[Dịch] Hậu Thủy Hử

Chương 109 : Vương Khánh qua sông bị bắt, Tống Giang đánh giặc thành công

Người đăng: Lịch sử Việt Nam

Ngày đăng: 23:22 08-09-2018

Đang nói chuyện hôm ấy Tống Giang vào trong trướng nghị bàn việc quân, các tướng đứng vòng tay chờ lệnh. Những quân sĩ giữ việc bắn pháo hiệu, đánh chiêng trống, vẫy cờ cùng đầu mục chỉ huy các doanh lần lượt đến dưới trướng xếp hàng chỉnh tề chờ nghe hiệu lệnh. Sau một hồi trống điểm, quan tuyên lệnh đọc chiến lệnh xong, các đầu lĩnh chỉ huy các trại đều lần lượt cúi đầu nghiêng mình nhận lệnh, rồi đứng xếp hàng hai bên. Quân tuần tra giũ cờ xanh quỳ nghe lệnh: - Những ai hò reo không đều, hàng ngũ lộn xộn, làm ồn ào, ra trận chần chừ không tiến đều phải bắt về nghiêm trị. Các viên kỳ bài tả hữu mỗi bên hai mươi người, Tống tiên phong đích thân ra lệnh: - Các ngươi trở về doanh trại đốc thúc quân sĩ ra trận, kẻ nào chần chừ lui bước không nghe lệnh thì cứ bắt về trị tội. Các viên kỳ bài tuân lệnh, ai nấy trở về bản doanh nổi hiệu chiêng trống, sắp xếp đội ngũ đợi lệnh lên đường. Sau cùng Tống Giang truyền lệnh cho các đầu lĩnh thủy bộ, đợi kèn nổi hiệu lần thứ nhất chỉnh điểm đội ngũ, lần thứ hai giương cờ, lần thứ ba các đội quân tiến ra khỏi trại lên đường ra trận. Chiêng trống nổi vang, cờ ngũ phương phấp phới, đại pháo nổ rung trời. Đúng là: - Vang trời chiêng nổi rung đầu núi Rực đất cờ bay át quỷ thần. Lính thủy quân Tưởng Sĩ Văn, Nhân Thế Sùng đã sai đi xa, Vương Khánh giao cho Lưu Dĩ Kính, nguyên là đô giám chỉ huy quân mã châu Vân An làm chánh tiên phong, giao cho Thượng Quan Nghĩa nguyên là đô giám chỉ huy quân mã châu Đông Xuyên làm phó tiên phong; thống quân châu Nam Phong là Lý Hùng và Tất Tiên chỉ huy cánh quân bên tả; thống quân châu An Đức là Liễu Nguyên và Phan Trung chỉ huy cánh quân bên hữu; giao cho thống quân đại tướng Đoàn Ngũ chỉ huy đội hậu quân; ngự doanh sứ Khâu Tường làm phó chỉ huy; giao cho quan khu mật Phương Hàn làm vũ dực đội trung quân. Vương Khánh đích thân thống lĩnh đội trung quân, dưới quyền có nhiều ngụy quan thượng thư, ngự doanh kim ngô, vệ giá tướng quân, hiệu úy và bọn tướng tá giúp rập, tất cả đến mấy chục tên. Lý Trợ được phong làm nguyên súy. Đội quân người ngựa mười phần chỉnh tề, Vương Khánh tự mình đốc suất và giám chiến. Tướng sĩ đeo đai khoác giáp lên ngựa, quân sĩ giương cung kéo dây, nghe ba hồi trống lệnh tất cả đều rời trại xuất phát. Quân tiến chứa đầy r~lười dặm, từ xa trong đám bụi mù đã thấy đội tiền tiêu bên quân Tống tiến đến mỗi lúc một gần, tiếng đạc ngựa mỗi lúc một rõ, thấp thoáng chừng hơn ba chục quân thám mã, tất cả đều chít khăn chóp xanh, phía sau cắm lông trĩ, mặc áo màu lục, bờm ngựa tết tua hồng, hai bên hông đeo vài chục chiếc lục lạc, tay cầm giáo dài sáng quắc, vai đeo cung tên nhẹ. Viên tướng đi đầu là Hổ kỵ tướng quân Một vũ tiễn Trương Thanh vừa được Đạo quân hoàng đế ban sắc mệnh cho được giữ chức cũ. Trương Thanh đầu quấn khăn chóp xanh giát vàng, mặc chiến bào xanh thẫm thêu hoa, thắt đai lụa màu tía, đi giày thơm da mềm, cưỡi ngựa yên mầu ánh bạc. Bên trái là Trinh Thuận nghi nhân Quỳnh Anh quận chúa, đầu đội mũ gió mầu tía giát vàng khảm ngọc, mặc chiến bào tía thêu hoa, thắt đai lụa nhiều màu, đi giày đỏ mui cong thêu hoa, cưỡi tuấn mã bờm trắng. Đi phía sau bên phải là Nghĩa bộc chánh bài quân Diệp Thanh. Đội tiền tiêu của Trương Thanh tiến thẳng tới quân Lý Trợ, cách chừng hơn trăm bước thì ghìm ngựa quay về. Bên quân Vương Khánh, tiên phong đội tiền quân Lưu Dĩ Kính, Thượng Quan Nghĩa giật ngựa đuổi đánh. Trương Thanh lao ngựa đến, nâng ngọn thương bạch lê hoa chặn đánh Trương Dĩ Kính và Thượng Quan Nghĩa. Quỳnh Anh múa cây phương thiên họa kích thúc ngựa ra trợ chiến. Bốn tướng quần thảo hơn mười hiệp. Trương Thanh, Quỳnh Anh đỡ gạt mấy đường rồi quay ngựa chạy. Lưu Dĩ Kính và Thượng Quan Nghĩa bèn thúc ngựa đuổi theo, quân tả hữu gọi lớn: - Tiên phong chớ đuổi theo? Hai người ấy có túi đá sau yên ngựa, thường vẫn ném trăm phát trăm trúng. Lưu Dĩ Kính, Thượng Quan Nghĩa nghe vậy bèn ghìm ngựa lại Vừa lúc ấy từ phía sau núi Long Môn tiếng trống trận nổi vang rồi năm sáu trăm quân bộ xông ra. Bốn tướng đi đầu là Hắc toàn phong Lý Quỳ. Hỗn thế ma vương Phàn Thuỵ. Bát tí Na Tra Hạng Sung, Phi thiên đại thánh Lý Cổn phăng phăng dẫn đoàn quân ập tới. Năm sáu trăm quân bộ dàn hàng chữ nhất dưới chân núi, quân đao thuẫn đứng hai bên. Khi quân giặc đánh tới, Lý Quỳ, Phàn Thụy liền chia quân làm hai cánh, tất cả đều chúc khiên xuống đất, đi vòng ra sau núi. Đại quân của Vương Khánh và Lý Trợ vừa tiến đến, thấy bóng quân Tống liền đuổi gấp. Bọn Lý Quỳ, Phàn Thụy thúc quân chạy như bay lên núi, vượt đèo, xuyên rừng rồi mất hút. Lý Trợ truyền lệnh cho quân sĩ dàn thế trận trên khoảng đất bằng dưới chân núi. Bỗng từ phía sau núi tiếng pháo nổ vang, một đội quân mã do ba viên tướng dẫn đầu từ phía nam phi nhanh tới: - Chính giữa là Nụy cước hổ Vương Anh, bên trái là Tiêu úy Trì Tôn Tân, bên phải là Thái viên tử Trương Thanh. Ba tướng thống lĩnh năm nghìn quân mã cắt đường ruổi đến. Vương Khánh định sai tướng thủ hạ tiến lên đón đánh, bỗng lại nghe một tiếng pháo nữa nổ vang, rồi từ phía bắc một đội quân mã khác vùn vụt lao tới, đi đầu là ba nữ tướng: - Chính giữa là Nhất trượng thanh Hỗ Tam Nương, bên trái là Mẫu đại trùng Cố Đại Tẩu, bên phải là Mẫu dạ xoa Tôn Nhị Nương, ba tướng thống lĩnh năm nghìn quân mã vừa đuổi gấp tới thì gặp cánh quân giặc bên phải do Liễu Nguyên và Phan Trung chỉ huy chặn lại. Quân của bọn Vương Anh cũng bị cánh quân giặc bên trái do Lý Hùng, Tất Tiên chỉ huy chặn đánh. Các tướng đôi bên đánh nhau hơn mười hiệp thì ở cánh quân phía nam là bọn Vương Anh, Tôn Tân, Trương Thanh quay n~a dẫn quân chạy về phía đông. Ở cánh quân phía bắc, bọn Hỗ Tam Nương, Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương cũng quay ngựa cho quân chạy về phía đông. Vương Khánh thấy vậy nhếch mép cười nói: - Thủ hạ của Tống Giang chỉ là bọn đàn ông đàn bà tầm thường thế mà không hiểu tại sao quân tướng của ta cứ thua mãi? Nói đoạn xua quân đuổi theo. Được chừng năm sáu dặm, bỗng nghe tiếng thanh la nổi vang, rồi cánh quân bộ của bọn bốn tướng Lý Quỳ, Phàn Thuỵ, Hạng Sung, Lý Cổn từ khu rừng bên trái đổ ra. Lại thêm toán quân bộ năm trăm người dưới quyền bốn tướng: - Hoa hòa thượng Lỗ Trí Thâm, Hành giả Võ Tòng, Một diện mục Tiêu Đĩnh, Xích. phát quỷ Lưu Đường, ai nấy tay lăm lăm đao thuẫn xông tới. Phó tiên phong giặc là Thượng Quan Nghĩa vội cho hai nghìn quân bộ chặn đánh. Bọn Lý Quỳ, Lỗ Trí Thâm đánh nhau chừng dăm hiệp rồi vờ thua chia hai tốp cắp vũ khí chạy vào rừng, quân giặc đuổi theo nhưng không kịp. Lý Trợ thấy vậy nói với Vương Khánh: - Đại vương không nên cho quân đuổi theo, đấy là kế dụ địch của bọn chúng. Ta nên dàn trận nghênh địch là hơn. Nói đoạn, Lý Trợ lên tướng đài điều khiển binh mã dàn trận. Thế trận bầy bố chưa xong, một tiếng pháo oanh thiên nổ vang sau núi, liền đó là đại quân người ngựa ào ạt xông ra chiếm giữa bãi núi và dàn ngay thế trận. Vương Khánh cho dừng n~a rồi đích thân lên tướng đài xem xét, chỉ thấy đội quân mã ở phía chính nam dùng cờ lệnh màu đỏ, tướng sĩ đều mặc giáp đỏ, đai tua đỏ, cưỡi n~a đỏ: - Đi đầu là lá cờ dẫn quân màu đỏ lấp lánh. Sát lớp cờ đỏ dưới cờ dẫn quân, một viên đại tướng cưỡi ngựa xông ra, đó là Tích lịch hỏa Tần Minh, bên trái là Thánh thủy tướng quân Đan Đình Khuê, bên phải là Thần hỏa tướng quân Ngụy Định Quốc. Ba viên đại tướng nâng thương vác đao, cưỡi ngựa đỏ dừng trước trận. Đội quân mã ở sườn núi phía đông dùng cờ lệnh màu xanh, tướng sĩ mặc giáp xanh, chiến bào xanh, đeo dải tua xanh, cưỡi n~a xanh: - Lá cờ dẫn quân đi đầu sáng màu xanh lấp lánh. Sát lớp cờ xanh dưới cờ dẫn quân, một viên đại tướng phi n~a tới. Đó là Đại đao Quan Thắng. Bên trái là Xú quận mã Tuyên Tán, bên phải là Tỉnh mộc hãn Hách Tư Văn. Ba viên đại tướng nâng thương vác đao, cưỡi ngtta xanh dừng trước trận. Đội quân mã ở sườn núi phía tây dùng cờ hiệu màu trắng, tướng sĩ mặc giáp trắng, chiến bào trắng, đeo dải tua trắng, cưỡi n~a trắng: - Lá cờ dẫn quân đi đầu sáng màu trắng lấp lánh. Sát lớp cờ trắng dưới cờ dẫn quân, một viên đại tướng phi n~a tới. Đó là Báo tử đầu Lâm Xung. Bên trái là Trấn tam sơn Hoàng Tín, bên phải là Bệnh úy Trì Tôn Lập. Ba viên đại tướng nâng thương vác giáo, cưỡi ngựa trắng dừng trước trận. Đội hậu quân dùng cờ hiệu màu đen, tướng sĩ mặc giáp đen, chiến bào đen, đeo giải tua đen, cưỡi n~a đen: - Lá cờ dẫn quân đi đầu màu đen lấp lánh. Sát lớp cờ đen dưới cờ dẫn quân, một viên đại tướng cưỡi ngựa phi tới. Đó là Song tiên tướng HÔ Diên Chước. Bên trái là Bách thắng tướng Hàn Thao, bên phải là Thiên mục tướng Bành Kỷ. Ba viên đại tướng nâng thương, vác đao, cưỡi ngựa đen dừng trước trận. Dưới vùng cờ rợp phía đông nam, một đội quân mã dùng cờ hiệu xanh, mặc áo giáp đỏ. Dưới lá cờ thêu dẫn quân, một viên đại tướng xông ra. Đó là Song thương tướng Đổng Bình, bên trái là Ma vân kim xí âu Bằng, bên phải là Hỏa nhãn toan nghê Đặng Phị Ba viên tướng cùng xách thương vác đao, cưỡi ngựa chiến dừng trước trận. Dưới vùng cờ rợp phía tây nam, một đội quân mã dùng cờ hiệu đỏ, mặc giáp trắng, dưới lá cờ thêu dẫn quân, một viên đại tướng xông ra. Đó là Cấp tiên phong Sách Siêu. Bên trái là Cẩm mao hổ Yến Thuận, bên phải là Thiết dịch tiên Mã Lân. Ba viên đại tướng cùng nâng thương cắp giáo, cưỡi ngựa chiến dừng trước trận. Dưới vùng cờ rợp phía đông bắc, một đội quân mã dùng cờ hiệu đen, mặc giáp xanh, dưới lá cờ thêu dẫn quân, một viên đại tướng xông ra. Đó là Cửu văn long Sử Tiến. Bên trái là Khiêu giản hổ Trần Đạt, bên phải là Bạch hoa xà Dương Xuân. Ba viên đại tướng cùng nâng thương vác giáo, cưỡi ngựa chiến dừng trước trận. Dưới vùng cờ rợp phía tây bắc, một đội quân mã dùng cờ hiệu trắng, mặc giáp đen, dưới lá cờ thêu một viên đại tướng xông ra: - Đó là Thanh diện thú Dương Chí. Bên trái là Cẩm báo từ Dương Lâm, bên phải là Tiểu bá vương Chu Thông. Ba viên đại tướng cùng nâng thương vác giáo, cưỡi ngựa chiến dừng trước trận. Thế trận tám phương như xếp thùng sắt. Ở cửa trận, quân mã quân bộ đều xếp thành từng đội; tướng sĩ ai nấy cầm đao sắc búa to, kiếm lớn thương dài, cờ hiệu chỉnh tề, đội ngũ uy nghiêm. Phương trung ương nằm giữa tám trận là đội quân mã dùng cờ hiệu màu vàng ánh kim, gồm sáu mươi tư lá cờ lệnh cán dài. Cao hơn ở phía trên là cờ sáu mươi tư quẻ, cũng chia thành bốn lớp cửa cờ. Dưới cửa cờ phương nam là quân mã. Hai viên đại tướng đứng dưới cờ lệnh màu vàng, đi đầu là Mỹ nhiêm công Chu Đồng, tiếp sau là Sáp sĩ hổ Lôi Hoành, thảy đều dùng cờ hiệu màu vàng, cưỡi ngựa vàng, chiến bào vàng, mặc giáp đồng, đeo đai tua vàng. ở trận trung ương, giữ cửa phía đông là Kim. nhãn bưu Thi ân, giữ cửa phía tây là Bạc. li diện lang quân Trịnh Thiên Thọ, giữ cửa phía nam là Vân lý kim cương Tống Vạn, giữ cửa phía bắc là Bệnh đại trùng Tiết Vĩnh. Sau đội quân cờ vàng là các xe hỏa pháo, bên cạnh là pháo thủ súng oanh thiên lôi Lăng Chấn cùng với hơn hai chục pháo. thủ đứng vây quanh các cỗ pháo. Sau mỗi cỗ pháo là đội quân câu liêm, thòng lọng chuyên dùng bắt tướng. Sau đội quân câu liêm là quân mã dùng cờ hiệu nhiều màu. Xung quanh là hai mươi tám lá cờ Nhị thập bát tú. Giữa vùng cờ thêu ánh vàng lấp lánh là lá cờ súy màu vàng thiên nga bằng gấm thêu vòng ngọc châu, đuôi cờ đeo đạc vàng, đầu ngọn cắm lông trĩ. Tráng sĩ cầm cờ đội mũ đuôi cá cài trâm vàng, mặc giáp mềm xếp vảy kỳ lân, thân cao hơn trượng, lẫm liệt uy phong; đó là Hiểm đạo thần ục Bảo Tứ. Hai bên là hai tướng hộ kỳ cưỡi ngựa chiến và trang phục giống như Chánh kỳ thủy: - Đó là Mao đầu tinh Khổng Minh và Độc hỏa tinh Khổng Lượng. Trước sau cửa súy hai mươi bốn tên quân sĩ mặc giáp sắt, vác lang nha côn dàn thành hàng. Sau cờ súy là hai lá cờ lĩnh chiến bằng gấm thêu, hai bên dàn hai mươi bốn quân sĩ vác thiên phương họa kích hộ vệ hai viên kiêu tướng, bên trái là Tiểu ôn hầu Lã Phương, bên phải là Trại nhân quý Quách Thịnh. Hai viên kiệu tướng tay cầm họa kích dừng ngựa đứng hai bên. Phía trong hàng họa kích là đội quân sĩ vác đinh ba do hai viên bộ quân kiêu tướng Lưỡng đầu xà Giải Trân và Song vĩ yết Giải Bảo cầm đinh ba hoa sen chỉ huy quân sĩ bảo vệ trung quân. Cưỡi hai chiến mã yên cương gấm đứng sau, phía bên trái là Thánh thủ thư sinh Tiêu Nhượng, bên phải là Thiết diện khổng mục Bùi Tuyên. Phía sau hai tướng ấy là đội quân áo tía vác đao ma tra tua tủa như rừng, giữa là hai tướng chỉ huy quân đao phủ: - Đằng trước là Thiết tí bác Sái Phúc, đằng sau là Nhất chi hoa Sái Khánh. Hai bên sườn là hai đội kim thương và ngân thương do hai viên đại tướng chỉ huỵ Chỉ huy đội kim thương là Kim thương thủ Từ Ninh, chỉ huy đội Ngân thương là Tiểu lý quảng Hoa Vinh. Tiếp sau là lính cẩm y xếp hàng đôi, mũ hoa áo gấm tầng tầng lớp lớp, cờ mao tiết việt phướn đỏ lọng vàng. Đi đầu là ba vị anh hùng: - Bên phải là Nhập vân long Công Tôn Thắng, bên trái là Trí đa tinh Ngô Dụng, vị tướng cưỡi trên ngựa chiến dạ ngọc sư tử là Chinh tây bình khấu chánh tiên phong Sơn Đông Cập thời vũ HÔ bảo nghĩa Tống Công Minh nai nịt chặt chẽ, tay cẩm bảo kiếm Côn Ngô chỉ huy đội trung quân đích thân ra trận giám chiến. Trước ngựa Tống Giang, phía trái là Thần hành thái bảo Đái Tôn chuyên việc phi báo truyền lệnh điều binh khiển tướng; phía phải là Lãng tử Yến Thanh quen giúp việc cơ mật ở trung quân. Phía sau là một đội ba mươi lăm viên phó tướng cầm kích lớn, giáo dài đeo cung tên ngồi trên chiến mã phủ yên gấm. Tiếp sau là đội nhạc binh đeo tù và, khoác kèn trống. Hậu quân đặt hai đội du binh mai phục hai bên để hộ vệ các cánh trung quân: - Đội bên trái do Thạch tướng quân Thạch Dũng và Cửu vĩ quy Đào Tông Vượng chỉ huy ba nghìn quân mã bộ. Đội bên phải do Một già lan Mục Hoẵng và Tiểu già lan Mục Xuân chỉ huy ba nghìn quân mã bộ. Thế trận thật chỉnh tề chặt chẽ. Đúng là: - Quân sư đa lược súy khôi hoẵng, Sĩ dũng tì hưu mã khóa long. Chỉ huy yếu kiến bình tây tích, Suất sá tư thành đãng khấu công. Quân sư mưu lược tướng anh hùng Sĩ tốt hùm beo ngựa vượt rồng. Dưới trên những muôn bình Tây tặc Quát thét đua tài lập chiến công. Lúc ấy Vương Khánh cùng Lý Trợ lên tướng đài dựng giữa trận xem xét kỹ tình hình binh mã của Tống Giang. Chỉ trong chốc lát quân Tống đã thay đổi vị trí, xếp thành thế trận Cửu cung bát quái, tướng sĩ dũng mãnh anh hùng, quân phong chỉnh tề, nghiêm túc, thương sắc đao bén. Vương Khánh thấy vậy sợ hãi lo lắng, buột miệng kêu lên: - Bọn chúng lợi hại như thế hèn gì quân ta cứ thua mãi? Bỗng nghe bên quân Tống trống trận nổi vang như sấm. Vương Khánh, Lý Trợ rời tướng đài lên ngựa, hai bên tả hữu có các tướng kim ngô hộ vệ, phía sau là đám đông quân cận vệ theo hầu. Vương Khánh truyền lệnh cho tướng tiền bộ tiên phong xuất trận. Quân Tống và quân ngụy triều Vương Khánh đối trận đúng vào ngày mộc theo cách tính của thuật số ngũ hành. Từ dưới cờ tướng phương chính nam, bên quân Tống, Báo tử đầu Lâm Xung phi ngựa ra trận. Quân hai bên hò reo vang trời. Lâm Xung dừng ngựa cầm ngang cây bát xà mâu quát to: - Lũ phản nghịch điên cuồng ngu ngốc, quân thiên triều đã đến đây, không cởi giáp quy hàng còn đợi đến bao giờ? Lúc thịt nát xương tan hối thì đã muộn? Bên quân Vương Khánh, Lý Trợ vốn là gã thầy bói hiểu được phép ngũ hành tương sinh tương khắc, liền truyền lệnh cho hai viên chỉ huy cánh quân bên trái là Liễu Nguyên và Phan Trung dẫn đội quân cờ đỏ xông trận. Hai tướng tuân lệnh phóng ngựa vẫy quân tiến lên. Trống trận cả hai bên khua dồn, quân sĩ hò reo không ngớt. Lâm Xung chặn đánh Liễu Nguyên, bốn cánh tay cùng vung khí giới, tám vó ngựa chồm tung. Hai tướng đằng đằng sát khí quần thảo trong đám bụi mù, bên qua bên lại, vòng phải vòng trái, đấu đến hơn năm mươi hiệp vẫn chưa phân thắng bại. Phan Trung thấy Liễu Nguyên là viên tướng dũng mãnh mà cũng khó thắng nổi, bèn vung đao thúc ngựa đến trợ chiến. Lâm Xung một mình địch lại hai tướng. Bất ngờ Lâm Xung quát vang một tiếng, uy phong phấn khích, vọt tới đưa ngang ngọn mâu đâm Liễu Nguyên lăn nhào xuống ngựa. Phó tướng của Lâm Xung là Hoàng Tín, Tôn Lập cũng phi ngựa tiến đến. Hoàng Tín tuốt thanh tang môn kiếm nhằm Phan Trung chém xuống. Chỉ thấy một tia máu phọt lên, chiếc đầu đội mũ đâu mâu lăn lông lốc. Thấy Phan Trung lăn ngựa, quân sĩ hoảng sợ bỏ chạy tán loạn, chân trận(l) bên quân Vương Khánh bắt đầu nao núng. Thủ hạ của Phan Trung vội phi báo vào trung quân. Vương Khánh nghe tín bị mất hai tướng, vội truyền lệnh cho lui quân. Bỗng nghe bên quân Tống một tiếng pháo lệnh nổ vang, rồi quân mã ào ào chuyển động: - Cờ trắng dẫn quân đen, cờ đen dẫn quân xanh, cờ xanh dẫn quân đỏ, biến thành thế trận trường xà, các đội quân chuyển quanh xoay vòng cuộn thắt lại. Vương. Khánh, Lý Trợ vội sai tướng điều quân chặn đánh các phía, nhưng quân Tống vững chắc như bức thành đồng, quân Vương Khánh không sao phá nổi vòng vây. Đó là trận đại chiến của quan quân Tống Giang với tặc quân Vương Khánh. Sau lúc hỗn chiến, quân giặc đại bại quân Tống Giang thắng lớn, Vương Khánh truyền lệnh lui quân về đại nội ở thành Nam Phong tìm cách đối phó. Bỗng nghe tiếng súng nổ từ phía hậu quân rồi thám mã đến báo: - Thưa đại vương, phía sau cũng có quân Tống Giang đánh đến. Viên đại tướng anh hùng cầm ngang cây điểm cương thương, cưỡi ngựa dẫn đầu đội quân ấy chính là Phó tiên phong Hà Bắc Ngọc Kỳ lân Lư Tuấn Nghĩa. Vị hảo hán cầm phác đao đi bên trái là Bệnh Quan Sách Dương Hùng, người cầm phác đao đi bên phải là Phanh mệnh tam lang Thạch Tú. Đội quân 1 Nguyên văn là "trận cước", chỉ hàng quân đầu tiên trong thế trận dàn hàng ngang. Này gồm một vạn tinh binh, tinh thần phấn khích, ào ạt xông tới chém giết. Dương Hùng chém rơi đầu Đoàn Ngũ, Thạch Tú đâm chết Khêu Tường, quân sĩ ùa theo đuổi đánh, quân giặc thua to tan chạy. Đang lúc Vương Khánh hoảng hốt lo sợ, lại nghe một tiếng súng nổ vang. Phía bên trái là tám vị đầu lĩnh dũng mãnh: - Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Lý Quỳ, Tiết Vĩnh, Hạng Sung, Lý Cổn, Phàn Thuỵ, vung thiền trượng, giới đao, búa lớn, phác đao, tang môn kiếm, phi đao, tiêu thương, khiên thuẫn dẫn một nghìn quân bộ xông đến chém giết quân của bọn Lý Hùng, Tất Tiên như băm rau bổ dưa. Phía bên phải là bốn đôi vợ chồng anh hùng: - Trương Thanh, Vương Anh, Tôn Tân, Trương Thanh, Quỳnh Anh, Hỗ Tam Nương, Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương dẫn một nghìn quân kỵ múa hoa lê thương, tiêu cương thương, phương thiên họa kích, nhật nguyệt song kiếm, cương thương, đoản đao, xông đến đánh tan cánh quân bên trái của Vương Khánh, khí thế như xô cành khô, đạp gỗ mục, quân giặc bị cắt đứt thành bốn năm mảng, tan tác tìm đường tháo chạy. Lư Tuấn Nghĩa, Dương Hùng, Thạch Tú đánh thẳng vào trung quân. Phương Hàn vừa chống cự liền bị Lư Tuấn Nghĩa đâm chết. Bọn Lư Tuấn Nghĩa tả xung hữu đột đánh tan đội vũ dực trung quân, rồi thúc ngựa đuổi gấp vào bắt Vương Khánh. Vừa lúc ấy Kim kiếm tiên sinh Lý Trợ phóng ngựa đến chặn đường. Tên Lý Trợ vốn có kiếm thuật, từ xa vung kiếm vù vù loang loáng như chớp tiến đến. Đang lúc Lư Tuấn Nghĩa lúng túng chưa kịp đối phó thì đội trung quân của Tống Giang vừa đánh tới. Nhập vân long Công Tôn Thắng thấy Lý Trợ dùng kiếm thuật đánh Lư Tuấn Nghĩa, vội nhấm thần chú rồi quát: - "Mau?". Thanh kiếm của Lý Trợ liền rời khỏi tay hắn rơi xuống đất. Lư Tuấn Nghĩa phóng ngựa tới gần, vươn tay túm đai lưng Lý Trợ giật mạnh, kéo sang ngựa mình, rồi vứt xuống giao cho quân sĩ trói gô lại. Lư Tuấn Nghĩa lại nâng thương thúc ngựa tiến lên phía trước bắt sống vương Khánh, dũng mãnh như phim eắt bắt én, như hổ dữ vồ dê non. Quân giặc quẳng chiêng bỏ trống, vứt đao thương, hoảng sợ kêu la tìm đường chạy trốn. Quân Vương Khánh hơn mười vạn bị chém giết đến quá nửa, thây chết đầy đồng, máu chảy đỏ sông, số đầu hàng hơn ba vạn. Những tên sống sót phần nhiều đều bị thương thập tử nhất sinh, nằm gục la liệt, lại bị đại quân người ngựa băng đến xéo nát như bùn. thương vong không đếm xuể. Hai mãnh tướng Lưu Dĩ Kính và Thượng Quan Nghĩa bị Tiêu Đĩnh chém ngựa, ngã nhào rồi bị giết. Lý Huỳnh bị Quỳnh Anh ném ngã và đâm chết. Tất Tiên đang tìm đường trốn thì Hoạt thiểm bà Vương Định Lục đột ngột xông đến lia một phác đao hất xuống ngựa, lại thêm một nhát vào giữa ngựa, kết liễu đời hắn. Các tên ngụy thượng thư, khu mật, điện súy, kim ngô tướng quân đều không kịp trốn, chỉ một mình Vương Khánh chạy thoát, không biết trốn đằng nào. Quân Tống đại thắng. Tống Giang eho khua chiêng thu quân về thành Nam Phong, giao cho Trương Thanh, Quỳnh Anh dẫn năm nghìn quân mã đi trước dò đường. Lại sai Thần hành thái bảo Đái Tôn đi nghe ngóng tình hình bọn Tôn An đánh úp thành Nam Phong. Đái Tôn tuân lệnh, trổ phép thần hành vượt cả Trương Thanh, Quỳnh Anh, chẳng bao lâu đã từ thành Nam Phong trở về báo tin: - Tôn An vâng lệnh Tống tiên phong chõđóng giả làm quân Vương Khánh đi vào thành, bị giặc phát giác. Bọn chúng đào hố sập ở phía trong cửa thành rồi mở cửa phía đông đưa người ngựa đi ra. Bẩy phó tướng của Tôn An là bọn Mai Ngọc, Kim Xước, Tất Tiệp, Phan Tấn, Dương Phương, Phùng Thăng, Hồ Mại vội đưa năm trăm quân sĩ vào thành, cả người lẫn ngựa bị lăn hết xuống hố. Quân giặc mai phục hai bên nhất tề vùng dậy dùng giáo dài, kích nhọn đâm xuống. Hơn năm trăm quân sĩ của bọn Mai Ngọc đều chết hết. Tôn An đi sau thừa thế tiến vào thành đánh giết quân giặc, một mặt sai quân sĩ lấp hố. Một mình Tôn An dẫn quân đánh vào, quân giặc chống cự không nổi. Tôn An liền hô quân ào lên chiếm cửa thành phía đông. Sau đó quân giặc từ bốn phía kéo đến, người ngựa của bọn Tôn An hiện bị bao vây trong thành. Tiếu đệ nghe được tin này, vội về phi báo. Dọc đường gặp vợ chồng Trương tướng quân, hai người biết chuyện đang eho quân ruỏl gấp đến cứu Tôn An". Tống Giang nghe xong liền đốc thúc quân sĩ tiến đánh Nam Phong. Bấy giờ Trương Thanh, Quỳnh Anh đã đem quân vào cửa đông. Tôn An được giao giữ eừa, còn Trương Thanh, Quỳnh Anh tự mình đốc quân giao chiến với giặc. Tống Giang cho đại quân người ngựa theo lối cửa đông tiến vào chiếm thành, đánh tan quân giặc, dựng cờ hiệu quân Tống trên khắp bốn mặt thành. Bọn Phạm Toàn và nhiều ngụy quân văn võ khác đều bị giết sạch. Nghe tin quân Tống vào chiếm thành, chính phi của Vương Khánh là Đoàn Tam Nương vội nai nịt lên ngựa dẫn hơn năm trăm quân hầu ai nấy đều mang khí giới, rời cung điện đi về phía sau nội uyển ra cửa tây, định chạy về châu Vân An. Vừa lúc Quỳnh Anh dẫn quân vào đến nội uyển, Đoàn Tam Nương múa bảo đao, thúc ngựa liều chết xông vào đánh Quỳnh Anh. Quỳnh Anh vung tay ném đá trúng giữa trán Đoàn Tam Nương máu chảy đầm đìa lăn xuống ngựa, quân sĩ ùa tới bắt sống, lính hầu thì bị giết không còn một tên. Quỳnh Anh dẫn quân vào nội cung. Cáe cung tần mỹ nữ của Vương Khánh nghe tin quân Tống chiếm thành, kẻ treo cổ, đập đầu, người nhảy xuống giếng tự sát đến quá nửa. Quỳnh Anh cho quân sĩ trói bắt sốeòn lại đem nộp trước doanh. Tống tiên phong cả mừng, sai giam bọn Đoàn thị, chờ bắt được Vương Khánh sẽ cùng giải về kinh. Một mặt sai quân chia đi bốn hướng tìm bắt Vương Khánh. Lại nói Vương Khánh dẫn vài trăm quân thiết kỵ vừa đánh vừa chạy vượt vòng vây về phía đông thành Nam Phong. Thấy quân Tống đã lọt vào đánh phá thành, Vương Khánh khiếp sợ hồn xiêu khánh lại. Vừa lúc ấy đại binh của Tống Giang từ phía sau ập tới, Vương Khánh ehỉ còn biết nhằm hướng bắc thúc ngựa chạy trốn. Vương Khánh ngoái nhìn hai bên tả hữu thấy chỉ còn mấy trăm người, ngoài ra vô số quân tướng ngày thường được sủng ái, nay thấy tình thế nguy ngập đều đã cao chạy xa. baỵ Bọn Vương Khánh lthằm phía châu Vân An mà chạy. Dọc đường Vương Khánh nói với viên hầu cận: - Quả nhân còn giữ được các thành Vân An, Đông Xuyên, An Đức, há chẳng phải là "Giang Đông tuy nhỏ cũng đủ xưng vương" đó sao? Có điều đáng giận là bọn quan viên đại thần thường ngày được quả nhân cho hưởng bổng cao lộc hậu, nay có sự biến, lũ khăn ấy đã theo nhau bỏ trốn. Đợi khi hưng binh đánh lui quân Ương, ta sẽ bắt hết đem về băm vằm làm mắm. Bọn Vương Khánh không kịp cho ngựa nghỉ chân, chạy miết đến lúc trời sáng. Từ xa nhìn thấy thành Vân An, Vương Khánh ngồi trên ngựa vui mừng nói: - Tướng sĩ của ta đóng giữ thành này rất nghiêm mật. Xem ra cờ quạt khí giới trên thành vẫn chỉnh tề, nghiêm túc. Nói đoạn Vương Khánh vẫy quân mã phi gấp vào thành. Trong số quân hầu có người biết chữ, bỗng nói to: - Thưa đại vương, nguy rồi! Trên mặt thành chỉ thấy toàn cờ hiệu quân Tống? Vương Khánh nghe nói liền ngước nhìn, quả nhiên thấy lá cờ đại dựng trên cửa thành phía đông có thêu dòng chữ vàng lớn "Ngự tây Tống tiên phong mao hạ thủy quân chánh tướng Hỗn giang. . .", tiếp sau còn mấy chữ nữa bị gió lay che khuất không đọc được. Vương Khánh kinh sợ rụng rời, đứng chết lặng hồi lâu, nghĩ bụng: - "Đúng là quân Tống từ trên trời rơi xuống". Bấy giờ trong thủ hạ của Vương Khánh có một viên hầu cận vốn là người khá hiểu biết, liền nói: - Thưa đại vương, mọi việc không nên chậm trễ. Đại vương mau thay ngự bào, chạy gấp về Đông Xuyên, nếu để dân trong vùng nhìn thấy sẽ sinh biến loạn. Vương Khánh đáp: - Khanh nói rất phải? Rồi tự tay tháo bỏ khăn xung thiên, ngự bào thêu hình nhật nguyệt đai vàng khảm ngọc châu, hia thêu kim tuyến, thay bằng khăn chít, áo ngắn, giày mềm. Bọn hầu cận đi theo cũng lần lượt cởi thay quần áo. Cả bọn cắm đầu chạy theo đường tắt chạy qua thành Vân An về châu Đông Xuyên. Dọc đường cả bọn đói khát, người ngựa đều mỏi mệt rã rời. Dân chúng bị giặc giết hại, lại nghe đại binh của triều đình đến đánh, nên ở những nơi đường sá giao thông quan yếu mọi người đã dời hết đi nơi khác. Khắp nơi vắng tanh vắng ngắt, không một bóng người, không một tiếng gà, ngay cả nước cũng không có uống, nói gì đến rượu thịt? Bấy giờ bọn thủ hạ đi theo Vương Khánh, kẻ mượn cớ này, người tìm kế khác bỏ trốn đến sáu bẩy chục. Vương Khánh dẫn hơn ba chục tên quân kỵ chạy miết đến chiều tối mới đến huyện Khai Châu thuộc châu Văn An. Đến đây thì bị con sông chặn đường. Sông này bắt nguồn từ đầm Vạn Khoảnh ở Đạt Châu, nước sông trong vắt, nên có tên là Thanh Giang. Vương Khánh nói: - Tìm đâu ra thuyền mà qua sông bây giờ? Tên quân hầu đứng sau chỉ tay nói: - Thưa đại vương, có mấy chiếc thuyền câu ở chỗ bến lau vắng vẻ đằng kia. Vương Khánh nhìn theo rồi cùng bọn quân hầu đi ra bờ sông. Bấy giờ đã là tháng đầu đông, trời mới se lạnh. Trên sông, vài chục chiếc thuyền con đang buông câu thả lưới, có vài chiếc lững lờ giữa dòng, mấy người trên thuyền đang hoa tay múa chân cười nói uống rượu vui vẻ. Vương Khánh thở dài nói: - Bọn chài lưới kia hôm nay làm gì mà vui thế nhỉ? Chúng vốn là thần dân của ta, chẳng biết ta đang khốn khổ lại còn vui vẻ thế Tên quân hầu gọi to: - Mấy ông chài kia, đem thuyền vào cho sang sông, bọn ta sẽ hậu tạ? Hai ông chài nghe tiếng vội bỏ rượu, lướt mái chèo ràn rát đưa thuyền vào bờ. Ông chài đứng đầu mũi thuyền cầm sào, những thuyền áp bờ đưa mắt nhìn Vương Khánh từ đầu đến chân rồi nói: - Hay lắm, đang còn rượu thịt đây. Mời xuống? Mời xuống! Tên quân hầu dìu Vương Khánh xuống ngựa. Vương Khánh ngước mắt thấy ông chài thân hình cao lớn, mày rậm mắt to, da mặt đỏ au, râu ngạnh trê đen nhánh, giọng nói sang sảng như chuông đồng. Người ấy một tay cầm sào, một tay đỡ Vương Khánh xuống thuyền, rồi chống sào dún mạnh, chiếc thuyền con liền rời khỏi bờ đến hơn một trượng. Bọn quân hầu của Vương Khánh đứng trên bờ nháo nhác đồng thanh gọi to: - Quay thuyền lại đã? Bọn chúng tôi cũng cần qua sông! Ông chài trừng mắt quát: - Xuống đây! Đi đâu mà vội? Nói đoạn buông sào, bất ngờ thụp nghe áo rồi du mạnh Vương Khánh ngã xuống sàn thuyền. Vương Khánh đang cố giãy giụa vùng dậy thì người cầm chèo vội bỏ tay chèo nhảy tới giúp sức ghì trói Vương Khánh. Những người đang phơi lưới trên eáe thuyền gần đó thấy Vương Khánh bị bắt vội nhẩy lên bờ chặn đường bắt giặc. Bọn quân hầu của Vương Khánh hơn ba mươi tên đều bị trói eổ. Nguyên ông chài kia không ai xa lạ mà chính là Hỗn long giang Lý Tuấn, người cầm chèo là Xuất động giao Đồng Uỵ Những người đánh cá, phơi lưới cũng phần nhiều là các đầu lĩnh thủy quân cả? Trước đó, Lý Tuấn vâng lệnh Tống tiên phong đã đem chiến thuyền đến đánh một trận lớn với thủy quân của Vương Khánh ở eo sông Cù Đường, giết chủ súy thủy quân là đô đốc Tưởng Sĩ Văn và Nhân Thế Sùng, bắt sống phó tướng Hồ Tuấn, quân giặc đại bại. Lý Tuấn thấy Hồ Tuấn tưởng mạo khác thường bèn tha chết. Hồ Tuấn eảm kính, bầy mưu cho Lý Tuấn lừa giặc mở cửa sông thành Vân An rồi đưa thuyền vào phiếm thành. Tướng trấn thủ của giăm là bọn Thi Tuấn đều bị giết. Hỗn long giang Lý Tuấn đã tính trước: - Quân giặc giao chiến với đại binh, nếu tan vỡ tất phải tìm đường nhạy về sào huyệt, vì vậy đã sai Trương Hoành Trương Thuận ở lại đóng giữ thành, tự mình cùng bọn Đồng Uy, Đồng Mãnh dẫn các đầu lính thủy quân đóng giả làm người đánh cá chèo thuyền trên sông để thám thính. Lại sai ba anh em họ Nguyễn đóng giả làm người Dán cá đến gò Diệm Dự, sông Mân và bến cá để nghe ngóng tin tức Vừa nãy, Lý Tuấn trông thấy từ xa có một người cưỡi ngựa đi đầu, theo sau eo nhiều người hộ vệ, đoán ngay là một tên đầu mục nào đó của giặc, nhưng không biết đích xác là ai. Tra hỏi bọn tùy tùng biết khánh là Vương Khánh, Lý Tuấn vỗ tay reo mừng, trói gô Vương Khánh áp giải về thành Vân An. Một mặt sai người báo cho anh em họ Nguyễn và anh em họ Trương ở lại giữ thành Vân An, còn tự mình cùng hàng tướng Hồ Tuấn tiếp tục giải bọn Vương Khánh đến quân doanh của Tống tiên phong. Dọc đường nghe tin Tống Giang đã hạ thành Nam Phong, bọn Lý Tuấn bèn đi thẳng vào thành, giải Vương Khánh đến súy phủ. Lúe ấy Tống Giang nghe tin báo đã bắt được Vương Khánh thì vui mừng khôn xiết. Lý Tuấn vào trong trướng yết kiến Tống tiên phong. Tống Giang khen: - Công này của hiền đệ quả là không nhỏ! Rồi lại hỏi tên hàng tướng Hồ Tuấn và bảo bọn Hồ Tuấn kể cho nghe kế lừa giặc để lấy thành Vân An như thế nào. Tống Giang xuống lệnh vỗ về khen thưởng tướng sĩ, rồi cùng các tướng bàn kế tiến đánh hai thành Đông Xuyên và án Đức. Hàng tướng Hồ Tuấn thưa: - Xin tiên phong chớ lo nghĩ nhiều, Hồ Tuấn tôi có một kế lấy hai thành đó dễ như trở bàn taỵ Tống Giang cả mừng, đứng dậy đến bên Hồ Tuấn hỏi mưu kế. Hồ Tuấn cúi người nói nhỏ với Tống Giang mấy câu. Chỉ biết rằng: Một tên không mất, thành liền ha. Ba quân yên giữ, giặc đầu hàng. Chưa biết Hồ Tuấn nói mưu kế gì, xem hồi sau sẽ rõ.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
www.tangthuvien.vn
 
Trở lên đầu trang