[Dịch] Ngã Vi Trụ Vương Chi Ngạo Khiếu Phong Thần
Chương 6 : Hoàng cung diên yến! Câu tâm đấu giác đích khai thủy
.
Vân Trung Tử thế nào cũng là tiên nhân nổi danh, đồ hắn tặng chắc không phải hàng giả a! Trương Tử Tinh nghĩ ngợi, ngồi xếp chân ngay ngắn, đặt ngọc bài vào giữa hai tay, dựa theo phương pháp được truyền, tĩnh tâm bài trừ tạp niệm, đem ý niệm tập trung giữa hai tay.
Trong đầu hắn bỗng xuất hiện một màn kỳ cảnh: một người nửa trong suốt hiện ra không trung, toàn thân hiện ra bạch ti, giống như các đường kinh mạch, mà bám trên bạch ti có một chút quang điểm ánh vàng không ngừng di động. Bên cạnh cũng cùng lúc xuất hiện một bộ chú giải, xem ra những quang điểm này vận hành theo các đường kinh mạch. Một lúc sau, bóng người lại thay đổi tư thế, quỹ tích của những quang điểm cũng theo đó thay đổi, Trương Tử Tinh đếm tổng cộng có bảy loại tư thế, tên gọi cũng rất lạ, cái gì mà “Đấu, Nguy…”. Xem chú giải bên cạnh, đây là một bộ tâm pháp tu luyện hoàn chỉnh, tên “Chiến Hồn Quyết”.
Vân Trung Tử nói không sai, bộ “Chiến Hồn Quyết” này xem ra không giống với tiên gia pháp quyết trường sinh bất lão, công năng của nó chỉ là “tu thân luyện thể”, có thể rèn luyện thân thể cùng kỹ xảo vận dụng lực lượng, giống như một loại “ngoại công” trong võ học, cảnh giới tối cao gọi là “bất phôi bất diệt”. Trương Tử Tinh suy đoán, cái “bất phôi bất diệt” này cũng chỉ có thể đối phó với binh khí thường thôi, nếu bị thần binh như “Ngô Câu”,”Mạc Tà” chém cho vài nhát, đầu óc não tương không bắn tung tóe mới là lạ.
Bất quá, Trương Tử Tinh vốn không nghĩ dựa vào lực lượng bản thân đi đối phó với địch nhân tương lai – cho hắn tu luyện từ bây giờ, kể cả trăm nghìn năm sau mới nổ ra cuộc chiến “Phong Thần”, cũng vẫn như cũ không phải là đối thủ của tiên nhân. Chỉ một pháp bảo bất kì là có thể lấy mạng hắn, đừng nói tới loại BOSS trùm như giáo chủ thánh nhân.
Hắn đã tính toán qua, vũ khí lớn nhất của mình là trí tuệ nhân loại tích lũy vài nghìn năm. Dù không có máy tính hỗ trợ, nhưng hắn tin tưởng dùng ký ức, thí nghiệm, khiến cho Đại Thương phát triển đến thời đại binh khí nóng trong thời gian ngắn nhất, thậm chí còn hơn thế. Tất nhiên, nếu chế ra được vũ khí thế kỷ XXIV, cải biến kết quả Phong Thần cũng không phải không có khả năng.
Hơn nữa, 36 kế, Tôn tử binh pháp, thuật tung hoành, mưu lược Quỷ Cốc Tử các loại, ở thời đại này có ai biết được. Có những kỳ mưu này, phá hoại quan hệ Xiển Giáo, Triệt Giáo, Tây phương Phật giáo cũng rất có thể thực hiện.
Trương Tử Tinh thấy rất thích hợp luyện tập “Chiến Hồn Quyết” , ít ra cũng giúp hắn vận dụng lực lượng trong cơ thể tốt hơn. Năm đó Vân Trung Tử đi qua Tây Côn Lôn nhặt được pháp quyết này, phát hiện chỉ là loại tu thân “tiểu đạo chi thuật” không bằng tiên nhân mình “đại đạo chi thuật”, cũng không thèm tu tập qua. Hắn đem vật này tặng cho Thọ Vương làm lễ vật, vừa báo đáp lễ ngộ, mà cũng chỉ là mất đi một món đồ chơi mà thôi, thật là vẹn cả đôi đường. Trong mắt vị tiên nhân này, trà diệp “tiên phẩm” kia còn quý hơn “Chiến Hồn Quyết ” nhiều lắm (^-^). Vân Trung Tử thực không ngờ rằng, ,pháp quyết “tiểu đạo” bị hắn coi thường này, sẽ gây ra ảnh hưởng lớn thế nào với “mệnh số” tương lai.
Thử lại vài lần, Trương Tử Tinh hoàn toàn xác định nắm rõ phương pháp sử dụng ngọc bài, cũng không vội tu luyện, đứng dậy ly khai thư phòng. Nhớ đến hai vị mỹ nữ còn đang đợi mình đến “sủng hạnh”, Trương Tử Tinh không khỏi cảm giác nóng rực, bước chân nhanh hơn vài phần – đây mới là chuyện “đại sự” a, còn tu luyện hả, cứ từ từ…
Đêm đó, ba người thành chuyện tốt, Trương Tử Tinh trời sinh dị bẩm, tinh lực hơn người, lại mang “kỹ xảo hiện đại”, đối phó với hai nàng sức lực có thừa. Khương thị và Dương thị đều là thiếu phụ, từ lâu thiếu hơi mưa móc, một tràng đại chiến đi qua, hai nàng bị đùa giỡn sướng muốn chết, càng thêm ôn nhu chiều chuộng, chỉ tưởng đang trong mộng, cầu mong bất tỉnh. Từ đó, Trương Tử Tinh mới hoàn toàn coi mình trở thành Thọ Vương.
Thời gian trôi rất mau, Trương Tử Tinh tu luyện “Chiến Hồn Quyết” đã được hai tháng. Khương thị, Dương thị vui mừng phát hiện, vị phu quân vốn suốt ngày rong chơi này tự nhiên trở nên ham học, không chỉ bỏ thói tầm hoa ghẹo nguyệt, ra ngoài gây chuyện mà còn tu thân dưỡng tính, đọc thêm sách vở. Vị phu quân này cũng thường để ý đến chuyện quốc gia đại sự, có lúc lại ngẫu nhiên làm ra vài món đồ rất thực dụng, kỳ lạ chưa từng gặp qua như bàn chải đánh răng, con diều, cái kéo…khiến người ta kinh ngạc.
Vì Trương Tử Tinh ân cần “chăm sóc”, cảm tình vợ chồng ba người càng thêm gắn bó, tiếng cười vang khắp khuê phòng, vị Thọ Vương điện hạ này cũng rất biết tận hưởng lạc thú nhân gian. Nhưng có điều khiến hắn phiền toái là hai đứa con “tiện nghi” Ân Giao, Ân Hồng, có chút cha con xa cách, cũng may bọn chúng còn tuổi nhỏ, lại bị Trương Tử Tinh ra vẻ người cha nghiêm khắc, nên rất kính sợ phụ thân, không dám đùa vui quá mức.
Tên nô đãi lúc trước được cứu trong chợ tên Ngao, được Trương Tử Tinh ban cho họ Tôn (nô lệ nhà Thương thân phận ti tiện, chỉ có tên, không có họ), lại giải trừ thân phận nô lệ. Em gái Tôn Ngao được thái y trị liệu, không bao lâu bệnh liền khỏi. Huynh muội hai người thập phần cảm ân Thọ Vương, Tôn Ngao càng thề trước vong linh cha mẹ nguyện hiệu trung Thọ Vương. Còn vị Phi Liêm đại phu kia cũng là biết điều, biết hạ nhân đắc tội Thọ Vương, lập tức chém đầu Trần Cật, lại tự mang đại lượng lễ vật đến phủ Thọ Vương bồi tội. Trương Tử Tinh mặc dù trong lòng chán ghét, nhưng biết đây chưa phải lúc xử lý, cũng không làm khó.
Lúc này tiền tuyến báo tin về, Thái Sư Văn Trọng thành công dẹp loạn Bắc Hải ban sư hồi triều, Đế Ất long nhan vui mừng, hạ chỉ thiết yến quần thần tại Hiển Khánh Điện.
Trương Tử Tinh thân là Thọ Vương, tự nhiên phải tham gia yến hội, nghe tin Văn Trọng hồi triều, trong lòng không khỏi lo lắng. Văn Thái Sư là môn hạ của một trong tứ đại đệ tử Thông Thiên Giáo Chủ, Kim Linh Thánh Mẫu, dù không phải thuộc Xiển Giáo đệ tử nhất lưu thực lực, nhưng cũng là giao du rộng rãi, người mang dị thuật, lại thập phần quen thuộc nguyên bổn Thọ Vương, tự nhủ phải hết sức cẩn thận, chớ để lộ sơ hở.
Từ khi thành Thọ Vương đến nay, đây mới là lần đầu Trương Tử Tinh tham gia yến hội cung đình, trăm quan tề tập, coi như mở rộng tầm mắt. Đế Ất trước mặt quần thần phát biểu, nội dung đơn giản là cảm tạ thần linh, thánh tổ Thành Thang bảo trợ, nhanh chóng dẹp yên phản loạn. Trương Tử Tinh trong lòng thầm chửi, nếu là biến thần linh và Thành Thang thánh tổ thành đệ nhất công thần, còn cần Văn Thái sư và tướng sĩ hay sao?
Kẻ gây ra cuộc chiến Phong Thần là ai?
Mười hai kim tiên đệ tử của Xiển Giáo chưởng tôn Nguyên Thủy Thiên Tôn phạm vào tai ách hồng trần, lại thêm Hạo Thiên thượng đế ra lệnh phong thần, nên tam giáo hội đàm, đem đủ 365 vị Xiển Giáo, Triệt Giáo, Nhân Giáo đệ tử ứng kiếp thành thần – Chính mấy vị thần linh này vì tư thù cá nhân, hoặc tránh né sát kiếp, không ngại thay đổi nhân gian ngai vàng, khiến bách tính lâm vào chiến tranh khổ ải – Đấy mới là tội phạm đầu sỏ chân chính.
Trương Tử Tinh lòng mang bất bình, nhưng mặt vẫn lộ vẻ cung kính, chăm chú lắng nghe lão cha Đế Ất phát ngôn. Tuy Đế Ất gần đây thân thể suy nhược, nhưng hôm nay thần tình sảng khoái, tạm thời đỡ bệnh, lải nhải vài câu chiếu lệ rồi ra lệnh phong thưởng Văn Thái Sư cùng chư tướng.
Văn Trọng là nguyên lão hai triều, xem chừng hơn 50 tuổi, tướng mạo uy nghiêm, hai mắt có thần, người mặc dù không cao lớn, nhưng lại có khí chất phi phàm khiến người tôn kính. Trương Tử Tinh thầm nghĩ đến vị nguyên lão trung thành này, cuối cùng cũng không thoát khỏi tai kiếp Tuyệt Long Lĩnh, lòng không khỏi tiếc hận.
Phía dưới Văn Trọng là một vị võ tướng trẻ tuổi, to cao, mắt phượng mày ngài, để râu ngắn, có chút giống với danh tướng thời Tam Quốc Quan Vân Trường, chính là phó soái dưới tay Văn Thái sư, Võ Thành Tướng Hoàng Phi Hổ. Trong sách mô tả Hoàng Phi Hổ là đệ nhất võ tướng Thương triều, không chỉ võ nghệ cao cường, còn tinh thông binh lược, là vị tướng tài khó gặp, nhưng Trương Tử Tinh biết, nếu mệnh vận không cải biến, vị võ tướng cực mạnh này sẽ làm phản sang Tây Kỳ, thành chủ lực phạt Trụ…
Đế Ất cuối cùng phát biểu xong, tuyên bố yến tịch bắt đầu, nhạc sư cùng nhạc nô sử những chiếc chuông đồng tinh mỹ tạo ra những âm thanh vui tai, các cung nữ xinh đẹp mang rượu ngon thức nhắm lũ lượt bày ra. Dụng cụ đồ ăn nhà Thương ngoại trừ chén bát còn có quỹ, đậu đẳng(đồ đựng thức ăn bằng đồng, dạng đỉnh, miệng tròn, có 2 hoặc 4 tay cầm), chất liệu cũng chia làm ngọc, sơn mài, gốm trắng cùng đồ đồng, bất quá ngọc và gốm thời này vô cùng lạc hậu. Thức ăn có trâu, dê, lợn, cá, thịt kho cùng nội tạng động vật là chính, cùng thêm một chút rau rưa mỹ vị sơ chế như rau răm, hành, tỏi…
Đây chính là “đỉnh thực” nổi danh thời nhà Thương, đầu tiên đặt thịt vào trong đỉnh nấu chín rồi lấy ra, được kẻ hầu thêm vào các loại gia vị rau quả dâng lên Thiên Tử và đại thần. Chỗ đặc biệt chính là đỉnh thực còn phân biệt chế độ, thiên tử 9 đỉnh, chư hầu 7, đại phu 5, quan viên còn lại 3 đỉnh. Nếu có nhầm lẫn, bị coi như có âm mưu phản nghịch. Đồ ăn trong đỉnh cũng được kiểm tra qua, đây cũng không nói kỹ quá làm gì. “Đỉnh” thời này không chỉ đơn giản là đồ ăn, mà còn đại biểu lễ tiết ý nghĩa.
Trương Tử Tinh nếm qua một chút, cảm thấy thập phần ngon miệng, tuyệt đối tinh khiết, không ô nhiễm. Thế nhưng thức ăn chế biến, cùng gia vị không sao bằng được trong nhà Thọ Vương. Rượu là một chút ngũ cốc nấu thành, dù ngon hơn rượu lậu nhưng với kẻ đến từ thế kỷ XXIV như hắn, còn khó uống lắm.
“Tam Vương Đệ, bình thường ngươi thích uống rượu, sao hôm nay lại uống ít như vậy ?”
Người nói là một thanh niên râu ngắn áo trắng, chính là trưởng huynh của Thọ Vương. Đế Ất có ba con trai, con trưởng Vi Tử Khải, con thứ Vi Tử Diễn, Thọ Vương con út. Khải và Thọ Vương là anh em ruột, mẫu thân bọn họ lúc còn làm thiếp của Đế Ất sinh Vi Tử Khải, mà sau này lên ngôi hoàng hậu mới sinh hạ Thọ Vương. Phần Vi Tử Diễn là con một vị thiếp thân khác, theo phép tắc nhà Thương, Tử Khải và Tử Diễn đều chỉ là con của thiếp thất mà thôi.
Chính vì cái thân phận con “thiếp thất” này mà hai vị huynh trường đều đố kỵ Thọ Vương, ngay anh ruột Vi Tử Khải cũng không ngoại lệ.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện