[Việt Nam] Câu Thơ Yên Ngựa

Chương 3 : 3

Người đăng: Lịch sử Việt Nam

Ngày đăng: 19:29 16-09-2018

.
Viên quan già thủ kho quốc khố mở rộng một nụ cười nở nang: - Thưa quan Đô Tri, mọi thứ lễ vật đã tự tay lão cân đếm xong xuôi rồi ạ. Rồi lão khoát rộng một vòng tay về phía chiếc sập lớn, ngổn ngang các loại hóa vật như để phô phang không phải với quan Đô Tri Lưu Khánh Đàm mà với ai đó tất cả sự giàu có của triều Lý - Quan đô Tri chậm rãi hỏi: - Lông phỉ thúy đã có chưa? - Dạ, có năm mươi đôi rồi ạ. - Thế hương trầm? - Đủ năm trăm cân không sai một tiểu ly nào. Nhớ tới sự trễ nải của bà cung nhân già cai quản xưởng dệt Thái Hòa mà Đô Tri phải nhờ tới oai của Thái hậu Ỷ Lan để đốc thúc, ông chợt hỏi: - Còn món đọan? - Dạ, xưởng dệt cung đình vừa mang tới năm trăm tấm - Vừa nói lão vừa mở hòm lôi ra từng tấm đoạn dệt hoa rồng cuốn, màu vàng sậm. Cuối cùng quan Đô Tri mới hỏi đến trân châu. Viên quan già vội vớ lấy cái bình vàng cổ cao đặt ở góc sập, đổ ra trên lụa những hạt trân châu to lớn đủ cỡ vừa đếm to: mười hạt bằng hạt đào, mười lăm hạt bằng hạt mận, hai mươi nhăm hạt bằng hát táo, vị chi đủ số năm mươi hạt. Quan Đô Tri tính nhầm: 50 đôi lông phỉ thúy, 5 tạ trầm hương, 500 tấm đoạn, 50 hạt trân châu. Sao tình cờ lại rơi đúng vào con số 5 nhỉ, không biết con số năm này có là điềm may cho vận nước không. Thái Úy đã nói cặn kẽ nội tình nước Tống cho Đô Tri biết. Vương An Thạch từ lúc về triều đã mưu lấy biên công để kê cho vững chiếc ghế Tể Tướng của mình. Việc đưa quân sang đánh Thổ Phồn phiến đất Hi Hà là bằng chứng rõ rệt. Vương An Thạch còn lăm le xâm lấn Giao Chỉ, đánh yếu để dọa mạnh, mong lấy thắng khí ở phương Nam để kích thích chí khí ba quân ở phương Bắc rồi thừa thế đánh bại nước Hạ. Một khi nước Hạ đã thôn tính xong thử hỏi còn ai dám ho he với Tống. Giấc mộng biên công của Tể Tướng họ Vương quả không phải là giấc mộng con. Nhưng bên cạnh Thạch còn có Tống Thần Tông. Ông vua Tống này tính hay do dự và hay câu nệ. Một khi chưa có danh nghĩa đầy đủ là không dám xuất quân. Bụng thì muốn đánh Giao Chỉ mà tay rụt lại trù trừ. Biết thóp điều này, Thái úy tận dụng nó, trì hoãn cuộc chiến sớm bùng ra. Vì vậy sứ đoàn của nước Việt lần này sang cống Tống, tuy bề ngoài lấy cớ cáo ai Tiên Đế qua đời và xin kinh Phật, nhưng bên trong thực sự là một đòn ngoại giao quyết liệt của Thái Úy nhằm làm chênh lệch sự nhất trí giữa vua tôi họ. Vì vậy hơn một tháng nay, tuy lần cống này gọn nhẹ, quan Đô Tri cũng phải cuống vó để lo cho kịp số phương vật mang đi cống Tống. Trong lúc Đô Tri mải suy ngẫm miên man, cặp mắt lơ đãng lướt qua những hạt trân châu lấp lánh tỏa một thứ ánh sáng mờ đục trong căn nhà gần như u tối, vì viên quan già thủ kho đứng thừ ra nhìn ông một cách thỏa thích. Dường như vẻ thanh nhã siêu thoát của ông đối với lão còn hấp dẫn hơn cả những viên ngọc kia. Lão tự nhủ thầm: - Quả Tiên Đế có mắt tinh đời thật! Thời ấy có tục vua Lý thường kén những viên quan trẻ tuổi, đẹp trai nhất cho vào hầu vua; Có hai người, Lý Thường Kiệt, mặt đẹp như ngọc với Lưu Khánh Đàm, tướng mạo phi phàm, đã từng nức tiếng là hai cây vàng quả ngọc của triều Lý. Có lẽ vì số phận có điều trùng hợp nhau mà hai người rất đỗi thân nhau. Chỉ hơi khác là Thường Kiệt vào cung lúc 23 tuổi, còn Khánh Đàm vợ con đầy đàn mới bắt đầu nhập nội. Lão thủ kho mải mê nhìn và chỉ sực tỉnh khi đột nhiên nghe tiếng Đô Tri hỏi: - Còn ngựa! Số ngựa đã đủ chưa? - Dạ ... dạ, đủ rồi ạ. Sáu con ngựa vua với sáu bộ yên vàng khớp bạc. Đô Tri thở phào nhẹ nhõm. Bây giờ chỉ còn lo một nỗi, chẳng biết việc ông đề cử quan thiếu sư Lý Hoài Tố đi làm chánh sứ lần này có được lòng Thái Úy không? Vừa nghĩ đến người đã thấy mặt người. Thiếu sư Lý Hoài Tố đúng bên ngoài vui vẻ lên tiếng. Thiếu sư Lý Hoài Tố đứng bên ngoài vui vẻ lên tiếng: - Đệ đã gặp Thái Úy rồi. Thái Úy hẹn lát nữa sẽ đến với anh em ta. Đô Tri nhích bước ra cửa: - Thái Úy có dặn dò gì không? - Thái Úy có dặn dò gì không? - Thái Úy bảo đệ phải cố đem ba tấc lưỡi, trổ hết tài đàm biện để làm cho vua Tống, tin rằng nước ta vẫn một lòng một dạ giữ đạo phiên thần, không hề dám mơ màng đến ngọn cỏ tấc đất của Thiên triều. - Gì chứ tài làm thuyết khách thì đệ chắc quan huynh chẳng chịu nhường ai. - Thái Úy dặn đệ phải kín đáo đến vấn an quan đại thần Ngô Sung, người cầm đầu hai ty trung thư và ty khu mật rồi mới ra mắt quan ngự sử Vương Thiều. Ta phải cố lấy lòng hai vị đại quan thần thế này vì họ thuộc phe chủ hòa chống lại phe Vương An Thạch. À, tặng vật đối với mỗi người có khác đấy. - Quan huynh không phải lo. Với Ngô Sung thì dễ thôi. Nhưng với Ngự sử Vương Thiều, tính khó không hay ăn lễ vàng bạc đút lót của kẻ khác mà chỉ thích những vật lạ của phương xa nên phải chọn kỹ. Này, quan huynh xem thử món này đã vừa mắt chưa? Đô Tri gọi lão quan thủ kho mang ra một bức tượng Phật cao hơn một thước. Pho tượng này được tạc trên gỗ trầm hương với một bàn tay nghề vô cùng tinh xảo. Thiếu sư Lý Hoài Tố ngắm nụ cười bí ẩn trên môi tượng Phật một nụ cười bí ẩn trên môi tượng Phật, một nụ cười như không cười vỗ đùi thán phục: - Quả là món lễ vật hợp với một vị quan liêm chính! Như sực nhớ ra, thiếu sư hỏi khẽ: - Lần này đi sứ, đệ có một vị quân sư trẻ tuổi đi theo ... - Quân sư nào? - Nghe Thái Úy nói có một tướng quân họ Vũ nào đấy. Việc đến nhà Ngô Sung là do người này sắp đặt. Đô Tri có hay biết gì về người này không? - À, đệ cũng nghe mang máng- Đô Tri vừa ngẫm nghĩ vừa rụt rè đáp. Đó là một con người tuy còn trẻ, nhưng rất cơ trí, nghệ võ tuyệt luân. Có thêm người ấy, thiếu sư như rồng thêm cánh quả là điều đáng mừng đấy. Hai người ngồi đợi mãi nhưng bóng dáng của Thái Úy vẫn chưa thấy đến. Họ không biết rằng khi Thái Úy vừa định ra phủ thì Hạnh Hoa và lão Vũ đã về tới nhà. Thấy mặt con gái hồng hào phấn chấn; Thái Úy nhắc: - Lúc con đi vắng, Thái Hậu Ỷ Lan đã mấy lần cho người ra vời con vào cung ... - Dạ, vâng con xin đi ngay ạ. - Hãy gượm! Nghe cha dặn đây. Con vào ở trong cung, phàm những việc cơ mật của Thái hậu là con phải làm tất, đừng cho kẻ khác dúng tay vào. - Vâng ạ! Nói xong nàng lui vào nhà trong. Thái Úy gọi lão Vũ vào trong phòng riêng. Không để cho Thái Úy phải đợi, lão đã báo tin vui sốt dẻo: - Con đã tập hợp được nhiều luồng tin quan trọng. Ngoài tin của Thiện chiếu Thiền sư ở Hán Dương còn có tin ở Quế Châu. Triệu Tú cũng cho người đến gặp con tại bạc dịch trường. - Trường Tú à? Anh ta còn ở Đàm Châu chứ? - Dạ, Triệu đã chuyển xuống Tân Châu rồi. - Triệu Tú là người có biệt tài tinh thông mọi phép đồ trận. Sau này còn giúp ta được nhiều việc, con nên ghi nhớ điều đó - Thái Úy nhìn lão Vũ hỏi thẳng vào cái điều mà ông đang nóng lòng muốn biết: Thế Thẩm Khởi là người thế nào? - Dạ Thẩm Khởi là viên lang trung ở bộ hình ... Y rất được lòng vua Tống là người tin cẩn của Tể Tướng Vương An Thạch. - Người tin cẩn của Vương An Thạch! - Vì y quả quyết với Vua Tống là lấy Giao Chỉ như thò tay lấy đồ trong túi nên y được thay Tiêu Chú coi Quế Châu kiêm cả chức Quảng Tây kinh lược sứ? Y được giao toàn quyền xử lý rồi mới tâu sau một khi xảy ra biên sự. - Chà, chà ! Gã này được tiền trảm hậu tấu đấy! - Chính vì vậy mà vừa mới nhận chức, y đã hung hăng điều quân đóng doanh ở các châu Dung, Nghi và đang sửa soạn tiến đánh trại Vương Khẩu. - Một viên tướng nói liều mà hung hăng! - Triệu Tú còn cho biết thêm là khi y còn làm chuyển vận sứ Thiểm Tây, lính Khánh Châu nổi loạn kéo tới thành Trường An, y đóng chặt cửa thành không dám thò ra ... - Một viên tướng nhát gan. Thái Úy chăm chú dằn từng chữ. - Dạ, đúng vậy, nhiều người cho Thầm Khới dát. Nhưng vua Tống và Vương An Thạch lại bênh cho là Khởi có tính trực nên bị nhiều người ghét. - Một viên tướng dát lại được bênh! Hà, hà! Mỗi lần lão Vũ dứt lời, Thái Úy lại nhấn mạnh vào những lời miêu tả tính cách của viên biên thần nhà Tống như muốn khuyên đỏ vào nhũng dòng chữ ấy. Nghe xong, Thái Úy đứng dậy đi đi, lại lại: - Một viên tướng ăn nói vong mạng, hung hãn mà lại non gan. Non gan mà lại được bênh. Hà, hà! Hà, hà! Lần này ta sẽ làm cho không một ai bênh nổi Thẩm Khởi, kể cả Tống Thần Tông và Vương An Thạch. Đến bây giờ Thái Úy mới đổi giọng hỏi sang chuyện nhà, chuyện cửa ở dưới quê của lão Vũ. - Dạ, thưa Thái Úy, mẹ con gửi lời cảm tạ Thái Úy. Còn việc quân thì mẹ con đã sửa soạn xong rồi. Thái Úy đứng trầm ngâm không biết bao lâu rồi khẽ nói: - Vũ nhi! Lần này con phải đi công cán xa, đảm đương cho ta một việc hệ trọng. Ta đã cân nhắc kỹ lưỡng nhưng phi con ra không còn ai làm nổi việc này. ta sẽ cho con hai mươi thám tử mới ra lò để thêm tai mắt cho con ... con đi vắng lâu ngày, ắt ta nhớ lắm. Vạn bất đắc dĩ ta mới để con đi chứ lòng ta không muốn . - Dạ, mẹ con cũng đã nói rõ với con. - Thế mẹ con có nói rõ đến mối thâm tình giữa ta với bố con không? Và vì sao con lại phải cải dạng làm lão quản gia đến ở với ta không? - Dạ, con nghĩ vì sự cơ mật của công vụ. Con đã từng là vị danh y thuộc mặt các quan châu ờ vùng khê động. - Đó cũng là một nhẽ - Thái Úy trìu mến nhìn đăm đăm vào lão Vũ, nét mặt ông dịu lại và như mờ đi- nếu trong đời ta có một mối giao tình nào nồng mặn hơn cả tình thân ruột thịt thì đó là tinh bằng hữu của ta với bố con. Trước đây hai người chúng ta như hình với bóng không rời nhau gang tấc. Vì vậy khi bố con mất ... Giọng Thái Úy nói khẽ và như nghẹn lại. Căn phòng tĩnh mịch lạ lùng. Lão Vũ tưởng như nghe rõ từng hơi thở của Thái Úy. - Khi bố con mất, lòng ta thương nhớ khôn nguôi. - Ta bỏ ăn bỏ ngủ hàng tháng trời ... Chắc hẳn con không ngờ là nét mặt hóa trang của con lại hao hao giống người bạn cũ của ta. Đó là ta nhờ vào cái thuật biến hóa có một không hai của thân mẫu con đấy. Trông thấy con hàng ngày ta tưởng như bố con vẫn còn sống ở bên cạnh ta ... Lão Vũ bàng hoàng nhìn ra song cửa sổ. Ngoài trời, nắng cuối xuân bỗng bùng lên như để dọn đường đi thẳng sang mùa hạ.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang