[Việt Nam] Đi Tìm Bài Thơ Cổ

Chương 11 : Tôi sẽ làm người xấu. (phần cuối)

Người đăng: 

.
Trần Lĩnh đuối sức vì mất máu, vũ khí đã buông khi tay phải bị đâm một nhát, Cậu bé họ Ngô đang thế phóng gươm tới rất nhanh bỗng dừng tay lại, mũi gươm cách yết hầu Trần Lĩnh có nửa gang. Đám quan binh la ó, mặt mày tỏ ý vui sướng như bắt được vàng. Thường Kiệt hô lớn tên gọi, ra chiêu hoa mỹ mọi người cứ nghĩ cậu ta còn trẻ người non dạ thích thể hiện. Nào ngờ đây chính là một cái bẫy được giăng rẵn. Từ lúc mới đến cậu đã nhìn rõ cách đánh không có một chiêu thức cố định nào của Trần Lĩnh, tất thẩy đều nương theo thế công của đối phương mà biến hóa, nhanh chậm theo chân họ, địch thủ càng lợi hại bao nhiêu thì chiêu thức họ Trần vẫn diệu dụng hơn bấy nhiêu, đây cũng là cảnh giới đầu tiên của võ học Trần gia vốn nỗi tiếng từ rất lâu, chỉ là hơn chục năm nay không thấy cao thủ trường phái này xuất hiện nữa. Cậu bé họ Ngô xuất thân danh môn, bác học tinh tường, bản thân cha ruột cậu cũng từng đề cập đến loại võ công này. Thường Kiệt đã dụng hết tâm trí quyết giành tiên cơ ngay từ đầu, làm đối phương quay cuồng theo những tính toán của họ, khéo léo hướng mục tiêu từng bước vào trận địa thật giả lẫn lộn, rồi mang chiêu thức của mình xào nấu hỗn tạp, Trần Lĩnh không thể nào phán đoán được nữa, cũng chẳng có thể nương theo những chiêu thức nhanh nhẹn phức tạp kia. Chàng thực chiến cũng không nhiều, đối kháng toàn với hạng xoàng, nên khi gặp biến cố thì tâm tư liền bấn loạn. Nhiều khi Thường Kiệt ra chiêu giống như “Voi Chín Ngà” nhưng thực sự đó là cái bẫy, Trần Lĩnh vội xoay chuyển tìm đối pháp, thì cậu bé liền sử chiêu “Ngựa Chín Hồng Mao” hoặc thậm chí là một chiêu thức tầm thường khác. Hai gã quan binh cười hả hê đi đến mang theo còng tay định bắt Trần Lĩnh, bỗng từ đám đông, một bóng người mặc áo trắng phóng đến rất nhanh, đá song cước vào mặt hai gã mượn lực nhảy về phía Trần Lĩnh, cậu bé họ Ngô vừa phản ứng thì thân người chàng đã được xách bổng lên. Người áo trắng phi thân một cái bay lên cổng thành, rồi nhảy sang những ngôi nhà hai tầng mất hút. Đám quan binh chạy qua cổng thành thì không biết họ theo hướng nào để mà truy đuổi nữa. Trần Lĩnh vẫn còn tỉnh táo, chỉ nghe tiếng gió vù vù, khinh công người này quả rất nhanh. Chàng cũng chẳng có suy tính gì, cứ cắn răng chịu đau để mặc cho ông ta đưa đi đâu thì đi. Không bao lâu đã đến cổng thành tây, người kia phi thân qua tường thành cao hơn một trượng, rồi tiếp tục chạy rất nhanh. Sau thời gian chơi một bản nhạc đã đi được hơn dặm, đến bờ kênh người kia thả Trần Lĩnh xuống xô chàng ngã xuống, thao tác mau lẹ lấy ra một lọ thuốc bột, rồi xoa vào những vết thương của Trần Lĩnh, chàng bị thương cùng mình, nhưng tựu trung đều không phải là vết thương chí mạng. Lúc này Chàng đã nhìn rõ mặt đối phương, người này tuổi hơn sáu mươi râu tóc lõa xõa màu bạc trắng, da mặt cũng trắng bệch nhợt nhạt, đồng tử ông ta nhỏ như hạt đậu để lộ tròng mắt trắng dã. Trông thấy quen nhưng nhất thời chưa nhớ ra, Trần Lĩnh gượng dậy cất lời: “Cám … cám ơn cụ!” Ông già hờ hững nói: “Xoay lưng ra đây!” Chàng làm theo, những vết thương được thoa thuốc nhanh chong có cảm giác êm diệu rồi không còn đau đớn gì nhiều nữa. Ông già đứng lên quay đầu nhìn con kênh lặng lẽ trôi cất giọng nói hờ hững quái dị: “Cha mày có khỏe không?” Trần Lĩnh nhướng mày ngạc nhiên nói: “Cụ biết cha cháu sao?” Ông già lại đáp: “Cụ gì mà cụ, tao họ Bạch với Trần Lâm cha mày là bạn chiến đấu, vai về hàng chú bác mày thôi!” Trần Lĩnh lại tròn mắt: “Cha cháu có đi lính đâu!” Ông già họ Bạch quay đầu nhìn chàng, đồng tử vì nhỏ bất thường nên thấy xoay chuyện rất quái dị, ông nói: “Đâu phải đi lính mới gọi là chiến hữu, đâu phải người ngoại bang mới là giặc!” Trần Lĩnh không tỏ vẻ phản bác gì, chàng đứng lên cất lời: “Thật tình với bác, cháu đi xa nhà đã lâu, dạo gần đây cha cháu vẫn mạnh lắm, những thanh thép cứng rắn cỡ nào cha cháu cũng nhận làm tuốt!” Ông già vẫn thái độ lạnh lùng nói: “Vậy thì tốt!” Rồi bất thần dương tay phải tát một cái thật vào má Trần Lĩnh, mắt chàng nổ đom đóm, chẳng hiểu ất giáp gì cả, ông già lại nói: “Cái tát này tao thay cha mày đánh! Mày biết lý do là gì không?” Trần Lĩnh cúi gầm đầu, đôi mắt cụp xuống nói: “Cháu đã làm hoăn ố thanh danh của họ Trần, phải bị quan binh truy bắt, thật lạ…” Trần Lĩnh chưa nói hết, cái má bên kia lại bị ăn nốt cú tát đau điếng. Lần này chàng có thấy nhưng không né tránh. Ông già họ Bạch lộ sát cơ trong ánh mắt,lớn tiếng quát: “Tao không bàn chuyện đó, mày vẫn chưa hiểu sao, thằng ngu! Thanh danh là cái đách gì chứ, tao ghét nhất những kẻ sống vì cái danh hảo huyền, biết không hả? Nội công đã đến cảnh giới cao, đánh một chiêu là có thể làm bay vũ khí của thằng nhóc ấy rồi. Cái mạng không lo giữ, còn nói thanh với chả danh… Sao mày làm tao thật vọng quá chừng!” Trần Lĩnh im lặng không nói, ông già phóng mắt ra xa xăm rồi hạ giọng: “Nếu không vì nghĩ cho ông già mày tao cũng chẳng nhọc làm gì! Liệu mà lo thân đi!” Nói rồi ông lão phi thân lên những thân cây thông, thoáng chốc đã mất dạng. Trần Lĩnh đứng trân bất động một hồi lâu, nhìn con nước lặng lẽ trôi, nghe tiếng thông reo xào xạc mà thấy lòng nặng trĩu một nỗi thê lương. Chàng lại lẫm bẫm: “Mỗi người một ý, cái câu “hổ chết để da, người chết để tiếng thơm” đâu rồi. Thôi …mặc kệ nó đi. Làm con người, phải lo nghĩ đủ thứ thật là phiền não. Lúc trước mình vô tư chẳng hề bận tâm điều gì, không hiểu sao dạo này lại vướng mắt đủ thứ chuyện… Mình muốn làm người đàng hoàng cho cha vui lòng, càng làm càng thấy chẳng giống ai! Thôi dẹp hết đi… chẳng cần quang minh chính đại cái con khỉ gió gì nữa, mình cứ đi đường rừng về nhà để khỏi phiền phức. Gặp tên nào cà chớn đánh gãy răng hắn cho chừa! Mình cứ phá làng phá xóm, cứ chọc người này, cứ ghẹo người kia… Thật tình cha cũng đâu có bắt mình phải như thế này, tự mình cứ đòi làm người tốt cho bằng được, đúng là điên!” Nghe tiếng đập cánh, thấy bóng một con gà rừng bay qua ở đằng tây, Trần Lĩnh hý hửng thoảng thót: “Làm người tốt chi cho khổ vậy, đi đường quan phải chịu đói khát.” Vì sức lực chàng đại hao tổn, rượt đuổi một lúc lâu, con gà hung hăn mới bị chế ngự, Trần Lĩnh bẻ cổ nó cho chết hẳn, định đem đi nướng mới hay chàng không có đồ đánh lửa. Đi lòng vòng một hồi lâu thì đến một bãi đất trồng ngô, rẽ sang hướng tây thì thấy con đường đất rộng hai bộ, cách mười trượng có một ngôi nhà vách tre đan tồi tàn. Trần Lĩnh nghĩ mình không cần làm người tốt nữa nên chẳng thèm hỏi han ai, cứ đi thẳng vào nhà sau, nếu bị phát hiện chàng định sẽ chế ngự họ rồi trói lại, nướng gà ăn ngon lành trước mặt cho họ thèm chơi. Thấy bếp lửa vẫn còn nhiều than hồng. Chàng định bắt nước làm lông thì thấy phiền phức quá, nên ra sau hè kiếm bùn đất đắp lên rồi quăng con gà vào bếp lửa luôn. “Trong lúc chờ con gà chín, mình bày trò chọc phá chủ nhà chơi, bộ quần áo mình rách tương rồi, để coi… phải chôm một bộ khác… hê hê! Người mình đầy máu me thế này, chắc thấy mình, họ sợ chết khiếp.” Nghĩ vậy chàng lại đi lên nhà trên, chợt phóng mắt ra đằng xa thì thấy một người đang về đến. Chàng vội chạy xuống nhà dưới lại, sẵn thế xông ra hù dọa. Người đến tuổi khoảng ba mươi, ăn mặc kiểu dân nông, áo quần phong phanh chắp vá chằng chịt, trông mặt mày ủ rủ thê lương. Vừa đến đầu ngõ anh ta khóc bù lu bù loa lên không ngừng gọi: “Cha ơi, cha ơi! Không xong rồi cha ơi!” Trần Lĩnh lấy làm tò mò đứng yên nghe ngóng, không định xông ra hù dọa anh ta nữa. “Sao? Lão lý trưởng không chịu hả… đúng là quân ác ôn mà!” Nghe giọng trầm khàn của một lão già, chàng linh tính nhà này có chuyện không may, tò mò muốn biết chuyện gì nên mon men đến nấp sau cánh cửa đan bằng tre còn xanh. Nghe tiếng anh nông dân nói: “Đúng vây! Lão nói nếu không trả nợ, hai hôm nữa lão sẽ đòi lại đất, siết luôn cả ngôi nhà… bãi ngô còn tháng sau mới thu hoạch… bán cả đàn gà cùng bốn ổ trứng cũng chỉ được có sáu quan tiền. Làm sao đây cha, lão nói tính tiền lãi thì số nợ lên đến ba mươi quan rồi…” Ông già than khóc đập tay vào cái gường tre mục nát nói: “Ôi làng nước ơi! Lúc đầu là mười quan, mới khấc có một mùa đã thành ba mươi quan sao? Giờ biết tính làm sao đây… Máu… Mày bị cái gì thế này?” Anh nông dân nói: “Con ôm chân lão van nài… lão cho người kéo con ra đánh… con ăn đòn không sao? Nhưng cha già yếu thế này… không có chỗ trú thân, đang mùa gió bấc lạnh căm thế này, làm sao cha chịu nỗi! Hu hu…” Ông già vừa khóc vừa nói: “Dần! Con đừng nói như vậy! Cha già rồi, chết cũng chẳng là gì cả… nhưng con sắp ba mươi rồi mà cha bất lực chẳng kiếm cho con được một người vợ… quanh năm còn báo con phải lo thuốc than nữa… cha thật có lỗi với con quá…” Anh nông dân quỳ xuống nói: “Cha ơi! Con chẳng cần vợ con gì cả, chỉ cần cha khỏe mạnh sống thật lâu với con…” Trần Lĩnh nắm chặt bàn tay, nghiến chặt hàm răng, mắt lộ sát cơ, quay lưng bỏ đi. Quanh quẹo qua ba con đường hẹp xung quanh là nhiều ruộng khoai, ruộng ngô chàng đã đến đình làng, thấy một người đàn bà khoảng bốn mươi tuổi đang ngồi bên quan gánh bán trái cây, chàng đi đến gặng hỏi: “Bác cho cháu hỏi nhà lý trưởng có gần đây không ạ?” Người đàn bà này lộ vẻ kinh dị nhìn chàng từ đầu đến chân, rồi ấp úng nói: “Cậu… cậu làm gì mà người đầy máu me thế này!” Lúc này chàng với giật mình, rồi vội biện bạch: “Cháu đi bắt gà rừng, không may bị té thôi!” Người đàn bà đứng tuổi nói: “Hôm nay, nhà lý trưởng rước dâu, cậu không thể đến với bộ dạng này đâu, sẽ bị đuổi đánh đấy!” Chàng nghĩ thầm: “Tên lý trưởng ác ôn này ai cũng sợ, hắn cậy quyền thế làm càng, thật là khốn khiếp! Tao sẽ biến hỷ sự nhà mày thành tang sự!” “Cậu cứ đi theo con đường lớn này, khoảng hai mươi căn sẽ tới ngôi nhà lớn nhất, đang có đám rước dâu nên rất dễ tìm. À mà cậu không giống dân làng này… cầm lấy này! Ăn cho đỡ khát” Nói rồi người đàn bà đưa một quả dưa chuột, Trần Lĩnh đón lấy nói “cháu cám ơn” rồi cúi chào quay đi. Đi vài trượng là một ngã ba, chàng không đi thẳng mà quẹo phải, lẻn vào một ngôi nhà có vẻ khá dã, đi vòng ra sân sau đi thấy nhiều quần áo đang treo, sờ vào thì thấy vẫn còn ẩm. Không suy nghĩ nhiều, chàng vội vơ lấy bộ quần áo vài lụa xanh, nhanh chóng mặc vào. Bộ quần áo này không quá trịnh trọng nhưng khi khoác vào chàng như biến thành một con người khác, không còn giống kẻ ăn rừng ở rú nữa. Thấy có ang nước chàng đi đến rửa mặt chỉnh trang lại đầu tóc quấn khăn trùm đầu gọn gàng, giờ thì đã giống hệt một công tử nhà giàu, mặc dù khuôn mặt hơn đen. “Cái thằng đần ạ! Thanh niên như mày thật là tệ hại quá đi… muốn mau phát tài không, để ông mày chỉ cho vài chiêu trộm!” Nghe có tiếng người quát vọng từ phía bụi chuối, Trần Lĩnh mon men đi đến vài bộ thì thấy trước mắt là một ngôi miếu hoang, chàng hiếu kỳ đi đến nghe ngóng. Lại có tiếng người nói: “Phát tài hả… muốn lắm, muốn lắm…” Người này trẻ hơn, nhưng giọng điệu rất ngố ngáo. Giọng khàn khàn của lão già trước lại vang lên: “Thế này này, thấy có cái đám cưới, lúc đôi trai gái đang làm lễ, mọi người không chú ý, mày hãy lẻn vào phòng hoa chúc, nấp vào dưới gầm gường… À… trà ngon quá…” Ông già chậm rãi cất lời, anh chàng kia dục: “Rồi sao nữa, tao phải làm sao?” Ông già lại đáp: “Mày chỉ việc chờ… chờ đến lúc vợ chồng hắn vào động phòng, mày biết họ sẽ làm gì không?” Thanh niên kia nói: “Vào đó làm gì nhỉ?” Ông già tỏ ý bực tức nói: “Chú mày đúng là thằng đần… bọn họ trước tiên sẽ đếm vàng đếm tiền mừng… chú năm bao nhiêu anh, cô bảy bao nhiêu em, vâng vâng…” Anh chàng kia nói: “Vâng vâng là gì, đang nói sao mày vâng dạ gì ở đây!” Ông già bực tực nói: “Đúng là cái thằng đần thối, vâng vâng nghĩa là nhiều, rất nhiều, rất nhiều vàng, rất nhiều tiền…” Anh chàng kia ngữ khí vui mừng nói: “Hiểu rồi! Vâng vâng có nghĩa là vàng là tiền… ha ha…” Ông già bực tức: “Cứ coi là vậy đi! Mày nấp dưới giường nghe thấy họ đếm tiền cất tiền… sau đó bọn họ sẽ kéo rèm che lại để mà hú hí…” Anh chàng kia ngắt lời: “Hú hí là thế nào mày?” Ông già lại bực tức nói: “Tao mệt mày quá, đúng là cái đồ đần thối mà… Nói chung là bọn nó đang dê nhau đấy… bọn nó sẽ không chú ý đến chuyển khác mày biết chỗ cất tiền bạc rồi thì nhẹ nhàng đi lấy… dễ như ăn khoai… Có hiểu không?” Anh chàng kia nói: “Tao hiểu rồi… dễ quá dễ quá…” “Lần đầu tiên nghe thấy có người đi trộm đám cưới. Tên lý trưởng này bòn rút công sức của tá điền, cho vay lãi cắt cổ, hắn quá giàu rồi, con cái hắn mất vài chục quan cũng chẳng là bao! Nhưng gia đình bác nông dân lúc nãy mà không có tiền trả nợ thì sẽ khốn đốn!” Nghĩ ngợi bâng quơ chàng nhanh chân đi ra đường lộ, thắng tiến đến nhà lý trưởng, lúc này trời đã nhá nhem tối. Khuôn viên ngôi nhà của vị phú hộ giàu nức tiếng làng này bề thế khoảng bốn mẫu đất, được xây tường rào kín cẩn, khắp nơi treo đèn kết hoa lộng lẫy. Trần Lĩnh vừa đến đã thấy đám đông ồn ào náo nhiệt trước cổng ngôi nhà lớn, có người ra kẻ vào, người chúc tụng kẻ nói năng. Ánh mắt chàng chùng xuống, cảnh tượng này nhắc lại sự việc không vui, Trần Lĩnh đứng trân trân bất động một hồi. Nghĩ gì đó chàng quay lưng đi ngược trở lại rồi rẽ vào con đường nhỏ, đi đến vườn sau nhà lý trưởng. Tường rào cao tám thước, chàng tung mình một cái nhảy lên nghe ngóng rồi nhẹ đi đến nấp sau gốc xoài. Đây chắc là nơi nấu nướng, mũi nghe thấy mùi thức ăn thơm nồng khiến con ma đói trong người chàng lại hoành hoàng, nhìn quanh thấy có tám phụ nữ trung niên đang bày biện các món ăn ra mâm, chuẩn bị dọn tiệc, ai nấy tươi cười hớn hở. Trần Lĩnh đứng đợi một lúc, không lâu sau bọn họ thi nhau đi lên nhà trên, chàng liền đi đến tiện tay ăn vụng các kiểu rồi nắm cái đùi gà lớn cùng một hủ rượu trắng nhảy lên mái nhà cười khúc khích lẫm bẫm: “Ăn vụng thật là ngon quá xá!” Chàng lòng vòng trên những mái nhà sát nhau một lúc, phán đoán vị trí liền đến gỡ ngói nhìn xuống xem phòng nào là của đôi vợ chồng trẻ. Loay hoay một hồi lâu phát hiện ra căn phóng phía tây bắc đặc biệt hơn cả, bày biện rất hoa mỹ, phủ nhiều lụa đỏ, dán nhiều giấy hồng. Chàng cười hề hề nghĩ thầm: “Chắc đây là phòng dùng để động…” Nhìn quanh không thấy ai, đoán mọi người đang làm lễ, chàng nhảy xuống thản nhiên đi đến, mở cửa phòng hoa chúc, nhanh chân đi vào rồi cười khoái chí khép cửa lại như cũ. “Cái tên trộm ngố ngáo chắc sẽ nấp dưới gường… mình trốn ở đâu đây nhỉ? À xà nhà…” Trần Lĩnh phi thân lên thanh xà ngang, cao hứng ngồi xuống nhâm nhi vài hớp rượu chờ xem cuộc tương phùng kỳ lạ, trong đời chưa hề thấy qua. Không lâu sau, nghe tiếng cửa mở, một người rón rén bước vào, anh ta khoảng tuổi đôi mươi, mặt mày ngơ ngác thiếu linh động, dáng người thấp bé nhưng trông có vẻ khỏe mạnh, quần áo anh ta mặc chất liệu tầm thường có màu xám tro. Trần Lĩnh xem điệu bộ đoán biết không ai khác chính là tên trộm ở ngôi miếu hoang lúc nãy. Tên trộm đi lòng vòng ngắm nghía, sờ soạn khắp nơi nhưng không khép cửa lại, Hắn còn trèo lên gường đôi vợ chồng trẻ cười hề hề ngồi lên tấm chăn bông nhún lên nhún xuống. Rồi hắn cứ mân mê tấm chăn ấm mượt mà, mặt mày mơ màng tỏ ý âu yếm như vật báu. Thời khắc trôi qua, Trần Lĩnh càng sót ruột, chửi thầm trong bụng. Bỗng nhiên có tiếng người huyên náo, tên trộm giật mình vội chui xuống gầm gường. Trần Lĩnh tưởng rằng cô dâu chú rễ sắp đến, ai ngờ càng chờ càng mất tăm tích. Một lúc sau hai mí mắt chàng chùng xuống, cơn buồn ngủ lại tới, chẳng thèm ngăn nó lại, chàng ngã lưng ra cứ thế nằm ngủ ngon lành trên những thanh xà ngang. Lát sau nghe tiếng động, Trần Lĩnh với tánh ngủ tỉnh thức khẽ mở mắt. Nhìn xuống lấy đôi trai gái mặc áo cưới hoa lệ đi vào. Bụng chàng nghĩ thầm: “Giây phút gây cấn đến rồi đây!” Chú rể diều cô dâu lên gường, chẳng thấy đá động gì đến vấn đề tiền cưới. Anh ta ôm chầm lấy vợ mình cười khoái trá nói ngà ngà: “Hề hề… cha mẹ nàng khó khăn lắm đấy nhé… ngồi lâu lâu với nàng một tý là bị cản… Dẫn đi chơi đó đây một lát là bị gọi về…” Cô dâu ứ ừ nụng nịu nói: “Chàng đó, hư lắm nhé, lúc chưa cưới hỏi gì đã động tay động chân rồi… cha mẹ em khó như vậy để chàng biết trân trọng em đấy thôi...” Chú rể lại nói: “Trân trọng cái gì… hôm nay nàng khổng thể nào thoát khỏi tay Tô Cảnh này đâu… ta sẽ yêu nàng cho đến khi sập gường luôn… hề hề…” Tiếng động phát ra từ dưới gường, tên trộm chui ra ngoác mồm chửi: “Tên khốn kiếp! Tiền thì không lo đếm, tao đang ở dưới này, mày dám làm sập gường để đè chết tao hả?” Diễn tiến quá bất ngờ, Trần Lĩnh sừng sờ giây lát rồi ôm miệng cười đến chảy nước mắt, đôi vợ chồng la lớn lên trong kinh hoàng, dám người ở tức tốc xông vào, cùng với đôi vợ chồng thi nhau đánh đuổi anh trộm chạy té khói. Khi mọi người đi lên phòng hoa chỉ còn Trần Lĩnh, chàng lúc đó mới nhảy xuống, mở miệng cười lớn cho thỏa chí. Tâm tư xoay chuyển, chàng đi đến gường hoa thì thấy có chiếc hộp gỗ liêm để trên đầu gường. Chàng nhanh tay vơ lấy xâu tiền khoảng ba mươi quan rồi quay đi. Cả nhà họ Tô cùng bà con thân hữu thi nhau đuổi đánh anh trộm, giờ đây việc tẩu thoát không còn là vấn đề nữa, chàng hý hững thản nhiên đi ra cổng lớn. Rồi theo đường cũ về lại căn nhà tồi tàn của cha con tá điền nghèo. Trên đường thấy đoàn ca kịch đang diễn ở đình làng bên gốc đa già nên đứng lại xem. Họ đang điễn tuồng cô Tấm đến đoạn được bụt ban cho bộ quần áo để lên kinh dự lễ kén vợ của Thái Tử. Người đóng vai cô Tấm khá là thùy mỵ xinh đẹp, mọi ánh mắt trai làng đều đổ về cô ta, riêng Trần Lĩnh chỉ chăm chăm nhìn ông Bụt. Chàng đứng xem một hồi lâu. Nghĩ gì đó lại thích chí cười khúc kích, chàng lén đi ra phía sau sân khấu lấy trộm bộ đồ khác của Bụt gồm áo dài, khăn đỏ, hài vàng cùng bộ râu dày trắng toát. Đến góc tối sau đình hóa trang tươm tất, giả giọng ồm ồm thử nói vài lần. Trần Lĩnh lại cười ha hả, hào hứng đi đến nhà cha con tá điền. Đoán chắc sẽ gặp cảnh họ khóc than kể khổ, rồi chàng dự định sẽ xuất hiện thần bí cứu giúp họ. Ai dè vừa đến sân đã nghe tiếng cười nói, len lén đến gần nấp sau vách tre thì nhìn thấy cha con họ đang cười nói hớn hở, thi nhau xé xác con gà rừng ăn ngon lành dưới ánh đèn tù hù. Chàng tức khí nhảy ra quát: “Tiên sư cha con nhà này, Bụt đây đã có lòng làm thiện giúp đỡ bọn các người, không biết ơn thì thôi lại ăn mất con gà mà khó khăn lắm Bụt đây mới bắt được… Thế này là sao hả!” Hai cha con tá điền chửng hửng một hồi, lại thấy trước mặt là một ông già râu tóc bạc phơ, dáng vẻ uy nghiêm, rất đáng để ngưỡng mộ. Vốn dị đoan họ vội quỳ lạy xin tha, người cha nói: “Chúng con quả thật không biết con gà là của Bụt, tưởng rằng ai đó tốt bụng mang cho mà thôi!” Trần Lĩnh nhìn con gà bị ăn quá nửa, xoay chuyển tâm ý nghĩ thầm: “Đã là một vị Bụt hiền lành, làm việc thiện thì làm cho trót vậy… ôi con gà mới ngon làm sao, thật là tiếc quá!” Chàng cố cười ôn hòa rồi cất giọng trầm khàn cười nói: “Ha hà ha… Ta chỉ thử bọn ngươi thôi! Biết được cha con ngươi ăn ở hiền lành, lại đang gặp khó khăn nên ra tay cướp giúp… Đây là ba mươi quan, cầm lấy mà trả nợ… há ha ha hà…” Chàng nhái lại giọng điệu ông Bụt diễn kịch lúc nãy, nghe cũng khá chân thật, chàng lại tiện tay ném xâu tiền xuống trước mặt hai người tá điền, tay trái đưa lên vút chùm râu dài, ánh mắt tỏ vẻ hiền hòa. “Con đội ơn Bụt… con đội ơn Bụt…” Cha con họ nhặt lấy xâu tiền, cười ra nước mắt đập đầu liên tiếp. Trần Lĩnh lại nói: “Không còn việc gì nữa, ta đi đây… ám ba la… ba la biến…” “Khoan! Khoan đã Bụt ơi… đã làm ơn xin hay cho trót… Con trai con đã lớn tuổi mà con bất lực vẫn chưa kiếm được cho nó một người vợ bầu bạn… con chết đi rồi để nó cô đơn thật tội nghiệp quá!” Ông già đập đầu mạnh hơn ánh mắt tỏ ý nài nĩ.” Trần Lĩnh cố cười hiền hòa dù trong bụng đang chửi thầm ông già này “được voi đòi tiên”, chàng lại nói: “Nên vợ nên chồng là việc duyên phận, ta không thể bắt một cô gái cưới con trai ngươi được… Thôi ta đi đây... Ám ba la…” Chàng vẫn khí xuống chân rồi phi thân thẳng lên, rồi nhảy lên mái tranh đảo người sang bên hông nhà lặng lẹ rời đi, bên tai còn nghe anh tá điền trẻ cười như khóc nói: “May quá cha ơi! Chúng ta không cần phải ra đường ở rồi, con không cần vợ đâu. Bụt nói đúng, ông ấy làm sao có thể bắt một người con gái nào đó không thương con phải lấy con. Từ nay chúng ta cố gắn làm ăn, cố gắn tu nhân tích phước, Bụt sẽ đói thương những người tốt.” Người cha lại nói: “Con nói đúng rồi! Chúng ta sẽ cố gắn… ôi tạ ơn Trời Phật, tạ ơn Trời Phật…” Trần Lĩnh lại xoay chuyển: “Họ là những người tốt, ông già cũng vì quá thương anh con trai kia mà thôi!” Nở cười hớn hở, chắc việc giả làm Bụt rất là thú vị đối với chàng lúc này. Trần Lĩnh vừa đi vừa cỡi bỏ bộ áo hóa trang, định mang đi trả lại cho đoàn ca kịch. Vừa đến con đường lớn thì thấy nhiều người cầm đèn cầm đuốc lùng sục khắp nơi, đoán rằng họ đang tìm anh trộm ngốc nghếch ban nãy nên chàng không kìm chế được lại cười ha hả. Nhiều người thi nhau nói: “Mau đi tìm đi… báu vật nặng như vậy chắc tên trộm không thể chạy xa…” “Các người qua bên kia!” “Tên nào dám cả quan vào nhà lý trưởng trộm đồ chứ…” “Chắc việc này có âm mưu, cái tên rình trộm chắc là kẻ đánh lạc hướng, một người khác đã tranh thủ lúc rối loạn rồi chôm mất con cóc đồng.” “Con cóc đồng nặng cả trăm cân mà hắn mang đi không để lại tông tích thì thật là kỳ lạ.” Lại có người nói: “Con cóc ấy là vật linh thiên, phù hộ cho làng chúng ta làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hòa… nếu để mất thì chuyện xui xẻo sẽ ập đến, nhất định phải lấy lại.” Trần Lĩnh sững sờ với những gì nghe được, nghĩ thầm: “Lại là câu chuyện con cóc nặng trăm cân bị đánh cắp… Nó thật sự là thứ gì mà ai ai cũng muốn tranh đoạt thế này… Mình hiểu rồi, từ khi mình dính vào chuyện con cóc này, mọi điều không may, mọi việc lạ lùng cứ thi nhau đến… Kẻ đại ác hãm hại mình vào đường cùng như thế này chắc cũng có dính dáng đến con cóc này. Cô gái giả đàn ông cướp con cóc lần trước là một người nước Chiêm Thành, khi về nhà mình không lâu thì có hai gã tự xưng là dũng sĩ nước Chiêm đến đòi mạng… À! Còn có một sự việc rất kỳ lạ nữa. Lúc hứa sẽ đòi lại con cóc cho bốn người phái Thôi Sơn gì đó. Tự nhiên những chuyện sau đó mình chẳng rõ gì cả, cứ như bị trúng bùa ngãi, chỉ nhớ được khuôn mặt một bà lão rất đáng sợ, ma quái… Việc này rót cuộc là như thế nào đây.” Mắt chàng sáng lên la lớn: “Đúng rồi! Phải tìm ra kẻ vừa trộm con cóc… Hắn chắc hẳn là manh mối để mình làm rõ mọi chuyện!” Nghe Trần Lĩnh la lớn nhiều người quay sang nhìn chàng, có người nói: “Chuyện gì? Bách Cân Chu Cáp là vật linh thiên, phải mang về đền thờ…” Trần Lĩnh vôi xua tay xã lã: “À đúng! Nhất định phải lấy lại… Các anh thấy tên trộm đó chạy hướng này à?” Người kia tuổi khoảng ba mươi, ra dáng giàu có, chắc là người nhà của lý trưởng họ Tô, anh ta nói: “Không biết chạy hướng nào, cả làng chia ra khắp nơi để đi tìm đây, anh còn đứng đó làm gì?” Trần Lĩnh cười nói: “À! Để tôi lên hướng bắc xem.” Rồi chàng quấn gọn bộ quần áo ông Bụt nhét vào cái bọc trên lưng. Ánh mắt lên chàng lẫm bầm: “Đúng rồi! Chỉ có thể là nơi đó, chỉ có thể là ông ta, đây có thể là một âm mưu được tính toán từ trước!”
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang