[Dịch]Hội Hè Miên Man - Sưu tầm

Chương 8 : Chương 8

Người đăng: 

.
Một kết thúc kể cũng lạ thường Cách kết thúc mọi chuyện với Gertrude Stein kể cũng lạ. Chúng tôi trở thành bạn rất tốt của nhau và tôi đã làm cho bà một số việc, như gửi Ford đăng nhiều kì cái truyện rất dài của bà, giúp đánh máy bản thảo hay đọc các bản in thử. Và chúng tôi ngày càng thân thiết hơn cả những gì tôi từng mong muốn. Mối quan hệ bạn bè giữa đàn ông và những người phụ nữ vĩ đại thường không có nhiều triển vọng, cho dù trước khi trở nên tốt hơn hay xấu đi, nó đều đem đến cảm giác dễ chịu, và nếu đó là các nhà văn nữ đầy tham vọng thì triển vọng ấy càng mờ mịt hơn nữa. Có lần khi tôi xin lỗi vì lâu quá không ghé qua số 27 rue de Fleurus bởi không chắc Miss Stein có nhà, bà bèn bảo, “Hemingway này, cậu được tự do sử dụng nơi này, cậu không biết sao? Tôi nói thật đấy, cứ đến bất cứ lúc nào và cô hầu” - bà nói tên cô ta nhưng tôi đã quên mất - “sẽ phục vụ, và cậu cứ xem như đây là nhà của mình.” Tôi không lạm dụng điều ấy nhưng thỉnh thoảng cũng ghé qua, người hầu gái đem cho tôi một li rượu và tôi ngồi ngắm tranh và nếu Miss Stein không xuất hiện, tôi sẽ cảm ơn người hầu gái, viết vài chữ để lại rồi về. Hôm ấy, Miss Stein chuẩn bị lái xe đi miền Nam cùng bạn gái nên bà mời tôi ghé qua chơi trước giờ trưa để chào tạm biệt. Bà bảo chúng tôi đến ở lại chơi một lúc vì khi ấy Hadley và tôi vẫn còn tá túc tại một khách sạn nhưng chúng tôi cũng có những kế hoạch khác và những nơi khác để đi. Tất nhiên chúng tôi không nói gì về những dự định ấy nhưng chúng tôi rất muốn đi, để rồi nhận ra là không thể. Tôi không biết phải làm thế nào để từ chối lời mời ghé thăm của người khác. Tôi phải học cách. Mãi sau này, Picasso kể lại rằng khi được những nhà giàu mời, ông luôn hứa đến để họ vui lòng, rồi sau đó vì một chuyện gì đấy nên ông không thể xuất hiện được. Nhưng với Miss Stein thì không thể áp dụng cách ấy và ông chỉ có thể làm thế với những người khác mà thôi. Đó là một ngày mùa xuân đẹp đẽ, từ quảng trường Observatoire tôi đi xuống qua vườn Luxembourg nhỏ. Những cây dẻ ngựa đang nở hoa và rất nhiều trẻ con vui đùa trên lối đi lát đá, các cô trông trẻ ngồi trên những chiếc ghế dài, và tôi, mắt nhìn những chim câu xanh trên cây còn tai nghe tiếng hót của những con giấu mặt. Tôi chưa kịp bấm chuông thì người hầu gái đã mở cửa mời vào trong ngồi đợi. Miss Stein sẽ xuống ngay. Lúc ấy là trước buổi trưa nhưng người hầu gái cũng rót một li eau-de-vie ấn vào tay tôi và nháy mắt vui vẻ. Mùi vị rượu nhàn nhạt đọng lại trên lưỡi thật dễ chịu và khi nó hãy còn vương trong miệng, tôi nghe tiếng ai đó nói với Miss Stein theo kiểu tôi chưa từng nghe ai nói với nhau bao giờ, chưa bao giờ, ở bất kì đâu. Tiếp đó là tiếng Miss Stein van nài, xin xỏ, “Đừng mà, cưng. Đừng, đừng, xin đừng làm thế. Mình sẽ làm bất cứ gì, cưng à, nhưng đừng làm thế. Xin đừng mà, mình xin cưng đấy.” Tôi nuốt chửng ngụm rượu, đặt li lên bàn và buuớc ra cửa. Cô hầu đưa ngón tay ra hiệu cho tôi, thì thầm, “Đừng đi, bà ấy xuống ngay thôi.” “Tôi phải đi,” tôi nói và cố không nghe thêm nữa khi đi ra nhưng họ vẫn tiếp tục nói, và cách duy nhất để không nghe nữa là phải đi. Nghe đã tệ mà đáp lại càng tệ hơn. Trong sân nhà, tôi nói với người hầu gái, “Nhờ cô nói với bà ấy rằng tôi chỉ đến sân và gặp cô. Bảo tôi không chờ được vì có một người bạn bị ốm. Chuyển lời bon voyage (lời chúc Thượng lộ bình an) giúp tôi nhé. Tôi sẽ viết thư cho bà ấy sau.” “C’est entendu (Rõ rồi ạ), Mosieur. Ông không chờ được thì thật xấu hổ.” “Đúng,” tôi nói. “Xấu hổ thật.” Đó là cách mọi thứ kết thúc với tôi, hơi ngốc nghếch, cho dù tôi vẫn làm một số việc nho nhỏ, xuất hiện một vài lần khi cần thiết, đưa đến đấy những người bà cần gặp và chứng kiến sự ra rìa của hầu hết các ông bạn đã qua thời gian sử dụng và sự lấp chỗ trống của những người mới đến. Thật tiếc khi thấy những bức tranh mới, tầm thường được treo bên những kiệt tác hội họa, nhưng điều đó giờ chẳng còn quan trọng gì nữa. Và không chỉ có mình tôi. Bà gây gổ với hầu hết chúng tôi, những người rất chiều chuộng bà, trừ mỗi Juan Gris là bà không động đến vì ông đã chết. Tôi không chắc chuyện ấy có là vấn đề gì với ông không, bởi khi còn sống ông rất quan tâm và điều ấy đã thể hiện trong tranh của ông rồi. Sau cùng thì bà chuyển sang gây gổ với những người bạn mới, nhưng chúng tôi chẳng mấy ai bận tâm đến điều đó nữa. Bà càng lúc càng giống như một vị hoàng đế La Mã và cũng chẳng sao nếu ta thích thấy những người phụ nữ của mình trong như các hoàng đế La Mã. Nhưng vì Picasso đã vẽ bà nên tôi nhớ đến bà trong hình ảnh người phụ nữ vùng Friuli. Nhưng rồi thì mọi người, cũng không hẳn là mọi người, đều kết bạn trở lại để xua bầu không khí ngột ngạt căng thẳng. Tôi cũng thế. Nhưng tôi không bao giờ tìm lại được một tình bạn đúng nghĩa nữa, kể cả trong tim lẫn trong đầu. Không có gì tệ cho bằng khi ngay trong ý nghĩ ta cũng không thể kết bạn trở lại. Nhưng chuyện còn phức tạp hơn thế nữa. Kẻ bị tử thần điểm mặt Buổi chiều khi tôi gặp nhà thơ Ernet Walsh trong phòng làm việc của Ezra, ông đến cùng hai cô gái mặc áo choàng lông chồn dài trên chiếc xe dài ngoằng bóng lộn, thuê của khách sạn Claridge đỗ ngoài đường với anh lái xe mặc đồng phục. Các cô gái đều tóc vàng và đi cùng chuyến tàu thủy với Walsh. Con tàu cập bến hôm trước và ông đưa các cô tháp tùng đến thăm Ezra. Ernet Walsh da ngăm, mạnh mẽ, một người Ailen không chệch đi đâu được, một thi sĩ và là người rõ ràng bị tử thần điểm mặt giống như nhân vật bị tử thần điểm mặt trong một bộ phim. Ông nói chuyện với Ezra còn tôi nói chuyện với hai cô gái, các cô hỏi tôi có đọc bài thơ của ngài Walsh chưa. Tôi chưa đọc và một cô chìa ra tờ tạp chí Poetry, A Magazine of Verse của Harriet Monroe trang bìa màu xanh lá cây và chỉ cho tôi thấy thơ của Walsh in trong đó. “Mỗi bài thơ này ông ấy nhận được một nghìn hai trăm đô,” cô nói. “Cho mỗi bài,” cô kia tiếp. Cũng trên tờ tạp chí này tôi nhớ mình được trả mười hai đô la mỗi trang. “Ông ấy hẳn là nhà thơ cực kì vĩ đại,” tôi nói. “Ông ấy còn được trả nhiều hơn cả Eddie Guest,” cô gái đầu tiên nói. “Nhiều hơn cả cái ông nhà thơ khác kia. Cái ông gì bồ biết đấy.” “Kipling,” cô bạn nói. “Nhiều hơn bất kì ai được trả từ xưa đến nay,” cô gái đầu tiên nói. “Các cô ở Paris lâu không?” Tôi hỏi. “Ừm, không. Không lâu lắm đâu. Chúng tôi đi cùng một nhóm bạn.” “Chúng tôi đến đây bằng tàu, ông biết đấy. Nhưng thật sự thì trên tàu không có mấy ai. Có ngài Walsh, đương nhiên rồi.” “Ông ấy có đánh bài không?” tôi hỏi. Cô nàng nhìn tôi đầy thất vọng thông cảm. “Không. Ông ấy không buộc phải chơi bài đâu. Cũng không làm thơ như mọi khi.” “Rồi các cô quay về bằng tàu nào?” “Ừm, thì tùy thôi. Tùy vào tàu và nhiều thứ khác. Ông có về không?” “Không, tôi ở đây được.” “Cái khu này thuộc loại nghèo nghèo nhỉ?” “Ừ, nhưng rất được. Tôi làm việc trong quán rồi ra ngoài xem đua ngựa.” “Ông ăn mặc thế này đến trường đua à?” “Không, để ngồi quán thôi.” “Thật dễ thương,” một cô nói. “Mình thích biết thêm không khí quán xá. Thế bồ thì sao?” “Mình cũng thế,” cô gái kia đáp. Tôi viết tên các cô vào cuốn sổ địa chỉ và hứa sẽ gọi đến cho các cô ở Claridge. Các cô thật xinh xắn dễ thương và tôi chào tạm biệt họ, Walsh và Ezra. Walsh vẫn đang nói chuyện với Ezra một cách nồng nhiệt. “Đừng quên đấy,” cô gái cao hơn nói. “Sao quên được,” tôi đáp và bắt tay cả hai một lần nữa. Sau đó tôi nghe Ezra kể Walsh được một số phụ nữ yêu thơ và các nhà thơ trẻ bị tử thần điểm mặt đứng ra bảo lãnh với Claridge để ông ra được khỏi đó, rồi đến chuyện ông nhận được hỗ trợ tài chính từ một nguồn khác và bắt đầu cho ra một tờ tạp chí mới đặt trụ sở trong khu phố với vai trò đồng tổng biên tập. Tôi nhớ vào thời điểm ấy, giải nhất văn chương hàng năm mà tờ Dial, tạp chí văn chương Mĩ do Scofield Thayer làm tổng biên tập, trao cho tác giả cộng tác, trị giá một nghìn đô la. Ngoài vinh dự thì đấy là khoản tiền khổng lồ với những người chuyên nghề viết, và giải thưởng được trao cho nhiều người khác nhau, mà dĩ nhiên tất cả đều xứng đáng. Thời điểm ấy ở Châu Âu, hai người có thể sống thoải mái, tử tế chỉ với năm đô la, thậm chí còn được đi du lịch. Tờ tạp chí ra mỗi quý một lần này, mà Walsh là một trong các đồng tổng biên tập, nghe đâu họ trao giải với số tiền cực lớn cho các tác giả nào có bài đăng và được đánh giá hay nhất vào cuối bốn kì đầu tiên. Khó mà nói được cái tin ấy là loại tin đồn tán hươu tán vượn hay chỉ là chuyện có ai đấy tin thế thật. Mọi người đều có thể hi vọng và tin, dù thế nào đi nữa thì giải thưởng luôn là một niềm vinh hạnh. Và đương nhiên, chẳng có gì để nói hay phản đối vai trò đồng tổng biên tập của Walsh cả. Không bao lâu sau khi nghe được tin đồn về giải thưởng chưa được chứng thực này, một hôm tôi được Walsh mời đi ăn trưa tại quán ăn ngon nhất, đắt nhất của khu đại lộ St-Michel, và sau món hàu, loại marenne dẹt phảng phất mùi đồng đắt tiền chứ không phải loại portugaise rẻ mạt quen thuộc, cùng một chai Pouilly-Fuissé, ông bắt đầu dẫn dắt câu chuyện một cách ý nhị. Có vẻ như ông buông lời ngon ngọt với tôi như ông từng làm mờ mắt các em cò mồi trên tàu - tất nhiên là nếu các em ấy là cò mồi thật và ông cũng làm hoa mắt các em ấy thật - và khi ông hỏi tôi có muốn dùng thêm mươi con hàu dẹt nữa không, như ông vẫn gọi thế, tôi bảo tôi cực thích. Ông không thấy phiền gì khi trình ra trước tôi vẻ mặt đã được tử thần điểm chọn và đấy là một sự dễ chịu. Ông biết là tôi biết ông đang diễn trò, không phải để lợi cho ông mà là rồi ông sẽ chết vì cái trò ấy và như thế thì quả thật tệ, rồi ông không ngại ngần gì khi ho, nhưng tôi ngồi ở bàn cũng không lấy làm khó chịu. Tôi tự nhủ không biết ông ăn hàu có giống như cách ăn của các cô gái điếm ở Kansas City, những người bị tử thần và những thứ khác thật sự điểm mặt, tức hau háu nuốt trọn tinh dịch như thể đấy là thứ thuốc hiệu nghiệm để khỏa lấp sự bịp bợm; nhưng tôi không hỏi. Tôi bắt đầu ăn tiếp đợt hàu thứ hai, nhón chúng ra từ cái đĩa bạc chứa đầy đá bào, nhỏ chanh vào và ngạc nhiên thấy cái mép mỏng mảnh nâu nâu của hàu co rúm, rồi tôi tách những cơ thịt đang bám vào vỏ cho vào miệng và chậm rãi nhấm nháp. “Ezra là một nhà thơ vĩ đại,” Walsh nói, nhìn tôi bằng đôi mắt thi sĩ sẫm màu. “Vâng,” tôi đáp. “Và là một người tốt.” “Quý phái,” Walsh nói. “Thật sự quý phái.” Chúng tôi ăn và uống trong im lặng như thể để vinh danh sự quý phái của Ezra. Tôi thấy nhớ Ezra và ước gì ông ở đây lúc này. Ông chẳng bao giờ có tiền để mơ đến hàu marenne. “Joyce vĩ đại,” Walsh nói. “Vĩ đại. Rất vĩ đại.” “Vĩ đại,” tôi đáp. “Và là một người bạn tốt.” Tôi và Joyce trở thành bạn bè trong khoảng thời gian tuyệt vời của đời ông khi ông vừa hoàn tất Ulysses và chưa bắt tay vào viết cái trong suốt một thời gian dài được gọi là Work in Progress. Tôi nghĩ đến Joyce và nhớ nhiều thứ. “Giá mà mắt ông ấy nhìn rõ hơn,” Walsh nói. “Ông ấy cũng mong thế,” tôi nói. “Đó là bi kịch của thời đại chúng ta,” Walsh nói với tôi. “Mọi người đều có gì đó không ổn,” tôi cố gắng làm cho bữa ăn vui vẻ hơn. “Anh thì không,” ông dành cho tôi tất cả sự trìu mến của ông và còn hơn thế nữa, và rồi ông tự mình điểm mặt cho tử thần. “Ý ông là tôi không bị tử thần để mắt đến?” Tôi hỏi, không ghìm được. “Không, anh được Sự sống bảo trợ.” Ông nhấn mạnh từ ấy. “Còn phải xem sao đã,” tôi nói. Ông muốn ăn thêm một miếng bò nướng ngon, loại hiếm, và tôi gọi hai khoanh thịt có sốt Béarnaise. Tôi nghĩ bơ sẽ tốt cho ông. “Uống vang đỏ chứ?” ông hỏi. Sommerlier (chức danh đặc biệt, chỉ người phụ trách hầm rượu) đến và tôi gọi một chai Châteauneuf du Pape. Rồi tôi sẽ đi dạo dọc bờ sông cho nhẹ bụng. Ông có thể ngủ cho tiêu hay làm gì đó ông muốn. Còn tôi sẽ đi đâu đó một mình, tôi nghĩ thế. Rồi chúng tôi cũng kết liễu được thịt bò và khoai tây chiên, và uống hết hai phần ba chai Châteauneuf du Pape, thứ rượu không dành cho bữa trưa. “Nói loanh quanh mãi chẳng có ích gì,” ông nói. “Anh biết anh sẽ đoạt giải thưởng mà, đúng không?” “Tôi?” tôi nói. “Tại sao?” “Anh sẽ được giải,” ông nói. Ông bắt đầu nói về văn của tôi và tôi cố không nghe. Mỗi lần nghe ai đó nói về văn của mình ngay trước mặt mình tôi chỉ thấy muốn bệnh, và tôi nhìn ông, nhìn cái thần sắc đã-bị-tử-thần-điểm-mặt và nghĩ, cái thứ lừa bịp như ngươi đang bày trò lừa bịp ta ư. Ta đã từng chứng kiến cả một tiểu đoàn vùi trong bụi đường, một phần ba trong số họ đã chết hay còn tệ hơn dù họ chẳng mang dấu hiệu đặc biệt nào, tất cả chỉ là gió bụi, thế mà ngươi, với thần sắc đã-bị-tử-thần-điểm-mặt, tên lừa bịp, vẫn sống nhăn như không. Giờ thì ngươi tiếp tục ma mị ta. Ma mị gì chứ, ta có phải dễ bị lừa bởi những thứ ấy đâu. Rồi tử thần sẽ tìm đến ngươi. Chẳng bao lâu nữa đâu. “Tôi không nghĩ là tôi xứng đáng đâu, Ernest ạ,” tôi nói, thích thú vì gọi ông bằng cái tên của mình mà tôi rất ghét. “Vả lại, Ernest, như thế coi không được, Ernest ạ.” “Chúng ta trùng tên à, lạ quá nhỉ?” “Vâng, Ernest,” tôi nói. “Đó là cái tên cả hai ta phải sống cùng. Anh hiểu ý tôi nói chứ, Ernest?” “Hiểu, Ernest ạ.” Ông đáp. Ông tặng cho tôi trọn sự cảm thông buồn buồn đầy chất Ailen, cùng sự trìu mến. Thế là tôi vẫn luôn thân thiện với ông cũng như với tờ tạp chí của ông, và khi bị bệnh xuất huyết phải rời Paris, ông nhờ tôi theo dõi khâu in ấn tạp chí vì ở đó không ai biết tiếng Anh, tôi đã nhận lời. Tôi từng chứng kiến một cơn xuất huyết của ông, không thể đùa được, nên tôi biết ông sẽ ra đi ngay thôi, và tôi thấy hài lòng vì trong thời điểm khó khăn ấy của cuộc đời mình, tôi đã hết sức tử tế với ông, như thích gọi ông bằng cái tên Ernest vậy. Không những thế, tôi còn thích và ngưỡng mộ cô đồng tổng biên tập của ông. Cô chưa từng hứa hẹn với tôi bất cứ một giải thưởng nào. Cô chỉ mong muốn xây dựng được một tờ tạp chí mạnh và trả nhuận bút rộng rãi cho người viết. Sau đó rất lâu, một ngày nọ, tôi gặp Joyce trên đại lộ St-Germain sau khi một mình đi xem kịch buổi chiều về. Ông thích nghe tiếng các diễn viên nói dù không nhìn thấy họ. Ông rủ tôi đi uống, thế là chúng tôi đến quán Deux-Magots và gọi loại rượu vàng nguyên chất dù ai đã đọc cũng biết rằng ông chỉ dùng mỗi loại rượu trắng Thụy Sĩ. “Walsh thế nào rồi?” Joyce hỏi. “Vẫn thế. Vẫn sống cái kiểu sống như chết thế thôi,” tôi nói. “Ông ấy có hứa trao giải cho anh không?” Joyce hỏi. “Có.” “Tôi đã nghĩ thế mà,” Joyce nói. “Ông ấy có hứa với ông à?” “Có,” Joyce nói. Sau một lúc ông hỏi, “Anh có nghĩ là ông ấy hứa trao giải cho Pound không?” “Tôi không rõ.” “Tốt nhất là đừng hỏi,” Joyce nói. Chúng tôi dừng ở đó. Tôi kể cho Joyce nghe chuyện lần đầu tiên tôi gặp Walsh đi cùng các cô gái mặc áo lông thú dài thượt đến nơi làm việc của Ezra như thế nào. Và câu chuyện khiến ông vui vẻ hơn. Cách kết thúc mọi chuyện với Gertrude Stein kể cũng lạ. Chúng tôi trở thành bạn rất tốt của nhau và tôi đã làm cho bà một số việc, như gửi Ford đăng nhiều kì cái truyện rất dài của bà, giúp đánh máy bản thảo hay đọc các bản in thử. Và chúng tôi ngày càng thân thiết hơn cả những gì tôi từng mong muốn. Mối quan hệ bạn bè giữa đàn ông và những người phụ nữ vĩ đại thường không có nhiều triển vọng, cho dù trước khi trở nên tốt hơn hay xấu đi, nó đều đem đến cảm giác dễ chịu, và nếu đó là các nhà văn nữ đầy tham vọng thì triển vọng ấy càng mờ mịt hơn nữa. Có lần khi tôi xin lỗi vì lâu quá không ghé qua số 27 rue de Fleurus bởi không chắc Miss Stein có nhà, bà bèn bảo, “Hemingway này, cậu được tự do sử dụng nơi này, cậu không biết sao? Tôi nói thật đấy, cứ đến bất cứ lúc nào và cô hầu” - bà nói tên cô ta nhưng tôi đã quên mất - “sẽ phục vụ, và cậu cứ xem như đây là nhà của mình.” Tôi không lạm dụng điều ấy nhưng thỉnh thoảng cũng ghé qua, người hầu gái đem cho tôi một li rượu và tôi ngồi ngắm tranh và nếu Miss Stein không xuất hiện, tôi sẽ cảm ơn người hầu gái, viết vài chữ để lại rồi về. Hôm ấy, Miss Stein chuẩn bị lái xe đi miền Nam cùng bạn gái nên bà mời tôi ghé qua chơi trước giờ trưa để chào tạm biệt. Bà bảo chúng tôi đến ở lại chơi một lúc vì khi ấy Hadley và tôi vẫn còn tá túc tại một khách sạn nhưng chúng tôi cũng có những kế hoạch khác và những nơi khác để đi. Tất nhiên chúng tôi không nói gì về những dự định ấy nhưng chúng tôi rất muốn đi, để rồi nhận ra là không thể. Tôi không biết phải làm thế nào để từ chối lời mời ghé thăm của người khác. Tôi phải học cách. Mãi sau này, Picasso kể lại rằng khi được những nhà giàu mời, ông luôn hứa đến để họ vui lòng, rồi sau đó vì một chuyện gì đấy nên ông không thể xuất hiện được. Nhưng với Miss Stein thì không thể áp dụng cách ấy và ông chỉ có thể làm thế với những người khác mà thôi. Đó là một ngày mùa xuân đẹp đẽ, từ quảng trường Observatoire tôi đi xuống qua vườn Luxembourg nhỏ. Những cây dẻ ngựa đang nở hoa và rất nhiều trẻ con vui đùa trên lối đi lát đá, các cô trông trẻ ngồi trên những chiếc ghế dài, và tôi, mắt nhìn những chim câu xanh trên cây còn tai nghe tiếng hót của những con giấu mặt. Tôi chưa kịp bấm chuông thì người hầu gái đã mở cửa mời vào trong ngồi đợi. Miss Stein sẽ xuống ngay. Lúc ấy là trước buổi trưa nhưng người hầu gái cũng rót một li eau-de-vie ấn vào tay tôi và nháy mắt vui vẻ. Mùi vị rượu nhàn nhạt đọng lại trên lưỡi thật dễ chịu và khi nó hãy còn vương trong miệng, tôi nghe tiếng ai đó nói với Miss Stein theo kiểu tôi chưa từng nghe ai nói với nhau bao giờ, chưa bao giờ, ở bất kì đâu. Tiếp đó là tiếng Miss Stein van nài, xin xỏ, “Đừng mà, cưng. Đừng, đừng, xin đừng làm thế. Mình sẽ làm bất cứ gì, cưng à, nhưng đừng làm thế. Xin đừng mà, mình xin cưng đấy.” Tôi nuốt chửng ngụm rượu, đặt li lên bàn và buuớc ra cửa. Cô hầu đưa ngón tay ra hiệu cho tôi, thì thầm, “Đừng đi, bà ấy xuống ngay thôi.” “Tôi phải đi,” tôi nói và cố không nghe thêm nữa khi đi ra nhưng họ vẫn tiếp tục nói, và cách duy nhất để không nghe nữa là phải đi. Nghe đã tệ mà đáp lại càng tệ hơn. Trong sân nhà, tôi nói với người hầu gái, “Nhờ cô nói với bà ấy rằng tôi chỉ đến sân và gặp cô. Bảo tôi không chờ được vì có một người bạn bị ốm. Chuyển lời bon voyage (lời chúc Thượng lộ bình an) giúp tôi nhé. Tôi sẽ viết thư cho bà ấy sau.” “C’est entendu (Rõ rồi ạ), Mosieur. Ông không chờ được thì thật xấu hổ.” “Đúng,” tôi nói. “Xấu hổ thật.” Đó là cách mọi thứ kết thúc với tôi, hơi ngốc nghếch, cho dù tôi vẫn làm một số việc nho nhỏ, xuất hiện một vài lần khi cần thiết, đưa đến đấy những người bà cần gặp và chứng kiến sự ra rìa của hầu hết các ông bạn đã qua thời gian sử dụng và sự lấp chỗ trống của những người mới đến. Thật tiếc khi thấy những bức tranh mới, tầm thường được treo bên những kiệt tác hội họa, nhưng điều đó giờ chẳng còn quan trọng gì nữa. Và không chỉ có mình tôi. Bà gây gổ với hầu hết chúng tôi, những người rất chiều chuộng bà, trừ mỗi Juan Gris là bà không động đến vì ông đã chết. Tôi không chắc chuyện ấy có là vấn đề gì với ông không, bởi khi còn sống ông rất quan tâm và điều ấy đã thể hiện trong tranh của ông rồi. Sau cùng thì bà chuyển sang gây gổ với những người bạn mới, nhưng chúng tôi chẳng mấy ai bận tâm đến điều đó nữa. Bà càng lúc càng giống như một vị hoàng đế La Mã và cũng chẳng sao nếu ta thích thấy những người phụ nữ của mình trong như các hoàng đế La Mã. Nhưng vì Picasso đã vẽ bà nên tôi nhớ đến bà trong hình ảnh người phụ nữ vùng Friuli. Nhưng rồi thì mọi người, cũng không hẳn là mọi người, đều kết bạn trở lại để xua bầu không khí ngột ngạt căng thẳng. Tôi cũng thế. Nhưng tôi không bao giờ tìm lại được một tình bạn đúng nghĩa nữa, kể cả trong tim lẫn trong đầu. Không có gì tệ cho bằng khi ngay trong ý nghĩ ta cũng không thể kết bạn trở lại. Nhưng chuyện còn phức tạp hơn thế nữa. Kẻ bị tử thần điểm mặt Buổi chiều khi tôi gặp nhà thơ Ernet Walsh trong phòng làm việc của Ezra, ông đến cùng hai cô gái mặc áo choàng lông chồn dài trên chiếc xe dài ngoằng bóng lộn, thuê của khách sạn Claridge đỗ ngoài đường với anh lái xe mặc đồng phục. Các cô gái đều tóc vàng và đi cùng chuyến tàu thủy với Walsh. Con tàu cập bến hôm trước và ông đưa các cô tháp tùng đến thăm Ezra. Ernet Walsh da ngăm, mạnh mẽ, một người Ailen không chệch đi đâu được, một thi sĩ và là người rõ ràng bị tử thần điểm mặt giống như nhân vật bị tử thần điểm mặt trong một bộ phim. Ông nói chuyện với Ezra còn tôi nói chuyện với hai cô gái, các cô hỏi tôi có đọc bài thơ của ngài Walsh chưa. Tôi chưa đọc và một cô chìa ra tờ tạp chí Poetry, A Magazine of Verse của Harriet Monroe trang bìa màu xanh lá cây và chỉ cho tôi thấy thơ của Walsh in trong đó. “Mỗi bài thơ này ông ấy nhận được một nghìn hai trăm đô,” cô nói. “Cho mỗi bài,” cô kia tiếp. Cũng trên tờ tạp chí này tôi nhớ mình được trả mười hai đô la mỗi trang. “Ông ấy hẳn là nhà thơ cực kì vĩ đại,” tôi nói. “Ông ấy còn được trả nhiều hơn cả Eddie Guest,” cô gái đầu tiên nói. “Nhiều hơn cả cái ông nhà thơ khác kia. Cái ông gì bồ biết đấy.” “Kipling,” cô bạn nói. “Nhiều hơn bất kì ai được trả từ xưa đến nay,” cô gái đầu tiên nói. “Các cô ở Paris lâu không?” Tôi hỏi. “Ừm, không. Không lâu lắm đâu. Chúng tôi đi cùng một nhóm bạn.” “Chúng tôi đến đây bằng tàu, ông biết đấy. Nhưng thật sự thì trên tàu không có mấy ai. Có ngài Walsh, đương nhiên rồi.” “Ông ấy có đánh bài không?” tôi hỏi. Cô nàng nhìn tôi đầy thất vọng thông cảm. “Không. Ông ấy không buộc phải chơi bài đâu. Cũng không làm thơ như mọi khi.” “Rồi các cô quay về bằng tàu nào?” “Ừm, thì tùy thôi. Tùy vào tàu và nhiều thứ khác. Ông có về không?” “Không, tôi ở đây được.” “Cái khu này thuộc loại nghèo nghèo nhỉ?” “Ừ, nhưng rất được. Tôi làm việc trong quán rồi ra ngoài xem đua ngựa.” “Ông ăn mặc thế này đến trường đua à?” “Không, để ngồi quán thôi.” “Thật dễ thương,” một cô nói. “Mình thích biết thêm không khí quán xá. Thế bồ thì sao?” “Mình cũng thế,” cô gái kia đáp. Tôi viết tên các cô vào cuốn sổ địa chỉ và hứa sẽ gọi đến cho các cô ở Claridge. Các cô thật xinh xắn dễ thương và tôi chào tạm biệt họ, Walsh và Ezra. Walsh vẫn đang nói chuyện với Ezra một cách nồng nhiệt. “Đừng quên đấy,” cô gái cao hơn nói. “Sao quên được,” tôi đáp và bắt tay cả hai một lần nữa. Sau đó tôi nghe Ezra kể Walsh được một số phụ nữ yêu thơ và các nhà thơ trẻ bị tử thần điểm mặt đứng ra bảo lãnh với Claridge để ông ra được khỏi đó, rồi đến chuyện ông nhận được hỗ trợ tài chính từ một nguồn khác và bắt đầu cho ra một tờ tạp chí mới đặt trụ sở trong khu phố với vai trò đồng tổng biên tập. Tôi nhớ vào thời điểm ấy, giải nhất văn chương hàng năm mà tờ Dial, tạp chí văn chương Mĩ do Scofield Thayer làm tổng biên tập, trao cho tác giả cộng tác, trị giá một nghìn đô la. Ngoài vinh dự thì đấy là khoản tiền khổng lồ với những người chuyên nghề viết, và giải thưởng được trao cho nhiều người khác nhau, mà dĩ nhiên tất cả đều xứng đáng. Thời điểm ấy ở Châu Âu, hai người có thể sống thoải mái, tử tế chỉ với năm đô la, thậm chí còn được đi du lịch. Tờ tạp chí ra mỗi quý một lần này, mà Walsh là một trong các đồng tổng biên tập, nghe đâu họ trao giải với số tiền cực lớn cho các tác giả nào có bài đăng và được đánh giá hay nhất vào cuối bốn kì đầu tiên. Khó mà nói được cái tin ấy là loại tin đồn tán hươu tán vượn hay chỉ là chuyện có ai đấy tin thế thật. Mọi người đều có thể hi vọng và tin, dù thế nào đi nữa thì giải thưởng luôn là một niềm vinh hạnh. Và đương nhiên, chẳng có gì để nói hay phản đối vai trò đồng tổng biên tập của Walsh cả. Không bao lâu sau khi nghe được tin đồn về giải thưởng chưa được chứng thực này, một hôm tôi được Walsh mời đi ăn trưa tại quán ăn ngon nhất, đắt nhất của khu đại lộ St-Michel, và sau món hàu, loại marenne dẹt phảng phất mùi đồng đắt tiền chứ không phải loại portugaise rẻ mạt quen thuộc, cùng một chai Pouilly-Fuissé, ông bắt đầu dẫn dắt câu chuyện một cách ý nhị. Có vẻ như ông buông lời ngon ngọt với tôi như ông từng làm mờ mắt các em cò mồi trên tàu - tất nhiên là nếu các em ấy là cò mồi thật và ông cũng làm hoa mắt các em ấy thật - và khi ông hỏi tôi có muốn dùng thêm mươi con hàu dẹt nữa không, như ông vẫn gọi thế, tôi bảo tôi cực thích. Ông không thấy phiền gì khi trình ra trước tôi vẻ mặt đã được tử thần điểm chọn và đấy là một sự dễ chịu. Ông biết là tôi biết ông đang diễn trò, không phải để lợi cho ông mà là rồi ông sẽ chết vì cái trò ấy và như thế thì quả thật tệ, rồi ông không ngại ngần gì khi ho, nhưng tôi ngồi ở bàn cũng không lấy làm khó chịu. Tôi tự nhủ không biết ông ăn hàu có giống như cách ăn của các cô gái điếm ở Kansas City, những người bị tử thần và những thứ khác thật sự điểm mặt, tức hau háu nuốt trọn tinh dịch như thể đấy là thứ thuốc hiệu nghiệm để khỏa lấp sự bịp bợm; nhưng tôi không hỏi. Tôi bắt đầu ăn tiếp đợt hàu thứ hai, nhón chúng ra từ cái đĩa bạc chứa đầy đá bào, nhỏ chanh vào và ngạc nhiên thấy cái mép mỏng mảnh nâu nâu của hàu co rúm, rồi tôi tách những cơ thịt đang bám vào vỏ cho vào miệng và chậm rãi nhấm nháp. “Ezra là một nhà thơ vĩ đại,” Walsh nói, nhìn tôi bằng đôi mắt thi sĩ sẫm màu. “Vâng,” tôi đáp. “Và là một người tốt.” “Quý phái,” Walsh nói. “Thật sự quý phái.” Chúng tôi ăn và uống trong im lặng như thể để vinh danh sự quý phái của Ezra. Tôi thấy nhớ Ezra và ước gì ông ở đây lúc này. Ông chẳng bao giờ có tiền để mơ đến hàu marenne. “Joyce vĩ đại,” Walsh nói. “Vĩ đại. Rất vĩ đại.” “Vĩ đại,” tôi đáp. “Và là một người bạn tốt.” Tôi và Joyce trở thành bạn bè trong khoảng thời gian tuyệt vời của đời ông khi ông vừa hoàn tất Ulysses và chưa bắt tay vào viết cái trong suốt một thời gian dài được gọi là Work in Progress. Tôi nghĩ đến Joyce và nhớ nhiều thứ. “Giá mà mắt ông ấy nhìn rõ hơn,” Walsh nói. “Ông ấy cũng mong thế,” tôi nói. “Đó là bi kịch của thời đại chúng ta,” Walsh nói với tôi. “Mọi người đều có gì đó không ổn,” tôi cố gắng làm cho bữa ăn vui vẻ hơn. “Anh thì không,” ông dành cho tôi tất cả sự trìu mến của ông và còn hơn thế nữa, và rồi ông tự mình điểm mặt cho tử thần. “Ý ông là tôi không bị tử thần để mắt đến?” Tôi hỏi, không ghìm được. “Không, anh được Sự sống bảo trợ.” Ông nhấn mạnh từ ấy. “Còn phải xem sao đã,” tôi nói. Ông muốn ăn thêm một miếng bò nướng ngon, loại hiếm, và tôi gọi hai khoanh thịt có sốt Béarnaise. Tôi nghĩ bơ sẽ tốt cho ông. “Uống vang đỏ chứ?” ông hỏi. Sommerlier (chức danh đặc biệt, chỉ người phụ trách hầm rượu) đến và tôi gọi một chai Châteauneuf du Pape. Rồi tôi sẽ đi dạo dọc bờ sông cho nhẹ bụng. Ông có thể ngủ cho tiêu hay làm gì đó ông muốn. Còn tôi sẽ đi đâu đó một mình, tôi nghĩ thế. Rồi chúng tôi cũng kết liễu được thịt bò và khoai tây chiên, và uống hết hai phần ba chai Châteauneuf du Pape, thứ rượu không dành cho bữa trưa. “Nói loanh quanh mãi chẳng có ích gì,” ông nói. “Anh biết anh sẽ đoạt giải thưởng mà, đúng không?” “Tôi?” tôi nói. “Tại sao?” “Anh sẽ được giải,” ông nói. Ông bắt đầu nói về văn của tôi và tôi cố không nghe. Mỗi lần nghe ai đó nói về văn của mình ngay trước mặt mình tôi chỉ thấy muốn bệnh, và tôi nhìn ông, nhìn cái thần sắc đã-bị-tử-thần-điểm-mặt và nghĩ, cái thứ lừa bịp như ngươi đang bày trò lừa bịp ta ư. Ta đã từng chứng kiến cả một tiểu đoàn vùi trong bụi đường, một phần ba trong số họ đã chết hay còn tệ hơn dù họ chẳng mang dấu hiệu đặc biệt nào, tất cả chỉ là gió bụi, thế mà ngươi, với thần sắc đã-bị-tử-thần-điểm-mặt, tên lừa bịp, vẫn sống nhăn như không. Giờ thì ngươi tiếp tục ma mị ta. Ma mị gì chứ, ta có phải dễ bị lừa bởi những thứ ấy đâu. Rồi tử thần sẽ tìm đến ngươi. Chẳng bao lâu nữa đâu. “Tôi không nghĩ là tôi xứng đáng đâu, Ernest ạ,” tôi nói, thích thú vì gọi ông bằng cái tên của mình mà tôi rất ghét. “Vả lại, Ernest, như thế coi không được, Ernest ạ.” “Chúng ta trùng tên à, lạ quá nhỉ?” “Vâng, Ernest,” tôi nói. “Đó là cái tên cả hai ta phải sống cùng. Anh hiểu ý tôi nói chứ, Ernest?” “Hiểu, Ernest ạ.” Ông đáp. Ông tặng cho tôi trọn sự cảm thông buồn buồn đầy chất Ailen, cùng sự trìu mến. Thế là tôi vẫn luôn thân thiện với ông cũng như với tờ tạp chí của ông, và khi bị bệnh xuất huyết phải rời Paris, ông nhờ tôi theo dõi khâu in ấn tạp chí vì ở đó không ai biết tiếng Anh, tôi đã nhận lời. Tôi từng chứng kiến một cơn xuất huyết của ông, không thể đùa được, nên tôi biết ông sẽ ra đi ngay thôi, và tôi thấy hài lòng vì trong thời điểm khó khăn ấy của cuộc đời mình, tôi đã hết sức tử tế với ông, như thích gọi ông bằng cái tên Ernest vậy. Không những thế, tôi còn thích và ngưỡng mộ cô đồng tổng biên tập của ông. Cô chưa từng hứa hẹn với tôi bất cứ một giải thưởng nào. Cô chỉ mong muốn xây dựng được một tờ tạp chí mạnh và trả nhuận bút rộng rãi cho người viết. Sau đó rất lâu, một ngày nọ, tôi gặp Joyce trên đại lộ St-Germain sau khi một mình đi xem kịch buổi chiều về. Ông thích nghe tiếng các diễn viên nói dù không nhìn thấy họ. Ông rủ tôi đi uống, thế là chúng tôi đến quán Deux-Magots và gọi loại rượu vàng nguyên chất dù ai đã đọc cũng biết rằng ông chỉ dùng mỗi loại rượu trắng Thụy Sĩ. “Walsh thế nào rồi?” Joyce hỏi. “Vẫn thế. Vẫn sống cái kiểu sống như chết thế thôi,” tôi nói. “Ông ấy có hứa trao giải cho anh không?” Joyce hỏi. “Có.” “Tôi đã nghĩ thế mà,” Joyce nói. “Ông ấy có hứa với ông à?” “Có,” Joyce nói. Sau một lúc ông hỏi, “Anh có nghĩ là ông ấy hứa trao giải cho Pound không?” “Tôi không rõ.” “Tốt nhất là đừng hỏi,” Joyce nói. Chúng tôi dừng ở đó. Tôi kể cho Joyce nghe chuyện lần đầu tiên tôi gặp Walsh đi cùng các cô gái mặc áo lông thú dài thượt đến nơi làm việc của Ezra như thế nào. Và câu chuyện khiến ông vui vẻ hơn.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang