[Dịch]Dưỡng Hoàng Đế - Sưu tầm

Chương 9 : Chương 9

Người đăng: 

Chương 9. Vượt tường cấm cung. Buổi sáng khi Phi Linh thức dậy thì Tử Anh đã rời khỏi tẩm cung. Hắn cũng đã hoàn thành nốt vở kịch phu thê ân ái mà đêm qua nàng sắp đặt, hắn nói với hạ nhân một câu : “ Đừng đánh thức vương phi dậy, đêm qua nàng đã vất vả rồi.” Nghe hắn phân phó, cộng với vết máu trên giường khiến bọn họ hiểu rằng vương gia và vương phi đã có một đêm tân hôn đầy viên mãn. Hạ Vũ cũng vì vậy mà vui mừng khôn xiết. -Chúc mừng vương phi, cuối cùng người và vương gia đã hòa hợp, ân ân ái ái. _Hạ Vũ đỏ mặt cười bẽn lẽn. Hạ Vũ tay bưng chậu nước rửa mặt cho Phi Linh, miệng không ngừng cười nói: -Tĩnh vương yêu cầu chúng nô tỳ phải hầu hạ vương phi thật tốt. Qua vài ngày nữa sẽ đón người về vương phủ. Người xem, vương gia chu đáo quan tâm người như vậy thật là tốt. Công chúa hãy cố gắng sinh được hoàng tôn nữa thì cả đời sau này an hưởng vinh hoa phú quý. “ Phu thê hòa hợp ân ân ái ái cái đầu nhà ngươi. Tên hoàng tử đó đến cái móng tay của ta còn không thèm chạm vào, nói gì đến việc sinh con đẻ cái.” _ Nàng thầm nhiếc móc sự thơ ngây của Hạ Vũ. Nàng cảm thấy nữ nhân thời đại này thật nhạt nhẽo, quanh đi quẩn lại mấy việc lễ nghĩa, tiết giáo,lấy lòng người này người kia và sinh con đẻ cái. Cuộc sống này không phù hợp với nàng chút nào, nàng vốn tự do tự tại, thích sưu tầm, kinh doanh buôn bán cổ vật và thích nhất công việc trộm mộ, đánh cắp bảo vật. Lão Ti Mệnh thật bất công khi gieo nàng vào thời phong kiến, trong thân xác một kẻ vô dụng và sống trong hoàng cung đầy tù túng này. “Không được, ta không thể chôn vùi cuộc đời tại một nơi như thế này. Cho dù sống ở thời đại nào thì cũng phải được vui vẻ làm điều mình thích chứ không thể lãng phí thời gian vào mấy việc nhàm chán như ngày nào cũng phải mời trà mẹ chồng, đọc gia phả nhà chồng. Ta phải tìm cách thoát khỏi đây.” Ý nghĩ đào thoát khỏi hoàng cung vụt lên trong đầu khiến nàng không khỏi hào hứng và tự hối thúc bản thân mình phải ngay lập tức bắt tay thực hiện. Triệu Phi Linh đã mất khoảng ba ngày để tìm hiểu và vạch ra bản đồ sơ lược về các vị trí trọng điểm của hoàng cung. Hoàng cung Bắc Triều nằm trong Tử cấm thành, có quy mô tương đối giống với Tử cấm thành ở Bắc Kinh, cũng với lối kiến trúc khép kín bởi bốn tường thành cao gần 40 thước (*) (khoảng 9m) và dày khoảng 25 thước (khoảng 5,8m) nhưng diện tích nhỏ hơn. Đây là một quần thể kiến trúc lộng lẫy hội tụ đủ tinh hoa văn hóa của Bắc Triều và đạt đến mức độ đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc thời cổ đại. Chỉ cần nhìn vào hoàng cung cũng đủ nhận thấy Bắc Triều là một quốc gia lớn mạnh như thế nào. Tiếc rằng, không biết có biến động lịch sử gì mà đến sau này, ở thời hiện đại đã không còn xót lại dấu vết nào của Bắc Triều ngoại trừ những truyền thuyết. Thoát ra khỏi quần thể kiến trúc hoàng cung là chuyện đơn giản, cái khó là làm thế nào vượt qua được bốn bức tường thành kín bưng bao quanh, có bốn cổng mà lúc nào cũng túc trực người ngựa canh gác nghiêm ngặt. Phía Nam, Lăng Quang môn của Tử cấm thành là nơi chỉ dành riêng cho hoàng đế, cổng này canh gác kĩ lưỡng nhất, đến con muỗi cũng khó chui lọt. Hai bên Đông, Tây là Mạnh Chương môn và Giám Binh môn, vốn dành cho các quan lại triều thần hàm tứ phẩm trở lên. Ngoại trừ giờ thượng triều, các vị này muốn vào hoàng cung diện thánh đều phải được sự cho phép của hoàng đế. Còn lại cổng Chấp Minh ở phía hậu cung dành cho cung nữ, thái giám và binh lính có lệnh bài mới được phép xuất nhập cung. Triệu Phi Linh không thể giả dạng danh phận của bất cứ ai để đường đường chính chính đi khỏi cổng hoàng cung. Kể cả lấy danh phận cung nữ ra khỏi Chấp Minh môn cũng khó vì không kiếm được lệnh bài. Cho dù có lệnh bài thì các cung nữ khi đi ra ngoài cũng có người đi kèm giám sát để đề phòng các nàng ta đi mãi không về. Các lối ra vào của Tử cấm thành thì được canh gác nghiêm ngặt, nhưng lối đi lên xuống lại chẳng người đứng trông, đó chính là các cầu thang dẫn lên đỉnh tường thành. Phía trên tường thành được xây dựng như một ban công mà đứng ở đây có thể nhìn ngắm được khung cảnh kinh thành. Khu vực này được cho phép tự do đi lại bởi nó không gây mối nguy hại nào. Kẻ ở ngoài không thể từ dưới bay lên, kẻ ở trong ngoại trừ tự sát cũng không có cách nào nhảy khỏi thành. Các cung nữ hay phi tần trong cung vẫn thường đi dạo trên này coi như hóng mát và ngắm cảnh kinh thành. Ngoài ra, bốn góc đỉnh tường thành còn ngự bốn tháp canh, mỗi tháp có vài lính thị vệ thay phiên nhau lo việc quan sát, thắp đèn và đánh chuông báo động nếu có bất kỳ biến cố nào xảy ra. Đôi mắt Triệu Phi Linh rực sáng khi nghĩ đến đỉnh tường thành và tháp canh. Phải, đây chính là nghề của nàng. Ở thời hiện đại, nơi nào không thể ra vào bằng cổng thì nàng vẫn dùng cách trèo tường khoét vách. Thân làm đạo tặc, lại rất chuyên nghiệp thì 9m tường cao kia đối với nàng có là gì. Tất cả thứ nàng cần chỉ là một sợi dây thừng đủ dài và đủ bền để hành sự. ******** Đêm khuya thanh vắng, cả hoàng cung chìm trong giấc ngủ, chỉ còn lại cổng thành và các tháp canh le lói ánh đèn. Toàn cảnh cung thành tráng lệ im ắng ,chỉ đôi lúc nghe thấy tiếng bước chân của lính cảnh vệ đi tuần tra quanh các tẩm cung. Triệu Phi Linh toàn thân hắc y, nhẹ nhàng men theo tường thành bao quanh hoàng cung mà không gây một tiếng động. Nàng đã lựa chọn giờ giấc kỹ lưỡng bởi lúc này là khoảng thời gian chuyển ca của các lính gác, do vậy sự phòng bị trong hoàng cung sẽ kém hơn. Phi Linh nhanh chóng lên cầu thang dẫn đến tháp canh phía Đông Bắc , bên mình mang theo cuộn dây thừng và vài thanh phi đao. Bên trong tháp Đông Bắc chỉ còn lại hai lính canh do đang trong thời gian thay đổi ca gác. Hai tên lính canh chưa kịp nhận ra có kẻ tiến lại gần thì đã bị Phi Linh hạ gục bằng một đòn cước sau gáy một cách nhanh chóng. Nàng sau đó liền lấy dây thừng buộc thật chặt vào cột đỡ mái rồi bám dây nhẹ nhàng phi thân xuống tường thành. Đây là cách đu dây, trèo tường thô xơ nhất mà nàng từng làm trong suốt sự nghiệp đạo tặc của mình. Nhớ lúc trước ở thời hiện đại, nàng đã từng thoát ra khỏi khu lăng mộ nằm trên vách núi cao cũng chỉ nhờ một sợi dây thừng, tình cảnh lúc đó gian nguy hơn lúc này bởi vách núi rất hiểm trở, chỉ sai xót một chút cũng có thể mất mạng. Còn tường thành hoàng cung Bắc Triều được xếp bằng những viên đá đều tăm tắp, chỉ cần bàn chân đặt vào đúng vị trí các khớp nối của phiến đá, kết hợp với đôi bàn tay bám dây chắc chắn thì việc trèo xuống thực rất đơn giản. Cứ như vậy, nàng nhẹ nhàng thoát khỏi vách tường thành . Khi đã tiếp đất an toàn, nàng không quên phóng phi đao chém đứt sợi dây thừng buộc trên tháp canh. Như vậy sẽ không ai biết được nàng đã tra khỏi hoàng cung này bằng cách gì. Tuy vậy Phi Linh vẫn chưa thực sự thoát khỏi bởi vì cách đó không xa còn có một hào nước tương đối sâu bao quanh Tử cấm thành nhằm tăng sự bảo vệ. Nàng biết mình đã đi đến đây thì không thể nào dừng lại được bèn không suy nghĩ nhiều ,nhảy ngay xuống hào nước lặn một mạch qua bờ bên kia. Đến đầu bên kia, để lên được bờ còn phải hao tổn sức lực trèo lên thành hào cao tầm 5 thước. Nàng bám tay vào các mỏm đá sắc cạnh nhấp nhô trên thành hào để trèo lên khiến lòng bàn tay trầy xước, nhưng nàng không hề cảm thấy đau vì ý trí đào thoát trong lòng nàng bây giờ đã mạnh mẽ hơn tất cả. Lên đến bờ một cách khó nhọc khiến nàng mệt rũ người nhưng vẫn phải chạy, chạy thật nhanh, càng xa càng tốt trước khi binh lính phát hiện ra hai tên lính canh trên tháp đã bị đánh gục. Nếu bị phát giác, chuông báo động sẽ lập tức vang lên , hoàng cung sẽ bị một phen náo động do nghi ngờ có thích khách. Nàng muốn mình phải ra đi một cách yên lặng nhất đúng như phong cách của giới đạo tặc Chạy được một đoạn khá xa khỏi Tử cấm thành Triệu Phi Linh mới dám ngừng lại nghỉ ngơi dưỡng sức, nàng nghĩ rằng nàng đã thoát ra một cách trót lọt nhưng bản thân lại không hề hay biết, tất cả hành động của nàng, cách nàng trèo tường thoát khỏi hoàng cung đều không lọt khỏi tầm mắt của một người. Hắn đã quan sát, theo dõi tất cả đường đi nước bước của nàng và chính hắn cũng là người đã giúp cho kế hoạch tẩu thoát của nàng thuận lợi…. Chú thích : (*) 1 thước = 10 tấc, tương đương 0,23m. Hệ thống đo lường của Trung Hoa cổ đại rất phức tạp do trải qua nhiều triều đại phong kiến và thể chế chính trị khác nhau nên không có số liệu chính xác, tất cả chỉ là sự ước lượng khi đối chiếu với quy chuẩn hệ đo lường thời hiện đại.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
www.tangthuvien.vn
 
Trở lên đầu trang