[Việt Nam] Cô Tư Hồng

Chương 12 : Hóa An Nam, lứ khách trú

Người đăng: Lịch sử Việt Nam

Ngày đăng: 22:27 08-01-2019

Giữa phố khách buổi sáng hôm đó, trước cửa một hiệu buôn bán đồ ăn đồ hộp tây, thấy tấp nập đến mười lăm hai chục người lao động với những xe bò và xe cút kít để một hàng dài, dựa theo vỉa hè. Người nào, trong tay cũng cầm một cuộn dây thừng thò đầu chõ miệng vào trong cửa hiệu cùng nói lố nhố một lúc nghe như cùng xin một việc: -Hôm nay có hàng xin ông chủ cho tôi chở mấy chuyến để kiếm mẻ gạo về cho cháu. -Có tàu Tây sang rồi, 'xì thẩu' cho anh em tôi lĩnh bốc hàng lên nhà. Bên trong có tiếng nói ra dõng dạc: -Kiện to hai hào, kiện nhỏ một hào, có chịu giá ấy thì hai giờ chiều lại đây lĩnh vé ra kho mà chở. Buổi chiều mới được bốc hàng lên. Trong lúc ấy, ông chủ hiệu và bà chủ hiệu ngồi đối diện nhau ở phía sau quầy đang mải nói chuyện tiền bạc buôn bán. -À quên! Hôm kia hỏa đà bỏ thầu được hai vạn năm nghìn cái chổi cho nhà binh dùng. Chiều nay 'hóa' phải ra kho trông coi bọn cu li bốc hàng bên Tây mới sang, còn 'lứ' thì chịu khó đi đặt người ta làm chồi đi chớ. -Kì hạn bao lâu mới phải nộp. -Ba tháng. -Thế thì biết có làm kịp không? -Phải đặt nhiều nhà cho họ làm kịp thầu đồ của nhà nước nếu trễ thì bị phạt, lần sau người ta không cho mình thầu nữa. -'Lứ' bỏ thầu mấy hào một chiếc? -Tính ra hơn một hào tư. -Sao rẻ thế hử? -Thế mà rẻ à! Mình đặt họ làm, cả chổi với cây nứa làm cán thượng số hơn hai đồng xu, mình lãi hào mấy, còn gì! -Người ta mua chổi làm gì nhiều thế nhỉ? -Để phân phát cho các trại binh, đồn lính dùng để quét tước chứ làm gì. -Thế còn món thầu mấy nghìn tạ gạo cho nhà thương, bao giờ mới cần giao nạp để 'hóa' còn lo liệu trước mới kịp. -Việc ấy thì chưa gấp mấy. Đợi mùa gặt hái này xong rồi dân quê cần bán thóc lúa để nộp sưu thuế, lúc bấy giờ 'hóa' sẽ bảo cách thức cho 'lứ' đi mấy vùng Sặt, Cẩm Giàng, Thanh Miện mà cân sẽ được giá hời. Mình làm nghề bao thầu này phải biết xem thời, chờ dịp, mua rẻ bán đắt thì mới có lãi nhiều. -Tới đây có một bà lão xách chai vào mua rượu đủ số rồi bà lão còn vật nài đắt rẻ đòi thêm cho được nửa giuộc mới chịu đi cho. Ông chủ hiệu như có ý bực mình, nói lầm rầm trong miệng: -'Ố Nàm dằn mại quán xồi mậu thếm.' Câu này tiếng Quảng Đông, nói là: 'người An Nam chỉ có đi mua quan tài là mới không đòi thêm, còn mua thứ gì cũng nài thêm cho được một tí mới nghe.' Bà chủ hiệu nghe hiểu vỗ nhẹ trên vai ông chồng ra cách yêu dấu, vừa cười vừa nói: -'Xì thẩu' (ông chủ) vừa nói vụng gì An Nam chúng tôi đấy. Này tôi bảo: vị thần phải nể cây đa mới được chứ. Rồi cả hai vợ chồng cùng cười. Hiệu khách này chính là hiệu Bình An ở Hải Phòng. Ông chủ, bà chủ cũng không phải ai đâu xa lạ: chính là chú Hồng với Thị Lan. Hai người kết hôn thấm thoát đã được vài năm. Con cái tuy chưa có mống nào nhưng tiền bạc thì đẻ thêm ra mãi. Cửa hàng, cửa hiệu ngày càng phát đạt; công việc bao thầu mua bán ngày càng lời lãi. Thím Hồng bây giờ nghiễm nhiên là một bà chủ hiệu to, bạc trăm bạc nghìn đi qua mười đầu ngón tay là sự thường không còn phải là cái Lan nhặt từng đồng kẽm lúc trước nữa. Cuộc nhân duyên với chú Hồng có ảnh hưởng quan hệ đến thân thế tương lai của Thị Lan một cách đặc biệt. Chú Khách này chẳng những cho nàng một cái tên mà sau này vua biết mặt, đời biết danh, cha được mở mày, em được nhờ của, ta có thể nói ngay như thế này, hẳn cũng không sai sự thật: trong mươi lăm năm nữa, nàng trở nên một người giỏi buôn giỏi bán, làm giàu làm có là nhờ khách Hồng khai quang điểm nhỡn cho từ hôm nay vậy. Lấy chú Hồng, chẳng phải Thị Lan bước một bước từ cô gái quê nghèo khổ lên ngay địa vị một thím khách phong lưu hay một bà chủ hiệu mà thôi vì sự ấy cũng thường, có nhiều người khác từng gặp. Người ta vẫn nói đàn bà có thể làm quan tắt, làm giàu tắt, chẳng có lạ gì. Duy có chỗ khác người ta là Thị Lan đã bước chân vào đầu mối con đường nó đưa một cô ả nhà quê đi lần tới những thú đoạn kinh doanh vừa khôn ngoan vừa quỷ quyệt đến nỗi: "từ tay trắng làm nên cơ nghiệp lớn, má hồng trang điểm phấn son vua ", có lẽ có một không hai ở trong lịch sử phụ nữ cận đại xứ ta. Chỗ hay dở thế nào khoan nói, nhưng sự thật thì quả như thế. Có người nói chơi câu này, ngẫm lại mà đúng: - Từ khi xứ ta bước vào kỉ nguyên mới, nếu bảo có cuộc phụ nữ hô hào những là kinh tế tự chủ với nữ tử chức nghiệp thì ta phải công bằng mà nhận cho Thị Lan là viên tướng tiên phong, là nhà thực hành "nữ tử kinh tế, chức nghiệp tự chủ" trước nhất ở đây. Thật chú khách Hồng là tạo hóa của cô Tư Hồng mai sau. Nghe hai vợ chồng nọ nói chuyện buôn bán với nhau lúc nãy, các bạn hẳn đã đoán biết khách Hồng là người Phúc Kiến do ở hai tiếng xưng hô 'hóa', 'lứ' . Tiếng thông tục của người Phúc Kiến và Triều Châu xưng mình là 'hóa' gọi người là 'lứ' cũng như 'nị', 'ngộ' cùa tiếng Quảng Đông vậy. Không biết khách Hồng có phải lai căng hay là đẻ bên ta và học bao giờ mà tiếng An Nam nói rất thông thạo, liến thoang, cả đến tục ngữ phong dao và những tiếng láu tôm láu cá, chú ta cũng rành. Hèn nào bà vợ dọn những món ăn bản xứ trăm phần trăm như giả cầy, riêu cua hay lòng lợn mắm tôm, chú cũng xơi được tuốt. Tuy khách Phúc Kiến nhưng chú Hồng thạo cả tiếng Quảng Đông, tiếng Quan Thoại và biết nhiều ít tiếng Pháp cần dùng những lúc giao thiệp bao thầu buôn bán. Nhất là nghề buôn bán cức thực phẩm tây phương, người Phúc Kiến sở trường hơn hết gần như độc quyền ở xứ ta, cho đến bây giờ cũng thế, các ngươi đi suốt bắc nam, thấy những hiệu nào gọi là 'Épicerie' hay 'Alimentation' thì hiệu ấy của khách Phúc Kiến. Thân phụ chú Hồng lập ra hiệu Bình An từ lúc Hải Phòng mới xây nền, đắp móng sau truyền lại cho con, lưng vốn có vạn bạc và bạn hàng rất đông. Ban đầu mỗi việc bao thầu lĩnh trưng gì người Pháp giao hết cho khách đứng làm trung gian vì An Nam ta chưa có ai biết việc làm mối lợi ấy. Thành ra một tay khách Hồng, chủ hiệu Bình An, kinh doanh trục lợi nhiều món: nào là nhập cảng những rượu tây và đồ ăn đồ hộp để bán cho bạn hàng tây, nào là xuất cảng rượu ta và nhiều thổ sản khác về bên Tàu; lại còn bao thầu mua bán cho nhà bính và nhà nước nữa. Từ ngày có thím Hồng về trông nom giúp đỡ, chú Hồng như chim đủ lông cánh, rết mọc thêm chân, chú càng dễ bay nhảy trong thương trường vì bên mình không có cái gì lo nội cố. Thím Hồng lại đảm đang, tinh quái, thấy một biết mười, khéo tính toán lợi hại giúp chồng, cuộc buôn bán nhờ vậy mỗi ngày một phát tài thêm. Hàng phố đều khen chú Hồng có phúc và đồ chừng vốn liếng của hiệu Bình An bây giờ có đến bốn năm vạn. Ai không nghĩ cô gái quê họ Trần đến thế là sung sướng tuyệt. Kì thật lúc nào nàng cũng có vẻ buồn bã âm thầm. Đời con người ta phải có cái biến tượng ấy để tỏ ra ông Tạo hóa chí công. Ta chó tưởng những kẻ giàu sang kia được yên vui sung sướng mọi vẻ mà lầm. Đấng cao xanh cho họ được sung sướng về phần xác thịt thường bắt họ phải đau khổ về phần tinh thần, chẳng nhiều cùng ít để thừa trừ cho cân. Ta thấy họ mâm cao cỗ đầy, lên xe xuống ngựa thế mà trong tâm não luôn luôn vấn vít có cái gì lo, cái gì buồn, cái gì tủi thầm cho mình, cái gì thua kém người ta. Ông trời có cho ai được trọn hưởng nhân gian hạnh phúc bao giờ! Thím Hồng lúc này xác thịt sung sướng thật nhưng tinh thần thì đau khố như tê, như dần có gì lạ đâu! Trong cảnh phong lưu ích kỉ, thiên lương nó cắn rứt tâm não của nàng, bắt nàng phải buồn rầu tưởng nhớ đến ông cha già, tức là bác phó cựu Thành Thị, không biết lúc này đang còn mạnh khỏe hay đã nằm dưới cỏ xanh? Không biết sớm tối có được hai bữa cơm no hay phải khổ sở đói rét? Không biết còn ở Kim Sơn hay đã lênh đênh trôi nổi xứ nào mất rồi? Vì từ ngày nàng bỏ nhà bước chân ra đi chốc đã năm năm, tuyệt hẳn tin tức với cha già, với dì ghẻ, với em bé. Phải chi nàng cứ lưu lạc nghèo khó thì thiên lương nó cũng không vội lạy động tấm lòng hoài cảm ấy thức dậy làm gì. Đằng này, nàng đã làm bà chủ hiệu, làm vợ nhà giàu, hình như mỗi khi thấy mình sung sướng là mỗi khi nghe trong cõi lòng có tiếng trách vấn của thiên lương: Mày đành vui thú cuộc đời lấy một mình sao? Còn lão già kia đâu? Một hôm nỗi buồn thấm thía quá, nàng không thể cầm được nước mắt rồi đem hét tâm sự gia đình ra tỉ tê kể lể với chồng. Chú Hồng cảm động và có ý trách thím vô tình: Chết nổi! Thế sao mấy năm nay 'lứ' không nói cho 'hóa' biết? 'Lứ' không phải câm mà!
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
www.tangthuvien.vn
 
Trở lên đầu trang