[Việt Nam] Thiên Ý

Chương 30 : Luyện kiếm.

Người đăng: 

.
Nhảy lên Liễu Thiên cố tạo dáng giống trong hình vẽ nhưng chưa kịp tạo hình thì đã ngã lăn ra đất rồi. Với độ dài hơn sáu bảy mét một lần nhẩy không kịp cho Liễu Thiên thi triển Nhạn Hành hoàn chỉnh. Hắn cố gắng làm tiếp mấy lần nhưng vừa nhảy lên co chân dang tay chưa kịp cảm nhận nguyên thần vận hành đã ngã bò ra đất rồi. Sau nhiều lần thất bại hắn liền nghĩ ra cách khác. Hắn đầu tiên cứ là đứng im trên đất luyện tập đã. Đứng im luyện tập tư thế cùng với cách vận chuyển nguyên thần trước đã. Luyện xong mấy thứ này thuần thục chờ mai kia nhảy xa hơn thì bắt đầu luyện tập giữ thăng bằng sau. Nghĩ vậy Liễu Thiên bắt đầu luyện tập tư thế phi hành. Hắn đứng im một chỗ làm các kiểu tư thế vừa học được. Nào thì co chân, dang tay, đứng ngồi, ngả trước ngả sau,… Nhìn hắn tập luyện cứ loay hoay như con giun phải vôi vậy. Nếu có người khác nhìn thấy thì họ sẽ cười vỡ bụng với cách luyện tập của hắn mất. Tập một lúc, Liễu Thiên cảm thấy không hiệu quả, hắn lắc đầu nhìn cuốn Nhạn Hành nói: “Dù sao cũng không vội, hay cứ để tiến lên Khai Minh cảnh luyện luôn cả thể. Bây giờ cứ luyện bước đầu là vận lực vậy, không cần mấy thức phía sau mình cũng nhảy xa hơn rất nhiều rồi.” Nếu hắn nghĩ như này sớm thì đã tu luyện hiệu quả hơn rồi. Bí tịch tuy nói là thể thuật nhưng những muốn tu luyện thì đều cần nguyên thần ngoại thân. Chính vì vậy mọi đệ tử lúc đầu chỉ trọng tu luyện những thứ cơ bản trước, mai kia tu vi tăng cao họ sẽ tu luyện theo sau. Mà Liễu Thiên lúc đầu cứ nghĩ là mình có thể làm được mà không cần phải lên Khai Minh cảnh. Hắn đã quá tự tin nên tốn mất nửa canh giờ tu luyện nhưng không mấy hiệu quả. Liễu Thiên lúc này bắt đầu kẻ vạch, rồi hắn chạy đà cứ thế nhảy liên tục. Từng lượt, từng lượt một, hắn đều cố gắng hết sức. Hắn cố dùng động tác chuẩn xác với cách vận hành nguyên thần. Nhưng sự lệch lạc vẫn còn diễn ra, hắn vẫn chưa vận hành nguyên thần vào chân một cách ổn định và dùng lực vẫn chưa đúng thời điểm. Nhưng thỉnh thoảng, Liễu Thiên cũng nhảy được gần mười mét, xa hơn trước nhiều. Những lần như thế chính là sự vận hành của nguyên thần kết hợp chuẩn xác với động tác thi triển. Cứ như vậy nửa canh giờ, hắn liền thu Nhạn Hành lại bắt đầu luyện sang Lưu Thủy Bộ. Hắn biết dục tốc bất đạt, dù sao cũng phải cho cơ thể kinh mạch nghỉ ngơi, hắn giờ nghiên cứu cuốn khác đã. Đọc qua Lưu Thủy Bộ một lượt Liễu Thiên cũng chưa luyện cuốn này vội. Nguyên nhân là Lưu Thủy bộ lấy sự mềm mại uyển chuyển làm chủ đạo. Nó chính là một bộ pháp dùng cho người di chuyển mềm mại uyển chuyển như nước chảy, có thể tìm ra mọi điểm nhỏ ngõ ngách của địa hình để vượt qua. Mọi địa hình đều có thể di chuyển một cách dễ dàng mà không gặp cản trở gì. Chính vì sự đặc thù nên khi luyện tập nó cũng cần phải có địa hình thích hợp. Trong cuốn này có ghi cần có bãi cọc hoặc nhiều người luyện cùng. Hai điều kiện này Liễu Thiên đều chưa có, nên hắn cũng không luyện cái này vội, cái gì dễ thì luyện trước, khó thì từ từ nghiên cứu sau. Bỏ qua cuốn Lưu Thủy Bộ, Liễu Thiên nhìn Tam Bộ Di cũng lắc đầu. Tam Bộ Di lấy kích tốc làm chủ đạo, dùng nguyên thần tạo thành xúc áp rồi giải phóng để di chuyển. Việc vận hành xúc áp này quá khó cần phải có một đẳng cấp công pháp khá cao, nguyên thần tinh thuần, hiểu biết về kết giới xúc áp nguyên thần để vận hành. Vì thế Liễu Thiên cũng chưa luyện được Tam Bộ Di này. Cuối cùng hắn lấy cuốn Lối Phá ra, cùng với đó hắn cầm thanh kiếm để ở góc sân lại. Hắn cũng không có mở Lôi Phá ra đọc, hắn biết mình chưa luyện được nó, lấy ra chỉ để nhìn vào đó mà phấn đấu mà thôi. Liễu Thiên cầm kiếm trong tay bắt đầu làm bước đầu tiên của kiếm khách chính là cầm kiếm. Cầm kiếm nghe thì rất đơn giản nhưng thực chất lại khá phức tạp. Kiếm có dài có ngắn, có to có nhỏ, có mảnh có dầy, có nặng có nhẹ,… mỗi cây kiếm đều có những đặc điểm khác nhau. Mà người dùng kiếm muốn dùng tốt kiếm thì phải hiểu toàn bộ về thanh kiếm của mình. Nắm bắt mọi ưu nhược điểm của kiếm, qua ưu nhược điểm đó mà luyện tập sau này sẽ tận dụng hiệu qủa. Nghĩ lại những gì hắn nghiên cứu được một lượt, Liễu Thiên bắt đầu câm kiếm đưa ra trước mặt. Vút! Vút! Liễu Thiên chém hai cái vào không trung, sau đó hắn bắt đầu cảm nhận lại thanh kiếm của mình. Cảm nhận một lúc, Liễu Thiên lại chém rồi đâm lên không trung mấy kiếm. Sau một lúc Liễu Thiên đã quen với thành kiếm này. Hắn cảm nhận sức nặng, tầm đánh, sự sắc bén, độ cứng, sự đàn hồi,…mọi thứ được Liễu Thiên thử nghiệm vào cảm nhận. Mọi thứ đã xong, Liễu Thiên tiếp theo chính là luyện căn cơ của dùng kiếm. Dụng kiếm gồm kỹ năng là đâm, chém, lướt và chặn. Mỗi kỹ năng này đều có những yếu tố như sức mạnh, tốc độ, sự chuẩn xác, tinh xảo,… khác nhau. Hôm nay Liễu Thiên quyết định luyện đâm trước. Đâm về cơ bản chính là dạng công kích theo phương thẳng, và là công kích hướng gần nhất đến đối thủ. Nó có sát thương cao, tốc độ nhanh, khó chống đỡ, cần có độ chính xác cao, đồng thời phải công kích vào những nơi hiểm yếu. Thích hợp với kiếm có bề mặt nhỏ, độ cứng cao, mũi cực nhọn. Khi luyện chủ yếu dùng lực cách tay kích tốc đâm thẳng về phía trước theo đường gần nhất đến mục tiêu. Liễu Thiên hai chân đứng thế, kiếm cầm ngang trước mắt, mắt hắn nhìn kiếm rồi nhìn thẳng vể phía trước. Vù vù….! Liễu Thiên liên tục đâm kiếm thẳng ra trước mặt, ống ao ma sát với không khí tạo lên những tiếng động nhịp nhàng. Khoảng mười kiếm, Liễu Thiên nghỉ, đâm mười kiếm liên tục hắn đã cảm thấy tay phải có chút mỏi. Nhưng nghỉ ngơi một tý hắn lại tiếp tục đâm ra từng kiếm một, thỉnh thoảng hắn cũng đổi tay nữa. Tay trái tuy không thuận nhưng dù sao cũng cần cho tay phải nghỉ, nên cho tay trái tập luôn. Tiết kiệm thời gian chính là điều hắn cần làm, hắn không được phép bỏ phí chút thời gian nào. Mặt trời gần lên đến đỉnh, ánh nắng cuối thu về trưa cũng rất gay gắt. Trên sân tập giờ đã không còn ai, mọi người đã về nghỉ trưa hết duy chỉ có một người vẫn vừa xuống tấn vừa dùng kiếm đâm ra. Người nay chính là Liễu Thiên, hắn vẫn chưa muốn nghỉ, người ta cố gắng mười thì hắn phải cố gắng hơn mười, có vậy mới không bị bỏ lại. Mồ hôi nhễ nhại, từng hạt to như hạt đỗ lăn trên mặt Liễu Thiên, quần áo cũng đã ướt sũng, hai chân hắn đứng tấn cũng đã rung đùng đùng, tay cầm kiếm đâm ra cũng rất ngoằn nghèo thiếu lực. Phù! Hờ Hờ! Liễu Thiên dừng lại, hắn cảm thấy đã đến giới hạn rồi, nếu tập tiếp sẽ phản tác dụng. Hắn đi lại tra kiếm vào vỏ, cầm cái áo ngoài cùng mấy cuốn bí tịch nên đi về chi của mình tắm rửa. Phía bên trong của mỗi chi có một khu nhà tắm cùng một cái sân nhỏ để phơi đồ. Lúc này, Liễu Thiên vừa phơi đồ trên đó vừa nghĩ: “Không biết mấy người Liễu Thuyên sao rồi? Đã thành nội môn đệ tử chưa?” Hắn nghĩ một hồi rồi cũng lắc đầu cười nhạt nói: “Mà dù sao cũng không phải việc của mình! Mình giờ tự lo cho mình đi.” Buổi chiều, mọi người vẫn được tự động luyện tập, ai thích làm gì thì làm. Hai người Hà Minh và Tằng Nhất không luyện tập cùng Liễu Thiên, ở cảnh giới của họ thì theo đuổi nhiều thứ khác hơn là luyện tập thể lực cùng hắn. Những ngày đầu là bắt buộc nên họ cùng đi cùng Liễu Thiên để khích lệ hắn mà thôi. Giờ đây đã là giai đoạn tự quản, họ cũng cần thực hiện dự định của mình, không thể đi theo Liễu Thiên tập lại những thứ cơ bản mà họ đã tập nhiều năm về trước. Liễu Thiên cũng không trách họ, hắn biết mình quá yếu, mỗi khi tập cùng hắn thì hai người kia đều phải dừng lại cùng hắn. Hắn biết hai người kia cố tình bỏ rơi hắn để hắn biết mình cần phải cố gắng. Một buổi chiều vất vả bắt đầu, Liễu Thiên ra sân từ sớm, hắn tay trái cầm kiếm, tay phải kéo theo một chiếc xe, trên đó có những dụng cụ để luyện tập thể lực và phụ trợ luyện kiếm. Chiếc xe này hắn mượn từ phòng dụng cụ, khi mượn hắn cũng phải hối lộ cho vị quản sự hơn mười lạng bạc. Trời đang nắng to nhưng Liễu Thiên cũng không ngần ngại cửi áo ngoài ra, hắn chỉ mặc một chiếc áo mỏng. Hắn sắn tay áo lên, bắt đầu luyện tập thể lực. Những dụng cụ ở đây khá giống với thế giới trước kia của hắn. Hắn lấy hai quả tạ nhỏ rồi cầm vào hai tay bắt đầu tập luyện. Cứ luyện tập nửa giờ hắn lại nghỉ một nhịp rồi chuyển qua cái khác. Lần lượt hắn tập từng thứ như cử tạ, chống đẩy, gập bụng, ép cơ,… Hai tiếng đồng hồ qua đi, nắng vẫn gay gắt, Liễu Thiên đi vào một tán cây ở dìa sân tập ngồi xuống. Đây chính là nghỉ giữa giờ, tiếp theo chính là luyện kiếm. Hắn nhìn lại quần áo mình thì thầm lắc đầu lẩm bẩm: “Từ mai phải kiếm một bộ đồ mát mẻ hơn!” Nói xong hắn liền tháo cả giày ra ném gọn vào gốc cây. Đi giày này đối với hắn thật khó chịu, nhất là khi tập nóng bức thì càng khó chịu hơn. Tập luyện bằng chân đất vẫn thoải mái hơn. Vừa ngồi nghỉ Liễu Thiên vừa cầm kiếm lên vuốt ve nhìn ngắm. Hắn nhìn ngắm một hồi đồng thời nhớ lại kiến thức về chém, lướt và chặn. Chém là dạng tấn công từ nhiều hướng đến kẻ thù, dạng này dùng sát thương chính là lưỡi kiếm. Lực chém phải mạnh, độ nặng của kiếm phải đủ, kiếm không cần sắc bén lắm nhưng phải cứng cáp. Khi luyện sử dụng lực cánh tay kết hợp với lực xoay của cơ thể. Phối hợp càng nhuần nhuyễn sự kết hợp này thì lực chém càng lớn. Lướt hay gọi là cắt, đây là dạng tấn công không quán tính. Tấn công không quán tính chính là không có đà từ trước như là đâm hay chém. Đâm hay chém đều phải vận lực từ ngoài đánh vào. Lướt thì lại cắt từ cơ thể đối thủ cắt ra. Đây có thể là động tác tấn công lên hoặc thu về! Đặc điểm của lướt này là công kích nông, đường kiếm linh động uyển chuyển, nhẹ nhàng lưu loát, phù hợp với những kiếm mảnh, mềm có đội đàn hồi tốt, đặc biệt là lưỡi kiếm phải vô cùng sắc bén. Khi luyện tập chủ yếu dùng lực cổ tay để điều khiển kết hợp với khả năng di chuyển linh động của cơ thể. Chặn là dạng dùng kiếm phòng thủ, chặn này chính là phương pháp vận kiếm xung quanh bên ngoài cơ thể. Kiếm phải đi được đến mọi điểm bên ngoài cơ thể để phòng thủ. Yêu cầu tốc độ dụng kiếm phải nhanh, phản xạ tốt, lực dụng kiếm phải đủ mạnh để đánh bật công kích của đối thủ ra. Thích hợp với đoản kiếm, có độ cứng rắn cao. Khi luyện tập cầng phối hợp toàn bộ cơ thể cùng kiếm để đạt khả năng phong thủ hiệu quả nhất. Đây chính la kỹ năng khó nhất của kiếm đạo mà không phải ai cũng luyện được!
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang