[Dịch] Tây Du Ký
Chương 98 : Ðộc Mộc kiều, Tiếp Dẫn đưa đò Lăng Văn Ðộ, Ðường Tăng bỏ xác
.
Nói về bốn thầy trò giã từ Khấu Viên Ngoại, liền đi thẳng một đường, thiệt phong cảnh rất vui, hoa càng tươi tốt, nhiều nhà lương thiện, hiếm chốn trai tăng.
Mấy thầy trò đi sáu bảy ngày, ngó thấy lầu cao chơn chở, không biết mấy từng.
Tam Tạng chỉ mà nói rằng:
- Ngộ Không, thiệt lâu đài cao quá trăm thước!
Tôn Hành Giả nói:
- Thầy gặp cảnh giả thì lạy hoài, nay đến cảnh thiệt thì không xuống ngựa!
Tam Tạng hoảng kinh nhảy xuống đi tới trước cửa lầu, thấy một vị đạo đồng, đứng dựa cửa núi kêu mà nói rằng:
- Phải là thầy ở Ðông Ðộ đi thỉnh kinh đó chăng?
Tam Tạng ngó thấy đạo đồng mình mặc áo gấm, tay cầm phất chủ, xinh tốt khác thường.
Tôn Hành Giả ngắt nhỏ thầy mà nói rằng:
- Ông nầy là Kim Ðăng đại tiên ở lại chơn núi Linh San, quân Ngọc Chơn, đón rước thầy .
Tam Tạng ban đầu thấy còn nhỏ ngờ là đạo đồng, nay nghe Hành Giả nói, mới nghĩ ra là trường sanh bất lão không phải là đạo đồng, liền bước lại làm lễ.
Kim Ðặng Ðại Tiên cười rằng:
- Cha chả là trể! Năm nay thánh tăng mới tới đây! Tôi bị Quan Âm Bồ Tát nói gạt vì cách mười bốn năm trước, Quan Âm ghé đây dặn tôi rằng:
- Chừng ba năm thánh tăng sẽ đến đây, bảo tôi tiếp đãi tử tế. Báo tôi từ năm thứ ba đến năm nay, ngày nào cũng ngó mông hoài, không thấy chi hết, đến năm nay mới gặp thánh tăng!
T am Tạng chắp tay bạch rằng:
- Cám ơn đại tiên có tăng!
Tam Tạng chắp tay bạch rằng:
- Cám ơn đại tiên có tình trông đợi .
Kim Ðăng đại tiên mời bốn thầy trò vào đãi trà.
Rồi truyền đệ tử hâm nước cho bốn thầy trò lắm gội.
Lúc ấy thầy trò tắm gội xong rồi, thì trời đã tối.
Ngủ tới sáng liền dậy, chống gậy tích trượng lên lầu từ giã đại tiên.
Kim Ðăng Ðại Tiên cười rằng:
- Hôm qua ăn mặc lam lụ, bữa nay coi như Phật tử! Tôi kính mừng cho!
Tam Tạng từ biệt. Kim Ðăng nói:
- Ðể tôi đưa đi .
Tôn Hành Giả nói:
- Thôi thôi đừng đưa đón mất công, đường đi Lôi Âm Lão Tôn thuộc nhàm .
Kim Ðăng Ðại Tiên nói:
- Ðại Thánh biết đường mây, song Thánh Tăng đằng vân chẳng đặng, tôi không đưa đi chắc lạc đường .
Tôn Hành Giả nói:
- Phải phải, Lão Tôn đi thuộc đường không biết mấy thứ, thiệt là cân dẫu vân, chớ chưa từng đi bộ, Ðại Tiên biết rõ xin đưa giùm, chớ thầy tôi nóng việc thỉnh kinh, chẳng nên trể nải .
Kim Ðặng Ðại Tiên dắt ra cửa sau, chỉ hào quang ra trên nửa lừng mà nói rằng:
- Ði ngỏ trước không đặng, cứ ngỏ nầy đi ngay chổ hào quang là núi Linh tựu, chùa Ðại Lôi Âm tại đó .
Tam Tạng nghe nói, liền lạy ngay theo núi Linh san.
Tôn Hành Giả cười rằng:
- Thầy tánh nóng nảy quá, chưa đi tới chỗ đã lạy lần! Lời tục nói: Tuy thấy núi ở gần, chạy cũng mòn vó ngựa. Tuy thấy đó chứ còn xa lắm, nếu mà lạy mà đi cho tới đỉnh núi, thì cũng sói đầu!
Kim Ðăng Ðại Tiên nói:
- Thánh Tăng với Ðại Thánh, Thiên Bồng, Quyện Liêm đồng thấy cảnh Phật rồi, không còn gặp yêu tinh nữa.Tôi xin kiếu trở về .
Tam Tạng từ tạ, bốn thầy trò đi đặng sáu dặm đường, xảy thấy trước mặt có một cái sông dài, bề ngang chín dặm, không thấy nhà cửa ai ở mé cũng không thấy dấu người đi, mà cái sông ấy như biển, sóng dậy ba đào!
Tam Tạng kinh hãi nói rằng:
- Ngộ Không ôi, hay là đại tiên chỉ sai đường chăng, chớ biển rộng mênh mông không có thuyền đò, qua làm sao cho đặng .
Tôn Hành Giả cười rằng:
- Không sai đâu, cái cầu đằng kia, qua đặng mới thành chánh quả .
Tam Tạng ngục ngựa tới thấy dựa cầu có dựng một tấm biển rằng:
- Lăng Văn Ðộ, coi lại cầu ấy là độc mộc kiều. Cầu nhỏ bắt vòng qua biển như cái mống.
Tam Tạng thất sắc nói rằng:
- Cầu nầy Tiên Phật đi,chớ phàm tục đi qua sao đặng, kiếm ngỏ khác cho xong .
Tôn Hành Giả cười rằng:
- Có ngỏ khác ở đâu mà kiếm, bề nào cũng phải qua cái cầu nầy .
Bát Giới nói:
- Ðố ai dám đi cầu mống ấy, đã nhỏ lại cong vòng! Dầu bằng phẳng đi cũng không dặng, huống chi lên dốc xuống dốc, chắc là đi xuống sông .
Tôn Hành Giả nói:
- Thôi ai nấy ở đó, Lão Tôn đi thử cho mà coi!
Nói rồi nhảy lên cầu chạy riết một hơi tới mé, liền kêu lớn rằng:
- Ðã qua cho mau .
Tam Tạng cứ đưa tay khoát mãi và lắc đầu hoài. Bát Giới, Sa Tăng cũng nói đi không đặng! Khi ấy Tôn Hành Giả nhảy lên cầu chạy về, bảo Bát Giới đi theo.
Bát Giới nói:
- Cầu bước không đủ bàn chân đi làm sao cho đặng, bàn chân anh nhỏ nên dễ đi, nếu tôi bước đi chắc là trượt xuống!
Tôn Hành Giả bước lại nắm tay Bát Giới dắt đi.
Bát Giới nằm xuống đất la lớn rằng:
- Trơn lắm anh ôi! Tôi đi không đặng xin anh làm ơn tha cho tôi, để tôi đằng vân cho chắc ý!
Tôn Hành Giả đề cổ Bát Giới nói rằng:
- Chỗ nầy là chỗ gì, mà dám đằng vân giá vụ? Phải đi qua cầu nầy mới thành Phật .
Bát Giới nói:
- Anh ôi, tôi thành Phật không đặng rồi, tại cái cầu nhỏ mà cao lắm .
Hai người cãi lẩy, xảy thấy chiếc đò chèo đến rao lớn rằng:
- Ai có qua sông thì xuống đò .
Tam Tạng mừng quá nói lớn rằng:
- Ðồ đệ đừng ngầy ngà, có đò đến rước .
Ba anh em bước lại xem thử, là chiếc thuyền không đáy.
Khi ấy Tôn Hành Giả nhướng con mắt coi lại, biết người độ phu ấy là ông Tiếp Dẩn tổ sư, hiệu là Bửu Tràng Quang Vương Phật. Song không dám nói lậu ra, cứ kêu đò ghé lại.
Giây phút Tam Tạng đi tới mé, ngó thấy thất sắc nói rằng:
- Thuyền không đáy đưa người sao đặng .
Ðộ phu nói:
- Chuyến thuyền nầy chẳng phải tầm thường, hãy nghe cho rõ .
Nói liền ngâm rằng:
Thuyền nầy đã có lúc trời sanh,
Ðưa rước xưa nay những kẻ lành.
Tuy là không đáy mà an vững,
Sóng gió không sao, chẳng tợ thành.
Tôn Hành Giả chắp tay nói rằng:
- Xin làm ơn đưa cho tới mé. Sư phụ ôi! Tuy chiếc đò không lườn mà nó vững lắm, dầu giông sóng cũng chẳng chìm, thầy hãy xuống đò cho sớm:
- Tam Tạng dục dặc, bị Tôn Hành Giả xô nhủi xuống thuyền, Tam Tạng vừa té vừa khoan, nhờ có độ phu kéo lại!
Tam Tạng thất kinh hồn vía, xăn áo đứng trên bê ghe mà cằn nhằn Tôn Hành Giả.
Khi ấy Tôn Hành Giả dẫn Sa Tăng, Bát Giới dắt ngựa gánh hành lý đồng nhảy xuống thuyền, kẻ đứng giữa khoan, người ở trước mũi.
Ðộ phu chống đò ra, ngó thấy một cái thây trôi dưới dòng nước!
Tam Tạng xem thấy thất kinh, Tôn Hành Giả cười rằng:
- Xác của thầy chớ của ai mà sợ?
Bát Giới nói:
- Quả thiệt xác thầy trôi đó!
Sa Tăng vỗ tay nói:
- Phải phải .
Ðộ phu nói:
- Phải đó, phải đó, mừng cho .
Ba người đệ tử đều mừng cho thầy cổi đặng xác phàm.
Ðộ phu cheo khỏi bến Lăng Vân đã qua tới mé.
Tam Tạng mừng nhẹ như bông, bước lên cõi Phật.
Té ra là Tam Tạng chết khôn hay, ngỡ có Ðộ phu cứu.
Khi ấy bốn thầy trò đồng nhảy lên bờ, ngó lại Ðộ phu và chiếc đò đâu mất!
Tôn Hành Giả nói thiệt rằng:
- Ấy là ông Tiếp Dẫn tổ sư, hiện hình Ðộ phu mà rước thầy đó .
Tam Tạng nghĩ lại mới hay, liền lạy tạ ba người đệ tử!
Tôn Hành Giả đỡ dậy thưa rằng:
- Thầy cứu chúng tôi khỏi nạn, tu hành mới đặng thành chánh quả. Còn chúng tôi bảo hộ thầy cho đến bỏ xác phàm tthành hình phật, ấy là chuyện vần công, có ơn chi mà tạ. Sư phụ xem thử phong cảnh mà coi, những là hoa kiểng tong tre, phụng loan nai hạc, có giống như cảnh yêu biến hóa ở đâu?
Tam Tạng nói phải. Lúc ấy nhẹ mình nên đi thấm thoát, đồng lên núi Linh san.
Bốn thầy trò lên núi, phong cảnh xinh tốt muôn phần, khác phàm tục xa lắm!
Xảy gặp các sải, các vãi, Tam Tạng hòa nam.
Các sải vác vãi đáp lễ nói rằng:
- Thánh Tăng đừng hòa nam, đợi ra mắt Như Lai rồi sẽ đàm đạo .
Bốn thầy trò đi đến cửa núi, gặp hai ông Kim Cang đón mà hỏi rằng:
- Thánh Tăng mới đến đây hay sao?
Tam Tạng bái và bạch rằng :
- Ðệ tử là Huyền Trang mới tới .
Nói rồi muốn bước vào cửa.
Kim Cang nói:
- Thánh Tăng nán một chút, đợi tôi bạch lại rồi hãy vào .
Nói rồi vào báo cho Kim Cang cửa thứ nhì hay, hai ông Kim Cang cửa thứ nhì vào báo lại cho các vị ở cửa thứ ba hay.
Các vị ấy vào điện Ðại hùng, bạch với Phật Tổ rằng:
- Sải Ðại Ðường đã đến thỉnh kinh .
Phật Tổ mừng rỡ liền với tám vị Bồ Tát, bốn ông Kim Cang, năm trăm ông La Hán, ba ngàn ông Yết đế, mười ông Ðại diện, mười tám vị Dạ lam; đồng quì hai hàng hết thảy.
Phật Tổ truyền sắc đòi Tam Tạng vào chùa.
Khi ấy bốn thầy trò vưng chỉ, gánh hành lý và dắt ngựa vào tới Ðại hùng bửu điện, bốn thầy trò đồng quì lạy.
Lạy rồi lạy hai bên tạ hữu, lạy như vậy ba lần.
Rồi quì xuống dưng điệp thông quan.
Phật Tổ xem rồi đưa lại, Tam Tạng lạy rồi bạch rằng:
- Ðệ tử là Huyền Trang vưng chỉ Ðại Ðường hoàng đế, đến non báu cầu thỉnh chơn kinh mà cứu độ chúng sanh. Xin Phật Tổ ban ơn, cho chúng tôi thỉnh kinh về nước .
Phật Tổ dạy rằng:
- Ðông Ðộ là đất Nam Thiên bộ châu, bởi trời cao đất dày nên người động vật thạnh, hay giết hay tham, hay đâm hay dối, chẳng noi dạo phật không chịu làm lành. Chẳng kính tam quan, chẳng trọng ngủ cốc, chẳng ngay, chẳng thảo, không nghĩa, không nhơn, ỷ thế hiếp người, lương thăng tráo đấu, sát sanh hại mạng quá nhiều, phải đọa địa ngục vô số, bị cưa, xẻ, xay, giã, hành hình nhiều cách dữ dằn, rồi đầu thai làm cầm thú mang lông đội sừng cho người ta ăn thịt; lớp thì cầm dưới địa ngục không đặng đầu thai. Tuy có Khổng Tử là thánh nhơn, dọn ngủ kinh, dạy cang thường, các vị đế vương chế hình phạt mà trị dân. Ngặt nhiều kẻ dân ngu không biết sợ phép, bị đày bị chám không biết bao nhiêu! Nay đã có đặt ba tạng kinh,đã độ sanh lại độ tử. Thứ nhứt Pháp tạng nói phép trời; thứ nhì Luận tạng; luận chuyện đất; thứ ba Kinh tạng độ cô hồn, mỗi tạng 5.048 cuốn, ba tạng hiệp cộng15.144 cuốn. Ấy là dạy việc hiền lành, mở đường siêu độ, những việc thiên văn, địa lý, nhơn vật, thảo mộc, cầm thú đều giảng đủ lẽ. Nay các ngươi ở phương xa đến đây, ta cũng muốn cho thỉnh hết, song Ðông Ðộ ít người tin đạo phật, hay biếm nhẽ chê bai, nên hai người dắt bốn thầy trò xuống lầu mà đãi cơm nước, rồi chọn một hiệu ít cuốn cho đủ thứ, giao về Ðông Ðộ khuyên đời .
Hai vị Tôn giả vâng lịnh, đem bốn thầy trò đến lầu đãi cơm, bốn thầy trò tuy hưởng nhiều mỷ vị, song không rõ là món chi, vì thế giam ít có, chuyến nấy Bát Giới chở khẩm hơn hết.
Tiệc rồi hai vị Tôn giả đem bốn thầy trò đến tủ kính, thấy hào quang chiếu sáng. Ngoài tủ có dán giấy đỏ đề danh mục các thứ kinh như vậy:
1. Niết bàn kinh, một bộ 748 cuốn,
2. Bồ Tát kinh, một bộ 1.021 cuốn
3. Hư không tạng kinh, một bộ 400 cuốn
4. Thủ lăng nghiêm kinh, một bộ 45 cuốn
5. Ân ý kinh đại tập, một bộ 50 cuốn
6. Quyết định kinh, một bộ 140 cuốn
7. Bửu trạng kinh, một bộ 45 cuốn
8. Hoa nghiêm kinh, một bộ 500 cuốn
9. Lể chơn như kinh, một bộ 90 cuốn
10. Ðại bác nhả kinh, một bộ 916 cuốn
11. Ðại quang minh kinh, một bộ 300.
12. Vị tăng bửu kinh, một bộ 1.110 cuốn
13. Duy ma kinh, một bộ 170 cuốn
14. Tam luật biệt kinh, một bộ 270 cuốn
15. Kim cang kinh, một bộ 100 cuốn
16. Chánh pháp luật kinh, một bộ 120 cuốn
17. Phật bổn hạnh kinh, một bộ 800 cuốn
18. Ngủ long kinh, một bộ 32 cuốn
19. Bồ Tát giới kính, một bộ 116 cuốn
20. Ðại quả kinh, một bộ 130 cuốn
21. Ma yết kinh, một bộ 350 cuốn
22. Pháp hoa kinh, một bộ 100 cuốn
23. Di đà kinh, một bộ 100 cuốn
24. Bửu thường kinh, một bộ 260 cuốn
25. Tây thiên luận kinh, một bộ 130 cuốn
26. Tăng kỳ kinh, một bộ 156 cuốn
27. Phật quốc tạp kinh, một bộ 1.950 cuốn
28. Khởi tín luật kinh, một bộ 1000 cuốn
29. Ðại trí độ kinh, một bộ 1.081 cuốn
30. Bử hoai kinh, một bộ 1280 cuốn
31. Bổn cát kinh, một bộ 850 cuốn
32. Chánh luận văn kinh, một bộ 200 cuốn
33. Ðại khổng tước kinh, một bộ 220 cuốn
34. Duy thức luận kinh, một bộ 100 cuốn
35. Bối xá luận kinh, một bộ 200 cuốn
Khi ấy Ác Nang, Ca Diếp nói với Tam Tạng rằng:
- Thánh Tăng ở Ðông Ðộ đến đây thỉnh kinh, có lễ chi chăng thì đưa ra đặng ta phát kinh cho sớm!
Tam Tạng bạch rằng:
- Ðệ tử xa xuôi không có sắp sửa .
Hai ông Tôn giả cười rằng:
- Hay thiệt nếu đi tay không mà thỉnh kinh về lưu truyền làm sao siêu rổi đặng!
Tôn Hành Giả thấy dàng cấn không chịu phát kinh, nín không đặng, liền nói rằng:
- Thầy ôi, để ra bạch lại với Phật Tổ, xin ngài đi phát cho Lão Tôn .
Ác Nang nói:
- Ðừng có làm rầy, chỗ nầy không phải chổ chơi, mà ngươi nhiều chuyện! Ði lại đây mà lãnh kinh .
Bát Giới, Sa Tăng giải hòa, Tôn Hành Giả mới chịu trở lại mà lãnh kinh, đặng cuốn nào gói cuốn nấy gát lên lưng ngựa, lại gói làm hai gánh cho Bát Giới, Sa Tăng.
Ðoạn xong rồi, bốn thầy trò ra lạy tạ Như Lai, rồi tạ từ chư Phật mà về, Tam Tạng trở ra đến cửa núi, gặp vị phật nào cũng lạy hai lạy.
Nói về ông Nhiên Ðăng cổ phật, biết Ác Nang, Ca Diếp phát kinh vô tự, thì cười thầm mà nói rằng:
- Người Ðông Ðộ coi sao ra kinh vô tự, uổng công thánh tăng thỉnh về .
Nói rồi kêu Bạch Hùng tôn giả mà bảo rằng:
- Ngươi hãy theo Tam Tạng lấy kinh vô tự lại, và bảo bốn thầy trò trở vào thỉnh kinh hữu tự .
Bạch Hùng vâng lịnh đằng vân bay theo.
Khi ấy Tam Tạng đương đi với ba người đệ tử, khỏi cửa núi xa xa, ngó thấy hào quang chiếu sáng ngở là hào quang Phật Tổ nháng ra, chẳng ngờ trận gió thơm bay tới, thấy một cánh tay ở thinh không thòng xuống xách gói đồ trên lưn ngựa, Tam Tạng kinh hãi dậm chân đấm ngực nói rằng:
- Ngộ Không ôi! Ai lấy kinh đâu mất!
Tôn Hành Giả đuổi theo.
Bạch Hùng tôn giả thấy Tôn Hành Giả sách thiết bảng đuổi nột, sợ tánh người nóng nảy, đập đại khó lòng nên chẳng kịp nói chi, buông gói kinh mà chạy, Tôn Hành Giả nhảy theo gói kinh, thì kinh đã đổ cả đống, gió bay lật ra, Sa Tăng, Bát Giới áp lại lấy kinh đem cho thầy.Tam Tạng lau nước mắt than rằng:
- Ðồ đệ ôi! Không dè cảnh phật còn có yêu ma!
Sa Tăng sấp kinh gói lại, sửa mấy cuốn bị gió lật, thì thấy giấy trắng mà thôi, giở ra cuốn nào cũng vậy!
Bát Giới giở từ cuốn mà coi cũng giấy trăng!
Tam Tạng bảo mở gói dở hết ra, cũng không có một chữ chi hết!
Tam Tạng than rằng:
- Ðông Ðộ vô phước lắm! Mình đem kinh không chữ về dưng, chắc là mắc tội!
Tôn Hành Giả nói:
- Sư phụ đừng than thở làm chi, tôi đã biết rồi, tại không có nhơn tính nên Ác Nang, Ca Diếp phát kinh vô tự! Thầy trò hãy trở vô mà bạch qua Như Lai đặng làm tội kẻ tham tài, và xin đổi kinh hữu tự .
Bát Giới nói:
- Phải phải .
Bốn thầy trò trở lại cửa núi, mấy không Kim Cang cười mà hỏi rằng:
- Thánh tăng trở lại giở kinh phải không?
Tam Tạng gật đầu, thầy trò đồng vào điện Ðại hùng lạy phật.
Tôn Hành Giả bạch rằng:
- Thầy trò tôi trăm cay ngàn đắng, chấy tháng lâu năm, đi mới đến đây. Nhờ ơn Như Lai truyền phát kinh, mà Ác Nang, Ca Diếp đòi tiền hối lộ không có, nên cố ý phát kinh giấy trắng chưa có một chữ, chúng tôi đem giấy trắng về làm chi? Xin Phật Tổ trị tội hai người tác tệ, và đổi kinh có chữ cho chúng tôi?
Phật Tổ cười rằng:
- Chuyện ấy ta đã hay rồi, hai người phát kinh không lỗi. Bởi kinh rất quý, lẽ nào thỉnh không mà đặng phước hay sao? Khi trước các sải mới tu đại đây, có đem kinh xuống nước Xá vệ mà tụng cầu siêu cho Triệu Trưởng Giả. Triệu Trưởng Giả huờn công ba đấu ba thăng gạo trắng, và bạc vàng chút đỉnh, ta còn nói Triệu Trưởng Giả bỏn sẻn lắm, chắc sau con cháu phải nghèo nàn. Nay ngươi đến tay không mà thỉnh bấy nhiêu kinh, còn than thở gì nữa. Kinh giấy trắng chẳng phải là vô dụng đâu, ấy là kinh vô tự, quý hơn kinh hữu tự, ngặt chúng sanh coi không ra, nên phải đổi .
Nói rồi truyền Ác Nang Ca Diếp đổi kinh hữu tự cho đúng hiệu.
Ác Nang Ca Diếp vâng lịnh đem bốn thầy trò đến tủ kinh, cũng hỏi lễ như trước. Tam Tạng bảo Sa Tăng mở gói lấy bình bát, hai tay dưng lên bạch rằng:
- Ðệ tử đường xa và nghèo khổ, không có vật chi, cái bình bát nầy của vua Ðường ban cho đệ tử để hóa trai dọc đàng, nay xin dưng lấy thảo, nhờ ơn tôn giả phát kinh có chữ, về dưng cho Hoàng đế cứu độ chúng sinh .
Ác Nang mỉm cười cầm bình bát.
Mấy người lực sĩ ở tại nhà trù Hương tích ngó thấy đồng chạy đến, kẻ đấm lưng, người nắm gò má Ác Nang mà cười rằng:
- Không biết mắc cỡ, đi thâu bình bát của kẻ thỉnh kinh?
Ắc Nang cứ ôm bình bát mà làm tỉnh.
Còn Ca Diếp mở cửa tủ phát kinh cho bốn thầy trò, Tam Tạng nói:
- Các trò phải coi từng cuốn cho kỹ càng, đừng lôi thôi như khi trước. Nếu cuốn nào không chữ thì đổi lại luôn luôn .
Giây phút lãnh kinh gói lại, tính đủ một tạng: Năm ngàn bốn mươi tám cuốn, lớp thì để trên lưng ngựa, còn dư một gánh giao cho Bát Giới.
Còn Sa Tăng gánh hành lý, Tôn Hành Giả dắt ngựa.
Bốn thầy trò đến điện Ðại Hùng.
Khi ấy Phật Tổ ngồi trên hoa sen, sai Hàng Long la hán và Phục Hổ la hán, đánh chuông gióng khánh, làm hội truyền kinh thỉnh hết các vị Phật lớn nhỏ, mấy vị lớn thì ngồi, các vị nhỏ thì đứng hầu hai bên.
Giây phút hào quang muôn đạo, hơi ấm ngàn trùng, nghe tiếng nhạc vang tai, mùi hương ngát mũi. Các vị Phật ra mắt Như Lai xong xả.
Thích Ca Như Lai hỏi:
- Ác Nang Cá Diếp truyền hết thảy bao nhiêu kinh, những hiệu chi, mấy cuốn?
Ác Nang Cá Diếp dưng sổ phát kinh như vầy:
1. Niết bàn kinh, một bộ 400 cuốn
2. Bồ Tát kinh, một bộ 360 cuốn
3. Hư không tạng kinh, một bộ 20 cuốn
4. Thủ lăng nghiêm kinh, một bộ 30 cuốn
5. Ân ý đại tập, một bộ 40 cuốn
6. Quyết định kinh, một bộ 40 cuốn
7. Bửu tạng kinh, một bộ 20 cuốn
8. Hoa nghiêm kinh, một bộ 81 cuốn
9. Lễ chơn như kinh, một bộ 31 cuốn
10. Ðại bát nhã kinh, một bộ 600 cuốn
11. Ðại quang minh kinh, một bộ 50 cuốn
12. Vị tăng bửu kinh, một bộ 530 cuốn
13. Duy ma kinh, một bộ 30 cuốn
14. Tam luật biệt kinh, một bộ 42 cuốn
15. Kim cang kinh, một bộ 1 cuốn
16. Chánh pháp luận kinh, một bộ 20 cuốn
17. Phật bổn hạnh kinh, một bộ 116 cuốn
18. Ngũ long kinh, một bộ 20 cuốn
19. Bồ cát giới kinh, một bộ 60 cuốn
20. Ðại quả kinh, một bộ 30 cuốn
21. Ma yết kinh, một bộ 140 cuốn
22. Pháp hoa kinh, một bộ 10 cuốn
23. Di đà kinh, một bộ 30 cuốn
24. Bữu trạng kinh, một bộ 170 cuốn
25. Tây thiên luận kinh, một bộ30 cuốn
26. Tăng kỳ kinh, một bộ 110 cuốn
27. Phật quốc tạp kinh, một bộ 1.638 cuốn
28. Khởi tín luận kinh, một bộ 50 cuốn
29. Ðại trí độ kinh, một bộ 90 cuốn
30. Bửu hoài kinh, một bộ 159 cuốn
31. Bổn cát kinh, một bộ 56 cuốn
32. Chánh luận văn kinh, một bộ 10 cuốn
33. Ðại khổng tước kinh, một bộ 14 cuốn
34. Duy thức luận kinh, một bộ 10 cuốn
35. Bối xá luận kinh, một bộ 10 cuốn
Hai vị Tôn Giả bạch rằng:
- Trong ba mươi năm bộ ấy rút ra một tạng cộng 5.048 cuốn mà phát cho Ðường Tăng rồi .
Kế bốn thầy trò đến lạy tạ ơn, Thích Ca Như Lai nói:
- Kinh ấy công đức lớn lắm, dặn chúng sanh chẳng khá dễ ngươi? Nếu không ăn chay và tắm gội, chẳng nên giở kinh ấy ra, phải kính trọng như vậy mới đặng. Bởi vì noi theo đó thì khỏi tội đặng phước, tu theo đó thì thành Phật thành Tiên .
Tam Tạng tạ ơn giáp vòng ba bận, thầy trò lãnh kinh mà đi.
(Quên bạch sự con vít! Chớ chuyện Khấu Viên Ngoại đã bỏ rồi, quên bạch cũng phải).
Khi ấy bốn thầy trò đi, Phật Tổ truyền bãi hội truyền kinh.
Quan Âm Bồ Tát bạch rằng:
- Ðệ tử năm trước vưng kim chỉ xuống Ðông Ðộ tìm kẻ thỉnh kinh, nay đã thành công rồi, là mười bốn năm, cộng 5.040 ngày, còn thiếu tám ngày thì đủ số tạng! Xin Phật Tổ cho đưa bốn thầy trò về kịp nội tám ngày cho đủ số một tạng .
Thích Ca Như Lai mừng rỡ nói rằng:
- Nói như vậy phải lắm .
Liền kêu tám ông Kim cang mà dặn rằng:
- Các ngươi đưa thánh tăng đem kinh về Ðông Ðộ, rồi trở lại cũng nội tám ngày, cho đủ số một tạng .
Khi ấy tám vị Kim cang vưng lịnh, đằng vân theo Tam Tạng kêu lớn rằng:
- Các vị thỉnh kinh đi theo ta .
Nói rồi bay trước dẫn Tam Tạng theo sau .
Tam Tạng nhẹ mình bay thấm thoát.
Tôn Hành Giả, Sa Tăng, Bát Giới và Long Mã cũng bay theo sau.
Mười mấy năm trời qua Cực lạc,
Tám ngày phép Phật tới Trường An.
Nói về Ngủ Phương Yết Ðế, Tứ Bộ Công Tào, Lục Ðinh, Lục Giáp. Hộ Pháp Dạ Lam, đồng đến bạch với Quan Âm rằng:
- Các đệ tử bấy lâu vưng pháp chỉ Bồ Tát. Nay đã xong rồi, chúng tôi xin bạch lại!
Quan Âm mừng rỡ hỏi rằng:
- Bốn thầy trò Tam Tạng đi đường tâm tánh ra thể nào?
Các vị thần đồng bái và bạch rằng:
- Sự bốn thầy trò lòng thành, Bồ Tát đã rõ. Còn các việc Tam Tạng khổ sở, kể không xiết, hể mắc nạn tại đâu, chúng tôi đều ghi vào sổ.Vậy xin dưng sổ tai nạn của Tam Tạng cho Bồ Tát xem .
Nói rồi dưng sổ, Quan Âm xem thấy đề tám chục khoảng như vầy:
Nạn thứ nhứt: Phải đọa đầu thai
Nạn thứ hai: Mới lọt lòng, gần bị giết
Nạn thứ ba: Bị thả trôi sông
Nạn thứ tư: Tìm mẹ trả thù cha
Nạn thứ năm: Mới ra khỏi thành gặp cọp
Nạn thứ sáu: Sa hầm, chết kẻ theo
Nạn thứ bảy: Qua núi Song xa
Nạn thứ tám: Tại núi Lưởng giái
Nạn thứ chín: Bị rồng nuốt ngựa
Nạn thứ mười: Bị thiêu ban đêm
Nạn thứ mười một: Mất áo cà sa
Nạn thứ mười hai: Bắt đặng Bát Giới,
Nạn thứ mười ba: Bị quái Hùynh Phong
Nạn thứ mười bốn: Ði cầu ông Linh Kiết
Nạn thứ mười lăm: Khó qua sông Lưu Sa
Nạn thứ mười sáu: Thâu đặng Sa Tăng
Nạn thứ mười bảy: Bốn thánh giả gái tốt
Nạn thứ mười tám: Bị quán Ngủ trang
Nạn thứ mười chín: Khó cứu cây nhơn sâm
Nạn thứ hai mươi: Ðuổi Tôn Hành Giả
Nạn thứ hai mươi mốt:Bị tại núi Hắc tòng
Nạn thứ hai mươi hai: Ðem thơ nước Bữu tượng
Nạn thứ hai mươi ba: Hóa ra hình cọp
Nạn thứ hai mươi bốn: Gặp yêu núi Bình đảnh
Nạn thứ hai mươi lăm: Bị treo tại ông Liên Hoa
Nạn thứ hai mươi sáu: Cứu vua nước Ô Kê
Nạn thứ hai mươi bảy:Bị yêu giả hình
Nạn thứ hai mươi tám: Gặp yêu núi Hiệu sơn
Nạn thứ hai mươi chín: Bị yêu bắt về động
Nạn thứ ba mươi: Tôn Hành Giả bị đốt
Nạn thứ ba mươi mốt: Thình Phật bắt yêu
Nạn thứ ba mươi hai: Chìm sông Bắc hà
Nạn thứ ba mươi ba: Tới nước Xa Trì
Nạn thứ ba mươi bốn: Ðàng cuộc với yêu quái
Nạn thứ ba mươi lăm: Cứu vớt thầy chùa
Nạn thứ ba mươi sáu: Ði gặp sông lớn
Nạn thứ ba mươ bảy: Té xuống sông Thông thiên
Nạn thứ ba mươi tám: Quan Âm hiện hình ngư lâm
Nạn thứ ba mươi chín: Gặp yêu núi Kim đâu
Nạn thứ bốn mươi: Các thiên thần khó cứu
Nạn thứ bốn mươi mốt: Di Lạc trói yêu
Nạn thứ bốn mươi hai:Uống nước lớn bụng
Nạn thứ bốn mươi ba: Bị nữ vương bắt
Nạn thứ bốn mươi bốn: Bị bắt về động Tì bà
Nạn thứ bốn mươi lăm: Ðuổi Hành Giả lần thứ nhì
Nạn thứ bốn mươi sáu: Bị Lục nhỉ hầu
Nạn thứ bốn mươi bảy: Gặp Hỏa diệm sơn
Nạn thứ bốn mươi tám: Cầu mượn quạt ba tiêu
Nạn thứ bốn mươi chín: Trói Ngưu ma vương
Nạn thứ năm mươi: Quét tháp trước Tế Thái
Nạn thứ năm mươi mốt:Lấy báu cứu thầy chùa
Nạn thứ năm mươi hai:Bị mộc tiên bắt
Nạn thứ năm mươi ba: Bị nạn Tiểu Lôi Âm
Nạn thứ năm mươi bốn: Các thiên thần bị khối
Nạn thứ năm mươi lăm: Bị đường truông núi Thất Yệt
Nạn thứ năm mươi sáu: Cứu xóm Ðà la.
Nạn thứ năm mươi bảy: Làm thuốc cứu vua Chung Tử
Nạn thứ năm mươi tám: Ðánh yêu cứu Kim Thác Cung
Nạn thứ năm mươi chín: Bị bảy con tinh gái
Nạn thứ sáu mươi: Bị đạo sĩ Ngô Công Thuốc
Nạn thứ sáu mươi mốt: Bị núi Sư đà
Nạn thứ sáu mươi hai: Ba yêu dụng kế
Nạn thứ sáu mươi ba: Bị giam cầm trong thành
Nạn thứ sáu mươi bốn: Thỉnh Phật Tổ bắt đại bàng
Nạn thứ sáu mươi lăm: Cứu trẻ nhỏ nước Tì Khưu
Nạn thứ sáu mươi sáu: Quốc Trượng mổ tim
Nạn thứ sáu mươi bảy: Cứu con gái rừng tòng
Nạn thứ sáu mươi tám: Bịnh nặng tại chùa
Nạn thứ sáu mươi chín: Bị bắt về động Vô để
Nạn thứ bảy mươi: Khó qua nước Diệt pháp
Nạn thứ bảy mươi mốt: Gặp yêu núi Ẩn vụ
Nạn thứ bảy mươi hai: Ðào võ quận Phụng Tiên
Nạn thứ bảy mươi ba: Bị mất binh khí
Nạn thứ bảy mươi bốn: Yêu làm hội Ðinh ba
Nạn thứ bảy mươi lăm: Mắc nạn núi Trước tiết
Nạn thứ bảy mươi sáu: Bị khổ động Huyền Anh
Nạn thứ bảy mươi bảy: Bắt lũ trâu nước
Nạn thứ bảy mươi tám: Vua Thiên Trúc kén Phò Mã
Nạn thứ bảy mươi chín: Giam cầm tại phủ Ðồng Ðài
Nạn thứ tám mươi: Bỏ xác tại bến đò Lăng vân.
Khi ấy Quân Âm xem sổ tai nạn rồi, liền nói rằng:
- Trong cảnh Phật có chín thứ tòa sen, mỗi thứ chín sắc, cộng tám mươi mốt cái tòa sen, thánh tăng chịu tám mươi nạn, còn thiếu một nạn nữa mới đủ số cửu cửu .
Tức thì truyền các vị thần đằng vân theo Kim Cang mà dặn như vầy thì sanh thêm một nạn nữa.
Các vị thần vng lịnh bay theo một ngày đêm, mới kịp Kim Cang, nói nhỏ như vậy .
Mấy vị Kim Cang nghe chỉ Quan Âm Bồ Tát dặn, nên không dám cãi, liền ngừng gió lại, bốn thầy trò và con ngựa đều sà xuống đất một lượt!
Khi ấy Tam Tạng bị rớt xuống đất, lông lại lo sợ!
Bát Giới cười ha hả nói rằng:
- Hay hay, thiệt là muốn mau hóa chậm .
Sa Tăng nói:
- Chắc là chúng ta đi mau, nên ngài nghỉ .
Tôn Hành Giả nói:
- Lời tục rằng: Mười bữa ngồi hoài một chổ, một ngày đi chín khúc sông. Ngồi lâu chớ đi bao lâu mà lật đật?
Tam Tạng nói:
- Ba đứa bây đừng nói chuyện vả! Nhìn thử chổ nầy là xứ nào?
Tôn Hành Giả day lại ngó bốn phía rồi nói rằng:
- Nói vậy là tới chổ ấy, thầy nghe sóng bủa hay không?
Bát Giới nói với Sa Tăng rằng:
- Sóng bủa lao xao, chắc là xứ sở của ngươi đó .
Tôn Hành Giả nói:
- Xứ sở của Sa Tăng là sông Lưu sa đây không phải là sông Lưu sa, ấy là sông Thông thiên đó .
Tam Tạng nói:
- Ðồ đệ xem cho kỷ, coi mình ở phía nào?
Khi ấy Tôn Hành Giả nhảy lên mây ngó bốn phía, rồi nhảy xuống nói rằng:
- Thầy ôi, mình ở mé bên Tây .
Tam Tạng nói:
- Ta nhớ lại rồi, phía bên đông có xóm Trần Gia, năm trước nhờ ngươi cứu con cái họ, nên Trần Thanh, Trần Trừng tính đóng thuyền lớn mà đưa chúng ta;nay có Bạch Nguơn nổi lên, đưa qua sông không nghiêng không lắc phía bên nầy không nhà cửa ai hết. Bây giờ biết tính làm sao mà qua sông?
Bát Giới nói:
- Người phàm tác tệ đã xong, ai dè Phật Kim Cang cũng tác tệ, dã vưng chỉ Phật đưa về Ðông Ðộ, sao nữa chừng lại bỏ xuống, thiệt là không nổi tới lui, biết làm sao mà qua sông cho đặng?
Sa Tăng nói:
- Thầy đã hết tai phàm chắc không sa xuống nước, xin anh làm phép, đưa thầy qua sông .
Tôn Hành Giả biết thầy còn mắc một nạn nầy mới dứt, nên không đặng nói ra, cứ cười và lắc đầu, nói:
- Không nổi, không nổi! Sa Tăng không dám nói dai.
Khi ấy bốn thầy trò đi tới mé sông Thổng thiên, không thấy nhà ai ở dựa sông, cũng không có thuyền đò chi hết.
Xảy nghe có tiếng kêu văng vẳng rằng:
- Ðường Thánh Tăng đã tới đó sao?
Bốn thầy trò ngó chừng theo tiếng kêu thấy con Bạch Nguơn ở phía bên kia, đương nổi trên mặt nước nghiển cổ mà nói rằng:
- Tôi đợi sư phụ hơn mấy năm nay, bây giờ mới về đó!
Giây phút Bạch Nguơn lội tới, Tôn Hành Giả cười rằng:
- Lão Nguơn năm trước đưa chúng ta, tới năm nay mới gặp mặt!
Tam Tạng, Bát Giới và Sa Tăng đều mừng rỡ chào hỏi.
Tôn Hành Giả nói:
- Như Lão Nguơn có lòng tế độ, xin nhảy lên bờ!
Bạch Nguơn y lời bò lên.
Tôn Hành Giả truyền dắt ngựa lên lưng Bạch Nguơn, Bát Giới ngồi chồng hổm sau ngựa.
Tam Tạng đứng trước ngựa bên hữu.
Tôn Hành Giả một chưn đứng trước về Bạch Nguơn, một chân đứng trên cổ Bạch Nguơn mà nói lớn rằng:
- Rán mà lội cho vững nhé?
Bạch Nguơn lội xuống sông thả êm ru như ở trên đất; chở bốn thầy trò và con ngựa, lội qua mé bờ bên đông.
Khi gần đến mé, Bạch Nguơn hỏi rằng:
- Năm trước tôi cậy sư phụ đến Tây Phương hỏi giùm Phật Tổ, coi tôi chừng nào mới hóa đặng hình người. Chẳng hay sư phụ có hỏi giùm chăng?
Bởi Tam Tạng lo sự thỉnh kinh, quên hỏi thăm việc ấy, nên không biết làm sao mà trả lời, cũng chẳng dám đặt điều, số phạm vọng ngữ, túng phải làm thinh.
Bạch Nguơn biết Tam Tạng không hỏi giùm nên tức mình lặn mất!
Báo hại bốn thầy trò và con ngựa đồng chìm xuống sông, kinh kệ ướt hết!
May là Tam Tạng thành Phật, đã cổi xác phàm, nếu không thì cũng bị chết đuối!
Nói cho phải, Tôn Hành Giả ra sức đở Tam Tạng lên bờ.
Còn Sa Tăng, Bát Giới lội như rái, đem kinh và hành lý lên đủ, con ngựa rồng chở kinh lên không mất một cuốn.
Khi thầy trò lên bờ, đương vắt quần áo, kế bị trận gió thổi tới như bảo, mưa giông ấm sét ầm ầm, Tam Tạng đề kín gói kinh, Bát Giới giữ ngựa, Sa Tăng giữ gánh kinh, Tôn Hành Giả cầm thiết bảng đi giáp vòng bảo hộ, ấy là âm ma muốn đoạt kinh.
Ðêm ấy thầy trò thức chịu trận mưa giông, tới rạng đông mới tạnh!
Tam Tạng run cằp cặp nói rằng:
- Ngộ Không ôi! Bây giờ mới tính làm sao?
Tôn Hành Giả thở hào hên nói:
- Chúng ta bảo hộ đặng kinh nầy, là cướp quyền của tạo hóa, nên quì thần ghen ghét, muốn đoạt đi! Một là nhờ có pháp thần của thầy đè xuống, hai là ướt nên nặng nề, ba là Lão Tôn bảo hộ; đến rựng sáng khi dương thạnh rồi, âm ma tan hết, kinh mới còn nguyên .
Tam Tạng, Bát Giới, Sa Tăng nghe nói mới hiểu là âm ma làm giông mưa ấy.
Giây phút mặt trời mọc, mấy thầy trò đem kinh phơi trên bàn thạch, và phơi y phục vân vân.
Xảy thấy mấy người đi câu bước tới hỏi rằng:
- Sư phụ đi thỉnh kinh đã về đó hay sao?
Bát Giới nói:
- Phải! Sao các ngươi biết chúng tôi?
Như Nhơn nói:
- Chúng tôi ở xóm Trần Gia .
Bát Giới hỏi:
- Trần Gia trang lối nào? Ði chừng mấy dặm tới?
Ngư Nhơn nói:
- Ði ngang qua phía bên kai chừng hai chục dặm thì đến Trần Gia Trang .
Bát Giới nói:
- Xin sư phụ đem kinh đến xóm Trần Gia Trang mà phơi, dã có chổ nghỉ, lại có cơm ăn, nhờ họ phơi giùm kinh và thay đồ mà giặt luôn thể!
Tam Tạng nói:
- Thôi ghé làm chi, ở đây đợi kinh khô, sẽ lo về Ðông Ðộ kẻo trễ .
Ngư Nhơn đi một đổi, gặp Trần Trừng liền nói rằng:
- Ông ôi! Mấy thầy năm trước đi thỉnh kinh đã về đây, bởi kinh ướt đương phơi khô đó!
Trần Trừng liền kêu gia tướng, đồng chạy đến quỳ lạy thưa rằng:
- Lão gia thỉnh kinh đã về, sao không ghé xóm tôi mà nghỉ ? Tôn xin thỉnh về nhà!
Tôn Hành Giả nói:
- Ðợi kinh khô rồi sẽ ghé .
Trần Trừng hỏi:
- Vì cớ nào mà ướt loi ngoi như vậy?
Tam Tạng nói:
- Năm trước nhờ Bạch Nguơn đưa khỏi sông, có nhờ tôi rằng, nếu đến Tây Phương xin hỏi giùm Phật Tổ: Chừng nào Bạch Nguơn thành hình người. Ðến nay Bạch Nguơn cũng đưa đưa về gần tới mé, liền hỏi thăm sự nhờ hôm trước, bởi tôi quên hỏi nên không biết làm sao trả lời! Bạch Nguơn giận liền lặn mất, báo hại ướt hết kinh, chớ quản gì y phục .
Trần Trừng năn nỉ mời vào nhà, nói hoài không biết mấy thứ.
Tam Tạng cầm lòng không đậu, truyền gói kinh lại, chẳng ngờ mấy cuốn Phật bổn hạnh kinh ở dưới hết, mấy tờ chớ dính trên mặt đá gở không ra! Nên bây giờ kinh Phật bổn hạnh mất tờ sau cuốn nào cũng vậy!
Mấy tấm đá phơi kinh bấy giờ hãy còn dấu chữ rành rành.
Khi ấy Tam Tạng phàn nàn rằng:
- Tệ quá! Ấy cũng bởi chúng ta vô ý, bộ kinh nầy mất hết chương sau!
Tôn Hành Giả cười rằng:
- Không phải vô ý đâu, trời đất còn có chổ thiếu mới hiệp với trời đất. Nghĩa là ý nhiệm cùng, nếu cùng thì không quý, ấy là số trời đã định trước như vậy, há bởi người sao?
Mấy thầy trò gói kinh gánh theo Trần Trừng, nội xóm hay tin, đồng ra nghinh tiếp, kẻ thắp đèn thắp hương, người dọn bàn ghế, tốp thì đờn ca gióng trống như thỉnh sắc, giây phút rước tới cửa xóm, Trần Thanh và nội nhà ra nghinh tiếp vào nhà, ai nấy đồng lạy tạ ơn.
Rồi dọn tiệc chay thiết đãi.
Tam Tạng hết xác phàm nên không đói như khi trước, vì tình nhậm lễ chút đỉnh mà thôi.
Tôn Hành Giả không ăn đồ nấu, dùng chút đỉnh trái cây.
Sa Tăng cũng chấm chút!
Bát Giới rán ăn một chén, rồi thì cầm đủa bái liền, Tôn Hành Giả hỏi:
- Sao thôi sớm như vậy?
Bát Giới nói:
- Không biết thể làm sao tì vị yếu quá, chắc là no hơi.
Ðoạn trà xong rồi, Trần Thanh, Trần Trừng hỏi thăm việc thỉnh kinh ra thể nào, Tam Tạng thuật chuyện lại và xin kiếu.
Trần Thanh, Trần Trừng đồng nói:
- Anh em tôi khi trước nhờ ơn cứu mạng con cái, không biết lấy chi đền bồi; nên lập một cái chùa gọi là Cứu Sanh từ cốt bốn vị mà thờ, đèn hương không ngớt .
Nói rồi kêuTrần Quang Bảo và Nhứt Xứng Kim Ðồng ra lạy tạ bốn thầy, Rồi thỉnh đến chùa Cứu Sanh, Tam Tạng thấy bốn hình thầy trò, lên cốt coi như sống, mừng rỡ khen rằng:
- Như vậy thì tốt lắm, để bấn tăng đọc một vị kinh .
Nói rồi lấy kinh bữu thường tụng một cuốn.
Tụng kinh rồi xuống lầu, Trần Thanh, Trần Trừng dọn tiệc thiết đãi, bốn thầy trò dùng chút vị tình.
Tôn Hành Giả hỏi:
- Con miễu Linh Cảm đại vương ra thế nào?
Trần Thanh, Trần Trừng đồng nói rằng:
- Nội năm ấy xóm nầy phá miễu Cảm rồi lập chùa Cứu Sanh, từ ấy đến nay năm nào cũng như vậy .
Tôn Hành Giả cười rằng:
- Tại các ông có lòng lành, nên trời thưởng, chớ thầy trò tôi không giúp chút nào. Từ nầy sắp sau chúng tôi bảo hộ nội xóm bình an, yêu ma không dám xâm nhập, mưa gió hòa thuận, người mạnh vật an, song phải bỏ nghề chài rở săn bắn, cứ thiệt nghề làm ăn thì chúng tôi mới dám bảo hộ .
Ai nấy đồng lạy tạ ơn.
Trần Thanh, Trần Trừng chịu báo cho vạn chài vạn săn làm ruộng cải nghề nghiệp sát sanh.
Ðến xế Trần Thanh dọn tiệc, đãi bốn thầy trò xong xả.
Chiều lại Trần Trừng dọn tiệc mời nữa, Bát Giới cười rằng:
- Tôi vô phước quá chừng, lúc ăn đặng không thấy ai mời, nay no hơi lại nhiều đám thỉnh .
Nói rồi ngồi vào tiệc, ăn rán một hai miếng gọi là, khó làm thẳng nghỉnh như trước.
Ðến tối Tam Tạng thức giữ kinh cho tới canh ba, liền kêu Tôn Hành Giả mà nói nhỏ rằng:
- Ngộ Không, các người ấy biết chúng ta đã thành rồi, nên cầm cọng lắm! Lời xưa nói: Phật Tiên không lộ hình, nếu vị tình ở lâu thì trể đại sự .
Tôn Hành Giả thưa rằng:
- Sư phụ nói phải lắm, chi bằng thừa lúc nầy nội gia ngủ hết, thầy trò đi lén cho xong!
Tam Tạng nói phải, Tôn Hành Giả liền kêu Bát Giới, Sa Tăngdạy mà nói nhỏ.
Bát Giới cười rằng:
- Ăn uống gì đặng mà ở lâu?
Nói rồi lén mở cửa chùa Cứu Sanh, gánh kinh và hành lý dắt ngựa đi êm, chó không hay mà sủa. Thầy trò mới đi một đổi, nghe trên mây có tiếng kêu rằng:
- Mấy thằng trốn đó, đi theo tám anh em tôi .
Khi ấy mùi hương thơm ngát, Tam Tạng lại là tám vị Kim cang làm phép đưa bốn thầy trò và con ngựa bay nửa lừng, mau hơn tận trước.
Còn Trần Gia Trang, rạng ngày ai nấy thức dậy nấu nước và dọn đồ chay lên cúng chùa Cứu Sanh, thấy cửa chùa mở hé, không còn ông nào ở lại! Ai nấy đồng than thở rằng:
- Gặp Phật rõ ràng mà cầm không đặng, uổng biết chừng nào .
Không biết làm sao, túng phải dọn đồ phẩm thực lên bàn cúng tế.
Từ nay sắp sau mỗi năm cúng bốn lần trọng thể, và cứ mỗi tháng cúng hai kỳ. Nhiều người có bịnh đến cầu khẩn cũng lành, cầu an cũng đặng như lời, nên nhiều người van vái lắm, không giờ nào ngày nào cho hết hương lửa.
Nói về Bát Ðại Kim Cang dùng trận gió thứ nhì, đưa bốn thầy trò đi thấm thoát, không bao lâu gần tới Trường An.
Còn Vua Ðường Thế Dân, từ niên hiệu Trịnh Quang năm thứ mười ba, trước rằm ba bữa, đưa Tam Tạng ra khỏi thành.
Qua năm thứ mười sáu, liền sai ông Công Bộ cắt Vọng Kinh lâu tại ngoài ải Tây An, để phỏng rước kinh đến lầu ấy mà ngó chừng, trông hoài mấy năm không thấy chi hết.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện