[Dịch] Tế Công Hoạt Phật
Chương 4 : Vác Hộ Pháp rượt yêu khắp trang viện
.
Có thơ rằng:
Cửa gỗ dựng rồi chửa muốn sang
Dõi nhìn chim chậu nhảy lan man
Nhà ngọc dễ chôn thiên cổ hận
Gác vàng khó đổi một thân nhàn
Mây giăng đầu núi soi lòng thác
Lá rụng rừng thu thấu viễn san
Thông già thở khói màu xanh biếc
Phải trái xem tuồng mây trắng ngang.
Nhắc lại Tế Điên đang cải lộn với phổ ky trong quán cơm, bỗng có hai người vén rèm đến trước Tế Điên vái chào. Người đi đầu thân hình cao lớn, đầu đội khăn lam kim tuyến có gắn hai hạt châu, mình mặc tiễn tụ bào màu lam, lưng thắt giây tơ, chân mang giày võ sinh, ngoài choàng áo lông thêu hoa, sắc mặt hơi vàng, mày dài mắt to, đôi mắt thần quang lóng lánh, mũi thẳng miệng rộng, dưới cằm vuông, bộ râu đen phất phơ trước ngực.
Người đi sau, tuổi ngoài hai mươi, đầu đội khăn đoạn thêu ngũ sắc, mình mặc áo đoạn tiễn tụ bào thêu ba đóa hoa lam, chân mang võ hài, choàng ngoài một áo cừu lam, mặt trắng bệch không huyết sắc như mùa giấy trắng. Vị đi trước chính là Mỹ nhiệm công Trần Hiếu, người đi sau là Bệnh phục thần Dương mãnh, hai người này từ hảng bảo tiêu trở về định lên Linh Ẩn tìm Tế Điên. Đến ngang quán cơm nghe tiếng cãi cọ Ồn ào liền vén rèm bước vào, thấy Tế Điên đang cải nhau với phổ ky vội bước tới chào và nói:
- Bạch sư phụ, sao sư phụ lại cãi nhau ở chỗ này? Mấy đứa này có khi dễ sư phụ không? Sư phụ nói cho chúng con biết để con đánh bọn nó một trận cho biết tay.
Trần Hiếu vội can:
- Này hiền đệ, chớ nên lỗ mãng vội, phải nói ra nguyên nhân đã.
Phổ ky trong quán thấy hai ngưòi ăn nói hung hổ như vậy, vội nói:
- Xin hai vị quan nhân chớ giận, nguyên do tại vị sư phụ đây vào ăn cơm không tiền trả lại nói những lời ngang bướng mới sinh cãi cọ như vậy.
Tế Điên nói:
- Phải đa, hai đồ đệ đến đây thật đúng lúc, tiệm cơm này làm khó dễ ta quá.
Trần Hiếu hỏi:
- Bạch sư phụ, tạo sao họ làm khó dễ sư phụ như vậy?
Tế Điên nói:
- Ta ăn cơm rồi, bọn họ không chịu cho đi cứ đòi tiền hoài.
Trần Hiếu nghe qua không nhịn được, tức cười nói:
- À, té ra là đòi tiền! Bèn quay qua nói: - Này chưởng quỹ, các nhười không biết vị Hòa thượng này ư? Đây là Tế Công trưởng lão, vị Phật sống ở chùa Linh Ẩn đó. Số tiền có là bao, Hòa thượng ăn uống hết bao nhiêu đừng đòi Hòa thượng, sau ba tháng anh em ta sẽ tính gộp một lần cho.
Chưởng quỹ nói: Chúng tôi xin tạ lễ thất kính!
Tế Điên hỏi: Các ngươi đã ăn cơm chưa?
- Chúng con ăn cơm rồi.
- Các ngươi vác tượng Hộ Pháp đi hóa duyên với ta nhé.
Trần Hiếu nói:
- Bạch sư phụ, đệ tử của sư phụ đều là danh giá phú hộ. Sư phụ cần nhiều nữa, chúng tôi chẳng dám thưa, chớ còn khoảng 9 - 10 lượng bạc, hiện chúng tôi có sẳn, cần chi sư phụ phải đi cho nhọc sức.
Tế Điên lắc đầu nói:
- Không được, không được! Hóa duyên là bổn phận của Hòa thhượng tạ Này Dương mãnh, người vác ông Hộ Pháp này cho Hòa thượng ta nhé.
Dương Mãnh vâng dạ rồi kê vai vác ngaỵ Ba người cùng ra khỏi quán cơm đi về hướng Đông. Mấy người quen biết với Trần Hiếu và Dương Mãnh kề nhau xầm xì.
Trần Hiếu hổ thẹn đỏ mặt, đứng lại nói chuyện với người quen ở bên đường. Dương Mãnh hồn nhiên không biết mắc cỡ, cùng Tế Điên xăm xăm đi tới. Thấy bên đường có một tiệm trà mới khai trương, Tế Điên bảo Dương Mãnh để tượng Hộ Pháp xuống nghỉ. Đoạn xăm xăm đến trước tiệm trà kêu lên: - Khổ dữ a! Khổ dữ a!
Mấy người làm công trong tiệm nghe Hòa thượng kêu khổ lật đật chạy ra hỏi:
- Hòa thượng đi mua trà hỉ?
- Không phải đâu! thấy tiệm mới khai trương ta đến chúc mừng đó chứ.
- À, té ra Hòa thượng đến chúc mừng. Xin mời vào, mời vào.
- Hòa thượng ta tới đây có hai việc: thứ nhất là đến chúc mừng, thứ hai là đến hóa chút duyên.
- Hòa thượng hóa duyên bao nhiêu?
- Không cần nhiều, 200 lượng thôi. Đủ số ta mới đi.
- Tưởng chút ít, chứ còn số đó nhiều quá, tiệm tôi thứ xả không đủ. Thôi đi hóa duyên chỗ khác đi!
Tế Điên nghe thế, cười hà hà nói :
- Bây giờ ta xin 200 lượng, người cho thì thôi; tới chừng đứng bong không chỉ 200 đâu mà phải 400 lượng, qua xế phải 600 lượng, chiều tối phải 800 lượng; còn để giáp một ngày đêm thì cả tiệm trà nhà ngươi cũng tính chưa đủ số đó nhé!
Chưởng quỹ nghe nói biết là Hòa thượng khùng đến quấy rối. Có một người mua trà ưa xen việc tào lao, tới nói:
- Này Hòa thượng! Cửa hàng người ta mới khai trương, ông tới phá đám làm chị Ông muốn xin vài ba tiền để mua hương đèn thì đây tôi cho ông; còn muốn vài ba điếu để có quần áo đổi thay thì hôm khác lại, cưỡi trên người tôi đây nè!
- Cưỡi trên người ông hả, ngươi cõng ta được à! Ha ha!
Người kia nghe những lời ngoắt ngoéo đó, nói:
- Này Hòa thượng, hóa duyên là hóa bao nhiêu tiền?
- Có 200 lượng bạc là ta đi ngay thôi, không lấy thêm một điếu nào hết.
Người ấy nghe Tế điên nói bắt quàng, bèn nghiêm sắc mặt, nói:
- Này Hòa thượng, ông đừng có đùa, tôi không chấp ông đâu. Thôi, ông đi hóa duyên cho đủ số đi!
- Không cần ông chấp với nê, ông cố mà xem ta hành sự sẽ biết.
Đoạn kêu:
- Dương Mãnh, hãy để ý xem nhé! Hễ thấy có lão đạo sĩ nào từ phía Nam Hồ Đồng đi tới, ngươi cứ nếu lại đập chết ngay trước tiệm trà, để cho chủ tiệm trà đến cửa quan đền mạng người ta chơi!
Dương Mãnh bản tính hồn nhiên, nghe Tế Điên bảo thế liền gật đầu vâng dạ, nhìn chăm chăm về phía Hồ Đồng chờ đợi lão đạo sĩ. Quả nhiên không bao lâu, từ phía Hồ Đồng đi lại một lão đạo sĩ mình cao tám thước, eo nhỏ lưng gù, đầu đội khăn đạo sĩ màu xanh, mình mặc đạo bào bằng đoạn màu lam thắt lưng tơ, chân mang giày thêu vớ trắng. Trên lưng lủng lẳng một cây bảo kiếm trong bao bằng da cá, đuôi gươm mấy tua màu vàng phất phơ theo gió. Vị đạo sĩ ấy mặt như trăng rằm, mắt mũi hiền từ, ngũ quan thanh tú, ba chòm râu thưa buông dài trước ngực, vừa đi vừa hát:
Huyền trong diệu, diệu trong huyền
Dưới điện Tam Thanh có chân truyền
Không phải Thánh cũng không Tiên
Mải miết động sâu khổ tu luyện
Miệng nuốt kim đan nguyên thần hiện
Chứng tỏ Tam Thanh thiệt có truyền.
Dương Mãnh ngó thấy, đùng đùng nổi giận, hét lớn:
- Hay a! yêu đạo chớ chạy, ông đợi ở đây đã lâu!
Nói rồi liền hươ quyền đánh tới.
Lão đạo sĩ này từ đâu đến? Tại sao Tế Điên lại bảo Dương Mãnh đón đánh ông ta?
Nguyên bởi ở đường Thái Bình trong thành Lâm An có một nhà tỷ phú họ Châu tên Cảnh, tự Vọng Liêm. Bởi ông ta giàu quá nên mọi người thường gọi là Châu Bán Thành, trong nhà của đến trăm muôn. Ông ta chỉ có một đứa con trai tên là Châu Chí Khôi, 21 tuổi, chưa lập gia đình. Chí Khôi cũng khá đẹp trai, nhưng hiềm nỗi quá kén chọn, cao với không tới, thấp chẳng để mắt nhìn, vì thế từng tuổi đó còn lẻ loi một bóng. Châu viên ngoại tuổi quá 70 lại dưới gối chỉ có Chí khôi nên rất mực cưng chiều. Ngày kia, Chí khôi bỗng nhiên ngọa bệnh và điều dưỡng ở thư phòng hoa viên. Mời rất nhiều thầy thuốc nổi danh chẩn trị mà bệnh thế vẫn không thuyên giảm, viên ngoại vì thế rất đỗi lo âu. Một hôm tối lại, viên ngoại tự tay xách đèn lồng ra thư phòng ở hoa viên thăm bệnh con. Vừa đến cửa thư phòng, bỗng nghe bên trong có tiếng trai gái cười đùa; viên ngoại động tâm nghĩ rằng: "Chắc đứa a hoàn nào của bà lén dẫn dụ con ta làm chuyện bại hoại gia phong đây. Ta phải đến xem mặt coi đứa nào cho biết". Bèn đến bên cửa sổ thấm ướt một khoảng giấy, xoi lỗ nhìn vào. Bên trong, đồ đạc thiết trí vẫn như cũ. Trên chiếc bàn nhỏ ở trên sạp, ngọn bạch lạp đang tỏa chiếu bên mấy thức ăn. Chí Khôi đang ngồi ở một bên, còn ngồi đối diện bên kia là một cô gái sắc đẹp hoa nhường nguyệt thẹn. Lão viên ngoại nhìn kỹ, té ra cô gái ấy chính là Nguyệt Nga, con gái của Vương viên ngoại ở sát tường nhà. Lão viên ngoại cả kinh, thầm nghĩ: "Ta với viên ngoại là bạn hồi còn để chỏm. Sao hai đứa nhỏ này dám làm việc trăng hoa xấu hổ như vậy kìa?". Chính ông cũng không dám bước vào nhà sợ hai người xấu hổ tự tận, bèn trở về phòng mình, thở dài, kêu phu nhân nói:
- Bà ơi, bà có biết thằng con mình mắc bệnh gì không? Tôi vừa thấy nó cùng Vương Nguyệt Nga, con gái của bác Vương Thành ở kế nhà mình, uống rượu vui đùa ở ngoài thư phòng đấy. Bà tính lẽ nào cho phải đây?
Phu nhân nói:
- Có gì mà viên ngoại phải lo! Ngày mai, ông sang nhà bác Vương thăm hỏi chuyện trò rồi nhân tiện hỏi thăm con gái bác đã có đôi bạn chưa. Nếu chưa đính ước ở đâu thì mình gấp rút cậy mai mối đến hỏi. Làm như thế, một là giữ vẹn được danh giá của hai nhà, hai là cho đôi trẻ được tâm nguyện, há không phải là kế lưỡng toàn sao?
Viên ngoại cho là có lý, bèn an lòng đi nghỉ. Sáng hôm sau, ăn điểm tâm xong, viên ngoại thay đổi y phục, cùng với gia nhân mang lễ sang thăm Vương viên ngoại. Vừa bước đến cổng, thấy từ xa bốc lên cát bụi mịt mù, một người cưỡi ngựa và hai chiếc kiệu đi lại, thì ra đó là Vương viên ngoại. Vương viên ngoại lật đật xuống ngựa, chào hỏi Châu viên ngoại rằng:
- Lâu nay huynh trưởng có mạnh giỏi chăng?
Hiền đệ đi đâu về thế? Người ngồi trong kiệu là ai vậy?
Vương viên ngoại nói:
- Đó là cháu gái anh, Vương Nguyệt Nga chớ ai. Cháu đó hơn hai tháng nay ở bên nhà cậu. Nhân vì có mai mối đến hỏi, ngày mai đưa lễ đến nên sáng hôm nay tôi phải qua rước cháu về.
Châu viên ngoại nghe nói, thầm nghĩ: "Sao có chuyện lạ vậy kìa? Chính mắt mình thấy Vương Nguyệt Nga đang ngồi uống rượu với thằng con mình, làm sao nó lại ở nhà cậu nó hơn hai tháng được? Có phải mình hoa mắt, nhìn lầm người chăng? Chuyện đó đâu thể có được?". Nghĩ rồi bèn nói:
- Này hiền đệ, cho kiệu đến gần cửa cho ta thăm nhìn mặt cháu một chút.
Vương viên ngoại bảo khiêng kiệu lại gần, thị tỳ vén rèm, dìu Vương Nguyệt Nga xuống vái chào chúc phúc Châu viên ngoại. Châu viên ngoại nhìn kỹ, quả nhiên cùng với cô gái đã thấu ở thư phòng ngày hôm qua không sai một nét, trong lòng thầm nghĩ: "Không xong, không xong rồi! Con Nguyệt Nga này không yêu cũng là quái, chẳng phải quỷ cũng hồ ly!". Ông quá lo sợ, cơ hồ muốn ngất đi, may có người ở một bên dìu đỡ mới khỏi ngã. Vương viên ngoại hỏi:
- Huynh trưởng thấy cháu gái ra sao mà có dáng điệu khác thường như thế?
Châu viên ngoại nói:
- Hiền đệ Ơi, ta nhìn thấy cháu mà sực nghĩ đến con mình ở nhà, bây giờ không biết bệnh thể nhẹ nặng ra sao!
Vương viên ngoại nói:
- Tôi thiệt không rõ việc đó, để ngày mai tôi sẽ sang thăm cháu.
Nói rồi kiếu từ. Châu viên ngoại về đến nhà thở vắn than dài. Phu nhân hỏi nguyên cớ cũng lo lắng không an. Viên ngoại nói:
- Vợ chồng ta chắc không sống nổi vì việc này. Biết làm sao bây giờ?
Hai vợ chồng đang lo rầu, xảy thấy từ ngoài đi vào một đứa thơ tên là A Phước, Tên này khoảng 15, 16 tuổi, rất là lanh lợi, nói:
- Thưa viên ngoại, chớ lọ Ở ngoài cửa Thanh Ba có tòa Tam Thanh quán, lão đạo sĩ ở miếu đó tên là Lưu Thái Chơn, có tài bắt yêu trấn trạch, lui quỷ trị bệnh rất tài. Viên ngoại đi mời ông ấy đến có thể trị bệnh cho công tử được.
Viên ngoại nghe nói có lý, liền hối gia nhân thắng ngựa cùng với bốn gia nhân do A Phước dẫn đường đi thỉnh thầy. Đến cổng Tam Thánh quán ngoài cửa Thanh Ba, tớ thầy xuống ngựa gõ cửa. Bên trong có một đạo đồng đi ra, hỏi:
- Qúy vị tìm ai?
Gia nhân đáp:
- Chúng tôi là người của Châu viên ngoại ở trong thành, đến đây mời đạo gia bắt yêu.
Đạo đồng vào trong thông báo. Tòa miếu này có một tòa điện chính, hai bên có kèm Đông Tây hai dãy. Lão viên ngoại đi đến nhà Đông được lão đạo sĩ xuống thềm tiếp rước. Viên ngoại thấy lão đạo sĩ đầu đội khăn đạo sĩ cũ, mặc đạo bào bằng vải lam, ngũ quan rất thanh tú. Viên ngoại nói:
- Đã lâu ngưỡng mộ đại danh tiên trưởng như sấm nổ bên tai. Hiện tại trong hoa viên nhà tôi có con yêu làm loạn, biến mình làm Vương Nguyệt Nga ở gần nhà để mê hoặc con trai tôi là Chí Khôi. Cầu xin tiên trưởng mở lòng từ bi đến bắt yêu an trạch, lui quỷ, trị bệnh giùm cho cháu
Lão đạo sĩ biết họ Châu là một nhà đại phú, liền vội vàng ưng thuận, nói:
- Xin viên ngoại cứ về trước, tiểu đạo giây lát sẽ đến sau.
Viên ngoại uống cạn chén trà rồi cáo từ. Lão đạo sĩ đưa khách ra cửa rồi trở vào miếu kêu đạo đồng hỏi:
- Này đạo đồng! Khăn đạo sĩ và đôi giày mới của ta, mi cầm bao nhiêu tiền?
- Hôm trước mua rượu cầm được hai điếu.
- Đem cái khánh cùng chân đèn đổi về. Còn đạo bào cùng dây tơ buộc cầm bao nhiêu?
- Cầm năm điếu.
- Đem chiếc tiền bàn và mấy tấm gương đổi lại. Đi chuyến này phải ăn mặt coi được một chút mới phát tài.
Đồ vật đã chuộc về, lão đạo sĩ mặt áo đội mũ chỉnh tề mới đi về phía cửa Tam Bạ Ông lại đi vòng qua cửa Tiền Đường cố ý kheo bộ cánh đẹp. Nào ngờ đang đi bỗng nghe trước mặt có tiếng hét và có người đưa tay đánh tới.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện