[Việt Nam] Câu Thơ Yên Ngựa
Chương 4 : 4
Người đăng: Lịch sử Việt Nam
Ngày đăng: 19:29 16-09-2018
.
Buổi chiều hôm ấy, bên trong chùa Nhị Thiên Vương bày ra một quang cảnh khác thường. Từ các chú tiểu đến hàng sư thầy sư bác đều xắn tay vào dọn dẹp quét tước sân trong sân ngoài tận đến mái tam quan. các đồ thờ tự bằng kim khí trên bàn thờ Phật cũng được kỳ cọ sạch sẽ. cả ngôi chùa giống như một chiếc đỉnh đồng bóng lộn. các tăng lữ đều vận những bộ thiền phục bằng vải nâu mới cứng.
Trước dãy tịnh xá ở phía trong cùng cạnh trai phòng, giữa ngôi nhà lớn, các chú tiểu trịnh trọng kê một bàn hương án mới. cảnh nhộn nhịp này diễn ra một cách thầm lặng, bên ngoài không một ai hay biết.
Ngôi chùa Nhị Thiên Vương mới dựng ở phía đông nam thành Thăng Long chưa đầy ba năm. Cũng năm ấy Thái Úy Lý Đạo Thành đích thân đứng ra chỉ bảo việc xây Văn Miếu, tô ttượng Khổng Tử, Chu Công cùng thất thập nhị hiền và lập trường Quốc Tử Giám.
Ngày Hoàng Thái Tử Càn Đức cắp sách ra học khai tâm ở trường này cũng là ngày chùa Thiên Vương nhổ giàn giáo vôi vữa còn bề bộn chưa dọn sách.
Lạ một điều là từ ngày về trụ trì chùa này, chưa một ai biết mặt sư ông. Họa hoằn một tháng đôi phiên mới thấy chú tiểu hoặc sư thầy đi ra chợ. Cổng chùa đóng im ỉm quanh năm suốt tháng. Thường những tối, nếu có kẻ tò mò mỏng tai vếch lên nghe ngóng thì mới nhận ra tiếng cyhân ngưòi rậm rịch, tiếng vũ khí va nhau ở bên trong. Nhưng lâu rồi cũng quen đi. Dân chúng ở quanh đấy chẳng một ai để ý đến vẻ kỳ bí của ngôi chùa nữa.
Khi tiếng chuông thu không gióng giả nổi lên thì mọi người trong chùa ai về việc nấy, bầu không khí thanh tịnh hàng ngày lại trở về bao trùm lên những mái ngói còn đỏ tươi.
Mãi đến tối sẵm mới nghe tiếng vó ngựa dừng lại trước cửa tam quan. Hai võ quan, một già một trẻ tiến vào chùa.
Sư ông cùng các tăng thống ra tận ngoài thềm cung kính vái chào rồi rước khách quý vào chính điện dâng hương. Lễ Phật xong, hai quan nối gót sư ông theo vào trai phòng. Cửa phòng vừa khép khép lại, sư ông vội chắp tay cúi mình sát đất:
- "Bần tăng Quách Thiên Phương xin ra mắt Thái Úy."
Thái Úy đưa tay nâng sư già lên cười rộ:
- Sao ông bạn già của ta lại lắm lễ nghi thế! Ông bạn có biết ai đấy không? - Thái Úy chỉ vào viên tướng trẻ đang đứng đằng sau mình.
Đèn trong trai phòng sáng rỡ, soi rõ đôi mắt ngời ngời trên gương mặt khôi ngô của người trung niên; Sư già nheo mắt nhìn kỹ hồi lâu vẫn chưa nhận ra.
- Con trai đầu của thần y họ Vũ đấy! - Thái Úy mỉm cười nói tiếp:
- A di đà Phật! Hạnh ngộ! Hạnh ngộ! Ông nhà xưa với bần tăng là bạn cố trí. Bần tăng chắc tướng quân nối được chí cha không làm mai một đường côn họ Vũ.
Nói xong, sư ông quay quả đi vào phía trong. Thái Úy quay lại nói khẽ:
- Vũ nhi! Sư ông đây họ Quách, vốn xuất thân từ con nhà võ tướng ở đất Mân. Hiện thời ông đang đảm phần đào luyện thám tử cho ta.
Quách Thiên Phương! Thì ra vị sư già này đã có thời làm giáo luyện cấm quân trong nội đình lúc Thái Úy còn ở chức Đô Tri coi sóccấm thành. Trí nhớ sắc sảo của Vũ nhi bây giờ đã trở lại nguyên dạng trong vị tướng quân họ Vũ - phanh dần từng tình tiết câu chuyện bố kể năm xưa ... Ông vua đầu của triều Lý, Lý Công Uẩn lên ngôi giữa đám mây vàng truyền thuyết. Không ai rõ gốc gác vua Lý ở đâu. Thiên hạ đồn mẹ ông nằm mộng gặp thần nhân có mang sinh ra ông. Mặc dù Lý Công Uẩn đã phong bố là Lý Tự Khanh làm Hiển Khánh Vương nhưng người ta vẫn nói đó là cha nuôi và sự việc trên không làm tan được đám mây truyền thuyết hoang đường ấy.
Ngược lại, người Mân lại nhận Lý Công Uẩn là người gốc đất họ. Họ bảo bố vua Lý là một vị quan to của họ chạy sang ta ở ẩn khi nhà Tống đánh chiếm nước Mân. Có lẽ vì vậy mà nhiều người Mân trốn sang ta giúp vua Lý. Có người làm đến hàng công khanh. Quách Thiên Phương theo bố mưu đồ chống Tống khôi phục lại nước Mạn. Nhưng sự việc không thành. Ông bỏ sang Thăng Long cạo trọc đầu, cạo luôn cả bộ râu năm chòm lẫm liệt, vào chùa Thắng Nghiêm quy y đầu Phật. Không ai biết vì đâu trong số khách thập phương đi lễ chủa Thắng Nghiêm lại có mặt Thái Úy lúc này còn ở chức Hoàng môn chỉ hậu. Cỗ lộc vừa mang xuống để các sư sãi thụ trai thì Thái Úy vào phòng riêng gặp Quách Thiên Phương vòng tay thi lễ:
- Thưa tướng quân, tướng quân là người văn võ kiêm toàn lại thông thạo mọi thuật nho y, lý số. Mong tướng quân đừng hoài phí tài năng về giúp rập triều đình để nước Việt này thâm rạng rỡ.
- Ôi! Thân này đã bao năm long đong thư kiếm - Thiên Phương trút ra một tiếng thở dài - Nhưng rồi mọi việc không thành nên nay đành núp bóng từ bi.
- Thưa tướng quân, bóng từ bi bây giờ cũng nắng dãi rồi. Nhà Tống đã nhòm ngó sang phương Nam.
Quách Thiên Phương bỗng vụt đứng dậy. Câu chuyện kéo dài. Hai người tuy mới gặp nhau mà như đã quen lâu. Quách Thiên Phương buông lời hứa như dao chém đá. Năm chòm râu suôn đuột đen huyền lại trở về trên khuôn mặt uy nghiêm của ông. hơn hai mươi năm ròng, Quách Thiên Phương giúp Thái Úy chấn chỉnh vệ cấm binh, tăng số quân tinh thục lên đến ba bốn nghìn người. Rồi một lần nữa ông lại giã từ những chòm râu dài đã ngả sang màu hung khoác bộ cà sa, bí mật đào luyện cho Thái Úy một đội ngũ thám tử lành nghề. ...
Quách Thiên Phương đã bê ra một mâm ngũ quả. Ông nâng cái bình hình cá với con tôm nằm vắt vẻo trên lưng, rót nước thảo quả vào cốc mời khách.
- Bần tăng hỏi khí không phải - Ông quay về phía Vũ nhi đổi giọng thân mật - Tên cháu là gì?
- Dạ, tên cháu là Vũ Anh Thư ạ.
Quách Thiên Phương nhìn vào ánh men ngọc xanh lơ trên bình sứ, mơ màng nói:
- Cháu ạ, bao lần chú đã treo gươm rửa kiếm dứt bỏ sự trần nhưng rồi vì nặng tình với quan Thái Úy ....
Thái Úy cười rộ ngắt lới:
- Ông bạn ơi! Ông theo dòng Thiền Tông "Thảo đường " do đức Tiên Đế sáng lập tại chùa Khai Quốc thì có dúng tay vào việc trần vì nghĩa lớn cũng chẳng sai phạm gì tới lòng từ bi của đức Phật kia mà.
- Về lý lẽ, bần tăng chịu thua Thái Úy từ lâu rồi.
Ba người cùng cười xòa rồi đứng lên ra phía sau chùa dự lễ. Các vị tăng thống đều đủ mặt tại đây. Đa số họ là người xứ Mân lâu ngày lưub lãng giang hồ rồi dừng chân trân đất Việt. Họ đều là bọn tay chân cũ của bố Quách Thiên Phương, được Phương tụ họp về đây giúp ông trong việc giáo luyện.
Mỗi sáng ra các môn đồ học kinh kệ, chiều đến học nói tiếng Trung - Nguyên, tối lại tập luyện các môn võ nghệ cùng các thuật leo núi, vượt tường, cấy râu nhuộm tóc.
Trong sảnh, đèn thắp sáng trưng. Hai hàng võ sinh, thám tử đứng im như tượng gỗ trước bàn hương án, đèn nhang nghi ngút. Bọn họ đều cùng ngang lức tuổi xấp xỉ đôi mươi, dáng người cao ráo gân bắp chắc nịch. Buổi lễ tuy đơn sơ, nhưng không kém phần trang nghiêm, long trọng. Trong đại sảnh, im lặng như tờ. hai mươi võ sinh lần lượt đến trước bàn hương án, đưa thẳng tay ra đặt trên đỉnh đồng, tuyên lời thề trọng.
Sau buổi lễ, Thái Úy đưa Vũ Anh Thư vào một tĩnh thất riêng biệt.
- Vũ nhi! Con đi chuyến này cứ tùy ý mà bày bố lại đường dây truyền tin sao cho thật tinh tế tránh mọi sơ hở. Duy có một điều ta cần nhắc con. Triệu Tú là người đất Mân lại là chú em bên ngoại của Quách Thiên Phương. Y theo giúp ta vì lớn nên đó là kẻ tâm phúc của ta. Còn Từ Bá Tường tuy cũng gốc ở nước Mân nhưng vì y đã đỗ tiến sĩ mà không được vua Tống trọng dụng nên sinh bất bình mới chịu giúp ta. Biết đâu rồi đây có ngày vua Tống nhìn lại, y được công thành danh toại. vì vậy sự tin cẩn của ta đối với y có khác với Triệu Tú.
Ông dừng lại hồi lâu như để những lời ấy kịp thấm vào Vũ Anh Thư rồi nói tiếp:
- Sứ bộ lần này của ta đi theo đường đất qua trại Vĩnh Bình. Đến sông Đào Hoa đã có phò mã Thân Cảnh Phúc đem quân hộ vệ sứ đoàn lên tận biên giới. mọi chuyện ta đã bàn kỹ với thiếu sư Lý Hoài Tố. Riêng việc đến phủ Ngô Sung là con phải tự lo liệu. Con gắng làm sao để Ngô Sung là con phải tự lo liệu. Con gắng làm sao để Ngô Sung thấy rằng nước ta là đất hiểm, đánh ta lúc này là quỷ thần không vệ, trăm họ ít theo. Rồi từ Ngô Sung tự khắc loang ra ghìm bớt tham vọng n^n nóng của Vương An Thạch.
Thái Úy thong thả rút ra một tấm áo nhỏ, loại áo lót mình nhưng dệt bằng một thứ vải kỳ dị tỏa sáng dưới ánh dèn một màu ngọc trắng.
- Vũ nhi, con có biết chiếc áo "đằng ti" này của ai không? Chắc thân phụ con đã nói rõ rồi chứ? Vũ Anh Thư lẳng lặng gật đầu. Tuy biết vậy, Thái Úy vẫn nhắc lại:
- Tấm áo "đằng ti" này dệt bằng một loại cây thần mọc ở góc hiểm trên đỉnh núi Tản Viên. Cứ ba năm, sợi mây mới dài thêm một đốt. Người ta lấy về tước nhỏ sợi rồi đem ngâm nước muối ba năm. Xong phải hong nắng đủ bảy ngày, phải phơi sương đủ chín đêm mới trộn vào các sợi kim khí đem ra dệt áo. Sợi mây lúc này đã cứng lại như sắt mà lại mềm nhũn như lá liễu, dẻo dai như gấn thú. Kiếm đâm đao chém đều không thủng. Chiếc áo " đằng ti" này với cái quạt thước "thiết phiến" của bố con là hai vật gia bảo của dòng họ Vũ. Bố con đã chia chiếc áo này cho ta. Bao năm nay, ta mặc nó trong người. Nay ta trao lại cho con làm vật hộ thân trong lúc con đi làm việc lớn.
Vũ Anh Thư quỳ xuống lạy tạ Thái Úy. Sớm hôm sau Vũ Anh Thư cùng hai mươi thám tử vừa mãn khóa ra trường, giả dạng làm phu khiêng gánh cống vật, nhập vào sứ đoàn lên đường sang đất Tống.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện