[Dịch] Tào Tặc

Chương 61 : Long Đầm

Người đăng: freaky 4th

.
Đêm đó, Đặng Cự Nghiệp vội vàng đánh một chiếc xe ngựa vào trong đào viên. Đặng Tắc dẫn Tào Bằng từ trong đình viện bước ra đón chào. Nhìn Hồng Nương tử từ trên xe bước xuống, cả hai người bước lên vái. Cái vái chào này không vì cái gì khác chỉ vì hai vợ chồng Đặng Cự Nghiệp khi nhà Tào Cấp gặp nguy hiểm đã ra tay giúp đỡ. Người ta thường nói trong hoạn nạn mới biết chân tình. Khi con đường làm quan rộng mở, người khác thường xán tới, vồ vập lấy ngươi. Nói thật lúc ấy, Hồng nương tử cầu Tào Cấp để cho Đặng Phạm đi theo đám người Tào Bằng luyện võ, trong lòng Tào Bằng cũng có chút để ý tới Hồng nương tử. Nếu như hôm nay, nhà hắn gặp rủi ro, không ai để ý tới. Nhưng nhà Hồng nương tử vẫn tới giúp đỡ... Ngay cả Đặng Cự Nghiệp và Hồng nương tử tới đây, còn Đặng Phạm thì ở Cức Dương nắm tin tức... Tất cả những chuyện này, Tào Bằng không biết nên đền đáp như thế nào. Nhớ ngày đó, hắn cũng chỉ ứng phó với Đặng Phạm mà thôi. Nhưng hiện tại với tất cả những gì nhà người ta làm, Tào Bằng cảm thấy ngượng ngùng. - A Phúc! Ngươi không nên lo lắng. Cả đời người luôn trôi nổi. Thím tin tưởng, ngươi là người làm đại sự, nhất định không thể gặp chuyện không may. Cả nhà Tào huynh đệ sẽ vượt qua chuyện này. Sẽ có thời điểm vận mệnh nhất định sẽ thay đổi. Hồng nương tử vừa kéo cánh tay Tào Bằng vừa kéo tay Đặng Tắc. - Xin nhận lời tốt đẹp của thím. Tào Bằng và Đặng Tắc nhìn nhau, sau đó khom người thi lễ. - Vừa rồi Đại hùng có nói rằng sáng mai, Mã Ngọc sẽ áp giải ba người Tào huynh đệ đi. Nha huyện cũng sẽ phái người đi theo, cho nên Đại Hùng liền báo danh. Đêm nay, nó ngủ trong thành, sáng ngày mai xuất phát. Nó nói có nó ở đó có thể che chở cho cha mẹ các ngươi chu toàn. - Đại Hùng đi áp giải? Tào Bằng và Đặng Tắc nhìn nhau, thật sự không biết nên cảm kích đối phương như thế nào. Cả nhà người ta đúng là thật thà. Đặng Cự Nghiệp lên tiếng nói: - Thúc Tôn! Cha ngươi để lại chỗ ta cái gì đó. Ta mang tới cho ngươi. - Thứ gì? Đặng Tắc sửng sốt cùng với Tào Bằng tiến đến vén rèm xe lên, nhìn vào bên trong thì thấy là cái bễ gió đăng nằm trong đó. Ngoại trừ thứ đó ra thì còn có một cái bào, hình như là bọc hành lý của cả nhà Hồng nương tử. - Thím! Mọi người thế này là... Hồng nương tử có chút ngượng ngùng, rồi nhỏ giọng nói: - A Phúc! Thím nghe Đại hùng nói, sau khi cứu cha mẹ các ngươi xong, chúng ta cũng không thể ở lại Cức Dương. Tào Bằng gật đầu một cái. Cho dù có cứu được ba người Tào Cấp ra hay không thì bọn họ cũng khó có thể ở lại Cức Dương. Hồng nương tử nói: - Thằng nhóc Đại Hùng có nói, các cháu có quý nhân. Cho nên nghĩ...các cháu có thể mang nó đi cùng hay không? Để nó ở lại bên chúng ta cũng khó có cơ hội. Chẳng bằng đi theo các cháu, thử vận may. Thởi cổ, từng có Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử) muốn con hóa rồng cho nên ba lần chuyển nhà. (1) Tâm lý của cha mẹ trong thiên hạ đều giống nhau. Mà ý tứ của vợ chồng Hồng Nương tử rất rõ ràng là hy vọng có thể đi theo Tào Bằng rời khỏi Cức Dương. Huyện Cức Dương quá nhỏ. Mặc dù Tào Bằng không hiểu tại sao, Hồng nương tử lại tin mình như vậy. Nhưng với sự tín nhiệm đó cũng đủ để Tào Bằng không thể từ chối. Hắn liếc nhìn Đặng Tắc thì thấy y cũng đang nhìn mình. Ý tứ đó rõ ràng là phải do Tào Bằng tự mình quyết định. - Thím! Vì chuyện nhà của ta mà để cho nhà thím phải như thế này, Tào Bằng vô cùng cảm kích. Cháu không biết nói nhiều, cho dù tương lại thế nào, chỉ cần Tào Bằng còn thì không bao giờ bạc đãi Đại Hùng. - Hắn trịnh trọng vái Hồng nương tử một cái, đồng thời đưa ra lời hứa. Hồng nương tử liền nở nụ cười. Có lẽ trong suy nghĩ nhiều người, Hồng nương tử chỉ là một nữ nhân buôn bán, hơn nữa rất có bản lĩnh. Chỉ cần nhìn Đặng Cự Nghiệp bị nàng làm cho dễ bảo là có thể thấy được bản lĩnh của nàng. Nhưng trên thực tế, Hồng nương tử rất thông minh. Nàng có ánh mắt mà rất nhiều nữ nhân không có. Lúc trước, khi Hồng nương tử về nhà Đặng Cự Nghiệp, nhà y chỉ có bốn bức tường. Vậy mà cho tới nay, gia nghiệp của Đặng Cự Nghiệp mặc dù không thật sự tốt nhưng ít nhất ở Đặng thôn cũng thuộc tầng lớp trung. Có sự thay đổi như vậy cũng chính là nhờ Hồng nương tử. Hồng nương tử biết Đặng Tắc là một người có bản lĩnh, có điều chỉ chưa gặp thời mà thôi. Rồi sau đó, nhà Tào Cấp tới khiến cho Hồng nương tử càng cảm thấy hy vọng. Tào Bằng một đứa nhóc còn búi tóc không ngờ có được sự ưu ái của Bàng gia ở Lộc Môn sơn. Mà Bàng gia như thế nào, Hồng nương tử cũng không biết. Nhưng nàng nhìn thấy Khoái huyện lệnh phải khách khí với Tào Bằng. Sau đó, Hồng nương tử chỉ biết, cả nhà Tào Cấp đều có tương lai. Nàng có một nhận thức chuẩn, cũng không phải là một nữ nhân hay thay đổi chủ ý. Cho dù gia đình họ Tào gặp rủi ro, rất nhiều người trong Đặng thôn muốn ném đá xuống giếng nhưng Hồng nương tử vẫn giữ sự im lặng. Đặng Tắc không chết, Tào Bằng không chết thì Tào gia không thể nào xuống dốc. Hồng nương tử tuổi tuy không lớn nhưng cũng nhìn thấy rất nhiều chuyện. Tại đây, mặc dù nàng không phải là đàn ông nhưng trực giác nhạy bén hơn rất nhiều nam nhân. Hiện giờ, Đặng Tắc vẫn còn sống. Tào Bằng cũng đã trở lại... Chẳng những trở lại, mà hắn còn dẫn theo mấy người đồng bọn. Hồng nương tử vừa mới xuống xe liền nhìn thấy Điển Vi. Đừng có thấy Điển Vi mặc trang phục nô bộc mà nhầm. Cái khí thế ở trên cao của gã không người bình thường nào có được. Dù sao, gã có thể giao chiến với Lã Bố, thân lại trải qua trăm trận chiến, giết người vô số, trở thành hiệu úy của Tào Tháo. Nếu so ra thì cũng là một chức quan to trong triều đình với lương bổng hai ngàn thạch. Cho dù Điển Vi không để ý tới nàng nhưng khí độ của gã đúng là không tầm thường. "Đó là một nhân vật lớn! Lão tào chắc chắn sẽ phát đạt..." Hồng nương tử lại càng thêm tin vào suy nghĩ của mình. Khi nghe thấy lời hứa của Tào Bằng, lập tức nàng càng cảm thấy thư thái. - Được rồi! Chúng ta chuẩn bị một chút, nghỉ ngơi, tới đêm khuya rồi xuất phát. Âm thanh của Điển Vi vang lên khiến cho tất cả đều gật đầu. Tào Bằng nói: - Thím! Thúc phụ. Hiện tại chúng ta đi làm chuyện này, hai người không thể giúp gì được. Hay là, hai người nghỉ ngơi trước, tới đêm khuya chúng ta xuất phát. Sau khi qua sông, hai người đi về phía Đông, chừng bốn mươi dặm có núi Phượng Hoàng. Hai người ở đó chờ chúng ta. Đợi sau khi chúng ta làm xong việc, sẽ tới đó gặp các ngươi để cầu phú quý. Một câu nói càng khiến cho Hồng nương tử an lòng. .......... Núi Phượng Hoàng là nơi chiến đấu vang danh hậu thế. Trong bóng tối, nơi quan đạo ở núi Phượng Hoàng, Vương Mãnh đang ngồi bên đống lẳng lặng nghe một đại hán mặt đen báo cáo. - Đại soái. Theo Tả Khưu nói thì sáng mai, quan quân sẽ áp giải cả nhà Tào đại ca tới thành Cửu nữ. Nếu xuất phát từ trấn Cức Dương sẽ phải đi qua Long đầm. Địa hình nơi đó trống trải, thích hợp cho chúng ta xung phong. Đến lúc đó, chúng ta phục kích hai bên, đánh cho cha mẹ của chúng cũng phải kêu thét. Tên đại hán ăn nói thô lỗ nhưng hết sức rõ ràng. - Lão Chu! Đánh đánh giết giết, từ trước tới giờ ta không hề sợ. Nhưng vấn đề là ta muốn giữ được tính mạng của nhà huynh đệ ta. Phục kích tuy rằng có thể nhưng quá phiêu lưu. Ta có một ý tưởng, nếu quan quân áp giải, chúng ta sao không giả làm quan quân? Tới lúc đó, chúng ta giả như hội họp với họ, lẫn vào trong đội ngũ rồi đột nhiên ra tay. Như thế chẳng những giảm thiểu huynh đệ thương vong mà còn tiện cho ta bảo vệ tính mạng nhà huynh đệ ta. Lão Chu! Tả Khưu! Các ngươi thấy ý của ta thế nào? Đại hán kia nghe thấy vậy liền vỗ đùi. - Ý kiến hay. - Y nhìn Vương Mãnh với ánh mắt kính nể: - Đại soái đúng là lợi hại. Làm như vậy có thể giết cho đám quan quân trở tay không kịp. - Đại soái! Còn áo giáp của quan quân... - Hiện tại chúng ta chia ra tới huyện Dục Dương một chuyến. Bên đó ban đêm chắc chắn có nhiều tốp tuần tra. Chúng ta đoạt quần áo của chúng là được. - Vậy ta sẽ đi sắp xếp. Tà Khưu là một nam tử khỏe mạnh, khoảng chừng ba mươi tuổi. Tác phong làm việc của gã rất nhanh chóng. Gã lập tức ở bên ngoài tập kết người rồi dựa vào bóng đêm mà đi. Vương Mãnh đứng dậy từ từ đi ra đại điện. Đại hán kia theo sát phía sau mà nói: - Đại soái! Ngài đừng lo lắng. Trong huyện thành ta thấy tên Cẩu quan đối với một nhà đại ca coi như chu toàn. Đợi ngày mai chúng ta cứu họ ra thì trở về núi Thổ Phục đi. Đến lúc đó, trời cao kệ chim bay, cái lũ họ Hoàng đó làm được gì? Vương Mãnh cười cười nhưng không lên tiếng. "A Phúc! Con nói sẽ trở về...nhưng tại sao tới bây giờ vẫn không có tin tức?" (1): Mạnh mẫu là mẹ của thầy Mạnh Tử. Thường nói : Mạnh mẫu trạch lân, nghĩa là : Bà mẹ của Mạnh Tử chọn chỗ ở có láng giềng tốt mới ở để dễ dạy con. Theo Liệt Nữ Truyện, Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, mồ côi cha từ năm 3 tuổi, ở với mẹ, nhà nghèo, ở gần nghĩa địa nơi chân núi. Mạnh Kha thường thấy người ta đào đất đem chôn quan tài người chết, rồi nằm lăn ra khóc. Mạnh Kha về nhà, cùng với lũ trẻ nhỏ ở cùng xóm, bắt chước chơi trò chôn cất và nằm lăn ra khóc. Mẹ của Mạnh Kha là Bà Chương thị, thấy thế thì nói rằng : - Chỗ nầy không phải là chỗ cho con ta ở được. Bà dọn nhà ra ở gần chợ. Mạnh Tử thấy người ta buôn bán, tráo trở đảo điên, thêm bớt, nói thách nói gạt. Cậu bé Mạnh Kha về nhà cũng bắt chước đùa nghịch một cách đảo điên như người ở ngoài chợ. Bà mẹ của Mạnh Kha thấy thế thì nói : - Chỗ nầy cũng không phải là chổ để con ta ở được. Bà liền dọn nhà đến ở cạnh một trường học. Câu bé Mạnh Kha thấy trẻ con đua nhau cặp sách vở đi học tập rất có lễ phép, cậu về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép và cặp sách vở. Bà mẹ của Mạnh Kha bây giờ mới vui lòng nói : - Chỗ nầy con ta ở được. Một hôm, Mạnh Kha thấy nhà hàng xóm giết heo làm thịt, về nhà hỏi mẹ : - Người ta giết heo để làm gì thế hả mẹ ? Mạnh mẫu nói đùa với con : - Để cho con ăn thịt đấy. Nói xong, Bà biết mình lỡ lời nên ân hận, thầm nghĩ : Ta đã nói lỡ lời rồi. Con ta còn thơ ấu, trí thức mới mở mang, mà ta nói dối với nó thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối sao ! Rồi Bà ra chợ mua thịt heo về nấu cho con ăn thật. Lại một hôm, cậu Mạnh Kha đi học, bỗng bỏ về nhà chơi. Mạnh mẫu đang ngồi dệt vải trên khung cữi, bèn đứng dậy, kêu con lại, chỉ tấm vải trên khung, rồi Bà cầm dao cắt ngang. Cậu bé Kha cả kinh hỏi mẹ : - Sao mẹ lại cắt ngang bỏ tấm vải như thế ? Mạnh mẫu đáp : - Con đang đi học mà con bỏ ngang trở về nhà thì cũng giống như mẹ đang dệt tấm vải nầy mà cắt ngang như thế. Cậu bé Kha liền hiểu được ý mẹ, cậu cảm thấy xấu hổ, và từ hôm đó trở đi, cậu chuyên cần học tập, không dám chểnh mảng, cậu hay học tập việc tế lễ, việc học mỗi ngày một tăng tiến. Khi lớn lên, Mạnh Kha theo học với thầy Tử Tư, tức là thầy Khổng Cấp, cháu nội của Đức Khổng Tử. Thầy Tử Tư đem cái học trong sách Trung Dung truyền lại cho Mạnh Tử. Mạnh Tử hiểu rõ được cái đạo của Đức Khổng Tử, quán thông nghĩa lý sâu kín của Lục Kinh, làm điều gì cũng noi gương Đức Khổng Tử. Mạnh Tử thọ được cái học Tâm truyền của Tử Tư, đạt được cái Tâm học cao siêu huyền bí của Nho giáo, nên đã trở nên một vị Thầy đứng sau Khổng Tử. Người đời sau tôn Mạnh Tử là bực Á Thánh (bực Thánh đứng hàng thứ nhì sau Đức Khổng Tử), và truy phong Mạnh Tử là Á Thánh Trâu Quốc Công, được phối hưởng nơi miếu thờ Đức Khổng Tử. Chương trình ủng hộ thương hiệu Việt của Tàng Thư Viện:
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang