[Dịch] Sông Đông Êm Đềm

Chương 15 : Chương 15

Người đăng: 

.
- Mầy ra bảo thằng Petro thắng con ngựa cái vào với con ngựa của nó. Grigori ra sân nuôi gia súc. Petro đang đẩy chiếc britka dưới hiên nhà kho ra. - Cha bảo thắng con ngựa cái cùng với con của anh đấy. - Cha chẳng bảo chúng mình cũng biết rồi. Ông cụ đừng nói gì là tốt nhất! - Petro vừa hướng cái gọng xe vừa trả lời. Nom ông Panteley Prokofievich long trọng như thầy cả trong buổi lễ mi- sa. Ông đã ăn hết món xúp bắp cải, người nóng ran, mồ hôi đổ như tắm. Dunhiaska ngắm Grigori bằng cặp mắt tinh nhanh. Một nét cười có phần giễu cợt như ẩn như hiện dưới bóng rơp mát rượi của hai hàng mi cong. Bà Ilinhitna, lùn tè và oai vệ, choàng một tấm khăn san màu vàng rơm dùng trong những ngày lễ. Nỗi lo lắng của một người làm mẹ hiện rõ nơi đuôi mép. Bà đưa mắt nhìn Grigori rồi nói với ông già: - Thôi tôi van ông, ông Prokofievich, sao ông tọng mãi vào thế? Cứ như bị để cho đói khát lắm ấy? - Họ sẽ chẳng lo cho mình ăn đâu. Bà đúng là chỉ hay kiếm chuyện! Petro đưa bộ ria dài màu vàng như lúa chín ngó qua cửa: - Xin mời các vị ra thôi. Xe "noan" đã sẵn sàng! Dunhiaska phì cười, đưa tay áo lên che miệng. Daria đi qua nhà bếp cũng rung rung cặp lông mày rất thanh hình vòng cung, nhìn khắp người chú rể dự bị một lượt. Bà mối là dì Vaxilixa, một bà goá, mồm mép rất ghê, chị em con chú con bác với bà Ilinhitna. Dì tự tìm lấy một chỗ trên xe trước tất cả mọi người, rồi quay cái đầu tròn xoay xoay như hòn đá trứng ngỗng ngoài sông, mỉm cười. Dưới vành môi của dì bày ra một loạt những cái răng xiên xẹo, đen sì sì. Ông Panteley Prokofievich vội dặn trước: - Nầy, dì Vaxilixa thân mến ạ, dì đến đấy chớ có nhe răng ra nhé. Cái mồm cái miệng dì như thế cũng đến làm nát việc mất thôi… Đúng là dì đã được cắm những cái răng say rượu: cái thì nghiêng bên nọ, cái thì vẹo bên kia, thậm chí… - Chà ông bạn đỡ đầu yêu quý ạ, có phải người ta đi hỏi lấy tôi đâu và tôi cũng không là chú rể tương lai cơ mà. - Nói vậy cũng đúng đấy, nhưng dù sao dì cũng đừng có cười đấy. Răng với lợi gì mà quá xá… Đen sì sì, nhìn thấy mà tởm lợm. Dì Vaxilixa bắt đầu có vẻ giận, nhưng vừa may lúc ấy Petro mở cổng. Grigori dóng lại mấy cái dây cương nặc mùi da, rồi nhảy lên chỗ ngồi của người đánh xe. Ông Panteley Prokofievich và bà Ilinhitna ngồi song song phía sau nom chẳng khác gì cô dâu chú rể. - Cho luôn chúng vài roi! - Petro buông mấy sợi dây cương khỏi tay, kêu lên. - Nầy thì lồng lên nầy, đồ quỷ! - Grigori mím môi, giơ roi quật con ngựa đang ve vẩy hai tai. Hai con ngựa kéo căng dây thắng, phi vụt lên. - Cẩn thận đấy! Kẻo vướng xe bây giờ? - Daria tru tréo, nhưng chiếc xe đã lái ngoặt, nhảy chồm chồm trên những mô đất bên đường chạy long xòng xọc theo dọc phố. Grigori nghiêng hẳn người sang một bên, ra roi quất con ngựa chiến của Petro thắng vào xe mà còn nghịch. Ông Panteley Prokofievich đưa tay lên giữ râu, cứ như sợ gió giật đứt thổi bay đi mất. Ông đưa mắt nhìn quanh rồỉ cúi về phía lưng Grigori và nói giọng rin rít: - Quất cho con ngựa cái đi? Bị gió làm chảy nước mắt, bà Ilinhitna đưa cổ tay áo viền đăng ten lên lau. Bà hấp háy con mắt nhìn lưng áo sa tanh màu lam của Grigori bị gió thổi phồng lên thành một cái bướu đang đập phần phật. Những người Cô- dắc gặp trên đường đều né sang bên, nhìn theo mãi. Vài con chó xồ ra từ trong sân mấy ngôi nhà bên đường, chạy quanh chân hai con ngựa. Tiếng kêu ầm ầm của những bánh xe mới đánh lại đai sắt làm cho không nghe thấy tiếng chó sủa nữa. Grigori không tiếc cái roi, cũng không thương hại con ngựa, vì thế mười phút sau, thôn xóm đã nằm lại phía sau. Hai bên đường, những mảnh vườn của mấy ngôi nhà cuối cùng chạy lui vùn vụt. Đã tới cái cơ ngơi bát ngát của nhà Korsunov với dãy hàng rào ghép bằng ván. Grigori ghì cương. Chiếc britka đột nhiên đỗ lại trước một cái cổng sơn, chạm hoa rất kỹ. Grigori ở lại bên ngoài với hai con ngựa. Ông Panteley Prokofievich khập khiễng bước lên thềm. Bà Ilinhitna đi theo ông, cứ như bơi trong chiếc váy loạt soạt, đỏ như bông hoa anh túc. Dì Vaxilixa mím môi mím lợi đi bên cạnh bà. Ông già cố đi nhanh, vì chỉ sợ rơi rụng mất cái vốn dũng khí mà ông đã chuẩn bị sẵn trên đường đi. Ông vấp phải bậc cửa cao, tê dại cả bên chân thọt. Ông đau quá, mặt nhăn như bị, nên càng giậm mạnh chân lên những bậc thềm lau rửa sạch sẽ. Ông bước vào trong nhà gần như cùng một lúc với bà Ilinhitna. Bà vốn cao hơn chồng hẳn một phần tư người, nên ông thấy đứng ngang bên cạnh vợ thì không lợi, vì thế sau khi bước qua ngưỡng cửa, ông tiến thêm bước nữa, rồi co một chân như con gà trống, ngả cái mũ cát két trên đầu xuống, và làm dấu phép về phía bức hình thánh đen đen, nét vẽ đã mờ. - Xin chào ông bà ạ! Ông bà khỏe mạnh chứ? - Ơn Chúa! Chủ nhà đang ngồi trên chiếc ghế dài nhỏm dậy trả lời. Đó là một người Cô- dắc đã có tuổi mặt đầy tàn hương, người không cao lớn lắm. - Hôm nay ông có tiếp khách chứ, thưa ông Miron Grigorievich! - Nhà chúng tôi bao giờ cũng sung sướng được bà con lại chơi. Bà Maria đem cho chúng tôi cái gì ngồi đi. Bà chủ nhà, một người đàn bà nhiều tuổi, ngực lép kẹp, phủi phủi lấy lệ vài cái ghế đẩu, đẩy ra cho khách ngồi. Ông Panteley Prokofievich ngồi xuống mép một cái ghế và lấy khăn tay lau cái trán rám nắng đẫm mồ hôi. Vợ chồng chúng tôi đến thăm ông bà có chút việc. - Ông bắt đầu ngay, không rào trước đón sau gì cả. Ông nói đến đây thì bà Ilinhitna và dì Vaxilixa cũng xòe váy ngồi xuống. - Xin ông bà cứ cho biết, ông bà lại chơi có việc gì thế? - Chủ nhà mỉm cười. Grigori bước vào, lấm lét nhìn quanh. - Đêm qua ông bà ngủ ngon giấc chứ ạ? - Ơn Chúa! - Bà chủ nhà kéo dài giọng trả lời. - Ơn Chúa - Ông chủ nhà cũng nói thêm. Trên những điểm tàn hương lấm tấm đầy mặt ông thoáng hiện lên một ánh hồng hồng nâu nâu: mãi bây giờ ông mới đoán được là khách đến nhà có việc gì. Ông bèn bảo vợ: - Bà ra bảo chúng nó dắt ngựa của ông bà vào sân gia súc, lấy rơm cho ăn đi. Người vợ bước ra ngoài. - Chúng tôi đến gặp ông bà có chút việc. - Ông Panteley Prokofievich nói tiếp. Ông vuốt ngược chòm râu loăn xoăn, đen như hắc ín. Ông cảm động quá nên cái vòng tai cứ rung rung. - Bên ông bà có cô nhà ta đã đến tuổi gả chồng. Vợ chồng chúng tôi có thằng cháu đến tuổi lấy vợ… Không biết như thế thì hai nhà chúng ta có thể kết thân được với nhau không? Chúng tôi muốn xin ông bà cho biết là ông bà đã muốn gả cô ấy ngay chưa? Nếu chưa đồng ý đám nào thì ông bà có thể nhận lời kết thân với bên chúng tôi được không? Chủ nhà vuốt vuốt tóc bắt đầu nói: - Nào ai để ý tới con bé nhà tôi đâu… Nhưng xin thú thực với ông bà là chúng tôi cũng chưa muốn cho cháu lấy chồng vào thời kỳ ăn mặn sắp tới. - Cô nhà ta giờ đang như đoá uất kim hương ngoài đồng cỏ, sao còn để ru rú xó nhà làm gì? Chẳng nhẽ còn hiếm những cô gái lỡ thì chỉ mong có người rước đi hay sao? - Dì Vaxilixa nói xen vào và cứ ngọ nguậy trên cái ghế đẩu (cái chổi dì lấy cắp được ở phòng ngoài rồi giấu dưới áo cứ chọc vào người: bà mối đến nhà gái mà lấy cắp được một cái chổi thì đó là điềm không bị từ chối). - Mùa xuân năm nay cũng đã có đám đánh mối đến hỏi con cháu nhà tôi rồi đấy. Nó chẳng có gì làm Chúa không vừa ý, bắt phải ở nhà làm bà cô đâu. Ngoài đồng, trong nhà, cháu chẳng từ việc gì không làm. Hai bà đang khua môi múa mép thì ông Panteley Prokofievich thêm vào một câu: - Nếu gặp được người đứng đắn thì kể cũng có thể gả chồng được rồi. - Gả bán thì đâu phải chuyện khó khăn. - Chủ nhà xoa đầu, - Lúc nào chẳng cho cháu nó đi lấy chồng được. Ông Panteley Prokofievich cho rằng mình bị từ chối, bèn nổi nóng: - Đương nhiên đó là việc riêng của gia đình… Nhưng con trai tôi đến tuổi lấy vợ thì như ông cha, ông cố, đi đến đâu hỏi vợ mà chẳng được Còn như nếu ông bà định kiếm một anh con nhà buôn bán chẳng hạn hoặc một người nào khác về làm rể thì lại là chuyện khác. - Tôi nói có điều gì không phải cũng xin ông bà bỏ quá đi cho. Tình hình tưởng như đã đi đến chỗ tan vỡ: ông Panteley Prokofievich thì thở như kéo bễ, mặt bừng bừng như một củ cải đỏ, còn bà mẹ của cô gái thì xù lông xù cánh như con gà mẹ thấy có bóng diều hâu. Nhưng đúng lúc cần thiết thì dì Vaxilixa đã kịp đỡ lời. Dì nói rất nhanh, giọng dì rủ rỉ rù rì, dễ nghe cứ như muối rắc vào chỗ bị bỏng, vì thế đã hàn gắn ngay được chỗ sứt mẻ. - Sao lại thế, thưa các ông các bà thân mến? Một khi bàn đến việc lớn như thế nầy thì phải giải quyết cho có đầu có đũa mới được? Hơn nữa, con trẻ thì phải làm sao cho chúng nó được hạnh phúc… Cứ xem như cô Natalia nhà ta đấy, khắp gầm trời nầy kiếm đâu được một người như thế bây giờ? Bao nhiêu công việc một tay quán xuyến: nào là kim chỉ vá may, nào công việc trong nhà ngoài ngõ! Người như thế nào thì chính các vị nhân hậu phúc đức như các ông các bà đều thấy cả. - Dì hoa tay vẽ một cái vòng rất đẹp trong không khí nói với ông Panteley Prokofievich và bà Ilinhitna còn đang đầy vẻ kênh kiệu hợm hĩnh. - Còn cậu ấy thì quả là một chú rể tuyệt vời. Tôi cứ nhìn thấy cháu nó lần nào là ruột gan cứ bời bời lần ấy. Thật giống ông Đanhiusca nhà tôi xưa kia như đúc… Mà lại là con cái một gia đình đến là hay lam hay làm. Ông Prokofievich nhà tôi đây, cứ hỏi toàn khu mà xem, ai mà chẳng biết là một người nhân từ phúc đức… Mà nói thật ra thì ai lại muốn cho con mình lấy một quân thù quân hằn, một kẻ độc ác bất nhân cơ chứ. Lời bà mối nói ngọt lịm như mật, giọng lại rủ rỉ dễ nghe, câu nào câu nấy đều lọt tai ông Panteley Prokofievich. Ông già Melekhov vừa nghe vừa tấm tắc khen thầm: "Chà, con mụ yêu tinh nầy mồm mép khiếp thật! Nói cứ như người ta đan bít tất ấy. Đan đến đâu là biết chỗ nào cần thêm, chỗ nào cần bớt. Một mụ khác thì có lẽ chỉ kiếm đủ mọi lời châm chọc lão Cô- dắc nầy thôi… Cái dân mặc váy nầy kể cũng đáng phục thật". Trong khi ấy bà mối vẫn không tiếc lời, hết khen cô gái lại khen ngược đến tổ tông năm đời nhà cô. - Chẳng phải nói ông bà cũng biết, chúng tôi đâu muốn con cái gặp phải điều chẳng lành. Kể ra bây giờ mà cho cháu đi lấy chồng thì cũng quá sớm. - Chủ nhà mỉm cười, nói làm lành. - Sớm gì mà sớm? Lạy Chúa tôi, chẳng còn sớm gì nữa đâu! - Ông Panteley Prokofievich cố nài. - Thôi dù sớm hay là muộn, rồi mẹ con cũng đến không được ở với nhau nữa thôi. - Bà chủ nhà sụt sịt, nửa vờ nửa thật. - Ông Miron Grigorievich ạ, ông làm ơn gọi cô ấy ra cho chúng tôi xem mặt cái. - Natalia! Cô dâu tương lai ngượng nghịu ra đứng ở cửa phòng, mấy ngón tay rám nắng mân mê chiếc tạp dề. - Vào đây con! Vào đây con! Lớn bằng ngần ấy rồi mà còn cả thẹn thế? - Bà mẹ khuyên con, một nụ cười hiện ra qua hai hàng nước mắt. Grigori ngồi bên cạnh một cái rương nặng vẽ những đoá hoa xanh da trời đã bạc màu. Chàng đưa mắt nhìn Natalia. Hai con mắt xám nhìn rất mạnh dạn dưới chiếc khăn bịt đầu đan tay màu đen, nom như đám bụi bám trên đầu. Một nụ cười ngượng ngùng, dè dặt làm hiện lên lúm đồng tiền hồng hồng, không sâu lắm trên làn má có lẽ rất mịn. Grigori đưa mắt xuống nhìn hai bàn tay: hai bàn tay to, bị công việc lao động làm thô bè. Dưới cái áo ngắn màu xanh lá cây bó chặt một thân hình tròn lẳn tuyệt đẹp, cặp vú đồng trinh xinh xinh rắn như đá nhú ngược lên, tách sang hai bên, nom ngây thơ và tội nghiệp thế nào ấy. Hai cái đầu vú nhọn nhọn hằn lên như hai cái khuy. Loáng một cái hai con mắt Grigori đã nhìn khắp người Natalia, từ đầu xuống tới cặp chân dài đẹp. Grigori xem xét rất kỹ, y như tên lái ngựa đánh giá con ngựa trước khi mua. Chàng nghĩ bụng: "Đẹp đấy" và bất chợt gặp hai con mắt của Natalia đang nhìn mình chằm chằm. Cái nhìn của Natalia ngay thẳng chất phác và hơi ngượng nghịu tựa như muốn nói: "Anh xem đây nầy, em chỉ có thế nầy thôi. Anh bảo sao cũng tuỳ anh". Còn Grigori thì trả lời nàng bằng cặp mắt và nụ cười: "Nom em dễ thương lắm". - Thôi ra ngoài con. - Ông chủ nhà vung tay. Natalia vừa đi ra vừa ngoái nhìn Grigori. Nàng khép cánh cửa sau lưng và không giấu nổi nụ cười cùng vẻ tò mò. - Thôi thế nầy vậy, ông Panteley Prokofievich ạ, - Chủ nhà đưa mắt cho vợ rồi nói - Ông bà thử về bàn kỹ xem sao đã. Bên chúng tôi cũng bàn bạc với nhau trong gia đình. Sau đó chúng ta hãy quyết định xem hai nhà có thể kết thông gia với nhau được không. Bước ra khỏi thềm rồi, ông Panteley Prokofievich còn hẹn: - Chủ nhật sau chúng tôi lại xin sang thăm ông bà. Chủ nhà tiễn khách ra tận cổng, nhưng cố ý không trả lời, và cứ làm vẻ như chẳng nghe thấy gì cả.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang