[Việt Nam] Đi Tìm Bài Thơ Cổ
Chương 24 : Người có thể đánh thức hỏa xà
.
Bỗng người trung niên bên cạnh Nguyễn tú tài ở bàn thứ năm nói: “Anh chàng kia không phải hội viên mới sao? Tôi chưa bao giờ thấy anh ta.” Một vài người nghe lời nói liền quay lại, họ nhỏ to với nhau khiến Nguyễn Công Toàn để lộ dáng vẻ bối rối.
Thấy lộn xộn Võ hội trưởng hướng mắt về cánh hữu cất lời: “Có chuyện gì vậy!”
Một trung niên ở vị trí xa nhất bên cánh hữu đứng lên nói: “Có một người đi cùng tú tài, chúng tôi chưa bao giờ thấy qua anh ta, họ Nguyễn lại không đưa ra lý lẽ nào để chứng minh thanh niên kia nên có mặt ở đây.”
Hội trưởng tỏ vẻ khó hiểu nói: “Thế là sao hả Công Toàn, cậu nhập hội đã ba năm, chẳng lẽ hội quy cậu vẫn chưa tường?”
“Thưa hội trưởng!” Công Toàn vội vã đứng lên cung tay nói: “Đây là Nguyễn Hoài Đông cô nương đi cùng với Vệ Đông cô nương kia, tôi vẫn chưa có dịp báo cáo. Hai cô ấy đều là người lương thiện, thân gái dặm trường rất hiểm nguy, lại có kẻ muốn phương hại, nên tôi ngỏ ý mời họ về hội tạm trú để lánh nạn. Vệ Đông có võ công và chúng tôi đồng ý để cô ấy nhập hội, cô ấy cũng đã qua phần khảo nghiệm. Còn Hoài Đông cô nương này thì không, nhưng chúng tôi không thể bỏ mặc cô ấy ở nhà một mình. Vì kẻ xấu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Vậy nên…”
Hội Trưởng quát lên: “Quá lắm rồi đấy Công Toàn, cậu chỉ cần báo cáo, sẽ có người thu xếp, cớ sao lại tự tiện như vậy! Cậu nghĩ đây là đâu?”
Trần Lĩnh tự nhủ: “Phải! Chửi hay lắm hội trưởng, chửi thêm đi, tên đấy tỏ ra quan hoài không ngoài ý đồ lấy lòng Hoài Đông.”
Mọi người nhìn về Hoài Đông, lúc đó cô cũng đã đứng lên, đầu cúi gầm, miệng đã mếu, nước mắt lưng tròng khi nghe vị hội trưởng kia quát. Nhiều người tinh ý nhìn thấy nàng quá xinh đẹp dù đang trong bộ dạng nam nhân. Họ đoán mò là anh chàng tú tài tuổi trẻ anh hùng đã bị hai chữ ái tình làm cho rối đầu, chẳng phân biệt thiệt hơn gì nữa. Nhiều người qua lại hơi to tiếng, Hoài Đông nghe thấy xấu hổ đỏ mặt tía tai. Trần Lĩnh thì cứ nuôi lớn những ý nghĩ ghen tuông trong đầu.
Hội trưởng là người nhận ra đầu tiên, ông thở dài ngồi xuống, không khí trở nên yên ắng một lúc. Võ Quốc Anh quay sang Phượng Vĩ định cất lời, thì Vệ Đông cất tiếng nói: “Mình về đi cô hai, em đã nói với chị rồi mà!”
Nhiều người nói: “Đâu có được”, “họ là gian tế của địch thì sao”, “chúng ta bàn tính chuyện gì đã bị nghe hết rồi”…
Công Toàn không ngờ hành động của mình lại có ảnh hưởng tiêu cực đến vậy, khuôn mặt mơ hồ của anh biểu hiện rõ điều đó. Anh cứ nghĩ đơn thuần, hai cô gái kia hiền lành chẳng hại đến ai. Vã lại, nguyên cái bảng hội quy dài anh chỉ đọc qua cho có chuyện, chẳng có ý tưởng sẽ nhớ để thực hành theo. Thấy ở đây mọi người được tự do, vui vẻ, ai nấy cũng hào hiệp chẳng chấp nhặt chuyện nhỏ, cho nên anh cứ lái suy nghĩ mình theo hướng dễ dãi.
Phượng Vĩ đứng ra nói: “Thưa hội trưởng, thuộc hạ đang cần người, hai cô gái kia lại cần lánh nạn, họ cũng muốn nhập hội, chỉ vì Hoài Đông cô nương kia không biết võ công mà thôi. Xin ngài hãy cho phép họ đứng trong hàng ngũ Kiêu Vệ quân. Thuộc hạ có cách để cô gái kia thấy mình trở nên có ích.”
Ánh mặt hội trưởng có vẻ suy nghĩ trong một sát na, rồi sau đó để lộ một tia sáng, mọi người không để ý, nhưng Trần Lĩnh là thợ rèn nên ánh nhìn của chàng rất tinh tế. Hội trưởng gật đầu nói: “Kiêu Vệ tướng quân đã nói vậy, mọi người không ý kiến gì chứ.” Ông nhấn mạnh chữ “vậy”, bên dưới nhiều người gật đầu đáp “phải”.
Võ lão quay sang Nguyễn tú tài nói: “Được rồi, ngồi xuống đi!”
Trần Lĩnh không rời mắt khỏi Hoài Đông, chàng liên tục xoay chuyển suy nghĩ: “Không hiểu sao nàng lại gặp nạn, rồi chạy đến đây. Hoài Đông… không thể nào, đã có chuyện gì xảy ra rồi. Tên họ Ngô bắt nạt nàng, nàng chịu không nổi nên chạy trốn sao? Không! Nàng không phải người như vậy. Thật là khó hiểu…”
Sau đó những thành viên mới, đứng ra tỷ thí vài đường quyền cước với nhau để xem thực lực. Mọi người đánh giá cao Vệ Đông, không ai dám coi thường cô bởi khuôn mặt thiếu nữ tính nữa.
*******************
Ở một bìa rừng nọ, gần với vùng đất của người Nùng.
“Con nhất định phải bắt đứa trẻ ấy về đây cho ta!” Giọng của một người đàn bà trung niên vang lên trong bóng tối.
Một cô gái mặc váy áo thêu hoa văn phức tạp, nhiều màu sắc, cô đứng gần đống lửa, nên người khác có thể nhìn rõ, khuôn mặt cô có nét xinh đẹp lạ lùng, không kiêu sa, đoan trang hay diễm lệ, quyền quý như những cô gái miền xuôi. Nét đẹp của cô gái này dân dã nhưng lại đặc biệt hiếm thấy, khiến người ngoài nhìn vào liền có ấn tượng mạnh ngay lúc đó, nhưng quay đầu đi muốn nhớ lại thì khó khăn lạ lùng. Khiến tâm thức người đối diện trở thành mặt hồ phẳng lặng, không thể nào giữ được hình ảnh phản chiếu của cô trong mình, chỉ còn ấn tượng là cô đẹp lạ lùng, vậy thôi.
Đồng tử trong mắt cô gái lây động không yên vị, điệu bộ nghĩ suy, cô lấy làm ngạc nhiên nói: “Giáo chủ! Thuộc hạ có thể được biết mục đích của người được không ạ!”
Người đàn bà trung niên nói: “Con gái à, con sẽ rõ mọi chuyện khi gặp đứa trẻ ấy, nó là người giáo phái chúng ta cần. Ta đã huấn luyện rất nhiều cao thủ, trong đó có con, nhưng để chiến thắng kẻ thù thì chưa đủ. Vận mệnh giáo phái và bộ tộc chúng ta phải nhờ vào đứa trẻ ấy, chỉ có nó mới có thể tiến xa trên con đường võ học chân chính mà Thánh Thiên nữ tướng đã truyền dạy.
Cô gái cúi mình cung tay nói: “Vậy xin giáo chủ hướng đường!” Người đàn bà ho khụ khụ rồi nói: “Đứa trẻ ấy hiện đang ở nhà cái tên tù trưởng Nùng Tộc… Con hãy cải trang một chút, thay y phục người Nùng, làm mặt xấu đi. Như thế mới không kiến con bị nghi kỵ. Cách đây mấy hôm ta đã ghé nhà Nùng Tồn Phúc, đứa trẻ ấy chỉ là con nuôi của hắn thôi. Ta vừa nhìn nó đã nhận ra người bấy lâu nay nhọc lòng tìm kiếm. Người có thể đánh thức Hỏa Xà.
Cô gái đưa mí mắt trên lên lộ vẻ ngạc nhiên nói: “Người có luân xa một… trời sinh ra đã mở sao?”
Bà già cất tiếng đáp: “Đúng vậy! Hỏa xà công là loại thần công tối thượng, luyện rất khó. Không có nội lực cao thì không thể đánh thức rắn lửa. Nhưng nếu có nội lực cao, thì lại chính là trở ngại, là lý do khiến Hỏa Xà bị kích động, xung đột với Hỏa Hầu, hỏa khí vì thế bốc lên đầu, người luyện trở nên điên loạn. Bởi vậy thiên hạ luyện công chỉ nhờ vào Hỏa Hầu để thu hút linh lực. Nhưng nếu Hỏa Xà và Hỏa Hầu dung hợp, tương thông… thì linh lực hấp thụ luân chuyển từ Hội Âm đến Bách Hội rồi ngược trở lại, không bị gián đoạn thời khắc nào cả. Như vậy việc luyện khí nhanh hơn gấp đôi người thường, thậm chí cao hơn thế nữa.”
Người phụ nữ trung niên nói thêm: “Đứa trẻ ấy mới hơn mười tuổi, quả thật là thời điểm thích hợp nhất và có ý nghĩa nhất. Con gái, con thấy ông trời an bài như thế có tuyệt diệu không chứ!”
Cô gái ánh lên vẻ vui mừng, rồi lại để lộ chút gì đó lo lắng cất lời: “Chúng ta có hy vọng rồi, nhưng con chỉ sợ rằng nó đã luyện nội công của tộc Nùng.”
Người phụ nữ trung niên nói: “Không đâu! Nó còn quá nhỏ, họ Nùng chẳng dạy nội công đâu, hắn cũng chẳng quan tâm gì đến đứa nhỏ đó! Dù sao cũng là con nuôi, tên ích kỹ ấy chỉ lo nghĩ cho thằng bé Trí Cao, con đẻ của hắn mà thôi. Ta tin hắn nuôi bọn trẻ chưa hẵn có ý tốt!”
“Ha ha ha ha…” Một giọng cười quái gỡ vang lên, hai người phụ nữ chấn động, mắt lộ vẻ kinh ngạc. Người trung niên quát: “Tên hèn nào dám nghe lén, mau bước ra báo danh!”
“Ha ha...” Giọng cười của đàn ông, thanh âm ngạo nghễ, đắc ý. Từ thân cây lớn hắn chuyền cành như loài khỉ, rồi nhảy xuống trước mặt, cách hai người phụ nữ khoảng tám bộ, hắn nói: “Tri Thù Linh Vương của Ngũ Linh giáo cũng là kẻ thù của các người đây.”
Hai người phụ nữ chấn động, cô gái trẻ mắt nhướng lên, để lộ những tia sáng kinh dị pha lẫn sợ hãi.
“Lão Nhện…Ngươi muốn gì?” Người phụ nữ trung niên cất lời.
Tri Thù Linh Vương là một lão già tuổi trên dưới năm mươi, dáng người cao gầy, tay chân dài thòng, khuôn mặt ông ta thon và gầy đét nhưng ánh mắt sáng quắc như muốn chứng tỏ mình là một cao thủ nội công. Khoanh tay đi vài bước vô định lão Nhện đáp: “Muốn gì ư! Ta chả muốn gì cả! Cuộc đời này ham muốn là động lực sống nhưng ta muốn sống không cần động lực nữa… À mà đó cũng là một ham muốn… ha ha…”
Thấy lão già nói năng điên đảo nhưng thần thái và tư thế đoán chắc võ công không tầm thường, nhất là lão đang đứng trong hàng ngũ những người có vai vế nhất ở núi Ngũ Linh, cô gái thối lui, sẵn thế rút đao phòng bị.
Hai người phụ nữ lặng im nghĩ cách, lão Nhện thở dài thường thượt không nói gì nữa, điều đó càng khiến họ cảm thấy ngột ngạt, nặng nề hơn.
Lát sau lão Nhện mới nói: “Nếu bọn ngươi còn động lực để sống như vậy thì ta không có quyền cản. Ta sợ rằng cả khi chết đi các người vẫn còn giữ cái ham muốn ấy để rồi trở thành cô hồn các đảng, vấn vương nhân thế, gieo rắc sự tham muốn lên tâm hồn trong trắng của mỗi đứa trẻ… Vậy hãy giữ ham muốn ấy đi, nó có ý nghĩa hay chỉ là hư vô, thời gian sẽ tường tất cả!”
Nói rồi lão già phóng đi nhanh như cắt trong sự ngỡ ngàng của hai người phụ nữ.
Giây lát sau cô gái nói: “Tại sao lão bỏ qua cho chúng ta?” Phụ nữ trung niên ho một tràng rồi mới đáp: “Có thể lão già này đã điên đảo từ khi mất vợ con. Dù sao cũng có thể coi là việc may mắn, ta đang bệnh, con lại không phải là đối thủ của lão.”
“A Tình…Con đi đi, nhưng nên nhớ, hãy dùng khả năng mình, lấy được lòng đứa trẻ đó chứ không được dùng bạo cường bức ép. Hãy để nó đến với chúng ta một cách tự nguyện, cũng như năm xưa Thánh Thiên nữ tướng đã thần phục dưới chân Trương Vương!” Nói xong người trung niên thúc dục, cô gái cúi đầu đáp “dạ” rồi quay lưng về hướng bắc, lên con đường dẫn vào xứ Nùng.
Không bao lâu trời tản sáng, cô gái đã vào vùng đất của người Nùng, A Tình không đi đường lớn mà băng rừng lội suối để tránh rắc rối có thể có ở những trạm canh. Cô có thân hình nhỏ nhắn nhưng đôi thân thoăn thoắt, lạnh lợi vô cùng. Ghềnh đá đồi núi đối với cô chẳng khác nào đất bằng.
Lát sau cô đi đến một ngôi nhà cô lẻ, xung quanh là rừng cây um tùm, cô lén lấy một bộ áo khoác của người Nùng rồi mặc thêm lên, cô cẩn thận chỉnh trang, bôi đen mặt mày, làm tóc bù xù lam lũ rồi trộm một gánh củi to lớn gấp đôi người cô cõng trên lưng.
Đi qua hai ngôi làng, nhiều người hỏi đổi củi lấy nông sản hay bỏ tiền mua, cô gái cũng chỉ lắc đầu. Một canh giờ sau cô đến ngôi làng thứ ba, nơi ở của tù trưởng Nùng Tộc.
Cô hình như có qua lại nơi đây nên đường xá khá thông thuộc. Vừa đến khu nhà rông, thấy có một Nùng nữ đang đan sợi ở căn nhà sàn bên cạnh, đoán là người nhà Nùng Tồn Phúc, A Tình đến gần tươi cười cất lời: “Này nàng ơi! Củi tốt ở rừng mới đốn về, mùa này không dễ gì tìm được loại củi khô ráo này đâu, nếu mua sẽ đỡ cho nàng cái công hông lửa, cũng đỡ phải khó chịu với khói mù.”
Cô gái kia đẩu mắt nhìn A Tình một vòng không thấy gì khác lạ, cất tiếng nói: “Để tôi đi hỏi xem, nàng chờ cho một lát!” A Tình cười gật đầu, cô gái kia đi vào cửa bên thẳng xuống nhà sau.”
Không lâu sau, cô gái kia đi lên cất lời: “Hai hào được chăng?” A Tình tươi cười đáp: “Được thôi, thấy nàng xinh đẹp, hiền lành, lại là người nhà Nùng tù trưởng nên bán rẻ cho đấy.”
Cô gái kia da ngăm, dung mạo có ít nét dễ nhìn, cô vui vì mua được giá rẻ, lại được khen nên cười típ mắt. A Tình tinh ý đoán được, cô nói thêm: “Tôi nên giúp nàng đưa vào nhà rông, để củi này sưởi ấm cho gia đình tù trưởng, để thể hiện sự kính trọng của tôi dành cho ngài ấy.”
A Tình đã nói như vậy, cô kia không thể nào từ chối, cô đi trước, A Tình cứ thể cõng bó củi, rồi đi lên những bậc thang nhà rông.
Đặt bó củi xuống trước bếp lò một cách ngay ngắn, A Tình dang tay tỏ ý mệt nhọc, uể oải, tạo hơi thở dồn dập, rồi cô còn dương tay lên trán, lên má, vờ như lau mồ hôi.
Cô gái A Tỳ người nhà tù trưởng không để ý, thấy dáng vẻ cô mệt nhọc, lại là người có lòng tôn kính tù trưởng, nể nang mình. A Tỳ mời A Tình ngồi xuống chiếc sập chiêu khách nói: “Nàng đã cực nhọc rồi, xin hãy dùng chén trà, nghỉ ngơi chốc lát rồi hẳn về.”
A Tình không từ chối, dù cô đến đây có mục đích hay không cũng không thể tự chối. À Tỳ rót cho cô một chén, cô uống rồi khen lấy khen để. À Tỳ nhìn rõ cô, thấy mắt cô rất sáng, trông có vẻ xinh đẹp nhưng do bề ngoài lam lũ che bớt mà thôi, cô gái này sinh thiện cảm. Thế là đôi bên hỏi đáp qua lại nhiều câu.
Giọng nói của A Tình rất hay, cô lại có cách nói rất duyên dáng, câu chuyện của cô thú vị, càng lúc A Tỳ càng giống như bị thôi miên. A Tình nói gì cô cũng cho là đúng đắn, hợp lý và sẵn sàng làm theo nếu được nhờ vã.
Sau ba chén trà A Tình nói: “Con trai của tù trưởng lên mấy rồi nhỉ? Tôi ở tận làng đông nên không thường đến đây.” A Tỳ cười đáp: “Cậu Trí Cao đã lên bảy, tù trưởng mới nhận nuôi thêm bốn đứa trẻ miền xuôi. Nhưng không hiểu sao thằng bé Phương Đông bỏ đi mất, ba đứa trẻ còn lại cũng vì thế mà buồn suốt mấy ngày qua.”
“Tội nghiệp quá!” A Tình điệu bộ quan hoài nói: “Tôi có thể được vinh hạnh giúp Nùng trưởng đỡ nhọc lòng lo nghĩ về việc này không? Nàng nhanh chóng sẽ thấy, tôi rất có duyên với trẻ con như thế nào.”
A Tỳ lộ vẻ ngây thơ nói: “Để tôi xem các cô cậu ấy đã dậy chưa, rồi chúng ta cùng ăn cơm nhé!”
Cô gái đi ra nhà sau, A Tình đi đếm đống lửa cho thêm củi và không quên cho thêm một vài mẩu vỏ cây gì đó, có cái như vỏ oải hương, đàn hương, còn những cái khác kỳ lạ hiếm thấy.
Cô về chỗ ngồi ngay ngắn lại. À Tỳ vừa đi ra bốn đứa trẻ đi theo, qua chuyện trò lúc nãy, À Tình biết Nồng Tồn Phúc không có nhà nên cô mừng thầm trong bụng. Thấy ba đứa trẻ có vẻ buồn bã, rồi ánh mắt cô dừng lại ngày vầng trán của Phượng, trong sát na cô lộ vẻ kinh ngạc rồi thay vào đó là một nụ cười hiền hòa nhìn Phượng.
Cơm nhanh chóng được dọn lên, A Tình chu đáo với những đứa trẻ. À Tỳ hít hà mắt lộ vẻ tìm kiếm nói: “Có cái mùi gì quen quen vậy cà!”
À Tình vội đáp: “Lúc đi rừng tôi tìm thấy được một ít đàn hương và trầm hương ấy mà, lúc nãy khi cô đi tôi vừa mới cho vào lò… Sao? Có thấy thơm không?”
Đối phương thật tình như vậy, lại có thiện cảm từ trước, À Tỳ không hề để lộ một tí gì gọi là nghi kỵ trên nét mặt đáp: “Thơm lắm, buổi sáng được ngửi mùi hương này thật là sảng khoái cả ngày!”
A Tình cười đề nghị: “Để A Tình tôi kể một cậu chuyện cổ nhé, các cháu có thích nghe không?”
Bọn trẻ liền có một tý gì đó hân hoan, nhất là Phượng cô bé càng xích lại gần À Tình hơn. Thấy bọn trẻ như vậy À Tỳ cũng vui ra mặt.
À Tình bắt đầu kể chuyện: (Truyện cổ 2: Đoạn 1)
“Ngày xưa ở một khu rừng nọ, có một con hổ rất là hung hăng và tàn ác, muôn loài con nào con nấy cũng sợ hổ ta!
Một hôm hổ nghĩ ra trò tiêu khiển nên triệu tập tất cả các con vật trong rừng lại. Đứng trên bục cao nhất hổ nói: “Từ hôm nay các ngươi phải thay phiên nhau kể chuyện theo ý của anh bạn sói đây, từ bọn ở dưới thấp đến bọn trú trên cao, từ ít chân đến nhiều chân… Tất cả đều phải thay phiên và theo luật lệ đó. Và nếu ai phạm luật hoặc kể không đúng yêu cầu sẽ bị ăn thịt.”
Các con vật trong rừng run sợ, không không con nào dám cãi. Lúc đó sói đứng ra nói: “Hôm nay nhà khỉ sống trên cây cao nhất phải cử ra một đại diện để kể một câu chuyện cười, làm vui lòng chúa sơn lâm, nếu kể mà một kẻ nào đó ở đây không cười, khỉ cũng phải chết.”
Nhà khỉ nhóm họp hồi lâu, cuối cùng chàng khỉ mặt sẹo được cử ra vì anh ta tinh nghịch và lắm trò nhất. Khỉ cúi mình trước chúa sơn lâm và bắt đầu câu chuyện.
“Kính thưa chúa tế của muôn loài! Tôi xin được kể chuyện hầu ngài ạ! Ở một làng nọ, có một anh chàng lười biếng, anh ta chỉ ăn không chịu làm. Và chẳng mấy chốc cả gia sản tiêu tan…”
“Khoan!” Chúa sơn lâm nói: “Khỉ mà kể chuyện người à? Làm sao ngươi biết câu chuyện này!”
Khỉ mặt sẹo trả lời: “Tôi có khả năng hiểu tiếng người, tôi sẽ kể cho ngài câu chuyện đó sau, cũng như nguyên nhân tôi bị sẹo và lưu lạc khắp nơi. Bây giờ ngài có thể nghe câu chuyện về anh chàng lười biếng được chăng?”
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện