[Việt Nam] Đi Tìm Bài Thơ Cổ

Chương 3 : Câu trả lời của Thường Kiệt

Người đăng: 

.
Nghe “keng” một thanh âm chát chói, thanh gươm trong tay cô gái chấn động mạnh, cong lại và đâm vào khoảng không, tiếp đó một thân ảnh màu xanh phóng đến, tung ra những dòn cước liên hoàn tấn công cô gái, khiến cô liên tiếp né tránh trong thế không thể phản công, chẳng có thời giờ để nhìn rõ người kia già hay trẻ, nam hay nữ huống hồ phán đoán chiêu thức của họ thuộc tông phái nào. Càng lúc cô gái càng ở thế bất lợi, khoảng ba mười chiêu, người áo xanh cúi thấp người chân phải công vào song cước của đối thủ, cô gái nhảy lên, mừng thầm vì thời cơ đã đến, thanh gươm trong tay cô chém xuống với thế chẻ tre, chẳng chút khoan nhượng. Người áo xanh mỉm cười, thanh gươm vừa đến gần, anh ta nghiêng đầu, thân pháp mau lẹ cả người anh cong thành cánh cung, lạng một cái đã đứng lên, mặt đã gần chạm đến má phải của giai nhân. Cô gái hơi bối rối thì thanh gươm của cô đã bị hai tay đối phương chế ngự, biết mình bị trúng kế thì đã quá muộn, vũ khí liền bị tước đoạt. Người áo xanh không thừa thế đả phương đối thủ, anh ta cho đối phương một cơ hội biết khó để lui, cô gái tức điên người nhưng cảm thấy mình đã nhận ân huệ. Trong lúc đó vị tu sĩ đã đánh lui lão già bên kia, ông ta dù cố gắn dụng công đến đâu, tất cả các chiêu thức đều bị bộ áo rộng của nhà sư kiềm chế. Nếu đánh cả ngày kết quả cũng chỉ có tệ hơn mà thôi. “Mô Phật! Hai vị cư sĩ đi thong thả, hãy yên tâm giao cậu bé họ Đinh cho bần tăng, nhân duyên đã dẫn dắt cậu bé đến đây, các vị đừng nên nhọc lòng làm chi nữa!” Nhà sư buông lời khiêm cung, hai người kia không nói gì, lẳng lặng bỏ đi. Người mặc áo xanh mới đến là một thanh niên tuổi đôi mươi, nhìn thoáng qua thì không phải là công tử con nhà quyền quý, nhưng nét mặt anh ta mang thần sắc uy dũng và trang nghiêm, nước da ngăm đen cùng thân người vạm vỡ săn chắc như tự công khai anh là một cao thủ ngoại công rồi. “Sư phụ! Thầy bao năm qua sống yên ổn không chen với đời, không hiểu sao lại có người đến sinh sự, việc này phải chăng có liên quan đến thằng bé hôm qua!” Thanh niên cất lời, ngữ khí hòa hảo như các vị sư thuần hành. “Mô Phật! Tường Minh! Con đoán đúng rồi, thằng bé đó có thân phận thật đặc biệt, nửa tháng trước ta có ghé thăm sư Chân Thịnh ở chùa Quốc Oai, vô tình có nghe câu chuyện của thằng bé, nó mới mười hai tuổi thôi phải nhận lãnh tội chết … Mô Phật!” Nhà sư cất tiếng niệm Phật rồi nói tiếp: “Trong lúc cấp bách bọn thuộc hạ của cha nó đã đến tương cứu, chắc trong số đó có hai người vừa rồi.” “Ghê gớm vậy sao! Thân phận nó quá không hề tầm thường!” Thanh niên thoảng thốt, nhà gật gù nói tiếp: “Mô Phật! Chưa hết đâu, trước khi đưa ra pháp trường có đến ba nhóm người đến tấn công cướp ngục, mục tiêu của họ chính là thằng bé họ Đinh này, ta được sư Chân Thịnh cho hay, bọn giang hồ tin rằng, thằng bé chính là manh mối quan trọng để họ tìm kiếm một món đồ … đó là một bài thơ cổ!” “Một bài thơ? Kỳ lạ! Bọn giang hồ đa số thường thô lỗ cộc cằn, đâu phải nho sĩ yêu văn yêu thơ gì đâu chứ!” Tường Minh khó hiểu trong lòng, buột miệng nói, nhà sư vẫn giữ nét điềm tĩnh cất lời: “Mô Phật! Nghe thì có vẻ kỳ lạ thật, nhưng chuyện một bài thơ bị tranh giành đã từng xảy ra trong quá khứ. Vào thời loạn mười hai xứ quân, đã có rất nhiều người nhảy vào nhưng cuộc tranh đoạt này. Người ta đồn thổi đủ thứ chuyện nào là bài thơ là bí kiếp võ công thượng thừa thất truyền đã lâu, có người cho rằng nó là một bản đồ kho báu … Nhưng nội dung bài thơ ra sao, nó chứa bí ẩn gì thì không ai hay biết … Sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai xứ quân, dẹp luôn những cuộc náo loạn trong giang hồ. Nhiều người tin rằng ông ấy đã có được bí kiếp lợi hại từ bài thơ nên không ai địch lại, người khác thì cho rằng họ Đinh có được kho báu nên có tài lực để củng cố quân đội, dẫn đến đánh đâu thắng đó.” “Sự thật là như thế nào! Thằng bé họ Đinh này có liên quan gì đâu …” Nói đến đây Tường Minh dừng lại, nét mặt thay đổi, anh ta ngập ngừng nói tiếp: “Chẳng lẽ thằng bé họ Đinh này chính là con cháu của Đinh Tiên Hoàng?” “Mô Phật! Theo mấu chốt nhiều vấn đề, rất có thể đây là sự thật, nhưng thằng bé có biết bài thơ hay không, thì việc này không dám chắc. Có một điều chắc chắn là thằng bé đang bị nguy hiểm, lúc đầu thầy định giữ nó ở lại chùa, nhưng giờ đã bị bọn người kia phát hiện, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chốn thanh tu của hàng trăm tăng sĩ, võ công con dạo này tiến triển vượt bậc, ta hoàn toàn tin tưởng để giao thằng bé cho con. Bao lâu này con vẫn muốn tìm kiếm cha mình phải không? Sẵn dịp này hãy đi đến Nam Sơn, vùng đất gần giáp ranh với người Chiêm Thành, có một người có thể biết tông tích của cha con, đó là họ Trần, ông ta là em rễ của cha thân sinh con đấy. Hãy nhớ những điều này, cha con là Phan Tường Thanh, em rể ông ấy tên là Trần Lâm, làm nghề thợ rèn, là một thợ rèn giỏi nhất Đại Cồ Việt, Con hãy nhớ lấy mười sáu chữ này. “Mồng tám tháng giêng, trên sông Lục Đầu, kết nghĩa kim lang, thề cùng sống chết!” Hãy nhớ lấy những lời đó, chỉ cần nói ra ông ấy sẽ biết con là huệ duệ của cố nhân.” “Dạ! Con ghi nhớ rồi, thưa sư phụ!” Tường Minh tuân lời, sư thầy lấy trong bọc áo ra một lọ thuốc trao cho thanh niên họ Phan và nói: “Đây là thuốc bổ tâm, con hãy đều đặn cho thằng bé họ Đinh uống mỗi ngày, tuyệt đối đừng để nó luyện công, nếu không hậu quả khó lường.” Phan Tường Minh đáp dạ rồi cáo biệt, chẳng tỏ ra buồn bã khi phải xa người thầy bao năm dung dưỡng ân nghĩa, vị tu sĩ mỉm cười hài lòng, giáo lý nhà Phật xem sinh ly tử biệt là chuyện thường của kiếp người không nên chấp vào đó mà phiền não, Tường Minh bao năm thiền hành đã thấu đáo được việc này, anh cho rằng làm tốt việc thầy giao là cách tỏ lòng biết ơn đối với người thầy của mình. *********************** Cánh đồng hoa lan rừng như những đoàn quân kỷ luật nhất quán, bảo ban nhau xếp hàng ngay ngắn trải dài đến tận cuối đường chân trời xa thăm thẳm. Gió thu hiền hòa thổi mát vào lòng nhân thế, mơn man diều dắt tân hồn người thi sĩ. Nơi trời đất giao thoa, ánh nắng sớm chiếu rọi chan hòa. Trên đỉnh đồi thấp thoáng bóng dáng hai con người, một già một trẻ. Người mặc áo rộng màu xanh lam tuổi chừng bốn mươi, bốn mốt. Ông có khuôn mặt chữ điền, ngũ quan sáng rỡ cùng với nét chấm phá uy võ của bộ râu dày, khiến người đối diện không khỏi sinh lòng ngưỡng mộ. Đứng cạnh là thiếu niên mặc áo da hổ chừng mười một, mười hai tuổi. Cậu bé tùy còn quá trẻ nhưng những nét thanh tú, hoa mỹ đã hiện rõ nét, hứa hẹn tương lai sẽ trở thành một mỹ nam tử có một không hai. “Thu đến mang theo làn gió mát. Hòa với rừng lan hương thơm ngát. Giang sơn gấm vóc đẹp tuyệt vời! Kẻ sĩ thấy thu, thu đang hát.” Những câu thơ chứa đầy phong vị, được ngâm bằng tất cả trách nhiệm của một thi nhân yêu thơ, yêu cảnh, yêu vật. Người trung tuổi quay sang thiếu niên cất tiếng nói diệu nhẹ, trầm ấm: “Thường Kiệt! Con có thấy không, đất nước của chúng ta xinh đẹp biết mấy! Con có yêu nước nhà ?” Thiếu niên thoáng suy nghĩ trên nét mặt, một hồi lâu môi mấp máy nhưng vẫn chưa nói. Người trung tuổi mỉm cười, kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời của cậu bé. “Câu hỏi của cha khó trả lời đến như vậy sao?” Người đàn ông hiền hòa nói. Cậu bé vẫn suy tư, chưa trả lời. Giây phút im lặng, tiếp tục kéo dài, lúc đó dưới ngọn đồi thấp thoáng bóng dáng cô thôn nữ đang vui tươi gánh trên vai hai bó lúa. Cô ta vừa đi và bắt đầu cất tiếng hát. Giọng hát thanh tao, giản dị, ngân vang hòa trong lòng gió mát, lời ca mộc mạc, gần gũi với nhà nông chân lấm tay bùn. Người đàn ông bất giác không cầm lòng được buột miệng rêu lên “hát hay quá!” Bài sơn ca dần trở nên nhỏ tiếng cho đến khi dứt hẳn thì hình bóng cô thôn nữ đã nhạt nhòa, nam nhân lại quay sang cậu con trai và nói: “Con có yêu những con người vất vả ngược xuôi, có yêu đồng bào ta?” Cậu bé lại suy nghĩ miên man, người đàn ông vẫn kiên nhẫn đợi cậu trả lời. Thời khắc trôi qua, cuối cùng câu ta cất tiếng nói: “Hai câu hỏi của cha thật sự trong đời này chẳng còn câu nào khó hơn, con tự cảm thấy mình không đủ khả năng để trả lời, cho nên con có thể không nói, được không cha ?” Trung niên cười hiền hòa, quay sang cậu con trai bảo: “Cha vẫn tin tưởng vào con, mãi mãi là như vậy. Thôi! Chúng ta về nhà nhé!” Cậu bé chợt cười hồn nhiên rồi nắm lấy tay cha mình kéo đi. Hai người đàn ông một đã từng trải sự đời, một thì chưa, họ dìu dắt nhau đi xuống dốc núi rồi qua những đoạn đèo quanh co, những con suối nước mát chạy róc rách, lâu lâu cậu bé cười lên khanh khách bởi những câu nói đùa của cha mình. Trung niên lòng tự nhủ, chẳng có gì hạnh phúc hơn nụ cười của con trẻ. ********************* Mưa, hôm nay là một buổi chiều mưa tầm tã, cơn mưa như nổi oán giận của nàng thu đối với những ngày hè khô hạn. Gió, mỗi lúc một gia tăng thêm lên, như muốn thổi bay hết những gì còn sót lại của mùa cũ. Người, người lê thê những bước chân nặng nhọc, ông ta nghiến chặt hàm răng, như muốn thách thức tất cả, thách thức tất cả những vết thương sâu chí mạng trên người ông, thách thức với lão diêm chúa đang đe dọa mạng sống của ông. Cậu bé, cậu chờ cha cả buổi chiều nhưng không thấy bóng dáng cao cao cùng nụ cười hiền hòa ấy đâu. Thay vào đó là cảnh tượng bi thương tột cùng dần hiện ra trước mắt cậu. “Cha!” Ngô Thường Kiệt hét lên trong nỗi kinh hoàng, người ông be bét máu thôi là máu, hơi thở dồn dập của ông khiến bụng dạ cậu cồn cào, như muốn đứt ra từng khúc. Giây lát sau, hai người ở chạy đến và giúp đỡ cậu, thân thể đầy thương tích của vị quan tên Ngô An Ngữ này được đưa vào chánh phòng, gia phủ nhỏ bé này náo loạn cả lên. Những tiếng người huyên náo thi nhau nói: “Gọi đại phu”, “Ông chủ! Sao thế này”, “nhanh nhanh lên”. “Vô ích thôi! Thường Kiệt này, hôm trước … khi ở trên đồi Ngọc Lan, cha … cha đã hỏi … hỏi con … con có trả lời … cho cha được không?” Giọng nói yếu ớt của An Ngữ khiến con trai ông chấn động tâm thần, đối với cậu nó còn rúng động hơn hàng trăm hàng ngàn lần lời quát nạt của những kẻ cùng hung cực ác. Trong khách phòng, Ngô An Ngữ đang nằm góc phía đông, trên chiếc phản chiêu khách, chính giữa giang nhà lớn này là bàn thờ tổ, theo đúng cách cha ông xưa bày trí. Ngô Thường Kiệt gạt lệ, ánh mắt cậu chợt trở nên cương nghị, mỗi ngày trên đất của người Việt luôn có những đứa trẻ mới được sanh ra đời, nhưng đứa trẻ đang lớn và những đứa trẻ sắp trưởng thành, nhưng một đứa trẻ nhỏ tuổi đã mang khí khái của một đấng anh hào, đầy rẫy chính khí như cậu thì trăm năm mới có một. Thường Kiệt không nói một lời, cậu bé vỗ về lưng bàn tay cha mình như muốn nói “cha hãy yên lòng”, rồi cậu nhẹ cất bước đến bàn thờ tổ, thao tác nhanh nhẹn đốt lấy ba nén nhang, cậu nhẹ cất chân lui xuống ba bộ, nghiêm trang quỳ xuống cất tiếng nói dõng dạt: “Kính thưa các vị tiền nhân nhà họ Ngô! Con! Ngô Thường Kiệt con trai trưởng của Sùng Tiết Tướng quân Ngô An Ngữ, cháu sáu đời của Ngô Vương Quyền (2) … thừa hưởng chí hướng truyền đời của các vị Lạc tổ Lạc tông, hôm nay xin được thề nguyện, nếu một tấc đất của Đại Cồ Việt bị dày xéo con sẽ liều thân này để bảo vệ, nếu một người dân Việt bị bức hại con xin dùng tánh mạng này để ngăn cản, con …” Nói đến đây Thường Kiệt đã không thể giồng mình để kìm hãm cảm xúc được nữa, nước mắt nước mũi cậu tuông rơi, cậu quay đầu nhìn cha thì thấy nụ cười đã mãn nguyện trên môi ông, tay An Ngữ nắm thanh gươm hướng ra như muốn trao lại cho con mình, nhưng ông đã không giữ được đến lúc chính tay Thường Kiệt chạm vào, lúc thanh gươm rơi xuống đánh “keng” một tiếng cũng là lúc An Quốc công Ngô An Ngữ đã buông xuôi tất cả. Chú Thích: nguồn wiki (1)Ngô Thường Kiệt: sau này đổi sang họ Lý, ông tên thật là Ngô Tuấn (吳俊), là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Cha ông làm Thái úy đời Lý Thái Tông[4], quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên), được vua ban quốc tính, vì mới có tên là Lý Thường Kiệt. Cha của Đỗ Anh Vũ gọi Lý Thường Kiệt là cậu ruột. Sử sách Trung Quốc chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát. Ngày lại ngày trôi qua, sắc trời vào thu càng trở nên rõ rệt hơn, nàng thu đã ôm trọn vạn vật vào lòng mình mà vô về, âu yếm, sự hiện diện của nàng ta khiến quang cảnh trở nên tàn tạ một màu lá úa, buồn bã, thê lương nhưng chứa đầy phong vị. Chợt một đợt gió giật ở phương đông thôi đến, sự xuất hiện của chàng ta khiến những chiếc lá vàng, già nua trên những nhành cây dương liễu, không thể gắng gượng thêm nữa, từng chiếc theo nhau lìa cành, gió vô tình thổi chúng bay tứ tung, dập diều lên và rồi xuống, như muốn níu kéo lấy sự sống. Trong mắt người thi sĩ, tuy những chiếc lá mỏng manh, nhỏ bé, nhưng dường như chúng có một sinh mệnh nào đó. Cuộc sống êm đềm được bao lâu? Giông tố kéo đến, biết được đâu? Một chiều mùa thu lá lìa cành. Níu với làm chi, chuốt thêm sầu! Trùng hợp gió thổi về hướng phát ra giọng ngâm thơ trầm ấm, có tiếng kình phong từ khí giới phát ra, những lá liễu thưa thớt phủ lên thân hình cậu thiếu niên nhỏ tuổi, mặc áo xanh lam, thanh gươm trong tay cậu múa máy liên hoàn, càng lúc càng nhanh, nhưng ba hồi lại đột nhiên hơi chùn lại, rồi có vẻ như lại cố gắn để nhanh hơn. Hơi thở cậu bé càng trở nên dồn dập, nhưng có vẻ cậu ta sẽ không dễ dàng chịu ngừng tay. Bộ đao pháp này có nhiều chiêu thức biến hóa rất giống với kiếm thuật, danh gia dùng kiếm lấy sự nhanh nhẹn, ảo diệu làm nền tảng bù đắp cho sức mạnh của kiếm chiêu. Ngược lại, đao pháp lấy uy lực thâm trầm để trấn áp đối phương. Còn ở đây cậu bé sử bộ đao pháp này nhanh nhẹn từng chiêu khác thường, việc liên tiếp hao tổn tâm sức khiến đôi lúc đường đao sử ra không được mạch lạc, điều này không thể nào che giấu được nhãn quan từng trải của trung niên đang đứng cạnh quan sát. “Thường Kiệt!” Trung niên cất tiếng gọi lớn, cậu bé bất ngờ, vội dừng tay lại và thờ hồng hộc, giây lát sau cậu mới nói: “Cha! Thứ lỗi cho con, vì … vì không biết cha đến!” Người trung niên là Khai Quốc Vương Lý Long Bồ (3), sau khi cha Ngô Thường Kiệt mất không lâu thì mẹ câu cũng lâm bệnh mà qua đời, Phó Vương thương tình họ Ngô nhiều đời ra sức vì xã tắc lại thấy cảnh hai đứa trẻ họ Ngô côi cút không yên tâm nên nhận Thường Kiệt và em trai cậu là Thường Hiến về nuôi, xem là nghĩa tử. “Cha và An Ngữ cha con đã có mối giao hảo từ lâu, cho nên đao pháp của họ Ngô cũng như võ học trong thiên hạ, hai bên đã nhiều lần trao đổi, tham cứu lẫn nhau, không giấu gì con, cha cũng am hiểu đôi ba phần tinh túy trong cách sử đao của Ngô gia, để cha chiết giải một vài thức trong bốn mươi chín chiêu vừa rồi cho con xem nhé!” Thường Kiệt khuôn mặt hơi ánh lên vẻ mừng rỡ đáp: “Hay quá! Gươm đây thưa cha!” Nói rồi Thường Kiệt nhanh nhẹn tiến vài bộ hai tay dâng gươm, cùng lúc đó Lý Long Bồ cũng chầm chậm đi đến, bất thần thân người ông phóng đến, tay phải với lấy cán gươm, rồi thân người ông xoẹt một cái đã phóng ra sau lưng Thường Kiệt. Biến cố bất ngờ Thường Kiệt chưa phát giác gì thì Lý Long Bồ đã bắt đầu múa tít thanh gươm. “Bộ đao pháp này, không nhanh cũng không nên chậm, con hay nhớ kỹ, tinh yếu nằm ở chính nhãn quang phán đoán đối thủ và sự tinh tế của con, từng chiêu đều có thể biến hóa và cơ hội mở đường cho những chiêu khác, có lúc phải đánh nhanh ra chiêu mạnh mẽ thế như chẽ tre, có lúc chậm rãi, thư thái như nho sinh múa bút.” Lý Long Bồ vừa nói vừa đánh ra những chiêu thức có nhanh có chậm xen kẽ, ví như chiêu “Liên hoa tam hợp” lúc vừa động chiêu, thủ pháp đánh ra dè chừng và chậm rãi, nhưng tư thế lại sẵn sàng có thể phòng thủ trước sự công kích của đối phương. “Con xem này, không phải lúc nào chiêu này cũng đánh chậm như thế đâu, nếu đối thủ của chúng ta đang ở thế hạ phong, thì thế này, chém đúng ba nhát đao liên tiếp nhanh như thế này này, xuất phát từ ba phía cùng đánh về trung tâm, thường là ngực đối thủ, một khi đã đánh ra thì chỉ được thành công, nếu sử sai là liền mất thế ngay đấy. Nếu họ không thọ thương cũng khó đứng vững, chiêu liên hoàn tiếp theo của “Liên hoa ba lần tương hợp” là “Xà tinh mọc chín đầu” phải không, nhưng không phải lúc nào ta cũng cứng nhắc theo trình tự. Phải xem tình trạng của đối phương thế nào, nếu không thọ thương hoặc họ đã kịp thối lui nhưng chưa thủ thế, thì trong tư thế đang hướng tới như vậy, đâm một chiêu cực kỳ mãnh liệt tới liền, là chiêu gì con biết không?” Thường Kiệt sáng mắt lên nhanh nhẹn nói: “Là “Thạch Sanh bắn đại bàng tinh” thưa cha!” “Đúng rồi!” Lý Long Bồ vui mừng nói: “Đúng rồi đó! Chiêu này trong lúc quyết định có thể dùng hết lực phóng thẳng mũi đao vào người đối thủ, Luyện võ hay bất cứ cái gì trong đời này, phải tùy cơ, đừng bao giờ cứng nhắc. Cứ làm mọi việc hết mình ngay lúc này để cái hậu sau này tốt tươi là được rồi, còn những chiêu thức cũ, đã xử qua đối phương đã tỏ tường rồi đừng nên xử lại, dù chiêu thức đó cao quý bao nhiêu, diệu dụng bấy nhiêu cũng vô ích. Đây chỉ là một vài ví dụ con hay thông suốt rồi mai mốt chúng ta hay trao đổi, có thể ta không giỏi bằng cha con những vẫn sẽ hết mình vì con! Con hiểu ý cha chứ!” Thường Kiệt chợt ngẩn người ra, rồi đáp “dạ”. Khai Quốc Vương Lý Long Bồ diệu giọng nói: “Tốt lắm, hôm nay là tết trung thu, mẹ con có làm bánh hãy đến ăn và nói chuyện với mọi người, ở tuổi con nên vui chơi với anh em, với bạn bè, mới tốt, không nên trốn ở đây luyện võ một mình. Hãy nhớ luyện võ là việc cả một đời người, đâu phải vì một bữa không luyện là sẽ không thành tựu được đâu, nhiều khi luyện hoài, luyện mãi vẫn thấy rối rắm, không tìm được yếu quyết, lối ra. Nhưng nếu cho mình một phút giây nào đó bình tâm thư thái, con sẽ hiểu ra nhiều điều lắm đấy!” Thường Kiệt sắc mặt thay đổi, hơi nghẹn ngào đáp: “Dạ! Thưa cha!” *************************** “Điện tiền chỉ huy sứ cho người mới ngài đến bàn công vụ, thưa vương gia!” Một gia nhân tuổi hơn năm mươi chạy vào, câu nói của ông ta khiến mọi người tạm dừng tiếng nói cười, Lý Long Bồ bình thản cất chân rời khỏi bàn tiệc trà, hướng mắt về Lý phu nhân và nói: “Nàng và các con cứ tiếp tục, lát nữa lúc tối trời nàng hãy dẫn mấy đứa đi xem hoa đăng, chắc hôm nay tôi không ở nhà cùng mấy đứa được.” Lý phân nhân tiễn chân chồng, những vị tiểu vương gia vẫn tiếp tục nô đùa, riêng Thường Kiệt lặng lẽ trở về phòng của mình. Nãy giờ tâm trí cậu cứ nghĩ đến các chiêu thức đao pháp, chẳng bận tâm đến bánh có ngon, trà có thơm và không khí tết có vui hay không. Từ cái đêm định mệnh ấy tâm trạng câu lúc nào cũng vậy. Không u uất nhưng chẳng thể nào tìm lại nét vui tươi hồn nhiên lúc xưa nữa. “Mình thật là yếu kém quá, lâu nay cứ cho rằng luyện cho đúng bốn mươi chín chiêu là có thể dương danh nhà họ Ngô, ai ngờ sử đúng bài bản lại là khiến mình đi vào lối mòn, may thay cha nuôi đã làm mình sáng mắt ra.” Suy nghĩ miên man Thường Kiệt lại muốn ra vườn sau tiếp tục luyện đao. Nhưng chợt nhớ đến những lời lúc nãy của Phó Vương cậu lại thôi. Thường Kiệt cúi xuống bàn lấy lên một cái hộp gỗ mun bóng, dài ba tấc, rộng một gang, cậu nhẹ nhàng nắp hộp, tức thì kim quang dần loan tỏa. Bên trong là thanh đao vỏ đồng to dài và nặng nề. Thường Kiệt lấy khăn mềm rồi trình trọng, tỉ mĩ lau chùi thân vỏ dù thanh đao này đã sáng loáng như mới. Hằng ngày cậu vẫn làm công việc này, di vật này là của người cha quá cố trước lúc lâm chung trao cho cậu, Thường Kiệt giữ gìn và nâng niu nó như báo vật đệ nhất thiên hạ. “Mình thử rút đao ra xem sao…” Thường Kiệt lại ngẫm nghĩ: ”Không được! Mình còn quá nhỏ, thanh đao này mình chưa thích hợp để dùng, tuy cha trao cho mình nhưng mình chưa thực sự xứng đáng đùng nó, bốn mươi chín chiêu thức vẫn chưa hiểu được bao nhiêu. Cho đến khi mình có đủ tài để không làm hoen ố thanh danh Ngô gia đao, vật báu này mới chính thức là của mình.” “Cậu Kiệt ơi! Thái tử Nhật Tôn đến, ngài ấy muốn gặp cậu… ” Có tiếng một gia nhân nôn nóng gọi lớn, Thường Kiệt vội vã cất thanh đao, rồi phóng chân nhanh ra cửa. Ngô Thường Kiệt đi chưa lâu thì Thường Hiến đến phòng gọi cửa: “Anh hai! Đi chơi đi, hôm nay là tết mà!” Tuy là anh em ruột nhưng Thường Hiến có khuôn mặt hơi vuông tròn, khác với nét thon gọn thanh tú của anh mình. Chờ lúc lâu không thấy anh trai trả lời cậu bé thấy cửa khép chưa kín, nên mở cửa vào luôn. Lúc trước hai anh em cậu ở chung, nhưng từ khi chuyển đến phủ Phó Vương, mỗi cậu được xếp một phòng riêng rộng rãi, cách bài trí và vật dụng ở đây đều hoành tránh, đẹp đẽ hơn ở nhà cũ, khó trách cậu bé mười tuổi nổi tính tò mò, cậu muốn xem phòng của anh mình có đẹp hơn hay không. Ngoài một cái bàn lớn để đủ loại sách và giấy dày cộm thì chẳng có gì đặc biệt hơn. Từ khi gia đình xẩy ra biến cố, anh em cậu không hay chơi chung như trước. Thường Hiến suy nghĩ còn non nớt hơn nên không cảm thấy buồn nhiều vì sự ra đi của cha mẹ, nơi đây lại có thêm ba người anh chị em mới, nhờ vậy Hiến cảm thấy cũng vui hơn đôi chút. “Dạo này anh hai ham học ghê! Sách không là sách thế này, đọc mười năm cũng không hết.” Thường Hiến lẫm bẫm bâng quơ rồi đi đến bàn học, cậu đọc lướt qua thì thấy ở đây có đủ loại, từ võ học đến kinh thư, binh pháp đến địa lý đều có đủ. Thường Hiến tâm trạng đang vui, tánh lại hiếu động, vừa xem sách cậu vừa đá đá đôi chân. Bất ngờ cậu đá vào vật cứng nào đó, đôi chân dừng lại, cậu bé thấy tò mò nhìn xuống rồi phát hiện ra hộp gỗ đựng đao. Vốn tánh hiếu kỳ, Thường Hiến mở ra xem rồi la toáng lên: “Ối thanh đao của cha đây mà!” Nhìn thấy vỏ đao chưa thỏa lòng, Thường Hiến dùng hết sức rút thanh đao ra để coi bên trong thế nào. Dù không siêng năng như anh mình nhưng cậu bé cũng là con cháu danh gia võ thuật, từ nhỏ đã được huấn luyện, nên sức khỏe của cậu cũng khá hơn nhiều đứa trẻ bình thường. Cán và vỏ đao thì bằng đồng, chạm rồng khắc phượng còn thân đao bằng thép quí nên độ sắc bén của nó thật kinh người, sát cơ tiềm tàng thâm trầm ghê ghớm. Thường Hiến xoay thân gươm ngược lại thì thấy bên kia có dán tấm giấy cũ đã ố vàng. Đã đến đây thì tánh tò mò làm sao giữ yên cậu bé được nữa. Thường Hiến đặt thanh đao lên bàn và mở tờ giấy ra xem. Bên trong viết: “Thường Kiệt còn à! Con hãy là một người đàn ông mạnh mẽ, đừng buồn phiền nhiều nếu một ngày nào đó, cha không còn bên cạnh anh em con được nữa! Thanh đao này cha định sẽ giao cho con khi con đã trở thành một người đàn ông thực thụ. Nhưng tiếc thay hiện giờ cha đang bị vây khốn. Cha không thể đứng nhìn hai dân tộc vì một sự hiểu lầm nhỏ mà tàn xác lẫn nhau. Một người Nùng bị bức hại bởi một kẻ gian trá, hắn giá họa cho người Miêu(4) là thủ phạm, rồi kích động hai bên đánh nhau. Người Nùng thua thế nên liên kết với người Tày, vốn là bộ tộc anh em với họ, hứa hẹn một trận chiến khốc liệt. Cha chính là người biết hết tất cả sự việc. Cha và thuộc hạ quyết bắt kẻ gian tà kia để vạch trần sự việc này, nhưng tên kia thế lực quá lớn và giờ cha đang bị vây hãm ở đây. Một lát nữa thôi là cha cùng huynh đệ mình sẽ liều mình mở đường máu, cha mong mình sẽ trở về được với mẹ con con. Những nếu có điều gì bất trắc mà vẫn chưa nói với con bí mật của Ngô tộc thì có chết cha cũng không thể nào nhắm mắt được. Thường Kiệt à! Con là đứa con đặc biệt lắm có biết không? Từ cái cách con lớn lên, cái cách con tập trung khi học một cái gì đó, cái cách con suy nghĩ trước khi nói với một ai đó, cha cũng cảm thấy thật đặc biệt. Thôi lan man quá, cha phải nói với con bí mật của gia đình. Thanh đao này là của Ngô Quyền, tỵ tổ của chúng ta, nó từng say máu quân thù để bảo vệ giang sơn, ông là một người không chỉ con cháu họ Ngô mà nhân chúng cả nước đều kính trọng thờ phượng. Sau khi đánh bại quân Nam hán và xưng vương, điều tỵ tổ con luôn lo lắng đó là gìn giữ cơ đồ. Nên ông đã để lại một kho báu lấy từ bọn gian tham, để phòng lúc nguy biến, ngoài những tài vật còn có bốn cuốn sách, được tỵ tổ và những nhà thông thái lúc đó gọi là “An Nam Tứ Bảo”, bốn cuốn sách là đúc kết hàng ngàn năm nghiên cứu địa lý, võ thuật, phong thủy và binh pháp. Chắc con sẽ thắc mắt vì sao lại không công khai cho mọi người dân được học để ra sức vì nước nhà. Con biết không tình hình lúc đó rất bất ổn, tuy tỵ tổ tạm thời nằm quyền nhưng khắp nơi vẫn có người chưa phục, còn thêm những tộc đồng bào miền ngược vốn thích sống nếp tự quản. Nếu tứ bảo vào tay người hiền lương thì không sao, còn vào tay kẻ xấu chắc chắn sẽ sinh can qua, chưa nói nếu vào tay ngoai bang thì địa lý và những tuyền tuyến phòng thủ của chúng ta đều bị nắm rõ, sách lược và võ công đều bị khám phá, thế thì hung hiểm vô cùng. Vậy cho nên tỵ tổ Ngô Quyền Vương mới giao cho hai người thân tín và giỏi giang nhất của mình cùng đảm nhận việc gìn giữ báo vật cũng như tạo cơ hội cho người tài trí có thể khám phá báu vật ngàn năm ấy. Hai người đó một là họ Trần gốc thợ rèn Nam Sơn, người thứ hai họ Mạc trong môn phái Kể Chuyện. Nghe lạ lắm phải không, khi nội con nói cha cũng mới biết trên đời này có một môn phái tên như thế. Đa phần họ là những vị bô lão, già làng tâm huyết với văn hóa truyền, không muốn bị đồng hóa, nên họ lang thang làng trên xóm dưới kẻ chuyện cho bọn trẻ, nhằm trào truyền ý chí của cha ông xưa. Trong quá trình hoạt động vào những năm tháng đất nước bị đô hộ, họ luôn bị sự truy đuổi, cấm đoán của người phương bắc, cho nên việc cần một tổ chức để trao đổi võ công cũng như những câu chuyện, khiến họ lập ra môn phái này, còn được dân giang hồ gọi với cái tên “Hội những người nhiều chuyện”. Ôi dài lê thê quá, cha ước gì có cơ hội để nói với con thật nhiều nhưng cha đang bị vây khốn. Con trai con hãy cố gắn sống thật tốt và rèn luyện cho mình bốn đức tính “trí, dũng, tài, đức”, cha hy vọng Mạc gia sẽ thích con, khi nào cảm thấy đã đến lúc, con hãy tìm ông ấy, và họ Trần nổi tiếng là thợ rèn nổi tiếng nhất nước, cha có biết mỗi đời họ vẫn có những hậu nhân tài năng. Con hãy đến gặp hai người ấy. Mấy năm nay họ Lý đã ngồi vừng chắc ngôi vị đã đến lúc mang những báu vật ấy truyền cho đời, những hãy nhớ là phải chọn lọc cho thật kỹ càng.” (2): Ngô Vương Quyền: là tên gọi theo dân gian của Ngô Quyền, người đã chỉ huy cuộc chiến chống quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang