[Việt Nam] Đi Tìm Bài Thơ Cổ
Chương 13 : U Minh giáo tái xuất
.
Cậu bé nhìn Trần Lĩnh lắc đầu nói: “Không phải, đó là một ông già tóc bạc, râu ông ta dài tới đây này!” Nói vừa nói vừa dương tay ngang ngực. Trần Lĩnh tỉnh bơ đáp: “Vừa tức thì tôi vừa thấy một lão già chạy hướng con đường nhỏ đó!” Chàng vừa nói vừa chỉ trỏ hướng nam, không ai gặn hỏi thêm, cả làng lại dáo dát lùng sục, la ó.
Trần Lĩnh trầm ngâm suy nghĩ: “Mình cũng thật là rãnh quá đi! Tự nhiên đi theo vợ chồng người ta làm gì không biết! Việc cần bây giờ là kiếm một chỗ để nghỉ ngơi qua đêm. Sáng mai lại đi tìm manh mối, lấy lại sự trong sạch, chỉ có như vậy mình mới có thể nhìn mặt cha, nhìn mặt mọi người.” Chàng lại đi ra con đường chính.
Trần Lĩnh lại tới trung tâm làng, chàng ghé vào một quán ăn nhỏ, chủ quán là một bà lão già nua, khắc khổ. Quán cũng sắp đóng cửa, chàng gọi một tô mỳ ăn nhanh rồi lại rời đi.
Ánh đèn tù hù, leo lắc của những ngôi nhà nhỏ trên con đường làng quanh co này khiến chàng có cảm giác mông lung, thê lương. Bóng trăng mờ diệu dàng chiếu ánh sáng xuyên qua những cành nhánh thưa thớt là của cây đa cổ thụ, rồi chiếu vào khuôn mặt u uất của chàng. Trần Lĩnh đứng lại giây lát, mê mẫn ngắm nhìn vào ánh nguyệt quang, nụ cười chợt hiện trên môi chàng.
Trần Lĩnh mau mắn cất bước đi, chàng phải lên quan lộ, con đường giao thương huyết mạch ấy mới mong tìm được một nhà trọ để qua đêm.
Chàng đi không lâu cả làng Quảng Xương này náo loạn cả lên với những người nói: “Bớ làng nước ơi, ông thầy đồ đã bị sát hại rồi!” “Giết người rồi!” “Mau báo quan!” “Cả nhà bốn người của thầy đồ đã bị giết hại, hung thủ lục tung nhà của ông ta lên!” “Ối! Ghê quá!” “Tên ác ôn nào thế này!”…
**************************
“U Minh thánh giáo, bỏ tối theo sáng, cứu rỗi chúng sinh, thống nhất giang hồ!” “U Minh thánh giáo, tiền u hậu minh, U Minh thánh giáo, bỏ tối theo sáng!” Hàng trăm người mặt áo đen hoặc trắng, đồng thanh hô lớn, quanh khu rừng thông Sầm Sơn vốn yên ắng, tăm tối, bỗng trở nên náo động, trong đêm đen hàng chục cây đuốc được thắp lên, ánh lửa bập bùng giành lấy uy thế.
Một lão già đứng trên mộc đài, sau lưng là đám lửa lớn cao gần một trượng, ông ta trông trẻ trung hơn nhiều so với cái tuổi ngoài sáu mươi, tóc ông đen một màu, râu dài nửa gang, mày rậm hàm én, ánh mắt như có lửa cháy bên trong, da mặt còn căng như thanh niên trai tráng. Ông dường hai tay làm động tác dừng đám đông, cất lời rấm động: “Anh em giáo đồ! Ta Hắc U xin chào anh em! Anh em vẫn thường mạnh? Đã bao lâu rồi không cùng ngồi uống rượu, không cùng hó hét, hôm nay chúng ta sẽ uống thay cho những năm tháng xa cách. Hãy nâng chén mừng ngày thánh giáo được tái sinh, hãy uống mừng giáo chủ trưởng thọ!”
Hàng trăm người hô lớn: “Thánh giáo tái sinh, giáo chủ trưởng thọ!” Rồi họ chia rượu cho nhau, người cầm bát lớn, ly nhỏ, có kẻ nắm luôn hủ rượu dương lên nốc ừng ực.
Một lão già toàn thân một màu trắng phi thân lên mộc đài, ông ta tên Bạch Minh chính là người đã cứu Trần Lĩnh sau trận tỷ đấu với Thường Kiệt, cũng là ông già có đồng tử nhỏ như hạt lạc mà chàng đã gặp trong một đêm trăng sáng hơn mười ngày trước.
Đám đông tung hô: “Bạch Minh Hỏa Sứ! Bạch Minh Hỏa Sứ!”
“Anh em!” Lão già Bạch nói: “Đã mười bảy năm rồi! Từ ngày tên hôn quân Lê Long Đĩnh chết dưới tay giáo chủ, chúng ta mới có cơ hội đứng cùng nhau đông đảo như thế này. Nhưng lão biết mỗi ngày các vị vẫn không quên nghĩ về sứ mệnh giáo phái và sức khỏe của giáo chủ!” Đám đông hò hét, ông già nói tiếp: “Giáo chủ chúng ta đã luyện thành thần Hỏa Xà (1) công, từ nay chẳng còn ai xứng đáng đối chọi với ngài nữa. Chí nguyện thống nhất giang hồ về một mối sẽ không còn là câu tung hô khẩu hiệu nữa.”
Đám đông thi nhau nói năng, bàn tán, ai nấy đều tỏ ra rất cao hứng. Một lão già mặc áo trắng, đeo dây đai và trum khăn đỏ đứng ra nói: “Chúng tôi mong muốn được gặp mặc giáo chủ, sao vẫn chưa thấy ngài ấy?”
Lão già Hắc U nói: “Đừng vội! Giáo chủ sẽ đến ngay thôi. Một canh giờ trước ngài ấy đang ở Phủ Thanh Hóa giải quyết một số chuyện nhỏ, nhưng với khinh công của ngài, muốn đến đây chẳng mất bao nhiêu thời giờ.”
Bạch Minh nói: “Đúng vậy! Trong lúc chờ đợi, mọi người hãy uống thỏa chí, cho bỏ những ngày xa cách!”
“Cha! Con tìm cha mấy ngày qua!” Một cô gái trẻ chạy đến, đám đông bất ngờ nhưng vẫn nhường lối, đi cạnh còn có một người đàn ông ba mươi tuổi. Ông già họ Bạch ngạc nhiên nói: “Vân Anh! Sao lại chạy đến đây!”
Cô gái vừa đến chính là Bạch Vân Anh người trong Giao Long hội, cô nói: “Cha! Bạch Vân môn đang bị nguy khốn! Anh hai, chị ba và út Thanh đang gồng mình chống địch. Sự tình cấp bách họ nói anh rể đi tìm con và cha. Lúc chiều con nhận được tin là giáo phái cũ của cha hội họp nên tìm đến, may quá gặp cha ở đây!”
Ông già họ Bạch nói: “Huy Phát vì cớ sự gì nói cha nghe!” Người đàn ông trả lời: “Dạ! Nhà chúng ta có xích mích với Ngô Gia Kiếm từ vụ mấy chục mẫu đất ở làng Nam Điền năm tháng trước. Đôi bên quyết định tỷ đấu phân xử, định đoạt sẽ thuộc về kẻ thắng. Vì cha không có nhà nên bọn con không chấp nhận đích thân lão già Công Liêm ra tay. Họ Ngô cử con trưởng ông ta ra ứng đấu, bất ngờ anh hai lâm bệnh nên con đi thay. Trận đấu được hẹn diễn ra ở ngoại vi trấn Nam Sơn. Lúc con đến nơi thì gã Ngô Công Chính đang đánh nhau với một anh chàng tuổi đôi mươi. Con định khuyên giải thì thấy tên thanh niên kia có một bộ pháp di chuyển né tránh kỳ quái mà cha đã từng nhắc đến. Bộ pháp ấy rất nổi danh, xuất xứ từ vùng biển đông bắc có tên là Hạ Long bộ. Con cảm thấy kỳ quặc khi gã thanh niên nội công cao thâm lại không biết sử dụng nên cứ đứng xem. Đang thế canh trên nhưng vì một chút lơ là tên họ Ngô bị đánh trúng một quyền văng xa cả bốn trượng. Lúc sau đó con mới đứng ra can ngăn, bên họ Ngô nói con đứng xem hắn đánh, rồi tỏ ý kể cả. Nhưng cuối cùng trận đấu vẫn diễn ra. Và con đã thắng. Từ ngày đó họ Ngô cứ gây chuyện thị phi. Nửa tháng trước, bọn họ lại đến chất vấn một chuyện vô lý.”
Đưa mắt nhìn về phía Vân Anh, Huy Phát nói: “Họ nói là em Tư nhà ta đã đến phá hôn sự của Ngô gia, dẫn theo một tên điên khùng say sỉn nói nhảm làm rối loạn tiệc cưới. Nhân cơ hội cho người vào cướp cô dâu ngay đêm tân hôn. Cô dâu là Nguyễn Hoài Đông hay gì gì đấy, là con của Nguyễn Bá, thế lực hắn rất lớn. Vậy là họ Ngô và họ Nguyễn cứ đổ hết mọi tội trạng cho Vân Anh nhà ta. Họ gọi đủ thứ hạng người đến gân hấn. Sự việc là vậy, bọn con biện bạch nhưng họ cứ vô lý, còn đòi bắt Út Thanh đổi người, may là anh rể đã kịp can thiệp. Đôi bên đã có đánh nhau, sự tình rất cấp bách, nhiều kẻ nhân lúc rối ren lại trắng trợn đến cướp thổ sản của nhà ta.”
Ông già thái độ thản nhiên quay về phía giáo chúng U Minh nói: “Anh em! Thứ lỗi cho Bạch Minh tôi, việc các vị đã nghe rồi đó, tôi không thể không về!” Ông quay sang Hắc U nói: “Việc quản tiệc đành giao hết cho ông rồi!”
Một lão già tuổi ngũ tuần nói lớn: “Bạch gia có biến, làm anh em sao có thể đứng nhìn chứ, tôi sẽ đi với Hỏa Sứ!” Nhiều người khác nói: “Tôi cũng đi!” “Tôi nữa!”… Bạch lão dương tay ra hiệu im lặng rồi nói: “Đây là ngày đại hỷ của bổn giáo, các vị đừng vì chuyện nhỏ của nhà họ Bạch tôi mà nhọc lòng, tôi về là đâu sẽ vào đó thôi mà! Đám nhỏ có thể coi đây là cường địch, nhưng trong mắt tôi chúng chỉ là bọn tôm tép.”
Nhiều người nói: “Cũng đúng!” Lão già khác nói: “Phải rồi, Bạch Hỏa Sứ của chúng ta trong trận đại chiến với Chiêm Thành ba năm trước, một mình xông giữa lòng địch lấy mạng cái tên đệ nhất dũng sĩ Chế Ban mà chẳng mất một cọng tóc thì ngán gì những tên muỗi.” Một lão già khác nói: “Cái tên Chế Ban thì có gì đáng kể, Lý Hành hội phó của hội Thắp Lửa, hay trưởng môn Nhất Nam phái Dương Thống đều là bại tướng của Bạch Minh Hỏa Sứ chúng ta.”
Hắc U nói: “Lão cứ về nhà, mệnh lệnh của giáo chủ nếu có, tôi sẽ cho người mang đến!” Bạch lão nói “được” rồi nhảy xuống mộc đài, đám đông nhường lối ba cha con họ, đi sau còn có một gã tùy tùng. Bốn người nhanh chóng mất hút giữa rừng thông.
Mọi người lại uống rượu, vài con heo sữa đã chín được một số cô gái trẻ mổ sẽ chia cho mọi người. Tiếng người chúc tụng nói năng lại ồn ào trong đêm trường.
Một nhân ảnh trắng đen nhanh như cắt phi thân ngang qua đám người chính diện, thẳng về phía mộc đài, đáp chính xác vào vị trí của chiếc ghế gỗ đương bỏ không, thản nhiên ngồi xuống cười lớn lên một tràng.
Lão già Hắc U quỳ một gối xuống, hơn trăm người tại đương trường đều nhất loạt quỳ theo. Đám đông đồng thanh hô “U Minh thánh giáo, bỏ tối theo sáng! U Minh thánh giáo, tiền u hậu minh!”
Sau tiếng cười hào sảng, lão già đội nón che mưa phủ mặt đứng lên tiến ba bộ nói giọng trầm khàn: “Anh em! Hãy rót đầy, chúng ta hãy cùng uống với nhau như chưa hề có sự lý tán! Nhiệt huyết của ta vẫn như thời trai trẻ và ta chắc chắn anh em cũng như vậy!”
Đám đông hò reo theo.
Rượu được đưa đến, vị giáo chủ đón lấy hướng ra phía trước mời rồi uống cạn bát lớn, khác với cách uống của mọi người, ông ta chốc vào miệng rất nhanh nhưng tuyệt nhiên không để đổ một giọt nào.
“Giáo chủ đã luyện thành Hỏa Xà công cớ sao vẫn ngán cái tên đó!” Giọng nói ở cánh phải mộc đài, mọi người để lộ mặt ngạc nhiên há hốc nhìn phía đó. Lão già Hắc U quát lớn: “Ai! Kẻ nào không biết sống chết dám buông lời phạm thượng!” Vị giáo chủ cản tay lão Hắc bình thản nói: “Nên cân nhắc, ngươi đừng đi quá xa!”
Một lão già thản nhiên đi ra nói: “Trịnh Cao Hùng dám nói thì đã chẳng sợ sống chết rồi! Giáo chủ tôi đã tìm ra tung tích của hắn, chỉ cần sáng mai không thấy tôi về thì việc tốt của ngài sẽ bại lộ. Học trò của tôi đang giữ bức thư ấy. Chắc ngài đang an tâm vì đã cho người giết ông Bảy Bớp, thầy đồ Trương Xuân và tôi. Ba người biết bí mật của ngài.” Ông già này chính là ông lão kể chuyện làng Quảng Xương mà Trần Lĩnh đã gặp chiều hôm qua.
Mọi người tại đương trường ngạc nhiên há hốc, Hắc U nhìn sắc mặt của giáo chủ mình thấy ông ta không có biểu hiện gì, lão Hắc nhìn họ Trịnh nói: “Họ Trịnh ông không được nói hàm hồ!”
Ông già họ Trịnh cười nói: “Hắc U Hỏa Sứ xin thứ lỗi! Tôi cũng là một trong Cửu Long vệ giáo, vai vế chẳng hơn, cũng chẳng kém ông nên không thể nghe theo. Là giáo đồ U Minh tôi chỉ nghe theo lời cha mẹ mình và giáo chủ đáng kính. Cha mẹ tôi thì đã đoàn tụ tổ tiên lâu rồi. Con hình tượng giáo chủ đáng kính trong tôi đã sụp đổ cũng từ rất lâu!”
Vị giáo chủ nói: “Kẻ địch đã cho ông cái lợi gì, mà ông to gan phản lại lời thề, cố tình thêu dệt chuyện điên rồ này giá họa cho ta!” Lão già Trịnh Cao Hùng cười ha hả nói: “Nếu giáo chủ đáng kính cho rằng họ Trịnh này đã bị mua chuộc, làm hại đến giáo phái thì hãy một chưởng đánh chết tôi đi… Ha ha… Tôi dám chắc là ông không thể, bởi nếu có thể làm được, cần gì phải sai đám người áo trong trắng ngoài đen đến để lấy mạng tôi chứ. Họ có hỏi lý do vì cớ sự gì mà giáo chủ lại bảo đi giết một trong Cửu Long vệ giáo!”
Rồi lão Trịnh quay về phía đám đông đưa hai tay lên cao nói: “Những vị Ngoại U Nội Minh ra đây lấy mạng họ Trịnh đi này, mang theo cả “thánh dược U Minh” nữa, số thuốc của chiều qua đã bị tôi tống khứ đi rồi… Ha ha ha ha!” Lão cười mà như người ta khóc, nhiều người không hiểu rõ câu chuyện cứ ngơ ngác, quang cảnh trở nên yên ắng.”
Vị giáo chủ lại nói giọng trầm khàn: “Rốt cuộc ngươi muốn gì, tại sao lại chia rẽ chúng ta! Nghĩ tình người trước giờ có nhiều công lao, bổn giáo chủ tha cho ngươi cái mạng, từ nay ngươi không còn là người của thánh giáo nữa!”
Lão Trịnh phun một bãi nước miếng nói: “Ta khinh! Có bản lãnh thì đến lấy mạng họ Trịnh ta đi, đừng giả bộ nhân nghĩa! Còn dám nói đã luyện được Hỏa Xà công để bịp mọi người. Thần công vô địch thiên hạ dễ thành thế sao, ta đoán họ Đinh ngươi đang trong giai đoạn bế khí, nếu không thì đã giết ta rồi.”
Ông già họ Đinh cười nói: “Ha ha… lúc nãy ai cũng thấy ta dùng kinh công bay lên mộc đài… Đúng là tên điên mà!”
Họ Trịnh mắt lộ vẻ cương quyết nói: “Ta không biết ngươi có chiêu trò gì, để nhảy cao, không cần nội lực cũng có thể. Phương pháp luyện khinh công với đôi chân mang chì nhảy từ cái hố sâu một thước lên mặt đất rồi tăng dần độ sâu, luyện hàng chục năm nhảy lên mái nhà một trượng là chuyện hoàn toàn có thể, chưa tính ngươi có sự sắp đặt, lúc nãy khi phi thân qua vai một số người, chắc chắn đã có kẻ hỗ trợ ngươi.”
Họ Trịnh lại nói: “Nếu ngươi không muốn bí mật bị tiết lộ, thì hãy từ bỏ ngôi vị giáo chủ, ngươi vốn không xứng, vì ngươi mà quá nhiều người đã chết, ngươi hãy từ bỏ cái sứ mệnh điên rồ ấy đi. Ta cứ tưởng mười bảy năm trước, sau khi thất bại dưới tay Lý Công Uẩn ngươi đã biết ăn năng. Ta và hai người kia đã tin vào lời sám hối của ngươi, đã định sẽ mang bí mật này xuống suối vàng. Ai ngờ ngươi lại hồi sinh giáo phái cùng với một âm mưu mới. U Minh giáo chúng ta không bon chen với danh lợi, từ khi vào tay ngươi đã trở thành một mớ hổ lốn. Ngươi không thấy có lỗi với các vị anh hùng đời trước, có lỗi với các vị tiền nhiềm giáo chủ sao?”
Lão già họ Đinh lại đối đáp bằng chất giọng trầm khàn: “Tứ Long và Thất Long ta không biết tông tích, ta có nói Hắc U huynh đệ triệu tập nhưng vẫn chưa biết nơi ở của họ. Có phải vậy không?” Lão Hắc U đáp: “Đúng vậy! Chín vị Cửu Long chỉ có ba người là ta và giáo chủ không biết tông tích nên chưa thông báo ngày đại hỷ này.”
Lão Trịnh cười mỉa mai nói: “Giáo chủ của chúng ta thần thông cao vợi, đoán được sắp có đại loạn để “đục nước béo cò”, lẽ nào không biết ba người chúng ta ở đâu. Chẳng qua ngài ấy cho rằng bọn ba người bọn ta sắp phải đi đời, nên chẳng cần bảo Hắc U ngươi đi mời, để ngươi khỏi làm chuyện vô ích mà thôi!”
Bỗng có giọng nữ thanh thót vang xuống từ trên hư không: “Lão già điên đảo kia! Giáo chủ đã nhân từ tha cho ông một mạng vì ngài không muốn ngày tái hợp đã thấy cảnh chia rẽ, tương tàn. Ông không ngậm miệng thì đừng trách bọn ta.”
Bốn thân ảnh hắc bạch đáp xuống trước mộc đài, tà áo phất phới, tinh quang của những thanh trường kiếm phản chiếu ánh lửa sáng tỏa. Họ quỳ một chân xuống trước mặt vị giáo chủ họ Đinh đồng thanh nói “Nhóm Tứ Quý tham kiến giáo chủ”. Những cô gái này mỗi người một vẻ, diễm lệ ít thấy, sắc sảo hơn người. Có cô kẽ mắt bôi son điệu đà, có cô dung dị khả ái, cô thì thanh khiết quý phái, cô thì có nét tinh quái, lanh lợi.
Bọn nam nhân giáo đồ trố mắt, những cô gái này tuổi đều chưa tới hai mươi, tất nhiên ở đây có nhiều người không hề biết đến. Đinh giáo chủ nói: “Giới thiệu với các anh em, đây là bốn đứa học trò của ta. Xuân, Hạ, Thu, Đông mau chào hỏi mọi người!”
Các cô gái cúi chào tứ phương rồi đồng thanh nói: “Bọn tiểu đồ xin chào các vị thâm niên giáo đồ trung thành đáng kính, có tình có nghĩa.” Cô gái có tên Minh Hạ liếc xéo ông già họ Trịnh, thâm ý của họ quá rõ ràng, lão Trịnh chắc hiểu nhưng vẻ mặt ông ta khinh khỉnh nói: “Thôi trò hề đi! Họ Đinh ngươi có từ chức hay không, có trả lại sự minh bạch cho giáo hội hay không? Nói một lời đi!”
Họ Đinh cười ha hả rồi đột ngột dừng lại quát lên: “Không! Tất nhiên ta không thể để cho bọn tiểu nhân các ngươi đắc ý, việc này sẽ được làm sáng tỏ, kẻ đứng sau giật dây ngươi sẽ nhanh chóng bị tróc nã. Hôm nay là ngày đại hỷ bổn giáo, ta không muốn giết ngươi, ở đây không quang nghinh ngươi nữa, vĩnh viễn là như vậy.”
Trịnh lão quay đầu đi vài bước, lão cười ngắc nghẻo rồi ôm bụng khó khăn nói: “Cười đến chết thôi… Một tên máu lạnh như ngươi mà có thể giả bộ nhân từ giống đến như vậy. Tên tàn bạo năm xưa đâu rồi, các người đừng tưởng hai mươi năm qua hắn đã bỏ được thú tánh hung hăng, hắn chẳng có thể đánh lại ta lúc này mà thôi, đúng hơn là nếu hắn vận công thì mọi công sức trước đó sẽ đổ sông đổ biển, thậm chí hắn có thể mất luôn cái mạng.”
Ông dừng tràng cười, xoay bốn hướng nghiêm giọng nói: “Từ khoảnh khắc này Trịnh Cao Hùng không còn là chung đường với các vị nữa. Tôi lấy thân phận là công địch để khiêu chiến với giáo chủ của các người! Thế nào giáo chủ đạo cao chức trọng đồng ý chứ, ông đừng để uy danh của U Minh giáo trở thành trò cười.”
Nhiều người lên tiếng chửi rủa, đương trường náo loạn cả lên, Hắc U lão nói: “Dù ngươi là ngoại địch cũng chẳng có tư cách tỷ đấu với giáo chủ, để ta lãnh giáo Cửu Long quyền của ngươi.”
Trịnh lão xua tay nói: “Ta đến đây để tận mắt thấy Hỏa Xà công, Hắc U ngươi và Bạch Minh lúc nãy có nói vị giáo chủ đáng kính kia đã luyện thành tựu rồi, ngươi đang che giấu điều gì, chẳng lẽ ngươi không muốn chứng minh điều mình nói với mọi người. Chẳng lẽ lời của U Minh nhị sứ chỉ là rắm thối thôi sao… Các vị giáo đồ trung thành, biết đúng biết sai, giáo lý các người học có chọn có lựa đúng không. Kinh sách có nói dù người đó là giáo chủ nhưng truyền đạt không đúng pháp môn, trái với tinh thần tu dưỡng của giáo phái đều không đáng nghe. Chẳng lẽ các vị thần tượng kẻ kia đến mê mụi, bỏ quên lời di huấn của những người đi trước.”
Đâu đó trong đám đông nghe được lời tán đồng dù rất nhỏ, cũng có vài người muốn xem thần công giáo chủ mình nên không có nhiều lời phản bác. Giây lát sau lão già họ Đinh đứng ra nói: “Trong giáo pháp của chúng ta câu châm ngôn “Người bị hàm oan có giải bày cách nào cũng vô ích, bởi kẻ giá họa đã lên kế hoạch chu toàn rồi, còn nếu là sự hiểu lầm thì càng không nên phân giải, bởi điều đó chỉ tỏ ra mình là người yếu đuối trước miệng đời thị phi.” Ta đây thân là giáo chủ, bản tính và hành sự thế nào cũng đã bộc lộ ra hết rồi! Nếu giáo phái chúng ta chỉ vì một lời nói phiến diện của kẻ từ bỏ chức trách mà đã lung lây tận gốc thì việc tụ họp chẳng còn ý nghĩa gì nữa.”
Mặc cho Trịnh Cao Hùng cười mỉa mai, lão họ Đinh nói tiếp: “Nếu có người nào lung lây tinh thần, sinh lòng hồ nghi đối với ta thì hãy tự tiện đứng về phía lão Trịnh kia!”
Thời khắc chầm chậm trôi, quang cảnh trở nên yên ắng, chỉ còn nghe tiếng “tách, tách” của đám lửa đang phừng cháy.
“Rầm… rắc rắc…” Giây phút lắng đọng bị phá tan bởi chưởng lực của Đinh giáo chủ, một góc mộc đài bị đánh tan tác, gỗ vụn bắn tứ tung, một số mảnh có màu đen như bị cháy sém.
“Đúng là Hỏa Xà công rồi!” Một lão già quát lên, ông ta tuổi chừng sáu mươi, khuôn mặt phúc hậu, đứng trong hàng ngũ Cửu Long vệ giáo.
Một lão già trong sáu bị bô lão đi đến cầm miếng gỗ lên xem xét, mắt ông ta sáng lên nói: “Đúng như lời Tam Long Hỏa Minh, miếng gỗ có vết đen cháy do chưởng lực nóng bỏng của Vô Thượng Hỏa Xà công!”
Lão già Hắc U nói: “Điều đó chứng minh giáo chủ có thể dễ dàng lấy mạng họ Trịnh ngươi. Này những ai lúc nãy lòng lây động trước lời của kẻ địch thì hãy tự vấn lại lương tâm mình, ăn năng hối lỗi.”
Sau tiếng nói, nhiều người thi nhau quỳ xuống, một vị bô lão nói: “Tội lung lây niềm tin với thần lửa với giáo chủ đương tại vị, bị phạt hai mười hỏa côn. Hành luật giáo đồ…”
Vị giáo chủ họ Đinh hất tay nói: “Hôm nay là ngày tụ họp đáng lẽ nên vui vẻ trọn vẹn, vì khoảng thời gian dài không duy trì ngọn lửa thánh, tư tưởng mọi người bị ảnh hướng từ các luồng giáo lý khác, khó tránh sinh lòng nghi kỵ. Còn riêng ngươi Trịnh Cao Hùng, hãy đi đi! Từ nay nếu họ Trịnh có cản trở U Minh giáo truyền đạo, không một giáo đồ nào được phép vị nghĩa dung tình với hắn, ai không tuân theo bị phạt năm mươi hỏa côn.”
Trịnh Cao Hùng nói: “Các người hãy chờ xem, hắn sẽ làm ra trò gì!” Nói xong quay lưng bỏ đi, không bao lâu bóng dáng ông mất hút giữa rừng thông u tối.
Chú thích:
(1)Hỏa xà: Hỏa xà là Luân xa 1, ngoài ra còn có tên gọi khác là Lửa tam muội, Hỏa xà Kundalini, Chakra Kundalini.. Rắn là biểu tượng của Kundalini)
Là các nơi tập trung Khí lực mạnh nhất của con người (Prana, Năng lượng, Energy). Ðó là những nơi tích tụ, chuyển đổi và phân bố khí lực.
Các trung khu này có khi được xem như định vị được trên thân thể con người như gần trái tim, lông mày… nhưng thật chất của chúng thuộc về một bình diện khác của thế giới hiện tượng.
Trung khu là những điểm, nơi đó thân thể và tâm thức giao hòa và chuyển hóa qua lại với nhau.
Theo quan điểm của Ấn Ðộ giáo thì có bảy trung khu nằm dọc xương sống. Các trung khu này là nơi xuyên qua trong quá trình Giác ngộ. Sáu trung khu đầu tiên (satcakranirupanam) được xem là nằm trong thân thể, trung khu thứ bảy nằm trên đỉnh đầu.
Một khi con rắn lửa (hỏa xà; s: kundalini) được đánh thức bằng các phép tu tập, khí lực đó sẽ rời trung khu thấp nhất để vươn lên. Qua mỗi trung khu, hành giả sẽ đạt những cảm giác hoan hỉ (ananda), một số thần thông huyền bí (Tất-địa) và vì vậy, các trung khu cũng được xem là “chỗ trú” của tâm thức (caitanya).
Từ mỗi trung khu xuất phát một số lượng đạo quản (nadi), là những kênh năng lượng tinh vi khác nhau.
Những người có biệt tài xem tướng, nhìn thần sắc hay mô tả các trung khu như những “hoa sen” nhiều cánh, mỗi cánh diễn tả một đạo quản. Các hoa sen này luôn luôn xoay chuyển và vì vậy chúng được gọi là “bánh xe quay” (luân xa), ý nghĩa thật sự của danh từ Cakra.
Theo hệ thống Hỏa xà du-già (kundalini yoga) của Ấn Ðộ giáo, mỗi trung khu tương ưng với những đặc tính nhất định nào đó của thân, tâm, được diễn tả bằng những biểu tượng khác nhau (hình sắc, chủng tử man-tra (bijamantra), biểu tượng thú vật, Hộ Thần (istadevata).
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện