[Việt Nam] Đi Tìm Bài Thơ Cổ
Chương 8 : Tên buôn heo và gã thợ rèn
.
Hai người Trần, Bạch về đến khách sạn thì Vân Anh nghe thấy những bô lão trong thành dự đoán sắp có bão. Họ nói “Ráng mỡ gà, có nhà thì chống!” Đây là câu thành ngữ quen thuộc, khi thấy bầu trời lúc hoàng hôn có màu mỡ gà thì y như rằng sau đó liền có bão lớn. Mọi người trong hội Giao Long bàn bạc sẽ ở lại khách điếm, hai ngày sau mới xuất phát.
Sáng hôm sau Trần Lĩnh tỉnh dậy trong mệt nhọc, gã ở lỳ trong phòng, luyện công để bù đắp sức lực. Đến tối gã đi xuống khách phòng, chẳng biết làm gì lại gọi rượu ra uống.
Nhìn ra ngoài đường thì thấy gió đã thổi mạnh, khiến một số rổ thùng, bao giấy từ khu chợ gần đó bay tứ tung. Chủ khách điếm đi đến đóng cửa thì hai vị khách xông vào, là hai người đàn ông mang theo một cây đàn tranh, họ trùm kín đầu, mặt đen thui bân bẩn và râu ria lồm xồm như kiểu của gã Lĩnh. Họ Trần chẳng chẳng bận tâm chú ý gì, cứ rót rượu và uống.
Hai người này nét mặt khá lạ, nhất là người mặt áo xanh, có dáng đi rất tha thướt, khuôn mặt dù đã cố ý làm cho xấu xí nhưng không thể giấu đi cặp mắt nhung huyền tuyệt mỹ, phản phất nét buồn bã càng trở nên thu hút hơn. Họ nhìn giống như nữ cải trang nam, nếu là thường ngày Trần Lĩnh đã bận tâm chú ý, nhưng giờ gã chỉ biết uống rượu để tìm quên.
Trần Lĩnh và người áo xanh ngồi quay lưng về phía nhau, cùng theo đuổi suy nghĩ của riêng mình, chẳng có ai cho nhau một cơ hội để trò chuyện, dù họ đang nghĩ về nhau.
*************************
Cơn bão vừa mới đi qua, mọi vật trên đường phô bày nét điều hiu và tàn tạ. Lâu lâu những cơn gió giật thổi lá khô, rác rưới bay tứ tung. Cây cối thi nhau ngã về hướng tây nơi vùng trời biến sắc u ám. Trần Lĩnh ngồi phía sau xe ngựa, nhìn về hướng nam, mặt mày rầu rỉ thê lương.
Không bao lâu đoàn người ngựa dừng chân tại một trấn nhỏ, cái cổng đá chào khách đề ba chữ “An Bình trấn”. Quang cảnh quanh đây sơ xác, trơ trọi chẳng giống cái tên tí nào. Nhiều người ngán ngầm khi nhìn nhà mình tốc mái, có người ôm nhau than khóc vì mất người thân, cảnh tượng thê thảm phơi bày khắp nơi. Cụ Hồng nói: “Lấy lương thực chia cho mọi người.” Trần Lĩnh cũng vác một bao lương thực và thịt rừng xấy khô đi đến vài nhà. Ai nấy đều vui mừng cám ơn liên hồi, họ Trần cảm thấy xao xuyến, gã đi đến căn nhà phía đông giúp đỡ vị tá điền ngũ tuần dựng lại mái. Làm việc khiến gã ngui ngoa bớt não lòng.
Lúc chiều tà mười lăm người trong hội Giao Long đã đến trung tâm thị trấn tìm quán trọ. Nơi đây san sát nhiều ngôi nhà khá vững chải nên phần nào chịu đựng được sự nổi giận của cơn bão.
Chỉ còn có hai phòng trống vì nhiều người nán lại tránh bão. Hội Giao Long không thể làm khác. Hai cô gái, cụ Hồng và cô gái Yến Xuân một phòng. Trần Lĩnh và mười người đàn ông già, trẻ khác trải chiếu manh nằm tạm sau khi ăn sơ sài lót dạ.
Trần Lĩnh nằm trằn trọc chẳng tài nào ngủ được, gã đứng dậy đi ra đường lộ tản bộ. Suy nghĩ vẫn vơ đã đời, gã nhặt cành khô, tập tành lại những đường búa pháp. Những một lát sau gã đành dừng lại, không có đối thủ tỉ đấu, không thể nào theo phương pháp Trần gia mà vận dụng được.
Trần Lĩnh lại bách bộ lên hướng bắc, gượng ép tận hưởng không gian nặng nề cô tịch của đêm đông. Ánh trăng bán nguyệt chiếu rọi xuống nền đường, phản chiếu lên những hục nước còn đọng thứ ánh sáng huyền ảo, mông lung.
Bất ngờ trước mắt họ Trần một dáng người đen thui đang đi đến, trên tay anh ta nắm cái gì đó tròn tròn. Trần Lĩnh đứng lại, trong hoàn cảnh này gã chẳng biết phải làm gì.
Người kia đi khá nhanh, chẳng bao lâu khoảng cách với Trần Lĩnh chỉ còn ba trượng. Họ Trần giật mình la toáng lên khi thấy trong tay anh kia nắm một cái đầu be bét máu.
“Ha ha … Có gì mà ngạc nhiên, chưa thấy thợ săn đầu người hả?” Người nói tuổi trên ba mươi, mặt mày dữ dằn, thân người tầm trung, cởi trần giữa trời đông giá rét, để lộ nhiều hình xăm mãnh long trước ngực.
Họ Trần lẩm bẩm: “Thợ săn đầu người!” Bất ngờ nghe tiếng quát của một người khác: “Tên đậu Đỗ khốn kiếp, dám cướp của cha mày sao?”
Họ Đỗ dừng lại điềm nhiên nói: “Chính tao cắt đầu hắn, cái đầu hắn được ghi tên Thanh Lâm mày sao mà dám nói tao cướp, cẩn thận cái mồm!”
Một thân ảnh nhảy chạy đến, người này mặc áo rộng, nhưng người gầy dét, đầu không có tóc, trên tay lăm le thanh gươm, hắn nói: “Hắn là do tao đánh bại, ngươi thừa cơ nhảy vào, cướp tay trên của tao, vậy còn cãi chày cãi cối!”
Họ Đỗ nói: “Chúng ta cùng đánh nhau với mục tiêu, mội mình mày đánh bại hắn sao?”
“Hai ngươi kiếm sống bằng nghề này, chắc đã chuẩn bị sẵn quan tài rồi ấy nhỉ!” Một giọng nói già nua, ma quái vang lên ở hướng nam, Trần Lĩnh và hai người kia giật mình quay lại thì thấy một thân ảnh màu trắng từ đầu đến chân, đang ngồi vắt vẻo trên ngôi nhà một lầu cánh phải.
Họ Đỗ nói: “Lão là ai?” Người kia râu tóc bạc trắng dài lõa xõa, khăn quấn đầu và quần áo đều một màu tang tóc. Thanh Lâm run giọng nói: “Chẳng lẽ Bạch… Bạch…” Gã nói lắp bắp không nên lời.
Bạch lão nhân lại cất giọng trầm trầm khác người: “Cái đầu người họ Đỗ ngươi đang nắm trên tay, lão nhìn thấy quen lắm, có phải tên đệ tử Đại Ưng của lão không nhỉ, ối chà! Già rồi, hồ đồ thật rồi!”
Họ Đỗ nói: “Tôi không biết rằng hắn là đồ đệ của ông! Chỉ biết hắn là kẻ hại người, được treo thưởng hai trăm quan tiền.” Thanh Lâm thở phào nói: “Việc này không liên quan đến tôi nhé! Là họ Đỗ đã chính tay giết Đại Ưng, rồi cắt đầu hắn!”
“Hà hà! Sao lúc nãy ngươi nói công ngươi lớn lắm, đã đánh bại tên học trò của lão, xứng đáng được cái đầu kia! Lão ghét kẻ sát hại đồ đệ lão, nhưng càng ghét bọn hèn hạ thấy có lợi lộc thì tranh giành, có họa thì đẩy hết cho người!” Thân ảnh trắng toát nhanh như cắt phóng đến, gã Thanh Lâm chưa kịp định thần, đầu đã lìa khỏi cổ. Tại đương trường chỉ có Trần Lĩnh là nhận ra, gã Thanh Lâm chết bằng lợi khí mãnh mai từ tay áo rộng của ông già áo trắng.
Bạch lão phóng ánh mắt trắng dã, đồng tử bé nhỏ như hạt lạc nói: “Giờ ngươi tính sao đây?” Họ Đỗ ngập ngừng giây lát nói: “Đỗ Mạnh này biết rằng đánh không lại ông, nhưng không cam tâm chịu chết dễ dàng đâu! Tiếp chiêu!” Nói rồi Đỗ Mạnh ném cái đầu người về phía đối phương, thanh gươm trong tay đâm thẳng tới. Bạch lão thản nhiên chẳng né tránh gì, cái đầu của học trò bay ngang qua vai lão, ông ta hất cánh tay phải lộng lên, thanh gươm đâm tới của họ Đỗ liền đứt thành hai đoạn.
Bạch lão nói: “Há ha ha! Vũ khí gì mà tệ quá, sau này lão sẽ kiếm cho ngươi cái khác!” Đỗ Mạnh chừng hửng thối lui ba bộ nói: “Ý là sao?” Bạch lão điềm nhiên nói: “Còn sao trăng gì nữa, ngươi lấy mạng đệ tử lão, ngươi phải thay hắn làm những việc lão giao phó. Trốn tránh cũng vô ích thôi!”
“Ông không giết tôi sao?” Đổ mạnh bất ngờ hỏi, ông già áo trắng đáp: “Lão chưa bao giờ giết những người không đáng chết, chẳng hạng gã thanh niên kia, chỉ vô tình nghe những chuyện gã không nên nghe thôi! Ngươi thay lão lấy mạng hắn được không!” Lão xoay chuyển nhìn về phía Trần Lĩnh.
Đỗ Mạnh nói: “Tôi cũng không hại mạng người vô tội!” Ông già nói: “Chắc gì ngươi đã là đối thủ gã mà nói! Thôi được rồi, từ nay ngươi theo lão!” Nói rồi ông già áo trắng đi lên hướng bắc, Đỗ Mạnh nhìn Trần Lĩnh một cái rồi quay đầu đi theo ông ta.
Trần Lĩnh ngán ngẫm nghĩ thầm: “Học võ công chỉ để giết người thôi sao? Họ làm vậy mà không sợ quả báo, còn cười đùa nói năng, lòng người thật độc ác!”
******************
Ba ngày sau, đoàn người hội Giao Long đã đi đến vùng đất của tộc Nùng. Trần Lĩnh cùng Bạch Vân Anh dẫn cô bé Yến Xuân đi thăm thú ở một khu chợ, nơi đây bày bán nhiều món ăn lạ và quần áo vải vóc đặc trưng của người Tày-Nùng, mọi người thay đổi y phục để tránh chú ý, rồi cùng nhau về quán trọ. Trời đã sập tối, vì đường xa mệt mỏi ai nấy đều đã kiếm nơi nghỉ ngơi, riêng Trần Lĩnh thì tới khách phòng gọi rượu ra để giải sầu. Thời gian dần qua gã chẳng thấy đỡ hơn là bao, cảm giác khổ đau vẫn hằng ngày hành hạ gã. Đôi khi gã cũng nghĩ về cha mình không có ai phụ giúp và sự mất tích mấy tháng của gã sẽ làm ông lo lắng, nhưng biết làm sao giờ, gã đã hứa giúp người ta tìm cậu bé họ Đinh, dù sao cũng là việc tốt nên làm.
“Cậu có phải là người bán heo mấy tháng trước đã làm náo loạn pháp trường Quốc Oai?” Người đổi diện vẻ mặt kỳ lạ cất tiếng nói, Trần Lĩnh quay đầu ra phía sau thì không thấy có ai khác, gã chỉ mặt mình nói: “Anh đang nói với tôi sao?” Người kia đáp: “Chứ còn ai nữa? Anh giỏi lắm, nhờ anh kéo dài thời gian mà thằng nhóc họ Đinh được cứu đấy!”
Trần Lĩnh chừng hửng đáp: “Là tôi sao? Tôi mới tới đây, tôi là thợ rèn không phải bán heo, chắc anh nhìn lầm người rồi!”
Người kia khuôn mặt nhỏ thó, râu tóc thưa thớt, ánh mắt láo luyên nói: “Ầy… Làm việc tốt thì nhận đi, cớ sao giấu giếm!” Trần Lĩnh cảm thấy bực mình nói: “Tôi nhắc là một lần, tôi là thợ rèn, nhà cũng không nuôi heo, lấy gì mà bán!” Tên kia thấy gã giận, không nói gì nữa, hắn ăn vội rồi tính tiền đi ra khỏi quán. Trần Lĩnh lẩm bẩm: “Toàn gì đâu không! Giang hồ thật nhiều chuyện phức tạp quá, cha nói là phù phiếm quả không sai! Xong việc này mình về nhà với cha già, rồi… rồi hỏi cưới Liên như ý cha, người nhà bác Ba Phạm ai cũng quý mình, đặc biệt là kính nễ cha, chắc sẽ không phản đối. Rồi mình sống cuộc sống bình dị qua ngày thôi, khỏi đi đâu nữa… Nhưng làm vậy có đúng không nhỉ, mình không có yêu đương gì Liên, làm vậy có tàn nhẫn với cô ấy quá không!
Trần Lĩnh lại xoay chuyển: “À mà còn nữa, mình phải đến phủ Bình Nam tướng báo tin, phải tìm thi thể Lâm Tấn an táng cẩn thận, chia buồn với gia đình anh ấy. Thật không hiểu sao, một người lính đầy hào khí như vậy mà ông trời lại đãi bạc.”
Trần Lĩnh không uống nữa, gã cảm thấy nhờ vào rượu để giải sầu thật yếu đuối nên đi lên phòng nghỉ. Lúc đi ngang căn phòng của những người phụ nữ hội Giao Long, Trần Lĩnh lấy kỳ quặc khi nghe thấy tiếng nói đàn ông.
Nghe môt lão già nói: “Sẵn dịp này chũng ta cướp bóc thổ sản, đặc biệt là ngà voi, trầm hương luôn, họ Nùng nhờ giao thương nên giàu có nức tiếng Châu Quảng Nguyên (1) này… ha ha!”
Một người khác nói: “Quan trọng là sự an toàn của tiểu hội chủ, những việc khác tính sau!” Trần Lĩnh nghe đến đây lắc đầu ngán ngẩm, gã cũng không chủ động nghe lén chuyện của người ta nhưng nội lực của gã đã đến cảnh giới cao khiến cho ngũ giác quan tinh hóa rồi. Họ Trần đi về phòng mình, nghĩ thầm: “Hóa ra là bọn trộm cướp gian ác, mình đã không kỳ vọng gì, trước những hành động trốn tránh mờ ám của họ rồi, cũng như lão Nguyễn Bá, hội cá sấu này đều gian tham như nhau cả… Lời đã hứa không thể nuốt vào được, xong việc, phải thoát khỏi đám bùn lầy hôi tanh này.”
********************
“Trần Lĩnh này tuy không ra gì, nhưng sẽ không lén lút làm chuyện mờ ám giống mấy người đâu, đòi người thì cứ đường đường đi vào cổng chính, há cớ gì cứ chui rúc như quân trộm!” Sáng tinh sương, nhóm người đã đi vào trung tâm đất Nùng, gần đến nhà Nùng tộc, mọi kế sách của bọn Giao Long hội đều khiến Trần Lĩnh bực dọc, gã không nhịn được, cứ nói tẹc ra.
Nhiều người thi nhau nói: “Thì bọn ta là trộm, việc gì phải câu nệ!” “Ngươi biết gì mà nói!” “Không mượn ngươi lên tiếng.” “Nùng Tồn Phúc (2) quỷ kế đa đoan, ai dám chắc hắn không bố trí cạm bẩy gì!”
Trần Lĩnh cười mỉa mai lão già lục tuần mặt mày đầy vết sẹo: “Đâu phải ai cũng như lão?” Lão già quát lên: “Tên nhóc con ngươi nói ai đó?” Với thái độ coi thường họ Trần tỉnh bơ đáp: “Lão chứ còn ai!”
Cụ Hồng vội can: “Thôi nào, để già nói một lời. Chúng ta sẽ vào bằng cửa chính, dù đối phương lợi hại đến đâu cũng thẳng được hai chữ tình lý!” Một vài người đồng ý, gật gù, những người theo thói quen đánh trong tối của hội cũng đành chịu, họ chỉ có ba người gồm lão mặt sẹo tên Lý Côn, người trung niên cường tráng tên Hắc Báo và anh chàng thư sinh ria mép tên Vạn Ái.
Sau khi nhất trí nhóm người xông thẳng vào Nùng tộc, thô lỗ nhất là tên Hắc Báo hắn cứ xô ngã những anh chàng người nhà tù trưởng khi họ có ý ngăn cản.
“Các vị khách quý phương xa xin mời vào.” Chưa đến cửa chính đã nghe giọng nói thâm trầm, chủ nhân là một người đàn ông tuổi chừng ba mươi bốn, ba mươi lăm. Ông ta đang ngồi trên chiếc ghế lớn bằng rễ cây, có lót tấm da hổ lớn phủ gần tới chân ghế. Trong căn nhà sàn rộng lớn bề thế này, vật trang trí đều là những lâm sản quý giá, ngà voi, sừng tê, đầu nhung hươu…
Trần Lĩnh vừa gặp họ Nùng đã sinh thiện cảm, ông ta có khuôn mặt đầy đặn, vuông vứt, tuy mang nét dân dã, nhưng ánh mắt có thần, ngũ quan tề chỉnh, trang nghiêm khác hẳn những người đi cạnh gã, theo ác cảm có nhân gã xem họ như phường đầu trộm đuôi cướp, còn người ngồi kia như vị lãnh tụ của rừng già.
Hắc Báo hung hăng nói: “Không cần nhiều lời, mau giao Đinh Long ra.” Nùng tù trưởng điềm đạm, hòa hảo nói: “A Tỳ mau gọi những đứa con nuôi của Ta ra!” Anh chàng Nùng tử cạnh đó đáp “dạ” rồi đi ra nhà sau. Nùng Tồn Phúc mới nói: “Các vị đường xa đã mệt nhọc, mời dùng rượu nhạt.” Một vài cô gái tộc Nùng tha thướt đã đi đến bày bàn tiệc khi tù trưởng chưa nói, cứ như họ đã chuẩn bị sẵn rồi vậy. Nhiều loại thịt rừng, cơm ống trúc, hoa quả và rượu đặc thổ được nhanh chóng bày biện lên, thức ăn vừa mới nướng chín còn khói nghi ngút.
Lão mặt sẹo Lý Côn nói: “Họ Nùng ngươi, đừng giỡ quỷ kế nữa!”, gã thư sinh mặt dài để ria mép Vạn Ái nói sau: “Nùng Tồn Phúc thật là chu đáo quá ha, những thứ này đều được lo liệu từ trước, thật là có ý tốt!” Thấy không ai ngồi xuống, Trần Lĩnh cũng chẳng e dè gì, bắt chéo chân trong tư thế kiết già giống ngồi thiền mà tọa vị. Nghe Lý Côn và Vạn Ái nói nhưng Họ Trần vẫn giữ nét vô sự, gã tự nhiên rót một bát rượu lớn uống cạn rồi nói: “À! Rượu ngon quá xá, Nùng tù trưởng thật là biết chiều khách, tha thứ cho cháu đây vô phép, nhưng mùi rượu và thịt thơm nức mũi khiến cháu không thể cưỡng lại được ham muốn.” Nói rồi Trần Lĩnh bẻ một cái đùi nhím đưa lên mũi ngửi, mặt gã tỏ vẻ phấn kích vô cùng cắm một miếng lớn, khen lấy khen để.
“Ha ha ha ha… Thật là hiếm có, thật là sản khoái!” Nùng tù trưởng, đánh vào đùi mình cười ha hả nói: “Các vị xin mời ngồi, anh bạn kia đã ăn, đã uống, đã bình an rồi!” Mọi người nhất là Nùng Tồn Phúc đều hiểu họ Trần không hề vô lễ hay là hạng tham ăn tục uống, gã chỉ muốn chứng minh rằng thức ăn là vô hại và tấm thịnh tình của vị tù trưởng kia đáng được trân trọng thay cho những lời mỉa mai.
Người ta đã có lòng, nếu không nễ mặt thì càng khó khiến đối phương thuận theo ý mình, lần lược người trong hội Giao Long ngồi xuống, nhưng ai nấy cũng e dè, không được tự nhiên như gã họ Trần. Người Nùng rất hiếu khách, đặc biệt thích những người sảng khoái như Trần Lĩnh, các cô Nùng nữ thi nhau đến rót rượu cho gã, thầm chí bóc trái cây và sẻ thịt chỉ dành riêng cho gã.
Lý Côn nói: “Không cần những thứ dư thừa! Bọn lão chỉ cần đón tiểu hội chủ, cảm ơn Nùng tù trưởng bấy lâu nay đã chiếu cố đến cậu ta!”
“Các vị đừng vội, hãy cho Nùng Tồn Phúc tôi làm tròn bổn phận gia chủ!” Họ Nùng từ tốn nói, Trần Lĩnh cung tay nâng bát rượu nói: “Tù trưởng đã cho gọi cậu bé họ Đinh rồi đấy thôi, Trần Lĩnh này xin được kính tù trưởng một chén, mong ngài thứ lỗi cho sự vô phép vừa rồi!”
Nùng Tồn Phúc nâng bát rượu lên nói: “Được! Cạn!” Hai người Trần, Nùng uống xong cười ha hả, những người còn lại trọng hội Giao Long không biết nói gì, ai cũng tự cảm thấy mình trở nên thừa thải!”
Cụ Hồng nói: “Tù trưởng vẫn chưa nói cho già hay, cậu có muốn giao người hay không?” Nùng Tồn Phúc đáp: “Lão lão đáng kính, Nùng Tồn Phúc này từ xưa đến nay không bao giữ chân kẻ muốn đi, mấy tháng qua Long nhi đã gọi tôi là cha, tôi tự nhủ mình cũng chưa tròn bộn phận người cầm cân nẩy mực cho lắm. Tôi bắt gặp Long cùng ba đứa trẻ khác ốm o gầy mò, tôi thương, tôi dắt về đây.”
Trần Lĩnh nghĩ thầm: “Nùng tù trưởng đã làm ơn nhưng lại mắc oán, nên nói gì đó để đòi lại công bằng cho ông, nhưng mà… mình nãy giờ đã hơi quá đà rồi… ở đây toàn là những người lớn tuổi, nên im lặng vậy!”
Đúng lúc đó có năm đứa nhỏ từ nhà sau đi lên, gồm Đinh Long, U Ám, Phượng, Tý và một đứa trẻ khác trông mặt mũi sáng sủa, tay chân rắn chắt, mau lẹ, cả đám đều ăn bận theo kiểu Nùng tộc.
Đinh Long đi đến bên Nùng tù trưởng gọi cha nuôi, những đứa kia cũng vậy, riêng cậu bé mặt sáng sủa nói: “Thưa Cha! Có chuyện gì vậy!” Nùng Tồn Phúc nói: “Trí Cao con và các em mau đến chào những vị trưởng bối đi.
Những đứa khác đều vâng lời, chỉ riêng Đinh Long thì im lặng không nói gì. Nùng tù trưởng nói: “Sao vậy Long!” Cậu bé đáp: “Con không muốn về với họ, con không muốn sống ở cái nơi tăm tối ấy nữa!” Mắt Đinh Long nhìn thấy Yến Xuân, lúc cậu vừa đi ra cô bé tỏ ý vui trên mặt, nhưng giờ nghe Long nói vậy, cô bé liền đánh mất nụ cười.
Người hội Giao Long thi nhau nói: “Sao lại vậy!” “Long con không muốn về với bà sao?” “Thiếu chủ! Cậu làm sao vậy!” “Họ Nùng kia ngươi đã giỡ trò gì?” “Đúng vậy! Ngươi đã bỏ bùa ngải gì!”
Nùng Tồn Phúc nói: “Đúng Nùng tôi đã bỏ bùa ngải!” Mọi người giật mình, chỉ trừ Trần Lĩnh gã vẫn vô sự, cách nói này họ Trần đã quen, cha gã vẫn tự nhận phần xấu về mình, rồi sẽ đưa ra lời giải thích bất ngờ ngay sau đó.
Lý Côn đứng phất lên nói: “Ngươi đã thừa nhận!” Những người khác cũng đứng lên hùng hùng hổ hổ.
Nùng tù trưởng nói: “Đúng vậy! Bùa ngải của tôi với công thức là tình cha con, tình anh em, thêm vào đó một mái nhà ấm cúng … Đã khiến Long không muốn về! Mọi người quý Long, thì tôi cũng vậy.”
Những từ ngữ như “tên khốn”, “đạo đức giả”, “ngươi đang tính toán gì”, “ngươi muốn chiếm đoạt báu vật chứ hay ho gì”… được những người trong hội Giao Long thi nhau nói ra. Lý Côn nói: “Ta sẽ đánh bại ngươi, rồi dắt tiểu hội chủ về!” Nói rồi ông ta đạp đỗ bàn tiệc, chạy đến sẵn thế tấn công, vài người trong hội cũng sấn đến, nhắm vị tù trưởng trung niên mà ra chiêu.
Nùng Tồn Phúc sẵn thế phòng bị, năm người bên kia đã đến gần, bất ngờ một nguồn nội lực hùng hậu chắn giữa hai bên, dư lực cản trở khiến năm người trong hội Giao Long thối lui một bộ, trước khí thế đó họ ngấm ngầm e dè. Người ra chiêu là Trần Lĩnh, mặt gã đầy khí tức nói: “Các người muốn gì? Nùng tù trưởng đã dốc hết lòng gia chủ để xử sự, nhận nhiều câu nói khó nghe ông ấy cũng nhún nhường, các người quá đáng lắm biết không?”
Cụ Hồng nói: “Cậu đã hứa là giúp bọn già cứu thiếu chủ, cớ sao nói lời không trọn vẹn giữ lấy!” Trần Lĩnh mắt ánh lên vẻ cương nghị, điềm nhiên nói: “Đúng là họ Trần này có hứa, nhưng Nùng tù trưởng đã cứu cậu bé rồi, đã cho cậu bé một mái ấm thực sự. Trần Lĩnh không có cơ hội để làm điều đó nữa. Đừng ép đứa trẻ này vào một nơi tối tăm, không có ánh sáng, đừng nuôi lớn cậu bé bằng những toan tính của người lớn các người. Hãy để Đinh Long lớn lên như cái cách của những đứa trẻ bình thường khác, đừng ép cậu bé học những thứ cậu bé không thích. Đừng khiến cậu bé trở thành một tên cướp, sống đời mất tự do như mấy người!”
Tại gian nhà, ai nấy đều chấn động, lời nói của họ Trần chứa đấy khí lực thâm trầm, buột tất cả phải nghe rõ một từng câu, từng chữ.
Một số người khác còn muốn đôi co tiếp, nhưng cụ Hồng cản lại nói: “Long nhi! Con thật sự muốn ở đây hay sao?” Đinh Long thoáng buồn đáp: “Dạ! Con xin lỗi cụ, con mong cụ và mọi người đừng làm khó dễ cha nuôi con!” Hồng lão lão buồn bã đáp: ”Bà hiểu rồi!” Nói rồi bà cụ quay lưng ra hiệu cho những người kia về. Những người kia tỏ ra không muốn, nhiều kẻ còn thóa mạ Nùng tù trưởng và cả anh chàng họ Trần.
Hội Giao Long đi không lâu Trần Lĩnh cũng cung tay cáo biệt, Nùng tù trưởng cứ cố sức giữ gã lại, nhưng họ Trần cũng trần tình là bỏ nhà đi biệt đã bốn tháng, cha sẽ lo lắng nên phải về. Ra đến cổng Trần Lĩnh bị một vài gia nhân cản lại. Nùng tù trưởng mang đến tặng gã rất nhiều thổ sản trân quý, Trần Lĩnh nói: “Nếu nhận hậu đãi của tù trưởng chẳng khác nào biến những lời nói thật tâm của mình thành công cụ đổi chác, cháu chỉ lấy một vò rượu để mãi nhớ xứ Nùng, xin tù trưởng hiểu cho!”
****************************
Buổi sáng tinh sương của một ngày mùa đông rét buốt, dưới hàng tre già thấp thoáng bóng dáng người đàn ông bận áo đen chậm rãi tiến về phía Họp Quân trường. Người này bàn tay phải bị khuyết, tuổi sấp xỉ ba mươi, anh ta có khuôn mặt khá điển trai nhưng dày dạn sương gió.
Anh lính canh cánh phải nói: “Ngươi là ai? Đến đây có chuyện gì?” Nam nhân đáp: “Tôi là Lâm Tấn, trong hội Thập Nhãn, có chuyện gấp muốn gặp tướng quân, xin chuyển lời giúp.”
Anh lính đi vào trong báo cáo, lát sau đi ra dẫn đường cho Lâm Tấn đến Họp Quân đường. Họ Lâm trông tiều tụy, xanh xám, mặt mày anh buồn bã nối gót đi theo.
Bình Nam tướng cất giọng ôn nhu nói: “Lâm Tấn, cậu đã vất vả rồi! Ô kìa bàn tay của cậu sao vậy? Nguyễn học sĩ mau gọi người lấy chút trà nóng và điểm tâm.
Lâm Tấn quỳ xuống đáp: “Kẻ tồi thần không dám nhận ân huệ của tướng quân đậu ạ!” Bình Nam tướng bất ngờ đi đến đỡ họ Lâm và nói: “Sao cậu lại nói vậy! Cậu đã nhọc lòng mấy tháng qua, lại vì chuyện này mà mất cánh tay, ta thật là ấy nấy vô cùng! Cậu yên tâm sẽ được thưởng trọng hậu!”
Biết tướng quân lâu nay không nói đùa bao giờ, Lâm Tấn như không tin vào tai mình nói: “Tướng quân, thuộc hạ có tội, sao ngài lại nói vậy?” Bình Nam tướng cũng tỏ ra ngạc nhiên không kém, ông suy tư giây lát rồi nói: “Vậy cậu kể đi, cậu đã làm gì mấy tháng qua.” Lâm Tấn đáp: “Dạ bẩm! Bốn tháng trước thuộc hạ vẫn y như lệnh, vẫn túc trực nhà họ Trần để làm nhiệm vụ. Hôm đó, chỉ vì một phút lơ là anh chàng Trần Lĩnh đã đi đâu mất, thuộc hạ chạy đến lò rèn rồi sang nhà ông Ba Phạm cũng không thấy anh ta. Lúc đó trời đã tối, thuộc hạ mới thấy hai gã đàn ông lạ mặt cười nói đi lên trấn. Nghi có chuyện không hay, cũng may thuộc hạ bắt gặp được một tên giáo đồ Thiên Y A Na đang khiên đá. Lần mò đến thì mới hay, anh chàng họ Trần đã bị đuổi ép té xuống cái giếng rộng và sâu ở bìa rừng, không thể tự thân leo lên được. Bọn kia định ném đá chết anh ta. Thuộc hạ kịp ra tay nhưng một tên trong số chúng ra chắt đứt dây thừng. Rồi trong lúc nói chuyện với họ Trần sau đó, thuộc hạ cảm thấy cao hứng nên chậm trễ việc nối dây, lúc vừa xong cũng là khi anh em nhà Sa-bát trở lại. Thuộc hạ địch không lại chúng, bị chặt đứt cổ tay, không hy vọng được sống nữa rồi, lúc đó một ông lão áo trắng bất ngờ xuất hiên và đã cứu được tánh mạng họ Lâm này nhưng ông ta cứ xách thuộc hạ đi, chẳng nghe lời cầu khấn của thuộc hạ là muốn ông ấy cứu luôn Trần Lĩnh. Anh ta ở dưới giếng, bên kia có mười tên cung thủ, tánh mạng của anh ấy thuộc hạ đã không bảo vệ được, nhiệm vụ không hoàn thành. Nên về đây nhận lãnh tội chết. Xin tướng quân thành toàn cho ạ!”
Nói rồi Lâm Tấn phủ phục xuống, Bình Nam tướng tỏ ra ngạc nhiên rồi cười nói: “Không ngờ trong tính thế hung hiểm vậy mà anh chàng họ Trần vẫn sống được. Lính đâu, mau gọi Trần Lĩnh.”
Lâm Tấn ngạc nhiên tột độ, cứ tưởng mình nghe nhầm. Lát sau một người đi ra, anh ta thấy rõ ràng người kia là gã họ Trần nhưng nước da trắng hơn, khác biệt đôi chút mà thôi.
Bình Nam tướng nói: “Sau mấy tháng tìm kiếm đã bắt gặp gã đang bán heo ở một khu chợ Phủ Nghệ An. Ta tưởng cậu vẫn theo bảo vệ gã! Vì vậy mà gọi người tìm cậu về đây!”
Người kia nói: “Đã nói là không phải rồi mà, tôi làm nghề buôn heo, tên là Trần Lãm nhà ở châu Cổ Pháp, không phải người mấy người tìm đâu!”
“Trần Lĩnh tôi là Lâm Tấn đây!” họ Lâm nói, người kia tỏ ra ngạc nhiên đáp: “Lâm Tấn nào, tôi lần đầu tiên gặp anh, làm như bạn bè thân thiết không bằng, thật hết biết với mấy người … làm phò mã tôi cũng thích lắm, nhưng tôi không muốn nhận bừa rồi đi chết đâu, cô công chúa nước Chiêm sau khi phát hiện ra tôi không phải là tình làng của cổ, không làm thịt tôi mới là chuyện lạ!”
“Giọng nói rất khác, thổ âm của Trần Lĩnh có phần pha trộn rất đặc biệt … không phải rồi! Trần Lĩnh đã chết!” Lâm Tấn buồn bã nói, Bình Nam tướng biến sắc: “Cậu chắc chắn chứ, chúng ta đã lầm người sao, dung mạo anh ta giống y như bức vẽ của người Chiêm này!”
Nguyễn học sĩ nói: “Chắc là người giống người thôi!” Trần Lãm vội nói: “Đã rõ rồi nhé, tôi đi được chưa!” Gã nói rồi thản nhiên đi ra cửa, tinh thần vui vẻ vô sự.
“Đứng lại!” Bình Nam tướng quát, Trần Lãm nhăn mặt nói: “Chuyện gì nữa đây quan gia, đừng nói với tôi là đã sai cho sai luôn nghe. Hay là không muốn bị người khác biết mình sai, giết tôi luôn để bịt miệng, đừng nghe, tôi còn mẹ già ở nhà không ai lo … tôi…”
“Im đi! Để yên cho ta suy nghĩ!” Nghe Bình Nam tướng quát tháo, nhưng gã tự xưng là Trần Lãm này vẫn cố nói: “Vô lý, tất cả lỗi lầm là do ông, tại sao lại bắt Trần Lãm tôi im, tôi sẽ nói đấy, nói cho cả làng cả xóm đều biết, trừ khi ông lấy nhiều quan tiền nhét vào miệng họ Trần này, tôi sẽ im miệng! Nên nhớ miệng của Lãm tôi hơi bị rộng đấy!”
“Nguyễn học sĩ lấy cái gì đó nhét vào miệng hắn đi, ta nhứt đầu với cái tên lắm chuyện này quá rồi!” Bình Nam tướng nói, Trần Lãm cười hề hề cất lời: “Ha ha, tốt quá, cảm ơn quan gia nhiều nhiều!” Nguyễn học sĩ cầm cái khăn đi đến, Trần Lãm hoảng hốt chạy nấp vào sau lưng Lâm Tấn rồi nói: “Ê! Cái lão này, quan gia nói nhét tiền, ông lấy cái khăn đó làm gì!”
Nguyễn học sĩ tỉnh bơ đáp: “Là ngươi không nghe kỹ, quan chỉ muốn ngươi im miệng theo nghĩa đơn giản thôi. Không rãnh tiền đâu cho cái tên phiền phức như ngươi.”
“Thế nào là không rãnh tiền, thế nào là phiền phức. Các người đừng ỷ là quan thì muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm. Tôi đang mua may bán đắt, quen được nhiều mối tốt. Đùng một cái bị dẫn đến đây, người ta sẽ cho rằng tôi buôn bán gian lận nên mới bị mời đi ăn cơm triều đình, tôi mất uy tín làm sao biện bạch được, tổn thất của tôi mấy người xem là chuyện vẹt hay sao? Còn nữa tôi đã trân gân lên giải thích đủ điều, hết ba ngày ba đêm, vậy mà mấy người không tin, còn dọa nạt họ Trần này đủ điều. Giờ thì sao, các người đã sai, không nhận lỗi bồi thường cho Lãm tôi thì thôi, còn muốn bịt miệng rồi giết người hay sao?”
Gã cứ huyên thuyên, Bình Nam tướng nhen mặt khó chịu, Nguyễn học sĩ định tóm gã nhưng Trần Lãm cứ nấp sau lưng Lâm Tấn, khiến ông ta chẳng làm gì được.
“Được rồi! Ta sẽ đền bù được chưa, với điều kiện ngươi không được nói nữa!”Bình Nam tướng nhường bước, gã họ Trần kia hớn hở mặt mày, rồi gã vẫn ráng nói thêm: “Được, được im lặng ngay đây … Nhưng mà không được nói đến lúc nào, quan phải nói rõ ra chứ, chẳng lẽ nghe theo ông, Trần Lãm tôi phải im cả đời hay sao? Tôi là dân buôn bán nên quen miệng rồi, không nói một lát thôi, là cái miệng ngứa ngấy rất khó chịu, giống như hàng ngàn hàng vạn con kiến bu vào cắn xé. Nếu là tôi quan sử trí ra sao? Tôi đâu có giống quan, đâu giống mọi người, nói là cuộc sống của tôi, tôi muốn được tự do muốn nói gì thì nói…”
Bình Nam tướng mặt mày đỏ phừng lên, tay phải ông vận lực tung ra một chưởng, hàng ghế chiêu khách liến khuyết đi một cái.
Trần Lãm giật mình co ro lại, hai tay đưa lên bịt lấy mồm.
Lâm Tấn cũng cúi gầm người xuống, không gian tại Họp Quân đường bỗng trở nên nặng nề. Bình Nam tướng đi đến chiếc ghế thái sư trên bục chính đường ngồi xuống giây lát rồi chỉ tay vào Trần Lãm nói: “Ngươi! vẫn phải làm phò mã, đó là số mệnh ngươi không thoát được đâu!”
**************************
Gió bấc mang không khí lạnh lẻo từ phương bắc tràn xuống từng đợt từng đợt, vậy mà Trần Lĩnh với chiếc áo da thú sơ sài, thân người gã vẫn tỏ ra vô sự, trừ cái bụng đang đánh trống kêu oan. Đã một ngày đường từ khi rời đất Nùng, gã không nhận hậu đãi của ông ta mà quên mất mình chẳng có quan tiền nào để tạm xem là lộ phí đường xa.
“Ôi đói ra đi mất, chẳng lẽ phải nhịn đói chạy bảy, tám ngày đường đến nhà hay sao? Thật là xui xẻo… Ồ đằng kia là thị trấn… Nhưng mà mình không có tiền làm sao mua thức ăn đây… Giờ chỉ có cách kiếm việc gì đó làm đỡ, chắc sẽ chậm trễ đường về nhà, đành chịu thôi!”
Đây là một trấn nhỏ, cách kinh thành Thăng Long khoảng năm mươi dặm về hướng đông nam, nhưng quanh đây cửa hàng buôn bán không nhiều, một số đã đóng cửa để tránh gió lạnh. Trên đường cũng chẳng có nhiều người qua lại. Tiết trời như thế này, ở yên trong nhà thưởng thức chén trà nóng thì phong vị hơn là đi dạo phố.
Trần Lĩnh đã đi đến bãi đất rộng hơn mẫu đất nơi trung tâm trấn. Thấy cột cáo thị ở cánh trái, gã chẳng có dự tính gì nên lại xem tin báo. Đọc qua lại chẳng có gì ngoài những luật lệ thông thường cùng tâm thư vận động sản xuất của người đứng đầu trấn. Bên kia cáo thị dán đầy những hình vẽ truy nã tội phạm. Trong đó có một bức hình ở phía trên cùng cánh trái giống Trần Lĩnh đến bảy, tám phần, mức thưởng cho người bắt được là năm trăm quan, lấy đầu là hai trăm quan.
(1) Châu Quảng Nguyên, ngày nay là tỉnh Cao Bằng.
(2)Nùng Tồn Phúc (chữ Hán: 儂全福, ?-1039) là thủ lĩnh địa phương ở Cao Bằng, cầm đầu một cuộc nổi dậy ở vùng biên cương nước Đại Cồ Việt giữa thế kỷ 11, thời vua Lý Thái Tông.
Nùng Tồn Phúc là con trai Nùng Dân Chú, thủ lĩnh đầu tiên của dòng tộc họ Nùng được nhà Tống thừa nhận là "mán chủ" năm 977 ở vùng châu Quảng Nguyên. Nùng Dân Chú kiểm soát một lãnh thổ gồm 10 làng, với sự chấp thuận của nhà Nam Hán. Quan lại Tống tại Ung Châu xin với triều đình Tống ban quan tước và đặt lãnh thổ của Nùng Dân Chú thành đất "nội phủ" để ràng buộc. Sau khi Nùng Dân Chú chết, Nùng Tồn Phúc thừa hưởng các tước vị này.
Nùng Tồn Phúc được Lý Thái Tông phong thêm châu Thảng Do, nay thuộc Quảng Uyên, Cao Bằng,em ông là Nùng Tồn Lộc được phong ở châu Vạn Nhai, em vợ ông là Dương Đức được phong ở châu Vũ Lạc, gần châu Quảng Nguyên. Anh em Tồn Phúc hàng năm vẫn nộp cống đồ thổ sản cho nhà Lý. Uy thế của Nùng Tồn Phúc lên cao, vì vùng Quảng Nguyên rất giàu mỏ vàng, và cũng vì liên hệ chính trị. Tuy nhiên điều này cũng làm các gia tộc Nùng khác khó chịu, như gia tộc Hà Văn, và họ có lẽ đã hỗ trợ nhà Lý đánh dẹp Nùng Tồn Phúc cũng vì lý do này.
Không chỉ vậy, do nắm được vị trí thuận lợi trên bờ sông Bằng, Nùng Tồn Phúc còn kiểm soát được con đường giao thương đường thủy chính trong vùng, và như vậy càng tăng thêm thế lực và gia sản. Trước khi nổi dậy, Nùng Tồn Phúc có tiếng với cả nhà Lý và nhà Tống là viên thủ lĩnh trung thành và đáng tin cậy nhất, và cũng là người có thế lực nhất trong vùng.
(3) Nùng Trí Cao (chữ Hán: 儂智高; chữ Tráng: Nungz Cigaoh, 1025-1055) hoặc Nông Trí Cao là thủ lĩnh địa phương ở Cao Bằng, cầm đầu một cuộc nổi dậy ở vùng biên cương giữa Đại Việt và nhà Tống giữa thế kỷ 11, thời vua Lý Thái Tông và Tống Nhân Tông.
Nùng Trí Cao là người Tráng ở châu Quảng Nguyên (ngày nay là tỉnh Cao Bằng), và là con của thủ lĩnh địa phương Nùng Tồn Phúc và bà A Nùng.
Năm 1038, Nùng Tồn Phúc nổi dậy ở phía bắc nước Đại Việt, tự xưng là Chiêu Thành hoàng đế, đặt quốc hiệu là Trường Sinh quốc rồi đem quân đi đánh phá các nơi.
Năm 1039, do cha con Nùng Tồn Phúc bị họ Dương (Tể tướng Dương Đức Thành) vu oan tại bến đò Bắc Ngạn (Bắc ngạn sông Hồng) nên vua Lý Thái Tông sai tên hoạn quan Trịnh Quang Thạch đi đánh, Thạch không bắt được nhưng Nùng Tồn Phúc và con là Nùng Trí Thông vẫn về kinh để làm rõ trắng đen, và rồi bị giết. A Nùng và Nùng Trí Cao ở nhà tập hợp binh mã chờ đợi nếu biến cố xảy ra, nên thoát được.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện