói rừng, gợi lòng tuồn tự nhiên man mác của kẻ xa nhà thiếu tình âu yếm. Ðến đầu đường truông thì trời sụp tối, Nguyễn Ðạt phi ngựa lên trước và sải đi, còn Từ Sinh với Vịnh cho ngựa chầm chậm ở lại sau. Ðộ nửa trống canh sau, Nguyễn Ðạt trở lại và nói : - Ðúng như ta biết. Ðêm nay đến giờ Tuất vị võ sư với Lam Hà sẽ lên chùa lễ Phật. Quân giặc canh gát cẩn thận lắm. Tướng Hoàng Thành tuy không đi, nhưng có cả chục bộ tướng của ông theo hộ vệ Lam Hà. Nguyễn Ðạt cười và tiếp : - Bây giờ Tham mưu hãy theo sát hộ vệ tướng quân vào đường hầm đến liêu sau. Sư cụ Bửu Minh sẽ đưa Lam Hà và vị võ sư vào đó . Nếu gặp vị võ sư thì nói mau lên và còn phải về kẻo giặc hay được thì tan mất cơ sở bí mật của ta. Tướng quân nhớ là ở đó có người tướng quân gởi gấm. Nàng ấy sẽ có mặt nơi ấy đêm nay . Từ Sinh tự nhiên thấy lòng dịu lại , hình bóng Bạch Phượng như hiện lên , nụ cười giọng nói, dáng điệu hiên ngang của nàng như xua đuổi cái buồn ra khỏi lòng chàng. Chàng chép miệng : - Bạch Phượng quả là một trang kỳ nữ. Nàng chống giặc trước ta, đã làm nên những chuyện vẻ vang. Vừa lúc áo bỗng có tiếng võ ngựa vọng lại, làm mọi người dừng ngựa. Nguyễn Ðạt phi ngựa lên trước, tay thủ sẳn ngọn giáo. Nhưng đó chỉ là quân canh đến báo hiệu có quân giặc đi tuần vừa qua khỏi. Nguyễn Ðạt trở lại nói : - Quân giặc đi tuần vòng thôn vừa qua. Ta ra đi là vừa rồi. Chẳng có chi trở ngại mà lo. Từ Sinh phi ngựa lên và bảo Vịnh : - Tham mưu theo tôi cho kịp kẻo giặc trở lại là phiền phức. Từ Sinh phóng ngựa như bay khiến Vịnh cũng phóng ngựa theo sát bên. Từ đấy cho đến lúc hai người đến chân đồi Bửu Minh cũng không gặp điều chi trở ngại. Từ Sinh giao ngựa cho một toán nghĩa quân bí mật núp trong ven rừng và rồi rón rén di về phía lưng đồi. Bóng hình của họ khuất trong bóng tối của những tàng cây âm u rậm rạp. Bây giờ vừa mới đến đầu giờ tuất, bọn quân lính của tướng Hoàng Thành xe ngựa rần rộ bảo vệ võ sư và Lam Hà, vị phu nhơn của tướng Hoàng Thành lên chùa Bửu Minh làm lễ . Bây giờ chùa Bửu Minh chỉ còn có một sư cụ và mấy mấy người trong đoàn nghĩa quân cạo đầu làm sư để ngầm hoạt động , đoàn tăng khi trước đã theo Nguyễn Ðạt vào rừng gia nhập vào đoàn nghĩa quân của Từ Sinh. Trước đây vài ngày, tướng Hoàng Thành cho người lên chùa báo trước cho sư cụ hay là ngày nay Lam Hà sẽ lên lễ chùa để rồi khi về dinh làm lễ thành thân với người nên sư cụ chùa Bửu Minh sai người báo cho Tử Sinh biết và một mặt dọn dẹp chùa cho đẹp đẽ. Bây giờ sư cụ mặc cà sa ra đón vị phu nhân của tướng Hoàng Thành và kính cẩn rước vào chùa với vị võ sư. Trong chánh điện các sư mặc áo đạo tràng, gỏ mỏ định chuông tụng kinh cầu phúc. Trong cảnh đèn nhang rực rỡ , các tượng Phật uy nghiêm làm sao, các ông mỉm cười chẳng hề thấy chúng sanh làm điều quái dị mà đổi sắc. Lam Hà và vị võ sư lễ Phật thì sư cụ Bửu Minh ra van vái cầu phước lộc cho Lam Hà để che mắt bọn bộ tướng hộ vệ của tướng Hoàng Thành. Vị võ sư lễ Phật xong nơi chánh điện thì vờ đi lễ cả các bàn phật rồi đi ngay vào hậu liêu. Lúc bây giờ Từ Sinh đẵ đi đường hầm lẻn vào hậu liêu như lời dặn của Nguyễn Ðạt . Vừa thấy vị võ sư bước vào chàng cúi rạp đầu cung kính nói : - Kính lạy sư phụ Vị võ sư bước lại cầm tay Từ Sinh và nói bằng giọng cảtn động : - Từ Sinh con, ta hài lòng và sung sướng có được đứa trò yêu như con. Ngày nay con đã trở thành một tướng quân oai phong không kém chi ai. Ta có lời mừng cho con và mong con sẽ xứng đáng với lòng tin cậy của dân ta . Ông nhìn quanh và tiếp : - Ta lấy làm ht~ ri vì không giử đúng lời hứa hẹn với con để đến đỗi Lam Hà phải thất thân với tên giặc cỏ kia. - Xin sư phụ chớ nói thế. Chúng ta lấy đại cuộc là hơn đừng nghĩ đến vịệc nhỏ mà hư. Vị võ sư sư hước lại nói thật nhỏ : - Bây giờ khắp các nơi anh hùng đều náo động. Ðâu đâu cũng có người nổi lên chống lại giặc. Ấy là lòng dân đã công phẫn lắm rồi . Khắp châu Trà Long ta cũng đã có nhiều nơi ngầm khởi nghĩa. Tây Ðô thì có vị anh hùng đất Lam Sơn toan vịệc lớn đã kết nạp rất nhiều anh hùng hào kiệt khắp nơi . Ông nói mau : - Chúng ta ở đây binh yếu thế cô không làm nên chuyện lớn nếu không liên kết với vị anh hùng ấy để nương nhờ nhau. Từ Sinh gật đầu và đáp : - Con nghe theo lời sư phụ. Vị võ sư trao cho Từ Sinh một xấp giấy mà ông lấy trong người ra rồi nói : - Ðây là mưu cơ của ta. Có cả nhưng địa đồ dinh trại của giặc trong khắp vùng nầy. Con giữ lấy và giấu kín chờ ta lấy cả địa đồ các nơi khác , rồi sẽ tính việc chia quân đánh úp dể chiến châu Trà Long làm căn bản . Từ Sinh giấu mau xấp giấy bí mật vào người rồi hỏi : - Sư phụ định bao giờ rời quân giặc ? - Ta còn ở đây mãi cho đến khi nào Hoàng Thành bị chết và Chu Kiệt bị tàn thân mới đi. Con về và thi hành ngay mưu kế ấy. Không bao giờ để bại lộ căn cứ. Nếu lộ ra thì con nguy ngay vì lực lượng quân giặc đông và mạnh gấp nghìn lần chúng ta. Thầy đi đây, con về và nhớ kỹ lời ta mà hành động. Phải thương dân trong nước là diều cần yếu. Từ Sinh cúi đầu và nói : - Con xin vâng theo lời sư phụ. Chàng thấy vị võ sư đi ra thì có ý nóng ruột mong gặp Lam Hà ngay để nói mấy lời cho hả nhưng không hiểu sao chàng không còn muốn gặp nàng nữa. Chàng không muốn gây cho nàng sự buồn rầu đau đớn vô ích và chẳng muốn làm mình đau khổ thêm nên lui ra phòng sau. Vịnh chờ ở đấy thấy chàng vào liền hỏi : - Công việc xong chưa ? - Xong rồi, tôi đã gặp sư phụ tôi. Vịnh cúi xuống và nói : - theo tôi nghĩ tướng quân nên quên tình riêng để lo nghĩa lớn. Có gặp Lam Hà cũng vô ích mà còn đau lòng thêm . Người ta đã phụ mình còn gặp làm gì. Những lời nói của tướng quân và Lam Hà lúc bây giờ không nên có nữa. Tình đã tuyệt gây làm chi thêm cảnh đau lòng cho nhau mà rủi ra có thể hại cho ta. Từ Sinh cất tiếng cười và nói : - Tôi nghĩ như tham mưu , đầu đội trời, chân đạp đất người nam nhi phải vẫy vùng cho thỏa chí bình sanh, có đâu lụy vì một người đàn hà yếu đuối. Ta về thì vừa. Hai người lẻn ra và xuống hầm bí mật đi lần ra lưng đồi. Ðây là con đường hầm bí mật mà chùa Bửu Minh có không biết đời nào, có lẻ thời xưa người trước làm nên trong ngày ly loạn. Ngày nay sư cụ cùng toàn nghĩa quân dùng đường hầm nầy mà ngầm lo vịệc lớn, dùng ngôi chùa Bửu Minh dể hoạt dđộng chống giặc tham tàn. Nhà sư Bửu Minh cởi bõ áo cà sa, khoác chiến bào, quên chuyện viển vông ảo tưởng, mang gươm lên ngựa xông pha trong chiến trường, sống thực tế để cứu dân cứu nước . Ðường dưới hầm nhỏ hẹp vừa đủ cho ba người đi, Từ Sinh và Vịnh phải lần mò đi chầm chậm. Vịnh mừng thầm muốn mau mau thoát khỏi nơi nầy. Còn lòng Từ Sinh như tơ vò rối. Ðến đây là chàng làm nhiệm vụ, nhưng cũng có ý muốn thỏa chút tình riêng, chàng muốn gặp Lam Hà nhưng giờ thì trở về không được nhìn nàng giây phút. Tự nhiên lòng Từ Sinh bối rối tình cảm chàng rạo rực, chàng mong sao thấy mặt Lam Hà. Bỗng chàng nảy ra ý nghĩ : - Hay ta trở lại để gặp nàng ? Vịnh như đoán được ý định chàng nên hỏi : - Tướng quân sao buồn thế . Hay định trở lại thăm nàng chăng ? vịnh nghiêm trang tiếp : - Ðây là việc riêng của tướng quân tôi không nài ép nhưng tướng quân nên giao những điều bí mật của vị võ sư cho tôi mang về trước. Từ Sinh dụi đầu ngọn đuốc cho tàn rơi xuống đất . Chàng nhếch mép cười và nói : - Thôi, còn trở lại làm gì nữa cho đau lòng. Ta nên quên tình riêng như lời tham mưu vừa rồi là phải. Từ Sinh bước nhanh ra. Chàng và Vịnh không ngờ phía sau mình có người theo dỏi, người ấy rất lài tình khéo léo, đi theo sau mà không một ai hay cả. Nghe Từ Sinh và Vịnh nói chuyện người ấy mỉm cười và nghĩ thầm : - Khá lắtn, Từ Sinln đáng ]à một chàng trai nước Nam. Còn chàng kia trước là một kẻ thù của dân tộc nay biết quay về nẻo chánh đường ngay, đem tâm lực ra giúp nước đáng kính phục thay. Nước Nam ta phải có ngày trở nên hùng mạnh vì những người dân có tâm hồn tốt đẹp như họ. Hỡi lũ giặc tham tàn ! Các ngươi đã gần ngày gươm kề tận cổ ! Hãy liệu mà hành động hiếp đáp dân ta ! Còn Từ Sinh và Vịnh vô tình cứ đi thẳng một mạch lên miệng hầm rồi núp vào chổ tối đi lần xuống toán quân giữ ngựa . Từ Sinh nhìn núi rừng chập chờn xa xa chìm ngập trong màn đêm mù mịt lòng buồn vô hạn , bóng hình người thôn nữ Lam Giang như vương vấn trong hồn chàng. Vịnh thấy Từ Sinh cầm cương ngựa mà vẫn đứng im mắt nhìn phía đồi , thì hiễu rõ lòng chàng còn vương vấn nên không đành hối thúc chỉ đứng im chờ đợi. Trong giây phút nghĩ ngợi, Từ Sinh đau lòng khi nghĩ đến người yêu của mình, một cô gái hiền lành mỹ miều như vậy mà nằm trong tay tướng giặc tham tàn thật chua xót bao nhiêu . Chàng tức tối Lam Hà, tức cho mình và cuối cùng cũng cười và nói : - Từ nay ta không bao giờ nói đến Lam Hà, nàng thật không xứng đáng là một cô gái nước Nam. Chàng toan phóng lên lưng ngựa thì một giọng cười trong trẻo phía sau vang ra và một bóng người bước khỏi bụi rậm khoanh tay đứng nhìn chàng và Vịnh. Thấy kẻ kia kéo ngang mặt chiếc khăn chỉ chừa đôi mắt và trán. Từ Sinh hỏi ngay : - Người là ai ? Cười ta chuyện gì ? Người kia đáp ngay : - Tôi mừng cho tướng quân qua khỏi vòng tình lụy. Từ Sinh nghe giọng nói người ấy chàng nghiêm mặt nói : - Nhà ngươi là ai mà dám đến cười cợt ta. Mau mau bỏ chiếc khăn ra và theo ta, vì người không có quyền đi nơi khác. - Tướng quân cùng quyền lực gì mà sai khiến tôi Từ Sinh cười và nói : - Té ra nhà ngươi định đến đây gây sự. Có lẻ muốn cùng ta so gươm chăng ? Người kia cười và nói : - Nếu ngài muốn tôi rất sẳn lòng hầu ngài vài ba hiệp cho vui. Từ Sinh đưa mắt nhìn Vịnh và nói : - Không bao giờ xông vào tiếp. Chỉ một mình tôi cùng người nầy mà thôi. . Nói xong chàng nhìn người kia và nói : - Anh đến gây sự cùng ta thì chớ tránh ta sao vô lễ. Nếu ta không lột được chiếc khăn kia và bắt anh đem đi thì không phải là tay khá. Chàng trao cương ngựa cho Vịnh và bước ra, nhưng người kia nói : - Ðến chổ kia hãy so gươm . Nơi đây quân giặc có thể đến được làm phiền ta. - Cũn
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang