[Việt Nam] Ái Tình Và Sự Nghiệp

Chương 4 : IV

Người đăng: Lịch sử Việt Nam

Ngày đăng: 19:34 05-09-2019

Sau khi Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên ở miền Nam nhất định kháng thuế, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng biết rằng không thể không có một cuộc chiến tranh dữ dội giữa hai họ Nguyễn và Trịnh được. Tuy vậy, Thanh đô Vương vẫn còn muốn dò la ý tứ Nguyễn vương một lần sau chót. Ngài tâu vua sai sứ đem sắc vào dụ Sãi vương cho con ra chầu, dâng ba chục thớt voi cùng ba chục chiến thuyền để đưa sang cống Minh Triều Hoàng đế. Sãi vương hỏi ý kiến tả hữu là bọn Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến, và Đào Duy Từ. Bọn này đồng thanh khuyên Sãi vương nhất định khởi hấn. Sãi vương nghe theo, Nam và Bắc từ đây đoạn tuyệt, Thanh đô Vương giận lắm. Ngài tức khắc vời văn võ lại bàn việc Nam chinh. Cả Thế tử nhà Mạc cũng được dự bàn, vì Thanh đô Vương vẫn muốn thử tài trí của Mạc Thế tử Khi mọi người đã an vị, Thanh đô Vương liền cất tiếng hỏi: - Nguyễn phúc Nguyên hai lần cự mệnh. Triều đình, tội không thể tha được. Và ta, thể nào ta cũng phải đem binh vấn tội, nếu không thì triều đình sẽ không còn ra thể thống gì nữa. Vậy, trăm quan ai có kế sách nào hay cho phép cứ tự do bày tỏ. Văn võ nhìn nhau, chưa ai có ý gì hay thì Mạc Thế tử đã nói; - Họ Nguyễn xưng chúa ở phương Nam là nhờ có bọn văn thần, võ tướng toàn những tay trí dũng thao lược cả. Ví dụ bọn Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến là những tay cầm quân rất giỏi, có thể đánh trăm trận cũng nên công. Hơn thế nữa, Nguyễn vương còn có một bậc văn thần tài ngang Gia Cát Lượng đời Tam quốc, ấy là Đào Duy Từ… Thanh đô Vương tỏ vẻ nghĩ ngợi: - Đào Duy Từ nào? - Người học trò con nhà hát xướng mà ở đây luật lệ đã không cho được ứng thí. - Tên ấy mà có tài cao ư? - Khải Đại vương các văn thần, võ tướng các tay anh hùng tạo thời thế mà tên tuổi còn lưu lại đời sau phần nhiều đều là con nhà áo vải cả. Đào Duy Từ tuy xuất thân ở chỗ hèn hạ mà tài học quá siêu quần, ông ta người làng Hòa Trai, huyện Ngọc Sơn phủ Lĩnh gia, tỉnh Thanh hóa. Từ khi bị ức vì không được ứng thí, ông ta liền vào Nam quyết tìm đường tiến thân với chúa Nguyễn. Thoạt đầu, lạ nước lạ non, không người tiến dẫn, ông ta đi ở chăn trâu cho một nhà giàu đã nổi tiếng là Mạnh Thường quân đất Tùng Châu. Trong lúc phong trần ông có làm một bài phú để nói cái chí lớn của ông, ấy là bài Ngọa Long Cương, mà thiên hạ đương rất truyền tụng. Nhờ bài văn ấy, Đào Duy Từ được quan Khám lý Trần Đức Hòa đem lòng yêu mến, gả con gái cho ông rồi tiến cử ông với Nguyễn vương. Nguyễn vương, sau một buổi tiếp kiến Đào Duy Từ, biết ngay ông này là một tay thao lược xuất quần, liền cất ông lên chức Nộ Tán, tước Lộc Khê Hầu, Chính Đào duy Từ là người đã lập đồn Trường dục và đã đắp cái lũy dài Nhật lệ, bức tường thành ngăn đôi Nam Bắc, một trở lực lớn cho việc Nam chinh của Đại vương. Thanh Đô Vương tỏ ý nghĩ ngợi một lúc lâu đoạn hỏi Mạc Thế Tử: - Túc hạ làm cách gì mà biết được tường tận như vậy? - Khải Đại Vương, vì Vương phụ chúng tôi đã có lần muốn thu phục Đào duy Từ, nên mới hỏi về ông ta một cách tường tận như vậy. - Như nhời túc hạ nói thì Sãi vương có lẽ là một tay kình địch đáng sợ hay sao? - Phải Đại vương, chúa Nguyễn quả là một tay Lưu Huyền Đức ở phương Nam vậy! - Theo ý túc hạ, ta nên dùng phương sách, nào để trị bọn ấy? - Khải Đại vượng, theo ý ngu của chúng tôi thì, trong việc dụng binh, không nên nghe mưu kế sẵn. Dùng binh, cũng như đánh cờ. Không một ván cờ nào lại giống hệt ván cờ nào, còn như vây hãm bên địch vào thế nọ thế kia, ấy chẳng qua là một sự rất hiểm hoi. Kẻ làm tướng hơn nhau chỉ ở chỗ biết liệu gió, phất cờ, lúc nào nên đánh thì đánh, lúc nào nên lui thì lui, nghĩa là cần nhất có một chữ tùy. TÙY thời, ấy chính là tất cả cái nghệ thuật để thắng lợi bên địch. Vả lại, Vương thượng nếu một mai cất quân chinh Nam, các mưu kế không thể dự trước được. Vì sao? Vì bọn văn thần võ tướng của Nguyễn vương đều là những tay thiên mưu bách kế, nhập thần xuất quỷ một cả. Ta chỉ một cách là tùy liệu đến đâu hay đến đấy! - Túc hạ nói rất phải. Tuy nhiên, lúc sắp ra quân, ta cũng nên nghĩ xem đại cương cuộc hành binh sẽ như thế nào. Mạc Thế tử và trăm quan chưa ai kịp đáp thì Hoàng-môn-quan vào bẩm: Khải Vương thượng, có Nam sứ là Văn Khuông ra dâng phẩm vật tạ ân phong sắc. Thanh Đô Vương chau mày nghĩ ngợi một phút mới truyền cho vào. Văn Khuông lạy phục dưới thềm son rồi tiến lên điện. Thanh Đô vướng hỏi ngay bằng một giọng gay gắt: - Tại sao Nguyễn Phúc Nguyên dám kháng thuế? Văn Khuông chắp tay nói: - Khải Vương thượng, Chúa công tôi đâu dám kháng mệnh Triều đình! Chỉ vì mấy năm luôn, mùa màng bị thiên tai hoàng trùng, dân tình đói kém khổ sở quá nên không làm cách nào thu đủ được số thuế để nạp về Kinh đô thôi. Vả lại, về việc này, Chúa công chúng tôi đã có biểu dâng lên Thánh thượng và Đại vương để trần tình về việc ấy rồi. - Những nhời ngươi vừa nói chẳng qua chỉ là cái ngụy thuyết để che đậy tội lỗi mà thôi. Nếu Nguyễn Phúc Nguyên không có ý gì khác thì sao y lại từ chối việc cống voi và chiến thuyền? - Khải Đại vương, Chúa công chúng tôi có đâu dám từ chối. Chẳng qua hạn nộp voi và chiến thuyền gấp quá. Chúa công chúng tôi phải xin hoản đấy thôi. Chúa công chúng tôi vâng mệnh đức Hoàng Đế và lệnh của Vương thượng trấn thủ phương xa, có tiếng nhưng thực không có miếng. Bởi vì rằng phương Nam là đất cồn cát, mầu mỡ không có gì. Dân tình lại khổ sở, họ toàn là những kẻ vong mệnh tụ tập nhau thành chòm xóm... Thanh đô Vương đập tay xuống án thét: - Cái ý phản Triều Đình của Nguyễn Phúc Nguyên đã rõ rệt lắm rồi, người đừng chống chế nữa, vô ích. Nên Chúa ngươi thành tâm như nhời người nói thì đồn Trường dục và lũy Nhật lệ kia dựng đắp lên để làm gì? Văn Khuông không hề có vẻ sợ hãi, và cứ điểm nhiên đáp: - Khải Đại vương, nếu Chúa công chúng tôi quả có ý kia khác thì sao còn sai chúng tôi đến dâng biểu tạ ơn và các bảo vật lên đức Hoàng Đế và Vương Thượng. Còn như những việc xây đồn dắp lũy, ấy chẳng qua là công việc rất thường của kẻ làm tướng ngoài biên cương, Vương Thượng để tâm làm gì. Thanh đô Vương thấy Văn Khuông ứng đối trôi chảy, lòng riêng thầm phục là một tay sứ giả không đến nỗi nhục mệnh của bề trên. Vương truyền Vân Khuông hãy tạm lui ra quán dịch đợi mệnh. Văn Khuông lạy tạ lui ra. Thanh Đô Vương quay lại Mạc Thế Tử: - Họ Nguyễn có những bề tôi như thế chẳng trách được va dám xưng cô xưng quả hùng cứ một phương. Mạc Thế Tử nói: - Nhời Vương Thượng dạy rất đúng, nhưng chỉ đúng cho bọn Hữu Tiến, Hữu Dật, Đào Duy Từ mà thôi. - Túc hạ cho Văn Khuông là không xứng đáng nhời khen ngợi của ta sao? - Văn Khuông là một võ tướng bậc dưới, làm gì có những câu nói hùng hồn như vậy. Chẳng qua, trước khi đến đây, va đã được Đào Duy Từ mớm nhời cho rồi. Kịp lúc Đại vương truyền hỏi, và cứ sẵn nói ra, như kẻ học trò đọc thuộc lòng một bài học vậy. Thanh Đô vương tỏ ý không tin. Mạc Thế Tử liền trỏ mâm phẩm vật do Văn Khuông vừa đệ lên mà rằng: - Khải Vương Thượng, tôi dám nói vậy là vì bên trong nhời đối đáp trôi chảy của Văn Khuông, tôi đã nhận rõ cái ý kình địch ra mặt của chúa Nguyễn ở miền Nam rồi. Cái ý ấy tôi dám chắc đâu trong chiếc mâm này. Thanh Đô vương nhìn Mạc Thế Tử: - Túc-hạ nói gì, ta không hiểu! - Vương Thượng hãy truyền nội thị đập vỡ chiếc mâm đồng này ra thì sẽ thấy sự lạ. Thanh Đô Vương nghi ngờ liền sai nội thị làm theo nhời Mạc Thế Tử. Chiếc mâm đồng bị đập bẹp trong nháy mắt. Ai nấy đều sững sờ thấy là một cái mâm hai đáy, trong đó giấu kín một tờ giấy có chữ viết kèm với đạo sắc của Lê Hoàng. Nội thị dâng lên Thanh Đô Vương. Ngài cầm đọc lá thiếp đoạn trao cho Mạc Thế Tử: - Túc hạ thực là một tay thần đoán. Nếu Đào Duy Từ đã tự ví mình với Gia Cát Lượng đời Hậu Hán thì ta phải nói rằng túc hạ quả là Trương Tử Phòng đời Tây-Hán vậy. Nhưng mấy câu này ý nghĩa ra sao, túc hạ có đoán được chăng? Mặc Thế Tử nhìn qua bốn giòng chữ: - Khải Đại vương, mấy giòng chữ này, ý nghĩa ra sao, theo ý tôi, chỉ có quan Thiếu úy Phùng khắc-Khoang họa may đoán nổi. Thanh đô Vương khen phải, liền triệu Phùng khắc Khoan lên điện: - Phiền Khanh giảng hộ mấy câu này. Phùng trạng nguyên đọc: Mâu nhi vô dịch Mịch phi kiến tích Dì lạc tâm trường Lực lai tương dịch. (Sà mâu không mấu Tìm không thấy dấu Tấm lòng xót thương Sức đến cùng đấu) Trong lúc trạng Bùng đọc to bốn câu triết tự viết trên cánh thiếp, trên từ Thanh đô Vương, Mạc Thế tử, dưới đến văn võ quan liêu, hết thảy cùng nhìn chằm chặp cả vào gương mặt khôi ngô và tư lự của nhà nho đã từng tiếng một thời ở đất Bắc Hà. Khắc Khoan nghĩ rất nhanh, đoạn kính cẩn đặt tờ thiếp lên mặt án son, trước bảo tọa của Chúa Trịnh. Thanh đô-v ương hỏi: - Thế nào? Trạng nguyên đoán ra chứ? Phùng khắc Khoan chắp tay nói: - Khải Vương thượng, bốn câu triết tự này, quá đúng như nhời Mạc Thế tử nói, ngụ một ý rất xược. - Khanh cứ nói ta nghe... - Khải Đại vương, Sà mâu không mấu tức là chữ máu không có nét phết: dư. Tìm không thấy dấu, tức chữ mịch thiếu chữ kiến:bất. Tấm lòng xót thương, chữ ái bỏ chữ tâm: thụ. Sức đến cùng đấu, tức là chữ lai ghép cùng chữ lực: sắc. Thanh đô vương lẩm bẩm: - Dư bất thụ sắc... Phùng khắc Khoan gật: - Chính vậy! - Nghĩa là Nguyễn phúc Nguyên bảo ta biết ý va không triệu sắc mạng Triều đình nữa! Quân này láo thực... Thanh đô vương nổi giận lôi đình. Ngài thét: - Vũ sĩ đâu, ra bắt Văn Khuông vào đây. Mạc Thế tử đứng dậy: - Khải Đại vương, bắt y vô ích. Thanh đô vương quắc mắt hỏi: - Sao... sao lại vô ích? - Vì Văn Khuông chắc đã đi xa rồi. Thanh đô Vươngnghe nói càng giận: - Cha chả! Nghịch tặc dám nhờn oai ta… Võ sĩ bay cứ ra quán dịch xem nào. Võ sĩ tuân lệnh ; nhưng, một lát sau. chúng đều trở vào trình rằng Văn Khuông quả đã trốn mất từ lâu rồi. Mạc Thế tử nói: - Xin Đại vương sai ngay Đại tướng cầm quân vào hỏi tội họ Nguyễn và chính người sẽ thân chinh đi sau. Cốt nhất là ta chờ xem cử động của bọn Đào Duy Từ ra sao đã...
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
www.tangthuvien.vn
 
Trở lên đầu trang