[Việt Nam] Kho Vàng Sầm Sơn

Chương 14 : 14

Người đăng: Lịch sử Việt Nam

Ngày đăng: 15:05 23-09-2018

.
Bây giờ Nguyễn Anh Tề mới giở đến “Ðồng tiền Vạn Lịch”. Ðồng tiền ấy tự đâu mà có, tự đâu đến ghi trong đời chàng một kỷ niệm não nùng? Nguyên sau khi nhờ Bình an vương Trịnh Tùng lấy lại được thành Thăng Long, đuổi con cháu Mạc Ðăng Dung lên mạn Cao Bằng, vua Thế tôn nhà Lê có phái hai ông quan sang sứ Tàu dâng những cống phẩm và xin phong. Hai ông quan đó là Công bộ tả thị lang Phùng Khắc Khoan sung chức chánh sứ, và Thái thường tự khanh Nguyễn Nhân Thiềm, nhận chức phó sứ. Tháng 5 năm Ðinh Dậu (1597), hai ông Phùng và Nguyễn đem lễ vật sang Yên Kinh. Vua Thần Tôn nhà Minh, trước có nhận được biểu của con cháu nhà Mạc kêu rằng họ Trịnh nổi lên tranh ngôi chớ không phải dòng dõi nhà Lê nên hai lần đã phái quan Thanh tra đến cửa Nam Quan để xét việc hư thực. Vua Lê Thế Tôn, bởi lẽ ấy, phải thân đến cửa quan để hội kiến cùng quan Tàu. Hội xong trở về, Ngài mới sai sứ sang cầu phong. Sứ giả tới Yên Kinh, vau nhà Minh có ý bênh họ Mạc, chỉ phong cho Thế tôn là An Nam Ðô Thống sứ mà thôi. Sau khi nhận các đồ cống hiến, Minh Thần tôn ban cho Chánh sứ một chiếc kim tiền, Phó sứ một đồng ngân tiền. Niên hiệu của Thần Tôn là Vạn Lịch; trên hai đồng tiền ấy, vì thế, có khắc bốn chữ “Vạn Lịch thông bảo”. Chánh sứ là ông Phùng Khắc Khoan, thấy vua Minh chỉ ban cho vua nước mình một chức nhỏ mọn, bèn dâng sớ tâu rằng: “Ðô thốn sứ là tước cũ của họ Mạc; nay vua nước Nam là dòng dõi chính thống, con cháu nhà Lê, phong cho chức bé ấy không được xứng đáng: xin cho chức khác to hơn.” Vạn Lịch trả lời rằng: “Vẫn biết họ Lê không thể ví như họ Mạc, nhung lúc đầu mới phong, hãy tạm giữ chức ấy, rồi sau sẽ ban cho tước Vương, tưởng cũng chẵng muộn gì!” Ông Phùng Khắc Khoan không biết nói làm sao, đành chịu lui ra trong lòng tức giận lắm. Về đến quán dịch, ông tháo đồng kim tiền vua nhà Minh vừa tặng cho, mà ông đeo ở cổ, ném vật ấy xuống đất, nói rằng: - Quân Tàu này đã đối với vua ta khinh bạc đến thế, ta còn giữ của này làm gì cho thêm nhục mỗi khi trông thấy nó bên mình! Ông Nguyễn Nhân Thiểm thấy vẻ thịnh nộ trên mặt ông Phùng từ từ cúi xuống nhặt lấy đồng tiền, trao lại cho bạn: - Vẫn biết vua nhà Minh xử với nước ta hơi tê, song nó là vua nước lớn, mình là tôi nước bé, biết làm sao được? Không thuận cũng không xong, có thế nào chỉ thêm giặc giã hại dân thiết đất! Ở đây nhà xa cảnh lạ, xung quan tai vắch mạch rừng, ta hãy nên nhẫn nhục. Kẻo có đứa an2o biết, đem chuyện mình tức giận, ném tiền vua ban, lên mách với Minh đế, hai ta sẽ khó lòng trốn thoát trở về. Ông dù cho đeo chiếc kim tiền là nhục, thì ông cho quách tôi, tôi sẽ để cả hai đồng vàng bạc vào chung một hộp, ngõ hầu giữ kỷ niệm về mai hậu, cuộc hai ta sang sứ bên Tàu! Ðương lúc hăng hái, bực mình, ông Phùng gắt, nói: - Thì đấy! Tôi cho ông đó! Xin thêm tước cho vua không được, mình còn ham lĩnh thưởng làm gì! Cả chức Ðô thống của chúng nó, tôi còn chả coi vào đâu, nữa là một đồng tiền vàng một lạng! Nhưng ông có lấy thì nên giữ mà chơi; về đến nước mình đừng có đeo mà càng thêm tức! Thế là ông Nguyễn Nhân Thiềm làm chủ cả hai đồng tiền Vạn Lịch, hai đồng tiền ấy, sau này, ông cho bỏ nó vào hai hộp gỗ con bằng trắc khảm, giữ làm bảo vật trong nhà, bảo vật ấy trao đi truyền lại đến mười đời; đến đời thứ mười, nó vào tay Nguyễn Anh Tề công tử. Trong hai đồng, giờ đây, chỉ cònlại đồng vàng rực rỡ, đồng bạc kia đ4 theo An Trinh xuống nằm tận đáy bể rồi! Càng ngắm kỷ vật bao nhiêu, công tử càng thấy gan ruột như bào xơ, xé rách. Chàng đau đớn. Chàng hồi tưởng lại quãng đời vừa mới trải, sự nhục vinh suy thịnh để cho chàng môt dư vị đắng cay. Chàng biết rõ công danh phú quí chỉ toàn như đám phù vân, một áng phù vân lỏng lẻo dưới sức mạnh của ngọn gió chiều lôi cuốn. Ngọn gió tức là số mệnh, mà áng phù vân kia là sự nghiệp ở đời. - Giầu, sang, quyền thế, còn ai được bằng vua; thế mà, một sớm thất thế sa cơ, vua cũng khổ hơn thằng hành khất quen mùi đói rét. Thằng hành khất cõ lẽ chỉ bị nhũng bản năng không thỏa nguyện giầy vò xác thịt; song nằm xuống là nó ngủ, ngủ ngon, ngủ kỹ, linh hồn không từng bị cắn rứt bao giờ. Chớ như vua Chiêu Thống: nào bị nhục nhã, bị cay đắng, bị đè nén, bị những thương tâm vô hình nó luôn luôn cào gan xé phổi, luôn luôn rứt thịt, kéo gân! Nỗi oán hận của vua, nó càng khiến vua chịu đau đớn hơn mọi kẻ trong bàn dân thiên hạ, bởi lẽ, đã từng quen mùi chung đỉnh, Chiêu Thống không thể một mai đem tấm thân quí phái dãi dầu với ánh phong sương. Một cái khổ thâm thúy sâu xa bao giò cũng làm cứu cánh cho những nỗi sướng vui cực điểm. Hoàng phi, cũng như vua, phải chịu nhai nuốt những nỗi đắng cay, sau khi nhà tan nước mất. Nói tóm lại, cái vinh hoa, oanh liệt cũng đó, mà cái nhục nhã, cơ hàn cũng đó; cuộc thăng trầm đã chọn ai làm thí nghiệm, thì lúc cờ tàn mới rõ ai được ai thua. Mà, trên bàn cờ của thời gian, xưa nay đã bao người được? Phần nhiều, chỉ thấy người thua. Thua? Này Lê Chiêu Thống, này Hoàng phi, này Bằng Trung công Nguyễn Hữu Chỉnh, này Phò mã Võ Văn Nhậm, này quận chúa Võ an Trinh, này nữa, này nữa... công tử Nguyễn Anh Tề! Thua, thưa hết, thua cả: bạc, vàng, danh giá, có chăng chỉ là những ảo ảnh hư huyền?... Bao nhiêu tiền của mình gom góp nhặt nhạnh, bao nhiêu sự nhiệp mình xây đấp công trình, rồi nó cũng đổ, cũng tan, không còn để lại một vết gì nữa cả. Ðể vết lại, hoạ chăng chỉ cóÁi tình ! Phải, chỉ có Ái tình! Chiêu Thốngmất ngôi, mất nước, nhưng nào đâu có mất tấm lòng ái mộ của Hoàng phi? Hoàng phi mất chồng, mất con, mất nhà, mất của, nhưng khối ái ân trong tâm nàng không một lúc nào phai lạt, chỉ phai lạt đôi má hồng dày dạn bụi phong trần... Ta đây, ta đây, Nguyễn Anh Tề, ta cũng mất cả, không còn gì nữa! Mất cha, mất me, mất sự nghiệp tang bồng, mất cả kho vàng đáy bể. Song le, trước khi đi, vợ ta còn để lại cho ta kỷ niệm của một cuộc ái ân đằm thắm, nàng còn cho ta rõ dưới suối vàng nàng vẫn yêu ta, thế là đủ! Ta vẫn bo bo giữ đước Ái tình! Ái tình của ta, nó chẳng bao giờ tiêu tan! Kỷ niệm của nó, ta hãy còn đây, còn đây, trong đồng tiền Vạn Lịch. Ðồng tiền Vạn Lịch Thích bốn chữ vàng. Công anh dan díu với nàng bấy lâu... Một đồng tiền vàng, một đồng tiền bạc, một hùng, một thư. Cặp thư hùng rồi sẽ pải hợp nhau làm một! Cặp thư hùng sẽ làm chủ giữ kho vàng... Ôi! Kho vàng! Nói cho cùng, kho vàng nào có làm gì? Nào có ích gì? Cha ta hết sức vơ vét bóc lột, hết sức ty cóp giữ gìn, mới gây dựng được một kho vàng, nhưng của ấy, rồi ngài cũng không được hưởng mà phải chết chia làm trăm mảnh! Vua Chiêu Thống, đầy một nhà châu bảo, rồi cũng đều bị mất về tay Nguyễn Nhạc, chung qui lại chết trong cảnh nghèo hèn! Chúa Trịnh Khải, hưởng lại của tổ tiên một gia sản vô biên, rút cục, cũng bỏ mệnh trong một trường hợp buồn rầu thê thảm. Xem cuộc thế đảo điên như vậy, ta có cần gì phải bận mình làm nô lệ cái giầu sang? Ta chỉ muốn dùng khí thiêng mà khối của kia chung đúc để dựa linh hồn ta trong lúc chết, ngõ hầu ta thành một vị thần tuyệt đẳng ở vùng này. Ta sẽ cùng vợ ta cai quản bãi bể Sầm Sơn cho đến ngày, theo nghiệp duyên, đôi ta lãi sẽ tái sinh để nối nguyền ước cũ. Kho vàng lúc ấy sẽ hoá ra vô chủ, nó sẽ về tay người có số được trời ban cho hưởng hoạnh tài! Tuy nhiên ta mất công gây dựng, mất cong vận tải mất công trông giữ cái kho này, ta cũng phải có một chút quyền đặt ra một vài điều kiện, luật lệ, bắt “người có số” ấy phải tuân theo, trước khi thay ta làm chủ khối bạc vàng của cha ta để lại. Vậy trên có Hoàng thiên, dưới có Hậu Thổ, bốn mặt có Thổ địa, Long mạch tôn thần, Hà bá thủy quan, lại có anh hồn vợ ta chứng giám, ta xin trước giờ tuyệt mệnh, phân vua cùng chư vị mà nguyền rằng: Ai là ngưòi sau ta có phúc phận được hưởng kho vàng này, ngườiđó phải có đủ hai đồng tiền Vạn Lịch thư hùng của ta. Người đó sẽ đứng ở chỗ ngày nay ta đứng cầm đồng tiền vàng ép lại đồng tiền bạc, nhìn ra bể mà ngâm bài thơ này: Vợ chết, tâm những héo, Cha về, còn đoạn trường! Ái tình toan trả nghĩa, Chưa rứt nợ quân vương, Một sớm quân vương thác, Ham chi sống bẽ bàng! Bể sâu tìm liệt phụ, Làm chủ giữ kho vàng... Như thế, lời ước ta sẽ thoả, hai đồng thư hùng giáp nhau sẽ khiến hai vợ chồng ta nối lại dây ái tình không may đứt quãng, kho vàng sẽ vì ta nổi lên bãi cát, mặc cho ai có duyên vận tải đem về... Nhược bằng không ai có phúc làm chủ đồng vàng này, chư thần cai quản nó sau ta, sẽ được phép muốn đem tặng cho ai tùy ý! Ta đây, ta không mong chiếm của phù vân làm chi cho mệt; ta chỉ muốn làm sống lại một sự ngàn thu bất hủ, cho sứ ấy vì ta càng bồng bột: ta sẽ tái sinh để giữ trọn nghĩaChung tình! An Trinh em ôi! Em có thấu lòng anh không nhỉ? Em đi trước, để lại cho anh một cuộc đời tẻ lạnh, một chuỗi ngày sống thừa vô lý, những ngày ảm đạm chứa biết bao là dư vị chua cay thấm thía, biết bao là oán hận nặng nề! Tuy nhiên, anh cũng vẫn cam tâm chịu sự hình phạt cực nhục mà Hoá công đã tàn nhẫn gieo xuống đầu anh, để bù lại tội lỗi lớn lao anh đã phạm, tội đã phạm đến một mỹ nhận tối trong sạch, tối cao quí, tối khẳng khái, tội đã làm hại một đời son trẻ của em. Không một phút; nào trong đời sống sót của anh, anh không phục em là một nữ hào kiệt quang minh chính đại, rộng lưỡng cũng như lỗilạc nghĩa khí mà lại nhu mì. Ðược hạnh phúc cùng em gá nghĩa uyên ương, anh dẫu thịt nát xương ta ngàn thu cũng chả bao giờ hối hận. Bởi thế, sau khi em bỏ anh ở lại cõi đời mờ mịt, anh vẫn cố sống torng ánh hào quang mà gương tiết nghĩa của em toả ra chói lọi; anh gắng sức gây một sự nghiệp vang lừng rực rỡ để khỏi thẹn với người yêu, để dưới suối vàng, em không cười chê anh là một kẻ yếu hèn vô dụng. Em Trinh ôi! Có hay đâu Trời xanh không muốn tựa nhà Lê nữa, khiến công cuộc của anh một sớm, đã tan tành! Thực không phải anh dám phụ lòng trông cậy của giang sơn, cố chủ; Thực không phải anh không đáng sánh vai trí dũng để em kính em yêu; chỉ tại số vận đảo điên của một dòng dõi gặp buỗi sa cơ thất thế. Nhà lê đến nay là tuyệt hẳn, cũng như tuyệt hẳn các mầm hi vọng và hạnh phúc của đời anh. Hy vọng anh hoài bão là gây dựng lại ngôi bảo tộ tiền triều cho chắc chắn vững vàng; cònhạnh phúc anh yêu mê say đắm, nó tức là em đó. Nhưng bây giờ hy vọng đã thành ra ảo mộng, mà tình nhân cũng hoá ra người thiên cổ mất rồi! Anh có sống cũng không còn mục đích gì phấn khởi tấm lòng khô héo nữa. Vậy nên anh phải chết. Chết để tìm em nơi chín suối, để thăm cha, hầu Chuá dưới tuyền đài. Chết để rứt hẳn mối lụy mà tình ái đã gây nên, nhưng có lẽ, cũng để sẽ đước tái sinh,c ùgn em nối lại cho toàn vẹn cho mỹ mãn, cho thỏa nguyện, quãng đời tình mà kiếp này không may, nửa đường bị bỏ dở. Ví em còn đủ lòng thương anh, còn khao khát chắp lại mối duyên cũ ấy, anh xin nguyền sẽ đối với em hết lòng thủy chung tận tụy, dẫu hồntan, bóng khuất cũng chưa thôi! Anh vẫn biết tự hủy mình không phải là một sự vẻ vang cho khách anh hùng; nhưng đúng trong một cảnh như cảnh của nah, ai là kẻ có gan sống thêm nữa một chuỗi tháng năm vô vị? Vô vị đến nỗi ăn không biết phân biết mùi ngon, mùi đắng, mặc không quãng áo rách áo lành, giầu sang chẳng thiết, côgn danh chẳng màng, tâm hồn lạnh lẽo như băng, gan dạ héo khô nhu lá rụng. Sống nhẫn nhục để vì em đeo đuổi một việc gì có ích, dẫu lưu ly tân khổ, anh đâu có dám từ nan; Nhưng sống buồn rầu mà chẳng có lợi cho em cũng không lợi cho nhà, cho nước, anh thiệt nghĩ sống bao nhiêu càng vô dụng bấy nhiêu. Chẳng thà thác sớm giờ nào càng được cùng em giờ ấy gạp gỡ hoan hỉ, cùng lâng lâng bay nhẹ trong cõi man mác cao xa, thoát khỏi hẳn vòng phàm tục! Chết có lẽ anh sẽ sung sướng, thoả lòng hơn sống, anh còn ân hận tiếc rẻ gì mà không tự tử theo em? Trước kia vì muốn giữ tình đôi ta được trong sáng thiêng liêng, em tự buộc mình nhảy xuống chỗ chìm vàng; ngày nay bởi muốn gần xác em, cùng em làm thần cai quản bãi biễn này, anh cũng sẽ bắt chước em chết đúng chỗ xưa kia em chết. Em là phận nữ nhi khuê khổn, có thể vong tính mệnh một cách lịch sự, êm ái hơn anh; anh đây, trót đã mang danh tiếng tài trai, anh phải tự hi sinh một cách dữ dội, oanh liệt hơn, cho khỏi phụ giống nòi võ tướng. Anh không thể trầm mình, thác như em được. Làm như thế, thiên hạ sẽ cười anh là kẻ yếu linh hồn. Mà em, trước mọi người, em sẽ chê anh, là một đứa ươn hèn bạc nhược. Bởi thế, anh sẽ cho em hiểu người sánh vai em không phải là kẻ tham sanh úy tử, anh sẽ cho em thấy chồng em là một nhân tài sống anh hùng chừng nào, chết oanh liệt phi thường chừng ấy. Chồng em sẽ thiêng liêng, linh ứng, sẽ làm một vị thượng thần cai quản hải tần này! Trong hai giờ đồng hồ ngồi một mình trên bãi cát nhìn ra bờ bể. Nguyễn Anh Tề vừa nhắc lên nhắc xuống trên bàn tay đồng tiền Vạn Lịch, vừa ngắm làn sóng bạch đầu cuồn cuộn đập rào rạt vào chân chàng, lại vừa lẩm bẩm nói một min2h như trò chuyện tỉ tê cùng một người bạn ngồi kề bên cạnh. Có lắm khi hăng hái, chàng hoa tay múa chân, nói to, vỗ ngực; nhưng tiếng chàng bị tiếng gió tiếng sóng át đi mất hẳn. Những khách đi đường, nếu có ai tạt qua trông thấy, chỉ tưởng chàng là một du tử ngồi thừa lương ngâm vịnh trên bãi phù sa. Lúc ấy vào khoảng cuối giờ Dậu, nghĩa là gần tối. Mặt trời tà dưong, đỏ như một khối lửa hồng chói lọi, ánh xuống gợn thủy ba nhấp nhô hoá thành những tia hào quang rực rỡ đủ trăm màu. Gió chiều đưa lên một mùi thơm nồng hắc, một mùi thơm chứa đầy sinh khí, khiến cho người thở vào thấy tia gân thớ thịt dần dần mạnh mẽ thêm lên. Thế mà Anh Tề dường như không biết thưởng thức vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên bày trước mắt chàng, cũng như không biết hưởng thú hô hấp làn dưỡng khí chứa đầy rên mặt bể. Chàng nói một mình chê chán rồi đứng lên đi dạo khắp một vòng. Thấy một chiếc bè vô chủ giạt vào bờ, chàng nhảy phắt lên trên rồi đẩy nó ra ngoài ba lớp sóng. Thuận chiều gió, chiếc bè đi nhanh như chớp, chả bao lâu đã cách bờ chừng tám trăm thước. Khi ấy, ai tình cờ đứng tren bờ, sẽ được mục kích một cảnh kinh thần khốc quỉ, một cảnh thương tâm thảm thiết mà cũng hùng tráng phi thường. Người đó sẽ thấy trên chiếc bè lênh đênh theo dịp thăng trầm của ngọn sóng tung rơi, một võ sĩ lực lưỡng cầm một lưỡi gươm sáng kêu lên một tiếng vang lừng, dữ dội, chàng lấy gươm rạch một đưòong dài trên bụng, mở phanh da thịt, đoạn, mặc những tia máu phun ra lênh láng, chàng nghiến răng trợn mắt thò tay lên ngực, móc tim ra. Quả nhiên, chàng làm xong việc. Nhưng, con tim vừa thoát khỏi lồng xương ngực, nằm hồi hộp và đầm đìa những máu tươi đỏ xẫm tren bàn tay tráng sĩ, chàng vừa được trông thấy nó thì đã ngã lộn nhào xuống biển, làm chiếc bè cũng tròng trành úp ngược, rồi trôi đi, trôi mãi, trôi lênh đênh trên vùng nước thẳm, cho tới ngày như quả tim tráng sĩ, sẽ tan tành mục nát giữa một gầm trời, nước, gió, mây... Nếu lúc đó, ta đứng gần kẻ quyên sinh, ta ắt thấy trước khi chàng ngã xuống, đôi môi chàng nhích ra, vẽ thành một nụ cười gan góc kiêu ngạo, trong khi, bằng một giọng say sưa âu yếm, chàng thu hết sinh lực để gọi một lần cuối cùng, một chữ tên chàng sùng kính yêu đương: - An Trinh em ! An Trinh... Một vùng nước xanh rờn bỗng hoá ra vẩn đỏ. Những loài tôm cá bâu vào quanh bè đớp lấy giọt máu tươi. Xác Anh tề nghiêng ngả rơi xuống từng sâu đáy biển... Tia sáng cuốicùng của bóng tà dương vụt tắt. Da trời quang đãng phủ một lần mây án đen ngòm. Ngọn cuồng phong thay luồng gió chiều hôm, bỗng bùng lên làm sôi nổi nước trào cuồn cuộn. Một vẻ lạnh lùng dữ dội như xuất hiện giữa gầm trời bể, tựa hồ trời đất phải xót xa, quỷ thần phải kêu khóc, tiếc dời vị anh hùng chết thảm thiết bi ai. Công tử Anh tề tự tận đúng vào ngày 26 tháng chạp năm Quý Sửu (1793). Giờ đếm giờ, cách đó đứng sáu năm về trước, cũng vào cuối giờ Dậu hôm 26 tết, quận chúa An Trinh đã từ giã hào mục và nhân dân hạt Sầm Sơn để đi ra bãi bể trầm mình. Có lẽ vì hương hồn quận chúa tối thiêng liêng, nên giun giủi cho chồng nàng chọn đúng ngày ấy để theo nàng về cõi chết. Dân vùng hải ngoại, từ 5 năm về trước, ngày 26 tháng chạp năm Mậu Thân (1788), một năm sau khi An Trinh mất tích, đã đúng theo lời dặn làm đàn tràng tế lễ, thờ nàng cùng Nguyễn Anh Tề. Trong một khoảng một ngàn tám trăm ngày, chồng quận chúa đã nghiễm nhiên làm một vị thần sống. Chàng vẫn sống mà dân hạ Sầm Sơn cứ tưởng như chàng đã thác, không ai biết tin chàng sinh hoạt ở đâu, chỉ trừ một mình tên gia đinh Lộc, nhưng sau khi nó tìm vào Phú Xuân và Nghệ An để đưa hai bức thư của chủ đến năm Chiêu Thống băng hà, công tử Anh tề mới chính thức làm thần vùng hải ngoại. Một trăm bốn mươi năm đã lướt trên cuộc sinh tồn từ ngày côngtử mất; tới nay nêú không có kho vàng làm chứng thực, không còn ai được biết chuyện ngày xưa có đích xác hay không. Vì ngoài khoảng sáu bảy tám mươi năm, dân hạt Sầm Sơn không nghĩ đến sự thờ phụng hai vị thần kia đã phù hộ cả vùng. Và sau này, khi các ông kỳ mục tiền bối đã từ trần, những kẻ hậu sinh không rõ chuyện chả có ai tin ở sự linh ứng của quận chúa An Trinh, nên không sùng bái hai vợ chồng nàng nữa. Gia dĩ lâu ngày rồi, nàng cũng hình như đã thoát hồn ngoài cuộc thế, rủ chồng đi ngao du ở một cõi huyền bí xa xăm nào, nên ít khi về báo mộng cho dân làng nữa. Không những thế, có quên làm giỗ tế nàng cũng chẳng thấy có quả báo gì ác hại, dân làng càng dễ muốn quên. Ðến hồi gần đây, bãi Sầm Sơn được chọn là một nơi nghĩ mát cho các tiểu thư công tử cùng gia đình quý phái thượng lưu, thì lớp sóng người phồn thịnh tấp nập ra dưỡng nhàn dưỡng sức dưới bóng phi lao, trene bờ cát trắng, đã hình như làm át hẳn mất mảnh hương hồn phưởng phất của dod6i uyên ương thủa trước, làm cho họ phải bạt đi vào cõi vẩn vơ nào. Lẽ thường cứ dương thịnh ắt âm suy vậy. Ngoài sự đó, thời gian cũng xoá nhòa hẳn những kỷ niệm ngày xưa để lại, không ai tìm thấy trong những lớp biệt thự tường vàng mái đỏ, chỗ nào căn nhà tranh của Nguyễn Anh Tề. Cuộc tang thương đã biến cải hẳn mặt bãi Sầm Sơn, mà lòng người hay thay đổi như cuộc tang thương, cũng không để dành một ý nghĩ nào cho dĩ vãng. Trong các đền thờ Thành Hoàng ở các làng vùng hải ngoại, trong đền độc cước chân nhân, trên hòn Trống mái, không còn ai thấy một vết tích gì để lại, tỏ rằng Anh Tề cùng An Trinh quận chúa đã sống giữa đám dân chài lưới, một quãng đời kỳ dị, đã vong thân giữa hạt dân chài lưới trong một trường hợp thê thảm lạ lùng. Bởi những lẽ đó, nên chả ai nghĩ đến sự khám phá mỏ vàng chìm lấp đáy vùng bể thẳm. Mà cũng không ai biết đến hai đồng tiền Vạn Lịch và bài thơ Nguyễn Anh Tề. Cuộc đời tình và cái chết bi đát của chàng không được người đời truyền tụng. Nó lâu dần chui vào gầm bí mật của thời dĩ vãng xa xăm. Sự bí mật sẽ hoàn toàn bí mật nếu hai lá thư kia chàng để lại cũng bị tiêu did mất tích. May thay, một lá trong hai lá vẫn còn. Lá dod1 ghi chép rất rành mạch cuộc ân ái của chàng và quận chúa An Trinh và kể rõ sự hy sinh cao thượng của quận chúa. Nhưng chỉ có thế là hết. Một sự tối may mắn hơn nữa, là trước khi lìa bỏ cỏi đời theo vợ, Nguyễn Anh Tề có viết một chương tuyệt mệnh rất dài. Chương tuyệt bút ấy nối lời hai bức cthư kia để biên lại những công cuộc chàng đã làm sau khi An Trinh tự tử. Nào báo thù không phải giết bố vợ, nào gặp Hoàng phi ở Tam Thanh, nào theo Lê Chiêu Thống sang Tàu. Chàng lại dặn trước rằng chàng sẽ tự mổ bụng chết theo vợ, và chỉ rõ cho người nhà biết nếu ai muốn làm chủ kho vàng, thì phải theo đúng lời nguyền của chàng, tức là mồm đọc bài thơ, khi hai tay ép hai đồng tiền Vạn Lịch vào làm một ngõ hầu thư hùng được hoà hợp cùng nhau. Nếu làm đúng như lời nguyền ấy, kho vàng sẽ theo sóng nổi lên bãi cát, cho mình vận tải đem về. Chương tuyệt mệnh đó, một ngày trước buổi chàng tự sát, chàng tìm một ngưòi phúc hậu, cho nó hết cả tiền bạc quần áo, trao thư cho nó, dặn đi dặn lại kỹ càng, nhờ đem tờ di chúc ấy về huyện Chân Lộc, đưa tay cho ông Nguyễn Hữu Bằng. Những thư từ giấy má của Anh Tề, nhờ trời nay còn giữ được cả trong nhà họ Nguyễn. Ông cụ Nguyễn Hữu Bằng lại đem ghi chép vào gia phả; người đời sau nhân vì thế, tìm ra dấu vết kho vàng. Biết đưọoc dấu vết là bởi cố công gắn sức tìm tòi, còn sự chiếm được gia sản vĩ đại kia, biết rằng ai có phúc phận bắt được đôi chìa khóa? Ðôi chìa khoá ấy, nó là đồng tiền Vạn Lịch, một đồng bạc, một đồng vàng... Ðồng tiền Vạn Lịch, Thích bốn chữ vàng: Công anh dan díu với nàng bấy lâu.. Bây giờ nàng lấy chồng đâư? Ðể anh giúp đỡ trăm cau ngàn vàng. Trăm cau để thiết họ hàng. Ngàng vàng anh đốt giải oan lời thề...
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang