[Dịch] Hậu Thủy Hử
Chương 106 : Tiêu Nhượng nói cười lui giặc mạnh, Lý Tuấn lặn nước phá thành dày
Người đăng: Lịch sử Việt Nam
Ngày đăng: 23:19 08-09-2018
.
Đang nói chuyện Tống Giang điều động người ngựa chia hai đường thủy lục cùng tiến. Quân bộ chia làm ba đội:
- Tiền đội do mười hai viên kiêu tướng thống lĩnh một vạn quân mã.
Mười hai kiêu tướng ấy là:
- Đổng Bình, Tần Minh, Từ Ninh, Sách Siêu, Trương Thanh, Quỳnh Anh, Tôn An, Biện Tường, Mã Linh, Đường Bân, Văn Trọng Dung, Thôi Dã.
Hậu đội do mười bốn viên bưu tướng thống lĩnh năm vạn quân mã. Mười bốn viên bưu tướng ấy là:
- Hoàng Tín, Tôn Lập, Hàn Thao, Đan Đình Khuê, Bành Kỷ, âu Bằng, Ngụy Định Quốc, Đặng Phi, Yến Thuận, Mã Lân, Trần Đạt, Dương Xuân, Chu Thông, Dương Lâm.
Trung quân do Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa chỉ huy, thống lĩnh hơn chín mươi tướng tá, quân mã mười vạn, thẳng đường tiến về phía thành Sơn Nam. .
Đội tiên phong của Đổng Bình đã tiến đến đóng trại cách phía bắc núi Long Trung năm dặm. Quân thám mã trở về báo tin Vương Khánh nghe tin quân triều đình tiến đến đã cho thêm hai vạn quân mã đến đóng ở sườn phía bắc núi Long Trung, sai dũng tướng Hạ Cát, Mi Sảnh, Quách Cán, Trần Bân thống lĩnh quân mã đóng giữ ở đó. Bọn Đổng Bình liền cùng nhau bàn định kế sách:
- Giao cho Tôn An, Biện Tường dẫn năm nghìn quân bộ mai phục phía trái núi:
- Linh, Đường Bân cũng dẫn năm nghìn quân mã mai phục phía bên phải, hễ nghe tiếng súng nổ thì nhất loạt xông ra đánh. Đổng Bình và các tướng sắp đặt quân sĩ đâu đó đã xong, cũng vừa lúc quân giặc reo hò, khua phèng, phất cờ gióng trống tiến đến khiêu chiến. Quân hai bên dàn trận, cờ trống đối nhau, quân cung nỏ bắn tên tới tấp sang quân địch. Dưới cờ tướng bên quân giặc, Mi Sảnh cưỡi ngựa tiến ra. Viên tướng này đầu đội mũ sắt, mình mặc giáp sắt, vai đeo chiếc cung chạm hình chim thước và ống tên lông chim, mặt bạnh, da chì, mắt ốc nhồi. Mi Sảnh tay cầm búa lớn cán dài, cưỡi ngựa chiến lông vàng bờm xoắn, cất tiếng nói to:
- Các ngươi là bọn giặc cỏ ở chốn bờ sông bến nước, cớ sao lại ra sức tận tụy với tên hỗn quân vô đạo, dẫn xác tới đây chịu chết?
Bên trận quân Tống trống nổi vang trời, kế đó Cấp tiên phong Sách Siêu tế ngựa ra trước trận quát lớn:
- Bọn cường đạo vô cớ làm phản, còn dám nói thối! Đợi đó sẽ nếm thừ trăm nhát búa của tá Nói đoạn vung búa giật ngựa xông đến đánh Mi Sảnh. Mi Sảnh cũng vung búa nghênh chiến. Quân hai bên hò reo, hai tướng ngồi trên ngựa quần giữa trận đến hơn năm mươi hiệp vẫn chưa phân thắng bại. Mi Sảnh quả là viên dũng tướng?
Bên trận quân Tống, Tích lịch hỏa Tần Minh thấy Cấp tiên phong Sách Siêu chưa thắng, bèn múa cây lang nha côn phóng ngựa ra trợ chiến. Bên quân Vương Khánh, Trần Bân vội nâng kích chặn đánh. Bốn tướng giao chiến trong đám bụi mù mịt. Đang lúc hai bên đánh hăng, bỗng nghe tiếng pháo nổ, tiếp đó là các tướng Tôn An, Biện Tường dẫn quân mai phục từ bên trái đánh ào đến. Tướng giặc là Hạ Cát liền chia quân đánh chặn. Cùng lúc Mã Linh, Đường Bân cho quân mai phục phía bên phải đánh đến. Tướng giặc là Quách Cán cũng vội chia quân chặn đánh.
Bên trận quân Tống, Quỳnh Anh phóng ngựa ra trận, lén móc lấy viên đá nhằm Trần Bân mà ném, trúng ngay hốc mũi, Trần Bân lăn nhào xuống ngựa. Tần Minh vội đuổi tới vung côn đánh, cả đầu và mũ sắt Trần Bân vỡ làm đôi. Ở trận bên trái, Tôn An và Hạ Cát đánh hơn ba mươi hiệp thì bị Tôn An chém rơi đầu. Ở trận bên phải Đường Bân cũng giết được Quách Cán. Mi Sảnh thấy quân mình bất lợi, gắng gượng đánh chặn ngọn búa của Sách Siêu rồi giật ngựa lùi chạy.
Bọn Sách Siêu, Tôn An, Mã Linh xua quân đuổi theo chém giết, quân giặc thua lớn. Các tướng đuổi theo Mi Sảnh, vừa đến đầu mỏm núi thì sa vào trận mai phục của hơn một vạn quân giặc từ khu rừng phía sau ập tới. Tướng giặc là Cảnh Văn và Tiết Tán đem quân ra hợp với Mi Sảnh quay lại đánh bọn Sách Siêu. Bên quân Tống, Văn Trọng Dung muốn lập công đầu vội nâng thương thúc ngựa ra giao chiến với Mi Sảnh. Hai người giao chiến hơn mười hiệp thì Văn Trọng Dung bị Mi Sảnh vung búa chém lăn xuống ngựa, thân đứt làm hai đoạn. Thôi Dã thấy Văn Trọng Dung bị giết bèn tức giận xách đao tế ngựa đến đánh Mi Sảnh. Hai bên đánh chừng sáu bẩy hiệp thì Thôi Dã được Đường Bân phóng ngựa đến hỗ trợ. Mi Sảnh thấy hai tướng cùng hiệp sức đánh mình, bèn quát to một tiếng, chồm ngựa tới, đánh một búa chém Thôi Dã lăn xuống đất. Rồi Mi Sảnh chặn đánh Đường Bân. Trương Thanh, Quỳnh Anh thấy bên mình bị mất hai tướng, vội sánh ngựa tiến ra. Trương Thanh vung tay nhằm Mi Sảnh mà ném. Mi Sảnh nhanh như cắt giơ búa đỡ, chỉ nghe một tiếng "choang" và lửa lóe lên ở đầu lưỡi búa, viên đá bị gạt rơi xuống đất.
Lại một viên đá nữa ném tới, Mi Sảnh vội cúi đầu giơ mũ sắt đỡ đá Bên quân Tống, hai tướng Từ Ninh và Đổng Bình thấy hai viên đá của Trương Thanh đều bị Mi Sảnh đỡ được, liền sánh ngựa xông tới đánh. Mi Sảnh thấy tình thế bất lợi, vội chặn ngọn giáo của Đường Bân rồi quay ngựa chạy. Đường Bân đổi theo rất gấp nhưng bị bọn Cảnh Văn, Tiết Tán ~tế ngựa ra chặn lại giúp Mi Sảnh chạy thoát. Các tướng chỉ chém được Cảnh Văn và Tiết Tán. Quân giặc bị giết, ngựa chiến bị bắt, chiêng trống giáp trụ thu đoạt nhiều vô kể. Đổng Bình sai thu nhặt thi hài Văn Trọng Dung và Thôi Dã. Đường Bân khóc lớn, tự tay cùng quân sĩ khâm liệm mai táng hai người.
Sau trận đó, bọn Đổng Bình chín tướng đều cho quân sĩ dựng trại đóng giữ ở sườn phía nam núi Long Trung.
Ngày hôm sau hai đội đại binh của Tống Giang cũng kịp đến hội với quân tướng bọn Đổng Bình. Tống Giang thấy mất hai tướng, vô cùng thương xót. Làm lễ tế hai tướng xong, Tống Giang cùng với quân sư Ngô Dụng bàn kế đánh thành. Ngô Dụng và Chu Vũ trèo thang trận quan sát hình thế thành lũy hào rãnh, rồi nói với Tống Giang:
- Thành này khá kiên cố, ta đánh vào không dễ gì phá được Tạm thời hãy tỏ ý quyết đánh để phá thành, rồi chờ ít bữa xem thế nào.
Tống Giang bèn truyền lệnh, một mặt cho quân sĩ sửa soạn khí giới đánh thành, một mặt sai quân do thám đi dò xét tin tức các nơi xung quanh.
Tạm gác chuyện Tống Giang bàn kế đánh thành, kể tiếp chuyện Mi Sảnh dẫn theo hơn hai trăm tên quân ky chạy thoát vào thành Sơn Nam. Chủ tướng giữ thành là Đoàn Nhị, em vợ Vương Khánh. Nghe tin triều đình sai anh em Tống Giang đem quân mã đến đánh, Vương Khánh bèn gia phong cho Đoàn Nhị là Bình đông đại nguyên súy, đặc cách sai đến trấn thủ thành này. Bấy giờ Mi Sảnh đến dưới trướng vái chào Đoàn Nhị, rồi kể cho Đoàn Nhị nghe bên Tống Giang binh hùng tướng mạnh đã giết mất của bên mình năm tướng.
Quân sĩ bị đánh giết tan tác cả, xin nguyên súy cho mượn quân để phục thù. Nguyên bọn Mi Sảnh do Vương Khánh đích thân sai phái, vì vậy nên nói là mượn quân. Đoàn Nhị cả giận, nói:
- Ngươi tuy không thuộc quyền cai quản của ta, nhưng tội làm tan quân mất tướng thì ta có thể chém đầu ngươi được.
Nói đoạn bèn quát quân sĩ đến trói Mi Sảnh đưa đi xử trảm. Vừa lúc ấy có người bước vào trong trướng nói to:
- Xin nguyên súy bớt giận, tạm tha tội chết cho người này.
Đoàn Nhị đưa mắt nhìn mới biết đó là viên quan do Vương Khánh sai đến giữ chức phó tham mưu. Đoàn Nhị nói:
- Sao lại tha hắn?
Phó tham mưu nói:
- Tôi nghe nói Mi Sảnh là viên dũng tướng kiêu hùng, trong trận vừa rồi đã giết hai tướng của Tống Giang. Đúng là bọn Tống Giang có binh hùng tướng mạnh, chỉ có thể dùng mưu mà thắng, chứ không thể lấy sức mà đánh.
Đoàn Nhị nói:
- Dùng mưu mà thắng là thế nào?
Phó tham mưu nói:
- Đại quân của Tống Giang xe cộ, lương thảo đều đóng cả ở Uyển Châu, vận chuyển đi các nơi đều phải lấy từ đó. Tôi nghe nói ở Uyển Châu binh mã của quân Tống thế cô lực yếu, nguyên súy nên mật sai người đến bàn với tướng trấn thủ ở Quân Châu và Củng Châu, hẹn ngày để họ từ hai đường đến đánh vào phía nam Uyển Châu ở đây ta sẽ chọn tinh binh giao cho Mi tướng quân thống lĩnh ruổi gấp đến phía bắc Uyển Châu lập công chuộc tội. Bọn Tống Giang nghe tin, sợ Uyển Châu thất thủ tất sẽ lui quân về ứng cứu. Thừa dịp ấ~r, ở đây Chúng ta sẽ điều tinh binh theo hai đường tiến đánh. Như thế có thể bắt được Tống Giang.
Đoàn Nhị vốn là gã quê mùa dốt nát, làm sao hiểu được binh cơ. Nay nghe viên tham mưu bàn vậy bèn cứ theo kế ấy mà thi hành. Bàn định xong, Đoàn Nhị sai người đi Quân Châu và Củng Châu. Một mặt sai điểm hai vạn quân mã giao cho bọn Mi Sảnh, Khuyết Chữ, ông Phi thống lĩnh, nhân lúc đêm tối cuốn cờ im trống đưa quân ra cửa thành phía tây tiến về Uyển Châu.
Lại nói Tống Giang đang ngồi trong quân doanh suy tính kế sách đánh thành thì thấy thủy quân đầu lĩnh ~ý Tuấn bước vào trong trướng, thưa:
- Chiến thuyền của thủy quân hiện đã đến đậu ở hai nơi sông Hán và sông Tương phía tây thành Sơn Nam. Tiểu đệ đến đây chờ lệnh đại huynh.
Tống Giang mời ~ý Tuấn ở lại dưới trướng, róc rượu cùng uống dăm chén. Vừa lúc ấy quân do thám trở về báo lại những tin tức nghe ngóng được trong thành, nói bọn Đoàn Nhị đã đem quân mã đến đánh Uyển Châu:
- Tống Giang nghe xong cả sợ, vội sai mời quân sư Ngô Dụng đến bàn bạc. Ngô Dụng nói:
- Trần an phủ và bọn Hoa Vinh đều là những người can đảm, dũng lược; tiên phong không phải lo cho thành Uyển Châu. Ngược lại, nhân cơ hội này ta nhất định phá được thành Sơn Nam.
Nói đoạn Ngô Dụng ghé tai nói nhỏ với Tống Giang. Tống Giang cả mừng liền truyền đạt mật kế cho bọn ~ý Tuấn và các đầu lĩnh quân bộ là bọn Bao Húc, hai mươi người, dẫn hai nghìn quân bộ, đến nửa đêm thì lên đường đi theo ~ý Tuấn, việc ấy hãy tạm chưa nói đến.
Lại nói tướng giặc là bọn Mi Sảnh đã đem quân đến gần Uyển Châu. Quân thám báo trở về báo tin, Trần an phủ giao cho Hoa Vinh và ~âm Xung đem hai vạn quân mã ra ngoài thành đón đánh. Hai tướng vừa đưa quân ra khỏi thành thì có quân thám mã lưu tinh về phi báo:
- Bọn Mi Sảnh đã ước hẹn với giặc ở Quân Châu, hiện giờ ba vạn quân mã từ Quân Châu đã kéo đến cách phía bắc thành mười dặm. Trần an phủ lại giao cho ~ã Phương, Quách Thịnh đem hai vạn quân mã ra cửa bắc thành nghênh chiến. Một giờ sau lại có tin báo về:
- Quần giặc ở Củng Châu do bọn Qúy Tam Tư, Nghê Tập thống lĩnh ba vạn quân mã đang tiến đến phía ngoài cửa tây.
Mọi người nhìn nhau sửng sốt lo lắng:
- Trong thành chỉ còn hai tướng là Tuyên Tán, Hách Tư Văn, quân mã tuy có hai vạn nhưng quá nửa là quân già yếu, làm sao chống đỡ nổi?
Bấy giờ Thánh thủ thư sinh Tiêu Nhượng nói:
- An phủ đại nhân chớ quá lo lắng. Tiêu Nhượng tôi xin có một kế.
Nói đoạn chéo hai ngón tay trỏ nói với mọi người:
- "Xin cứ làm như thế. . . như thế. . . thì phá tan được giặc".
Mọi người từ Trần an phủ trở xuống đều gật đầu tán thưởng.
Tiếp đó Trần an phủ truyền lệnh, giao cho Tuyên Tán, Hách Tư Văn chọn năm nghìn quân tráng kiện mai phục trong cổng thành phía tây đợi khi quân giặc rút lui mới nổi dậy đánh.
Hai tướng vâng lệnh ra đi. Trần Quán lại ra lệnh cho các quân sĩ già yếu không phải giữ thành chỉ cuốn sẵn cờ đại, cờ lệnh các loại, hễ nghe tiếng súng nổ trên lầu thành cửa tây thì nhất loạt giương cờ, đi đi lại lại phía trong tường thành, nhưng không ai được ra ngoài. Cắt cử quân tướng đâu đó đã xong, Trần an phủ sai quân sĩ khiêng rượu thịt lên bày tiệc trên lầu thành cửa tây đợi quân giặc kéo đến. Chẳng bao lâu quân giặc ở Củng Châu do bọn Xúy Tam Tư và Nghê Tập chỉ huy, dưới cờ có hơn mười viên phó tướng, hiên ngang hùng hổ đem quân tiến đến dưới thành. Bọn Tam Tư, Nghê Tập thấy cổng thành mở toang, trên lầu thành có ba viên quan và một viên tú tài đang ngồi uống rượu, xung quanh đàn sáo nổi vang, thướt tha gấm lụa, nhìn quanh bốn phía tịnh không thấy một bóng cờ. Xúy Tam Tư lấy làm lạ, không dám cho quân tiến lên. Nghê Tập nói:
- Trong thành đã sẵn sàng nghênh chiến, chúng ta phải rút ngay kẻo bị trúng kế của địch.
Xúy Tam Tư liền ra lệnh lui quân. Bỗng nghe trên lầu thành một tiếng pháo nổ vang, rồi quân sĩ bốn phía hò reo vang trời, chiêng trống dậy đất. Không biết bao nhiêu cờ to, cờ nhỏ di động qua lại phía trong tường thành. Quân lính nghe hai vị chủ tướng nói chuyện với nhau đã lấy làm nghi ngờ kinh sợ, bây giờ lại càng hoảng hốt, không đánh mà rối loạn. Từ trong thành Tuyên Tán và Hách Tư Văn nhanh chóng dẫn quân đánh thốc ra. Quân giặc đại bại, vứt bỏ cờ xí, chiêng trống, giáo mác, ngựa chiến, giáp trụ nhiều vô kể, số bị chém đầu đến hơn một vạn tên. Xúy Tam Tư và Nghê Tập đều bị loạn quân giết chết. Quân sĩ còn lại tán loạn tìm đường chạy trốn. Tuyên Tán, Hách Tư Văn đắc thắng thu binh dẫn quân về thành. Trần an phủ trước đó đã trở về súy phủ.
ở phía bắc, bọn Hoa Vinh, Lâm Xung đã giết được hai tướng Khuyết Chữ và ông Phi, đánh tan quân giặc từ Quân Châu kéo đến, chỉ riêng Mi Sảnh trốn thoát. Bọn Hoa Vinh thắng trận đem quân trở về, khi sắp vào thành thì nghe tin quân giặc từ hai đường đánh tới:
- Giặc ở phía tây trúng kế Tiêu Nhượng đã phải rút lui, còn giặc ở phía nam thì bọn Lã Phương, Quách Thịnh đang chặn đánh, chưa biết thắng bại ra sao. Bọn Hoa Vinh liền truyền lệnh cho quân sĩ ruổi ngựa tiến gấp về phía nam. Bấy giờ Lã Phương và Quách Thịnh đang hợp sức giao chiến với tướng giặc. Lâm Xung, Hoa Vinh thấy vậy liền thúc ngựa đến hỗ trợ. Quân giặc bị đánh tan số bị chém đầu tại trận và bắt sống nhiều không đếm xuể.
Như vậy trong ngày hôm ấy cả ba cánh quân của Vương Khánh bị chết đến hơn ba vạn tên. Số bị thương không tính hết, khắp nơi thây chết đầy đồng, máu chảy ngập ruộng. Các tướng Lâm Xung, Hoa Vinh, Lã Phương, Quách Thịnh thu quân về thành, cùng với Tuyên Tán, Hách Tư Văn đến báo công trước trướng của Trần an phủ. Trần Quán, Hầu Mông, La Tiễn đều vui mừng khen ngợi diệu kế của Tiêu Nhượng, biểu dương anh em bọn Hoa Vinh dũng cảm anh hùng. Các tướng dạ ran, khiêm nhường không dám nhận. Trần an phủ sai bày tiệc lớn khao thưởng ba quân tướng sĩ, ghi công cho bọn Tiêu Nhượng, Lâm Xung, một mặt truyền lệnh cho quân sĩ giữ vững thành trì, chuyện không nói nữa.
Lại nói Đoàn Nhị sai bọn Mi Sảnh đe ai quân ra khỏi thành, đêm hôm sau Đoàn Nhị đứng trên. lầu thành nhìn về phía quân Tống. Bấy giờ sắp đến rằm tháng tám, vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng như ban ngày. Đoàn Nhị thấy bên quân Tống các loại cờ hiệu di động lộn xộn, rồi từ từ lui về hướng bắc. Đoàn Nhị nói với viên phó tham mưu:
- Có lẽ Tống Giang biết tin Uyển Châu nguy cấp nên đành rút lui.
Phó tham mưu nói:
- Hẳn đúng thế. Chúng ta phải điều ngay quân thiết kỵ ra ngoài thành đuổi đánh.
Đoàn Nhị bèn ra lệnh cho hai tướng Tiền Tân, Tiền Nghi điều hai vạn quân mã đuổi theo quân Tống. Hai tưởng vâng lệnh đi ngay. Đoàn Nhị nhìn về phía tây, thấy dòng Tương Thủy ở ngoài thành lăn tăn lấp lánh ánh trăng, đoàn chiến thuyền bốn năm trăm chiếc cũng đi dần lên phía bắc. Đoàn Nhị ngày thường đã quen cướp phá, đêm nay thấy một đoàn thuyền lương đông như thế, lại không có thủy quân đi kèm, mỗi thuyền chỉ có chừng sáu bẩy tay chèo, bèn ra lệnh mở cửa sông phía tây thành, sai thủy quân tổng quản Chư Năng dẫn năm trăm chiến thuyền đuổi theo đoạt đoàn thuyền lương.
Quân Tống thấy chiến thuyền của Đoàn Nhị tiến đến liền hạ lệnh cho thuyền ghé vào bờ, các thủy thủ đều nhẩy lên bộ.
Vừa lúc đoàn thuyền của Chư Năng đến gần, bỗng nghe bên phía thuyền quân Tống tiếng phèng la nổi lên vang trời, liền đó hơn một trăm chiếc thuyền nhỏ, mỗi thuyền có hai người chèo, ba bốn người cầm thương giơ thuẫn, vun vút lao tới.
Chư Năng ra lệnh cho thủy quân bắn hỏa pháo và tên lừa chặn đánh. Quân trên các thuyền nhỏ không chống cự nổi, kêu la inh ỏi rồi nhảy ào xuống nước. Quân giặc đắc thắng đoạt lấy đoàn thuyền lương. Chư Năng ra lệnh cho các thủy thủ đem hết số thuyền đó vào thành. Chiếc đi đầu vừa qua khỏi cửa sông thì có lệnh từng thuyền một phải khám xét, rồi mới được vào thành. Chư Năng sai quân khám xét chiếc thuyền đã qua cửa sông. Hơn mười tên lính nhẩy lên mở cửa thuyền nhưng không thể mở được vì cửa khoang đã bị đóng chặt bằng một tấm gỗ. Chư Năng cả sợ nói:
- Trúng gian kế của địch rồi!
Nói xong ra lệnh đem búa đến phá chốt mở khoang thuyền.
Một mặt ra lệnh:
- "Những thuyền còn ở bên ngoài hãy thong thả chưa được vào". Chư Năng chưa dứt lời thì thấy bên ngoài ba bốn chiếc thuyền lương không có người chèo, nhưng dẫn theo dòng nước trôi nhanh như buồm gặp gió. Chư Năng biết bị mắc mưu, vội sai lôi ngay những thuyền ấy vào bờ. Đúng lúc ấy, từ dưới nước nhô lên hơn chục người, ai nấy đều ngậm dao lá răm ngang miệng. Đó chính là tám vị anh hùng thủy quân:
- Lý Tuấn, hai anh em họ Trương, ba anh em họ Nguyễn, hai anh em họ Đồng. Chư Năng hạ lệnh cho quân sĩ cầm giáo đâm xuống, Lý Tuấn bèn đặt tay lên miệng huýt còi. Bấy giờ các đ~ u lĩnh quân bộ nấp trong khoang thuyền tay lăm lăm khí giới, bật cửa hò hét xông ra. Đấy là bọn hai mươi tám đầu lĩnh:
- Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn, Lý Quỳ, Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Dương Hùng, Thạch Tú, Giải Trân, Giải Bảo, Cung Vượng, Đinh Đắc Tôn) Trâu Uyên, Trâu Nhuận, Vương Định Lục, Bạch Thắng, Đoàn Cảnh Trụ, Thời Thiên, Thạch Dũng, Lăng Chấn cùng hơn một nghìn quân bộ ào ạt nhẩy lên bờ, xông vào chém giết. Quân giũ thành không chống cự nổi, tán loạn tìm đường chạy trốn. Chư Năng bị Đồng Uy chém đầu, quân tướng trên các thuyền ở cả trong và ngoài thành bị bọn Lý Qùy giết chết đến quá nửa, nước sông đỏ ngầu. Bọn Lý Tuấn chiếm lấy thủy môn. Bấy giờ Bao Húc hộ vệ cho Lăng Chấn bắn pháo hiệu oanh thiên đạn mẹ đẻ đạn con, rồi chia nhau đi đánh phá các nơi. Dân chúng trong thành xôn xao, cha con, anh em hô gọi nhau nháo nhác. Đoàn Nhị biết có biến vội đem quân đến cứu ứng, gặp ngay bọn Võ Tòng, Lưu Đường, Dương Hùng, Thạch Tú, Vương Định Lục. Vương Định Lục lia một phác đao ngang đùi, Đoàn Nhị ngã gục và bị bắt sống. Bọn Lỗ Trí Thâm, Lý Qùy hơn mười đầu lĩnh dẫn quân xông lên cửa bắc, chém giết đánh tan quân canh giữ rồi mở cửa thành, thả cầu treo. Bấy giờ binh mã của Tống Giang nghe tiếng pháo oanh thiên nổ vang liền quay lại đánh. vừa gặp Tiền Tân, Tiền Nghi đem quân tiến đến. Quân hai bên xông vào hỗn chiến, Tiền Tân bị Biện Tường đâm chết. Tiền Nghi bị Mã Linh đánh ngã, rồi bị người ngựa xéo nát như bùn. Ba vạn quân thiết kỵ của bọn Tân, Nghi bị giết tại trận đến quá nửa. Các tướng Tôn An, Biện Tường, Mã Linh dẫn quân lên trước, ruổi dài thẳng tiến vào cửa bắc. Các tướng đánh tan quân giặc, đoạt lấy thành trì, mời Tống tiên phong đem đại binh vào đóng trong thành.
Bấy giờ trời đã gần sáng, Tống Giang truyền lệnh cho quân sĩ dập tắt các đám cháy, cấm giết hại dân thường. Đến khi trời sáng, Tống tiên phong cho treo bảng chiêu an, các tướng đều đem thủ cấp giặc đến báo công. Vương Định Lục áp giải Đoàn Nhị đến trước trưởng. Tống Giang sai đưa đến trình Trần an phủ rồi đem xử chém. Viên phó tham mưu thì đã bị chết trong đám loạn quân, các tướng tá khác chết trận nhiều vô kể, số đầu hàng đến hơn một vạn tên. Tống Giang truyền lệnh giết trâu mổ ngựa khao thưởng ba quân tướng sĩ, ghi công đầu cho Lý Tuấn, thứ đến là các đầu lĩnh khác, sai Mã Linh đến dinh Trần an phủ báo tin thắng trận và hỏi tình hình quân giặc. Mã Linh tuân lệnh ra đi, độ vài giờ sau trở về báo:
- "Trần an phủ được tin rất vui mừng, sẽ dâng biểu về kinh tâu lên triều đình". Mã Linh còn thuật lại chuyện nhi ri nói ng dùng mưu đẩy lùi quân giặc. Tống Giang ngạc Nếu quân giặc đoán ra ý định thì đối phó thế nào? Đúng là mưu mẹo của thư sinh?
Tống Giang xuống lệnh lấy thóc gạo trong kho chẩn cấp cho những người bị tai nạn binh hỏa. Một mặt sai thu xếp các khoản việc quân.
Công việc đã tạm xong, Tống Giang đang cùng quân sư Ngô Dụng bàn kế tiến đánh quận Kinh Nam thì tiếp thư của Trần an phủ cho biết:
- Khu mật viện gửi trát đến nói quân giặc hoành hành ở Tây Kinh, thường thọc sang đánh phá các huyện thuộc Đông Kinh, vậy truyền cho anh em Tống Giang kịp đến Tây Kinh dẹp giặc, còn sào huyệt của Vương Khánh.
sẽ tiến đánh sau. Trần an phủ cũng có thư riêng cho Tống Giang, trong đó kể vài chuyện nực cười của khu mật viện.
Tống Giang, Ngô Dụng đã hiểu rõ ý của Trần an phủ, liền bàn kế điều quân:
- Một mặt vẫn đánh Kinh Nam, một mặt tiến đánh Tây Kinh. Bấy giờ phó tiên phong Lư Tuấn Nghĩa và các hàng tướng Hà Bắc đều tình nguyện đem quân đánh Tây Kinh. Tống Giang cả mừng, liền điều hai mươi bốn viên chánh phó tướng và năm vạn quân mã đặt dưới quyền thống lĩnh của Lư Tuấn Nghĩa. Hai mươi bốn viên chánh phó tướng ấy là:
- Phó tiên phong Lư Tuấn Nghĩa Phó quân sư Chu Vũ; Các tướng Dương Chí, Từ Ninh, Tôn Lập, Sách Siêu, Đan Đình Khuê, Ngụy Định Quốc, Trần Đạt, Dương Xuân, Yến Thanh, Giải Trân, Giải Bảo, Trâu Uyên, Trâu Nhuận, Tiết Vĩnh, Lý Trung, Mục Xuân, Thi ân.
Các hàng tướng Hà Bắc:
- Kiều Đạo Thanh, Mã Linh, Tôn An, Biện Tường, Sơn Sĩ Kỳ, Đường Bân. Ngay ngày hôm ấy Lư Tuấn Nghĩa cáo từ Tống tiên phong rồi thống lĩnh tướng tá quân mã lên đường đi đánh Tây Kinh.
Tống Giang lệnh cho Sử Tiến, Mục Hoẵng, âu Bằng, Đặng Phi thống lĩnh hai vạn quân mã ở lại đóng giữ thành Sơn Nam. Tống Giang căn dặn Sừ Tiến:
- Nếu quân giặc đến đánh thì anh em ở đây chỉ nên giữ thành cho chắc.
Rồi Tống Giang thống lĩnh các tướng còn lại cùng tám vạn quân mã nhằm phía Kinh Nam tiến phát. Chỉ thấy:
- Giáo gươm nườm nượp như nước chảy, người ngựa bon nhanh tựa gió ào.
Đúng là:
Gươm đao trắng lóa nghìn dặm tuyệt
Lọng cờ đỏ rực vạn chân mây.
Chưa biết quân Tống Giang đi đánh châu Kinh Nam thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện