[Việt Nam] Đi Tìm Bài Thơ Cổ
Chương 10 : Khắc tinh của họ Trần
.
Mới canh ba, màn đêm vẫn còn phủ trùm dày đặt khắp nơi, mọi người đang yên giấc bỗng nghe tiếng người ngựa huyên náo, Phủ Khai Quốc Vương náo loạn cả lên. Vốn tánh ngủ tỉnh thức Thường Kiệt chồm dậy nghe ngóng. Có tiếng người nói giọng hấp tấp: “Thật là không phải! Nhưng quân tình cấp bách nhờ anh đi gọi vương gia giúp, mọi phiền trách Hồ Văn Tư tôi sẽ nhận lãnh.” Thường Kiệt xuống giường mặc áo khoác mở cửa đi ra tiền điện, phóng mắt về phía đèn đuốt thì thấy có một đội nhân mã năm người đang đứng trước cổng, hai anh lính canh phòng dương thanh giáo ngăn họ lại.
Sau đó không lâu có người từ tư phòng của vợ chồng Khai Quốc Vương chạy đến nói: “Vương gia cho gọi các người đến chánh điện, ngài cũng đang nóng lòng nghe ngóng quân tình. Đám người Hồ Văn Tư cung tay giao ngựa cho gia lính trong phủ rồi mau mắn đi về nơi hội họp. Thấy đám người đi đến Thường Kiệt thản nhiên đi ra, đối mặt cùng họ. Anh lính dẫn đường thấy cậu bỗng thoảng thót: “Cậu Hai! Chắc họ đã làm cậu thức giấc… để tôi đưa cậu về phòng!” Thường Kiệt bình thản xua tay nói: “Không! Em muốn xem có chuyện gì, hy vọng có thể đỡ đần được cha!”
Đám người Hồ Văn Tư thấy cậu chỉ khoảng mười hai, mười ba tuổi, lời nói như vậy khiến họ bất ngờ, khuôn mặt tỏ ý như muốn nói “trẻ con thì không nên xen vào đại sự quốc gia”. Anh lính canh thái độ vô sự nói: “Vậy để tôi mở cửa, rồi đi lấy thêm áo khoát cho cậu, còn sớm nên lạnh lắm, để cậu ăn mặc thế kia, vương gia lại trách phạt. Thường Kiệt xua tay nói: “Em không muốn phiền anh đâu, là đàn ông một chút sương gió đã đổ bệnh thì còn làm trò trống gì được!” Đám người Hồ Văn Tư cảm thấy kỳ lạ khi anh lính kia không cản, lại nghe Thường Kiệt cất lời hiên ngang, họ không dám tỏ mặt xem thường nữa.
Đám người vào chánh điện, không lâu sau Lý Long Bồ đã đến, đi theo ông còn có một cậu bé độ mười một tuổi, mặt đầy chính khí, đó chính là Thường Hiến. Cậu bé thức giấc chờ sẵn ở hành lang cánh trái dẫn vào chánh điện, họ Lý vừa đến cậu bé liền nói muốn đi theo, Long Bồ không hề cản ngăn, thậm chí còn mừng ra mặt. Vừa vào chánh điện lại thấy Thường Kiệt đứng chờ sẵn, trong lòng vội hiện lên ý nghĩ nễ phục cách dạy dỗ con cái của họ Ngô: “Từ nhỏ An Ngữ đã biến bọn trẻ thành những vị tướng dũng cảm đầy hứa hẹn trong tương lai rồi. Hai đứa nghĩa tử họ Ngô này từ khi đến đây, chẳng hề than khóc, ủy mị vì sự ra đi đột ngột của cha mẹ. Thường Kiệt thì chẳng cần nói thêm, còn Thường Hiến nhỏ hơn hai tuổi, nhưng dạo gần đây cũng chăm chỉ, tự giác học văn luyện võ, đi sớm về trễ. Ta đường đường một vị vương tước, nhưng về khoản này đã thua thuộc hạ mình một cách tâm phục rồi.”
“Thế nào! Cuộc truy quét đã thành tựu chứ!” Lý Long Bộ ngồi an vị trên chiếc ghế thái sư mới nói giọng điềm đạm, Hồ Văn Tư đứng ra cung tay nói: “Bẩm vương gia! Đã truy quét được bảy tên đầu sỏ, mọi chuyện diễn ra khá tốt đẹp, đảng cướp này sau ba năm coi như đã gần đi đến chỗ tận diệt. Nhưng đáng lo còn một việc. Vương gia còn nhớ đám người đã gây nên cái chết của Thượng Thư Đào Gia Khánh cùng hàng chục thuộc hạ của ông ta không … Trong số đó có cái tên ném con heo lên pháp đài cản trở việc thi hành án, gián tiếp gây nên cái chết của những người kia, hắn được truy nã năm trăm quan. Không ngờ võ công tên này quá cao cường, rất nhiều dũng tướng xuất chúng đã bị hắn đánh bại, thậm chí họ không chạm được vào một sợi lông của hắn … ty chức thấy đây có thể là một mối họa, hắn coi thường vương pháp đến nổi, sẵn sàng vào tù ăn cơm, rồi trốn thoát dễ dàng như chốn không người.”
Lý Long Bồ trầm tư: “Bắt được bảy tên nào?” Họ Hồ đáp: “Cái tên dâm tặc Vạn Ái, tên điên cuồng Hắc Báo và năm tên võ nghệ rất khá khác… À ngoài ra còn một lão thầy tào họ Phạm, chắc bối phận rất cao!” Lý Long Bồ trừng mắt quát: “Khốn kiếp! Bắt được những tên tôm tép mà dám nói chúng gần tận diệt hả! Ngươi không biết trong đảng cướp này, còn bốn tên bịt mặt trong tứ trụ hay sao? Chúng không ra mặt nhưng chắc chắn những vụ cướp lớn gần đây đều có dính líu đến chúng! Các ngươi chỉ giỏi ăn hại, được một nửa bản lãnh như Ngô An Ngữ, ta đã không phải đau đầu như thế này rồi! Họ Ngô đã đánh bại tên cầm đầu ba năm trước, ta cứ tưởng không bao lâu sẽ trả lại bình ổn cho làng xóm, ai ngờ giao cho cái bọn ăn hại các người lại chẳng đâu vào đâu. Hoàng Thượng triệu kiến hỏi hang về vấn đề này, ta biết nói sao đây hả? Hay như bọn ngươi, nói chúng sắp tận diệt rồi!”
Đám người Hồ Văn Tư vội phủ phục xuống, bọn họ tưởng rằng sẽ được khen thưởng, ai ngờ mọi việc không như dự đoán, năm người đồng thanh nói “xin vương gia tha tội, xin vương gia bớt giận”. Lý Long Bồ phóng mắt xa xăm, giây lát sau mới nói: “Một tên buôn heo cũng không xử lý được, tại sao lại đề cao địch quá lên như vậy, yếu kém, sơ suất thì cứ nhận đi, ta sẽ không trách nếu các ngươi biết cố gắn phấn đấu. Ngược lại ta ghét nhất bọn hèn yếu như bọn ngươi, cả đời chắc cũng không khá lên được. Đương đêm đến đây là muốn xin trợ binh hả, lính tinh nhuệ để bảo vệ triều đình, tướng tài để giữ vững biên cương, họ cũng như các người, cũng ăn bát của dân cày, tại sao họ dũng cảm can trường bao nhiêu thì các ngươi lại yếu kém bấy nhiêu như thế… Đại Cồ Việt đang ở tình thế ngặt nghèo thế nào các người có biết không, bị kẹp ở giữa hai nước Tống Chiêm, bị giặc cướp quấy nhiễu, bị chia rẽ đồng bào sắc tộc… Nếu mỗi người không cố gắn thì ngày vong quốc sẽ đến không xa.”
“Bọn thuộc hạ biết lỗi, xin vương gia trách phạt thật nặng!” Hồ Văn Tư nói giọng rung rung, như bị kích động. Lý Long Bồ không nói, thời khắc chầm chậm trôi, giây lát sau Ngô Thường Kiệt đứng ra cung tay nói: “Thuộc hạ nguyện dốc hết sức lực của mình để bắt tên tội phạm buôn heo chịu tội, xin vương gia chấp thuận cho đi.” Nói rồi cậu phủ phục xuống tỏ ý van nài. Lý Long Bồ mặt mày biến sắc, một cảm giác quen thuộc hiện lên tâm trí ông, Khai Quốc Vương lẫm bẫm “An Ngữ”.
“Thường Kiệt con…” Lý Long Bồ nói không hết lời, bởi tâm trí ông cũng đã bị kích động, Ngô Thường Kiệt cất lời: “Luyện võ không bao giờ có thể xem là đã đủ, trừ hại cho dân không cần phải đợi đến đúng lúc… thưa vương gia!”
Lý Long Bồ nói: “Cha không thể phó mặc sự an nguy của con cho trời được, như vậy ta thật có lỗi với cha mẹ thân sinh của con. Dù võ công con dạo gần đây có nhiều tiến bộ nhưng kinh nghiệm thực chiến con không hề có.” Ngô Thường Kiệt vẫn quỳ cậu ngước đầu lên nói: “Thuộc hạ lấy cương vị là một người lính dưới trướng của vương gia để thỉnh cầu nhận nhiệm vụ. Nuôi quân là để chiến đấu, không cần phải trở thành gánh nặng thưa vương gia! Kinh nghiệm thực chiến, thuộc hạ không vượt qua ngưỡng không thì làm sao có thể đạt đến ngưỡng có. Nếu thuộc hạ đối địch lòng bất an thì chẳng xứng đáng là nghĩa tử của người rồi!”
Lý Long Bồ tròn mắt kinh ngạc, giây lát sau ông thở dài nói: “Nhưng đối thủ rất lợi hại, con không nên mạo hiểm bắt đầu đi từ bước khó khăn!” Thường Kiệt điềm nhiên nói: “Bước đầu khó khăn nhưng nếu đứng vững, chẳng phải con sẽ đi rất xa, rất nhanh hay sao?”
Đám người Hồ Văn Tư thay đổi sắc mặt từ kinh ngạc đến thiểu não, họ đều nghĩ: “Một đứa trẻ còn nhỏ tuổi, đã sẵn có bản lĩnh và khí phách, mình thật là thua kém rồi!” Hồ Văn Tư cung tay cất giọng nói: “Thuộc hạ sẽ liều cả tính mạng, nhất định sẽ không để vương tử bị tổn thương, sẽ chuộc lại những thất bại trước kia!”
Lý Long Bồ trầm ngâm giây lát, thái độ bất nhẫn nói: “Thôi được rồi! Ta đồng ý… Ngô Thường Kiệt nghe lệnh, bổn vương giao nhiệm vụ tróc nã tên tội phạm nguy hiểm của hội Giao Long cho ngươi. Để tránh thương vong, nếu trực diện đối phó không được, phải tìm đối sách, tuyệt đối không được cố chấp đương đầu để tránh thương vong. Với võ công của tên này, chắc thân phận hắn không tầm thường, hãy thật cẩn trọng kẻo trúng kế của đối phương.”
Lý Long Bồ quay sang họ Hồ nói: “Văn Tư bọn các ngươi đã phân vùng và có kế sách vây bắt hắn chưa!” Họ Hồ cung tay nói: “Bẩm! Hắn đi về hướng nam, đã phong tỏa các tuyến đường vào Lộ Thanh Hóa, nếu đi ngay bây giờ, địch và ta sẽ chạm trán ở phủ Thanh Hóa vào tối mai.”
“Hắn đổi hướng thì sao?” Lý Long Bồ nói: “Hắn cứ đi về hướng nam mấy ngày nay, vã lại bên ta đã phong tỏa các nẻo đường lui, mỗi huyện đều được bố trí mai phục, nhất cử nhất động của hắn đều bị nắm rõ. Hắn còn rất kiêu ngạo, cứ đường lớn mà đi chẳng thềm ẩn nấp, cải trang, hay đi đường vòng.”
“Một tên buôn heo tuổi đôi mươi mà phải tốn bao nhiêu tâm sức thế này! Thật là … Thôi mau chuẩn bị rồi lên đường! Văn Phát ngươi truyền lệnh của ta đến anh em Lâm Tĩnh, Lâm Tâm, bảo họ đi theo Thường Kiệt.” Lý Long Bồ nói những lời cuối với anh lính gác rồi lui vào nhà sau chuẩn bị cho buổi thiết triều.
***********************
Bóng trăng mờ chiếu thứ ánh sáng mông lung trong đêm trường, con đường vào thị trấn nhỏ độc bóng người bộ hành, Trần Lĩnh chẳng có quan tiền nào để tìm chốn nương nấu, chàng chỉ còn biết trông cậy vào đôi chân của mình, hy vọng đường về nhà sẽ ngày một gần hơn. Chàng vừa lê lết từng bước nặng nhọc vừa nghĩ thầm: “Còn bao nhiêu đám quan binh nữa muốn đến bắt Lĩnh tôi nữa đây hả ông trời? Đã hai ngày rồi, không biết mình có thể gắn gượng để về đến nhà hay không…”
Bỗng chàng dừng lại quát lớn lên: “Trần Lĩnh này chẳng là người tốt lành gì, nhưng tự nhủ chẳng gây nên thâm thù đại hận với ai… Tên đại ác sao mày giá họa cho tao chứ… có ngon thì mau ra đây đấu năm mươi hiệp, núp trong bóng tối có đáng mặt đàn ông không?” Đáp trả lại câu hỏi của chàng chỉ có sự im lặng nặng nề của màn đêm. Chàng thiểu não lại lê bước chân đi, phía trước là cổng chào khách có ba đề ba chữ “Đồng Xuân trấn”.
“Mình nhất định phải tìm ra tên đại ác đó, nhưng trước hết phải về gặp cha!” Đang nghĩ ngợi Trần Lĩnh bỗng dừng bước chân, ánh mắt chàng sáng lên, mũi hít hà rồi lẫm bẫm: “Có mùi thức ăn, đúng thật rồi… giờ này ai còn nấu nướng nhỉ? Vào xin một bát cơm, không biết họ có cho không… Chao ôi! Như vậy là đã thành kẻ ăn mày rồi. Hay là trộm, ôi chao mình phải làm một tên trộm ư, vừa mới tỏ vẻ coi thường những người trong hội Giao Long đấy thôi. Nhưng nếu chịu chết đói, cha già không ai lo, họ Trần Nam Sơn tuyệt tự từ đây, mình sẽ mang tội bất hiếu, chết xuống suối vàng không còn mặt mũi nào gặp tổ tiên nữa. Làm người xấu và làm một kẻ bất hiếu, cái nào nặng cái nào nhẹ đây. Thế nào mới đúng đây?”
Rồi chàng lại xoay chuyển: “Đúng sai ở đời thật khó nói, Lâm Tấn từng nói câu đó, anh ta giết người chẳng do dự, nhưng tuyệt nhiên chẳng hề giống kẻ đại ác. Cả ông thầy tào lao cũng nói những điều tương tự, cướp của người dư ăn chia cho người đói rách, như vậy chưa chắc đã hoàn toàn xấu xa. Mình có nên cứng nhắc để chịu đói chết ở nơi đất khách quê người này không…”
Đi chục bộ qua con đường lớn phóng mắt ra xa xăm, chàng lại nghĩ ngợi: “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Tùy cơ mà ứng biến, từ nay mình sẽ không cố chấp vào bất cứ điều gì nữa. Ở đời đôi lúc điều này đúng ở một hoàn cảnh, nhưng lại là sai lầm khi ở tình huống khác. Cái đó đạo Phật gọi là “vô thường” thì phải!”
Đả thông tư tưởng xong chàng cười hớn hở, mau mắn đi về phía phát ra mùi thức ăn. Qua một vài ngôi nhà nhỏ, rẽ vào con hẽm hướng tây độ hai trượng, Trần Lĩnh đi ra một con đường có lót gạch sạch sẽ. Chàng hít hà, loay hoay đông tây thì nghe tiếng nói: “Anh bạn! Đang tìm gì đấy?”
Trần Lĩnh mắt ánh lên vẻ bất ngờ, chàng quay đầu thì thấy một anh chàng tuổi tráng niên đang ngồi vắt vẻo trên mái ngói ngôi nhà tồi tàn như bị bỏ hoang phía sau. Người này độ tuổi đôi mươi, mặc bộ quần áo đà từ đầu đến chân, vì đương đêm nhìn như màu đen. Ánh sáng vầng bán nguyệt chỉ đủ cho Trần Lĩnh nhận ra khuôn mặt anh ta ưa nhìn, dáng dấp khoan thai. Bên cạnh anh là lò than lửa cùng cái nồi nghi ngút ngói.
“Đêm đông lạnh lẽo ăn lẫu và nhắm rượu, ở đời không còn gì thú bằng, tôi tin anh sẽ không từ chối đâu nhỉ?” Người kia cười nói, Trần Lĩnh mắt lộ ý cười đáp: “Ối chao! Tôi mong còn chẳng được, lý nào từ chối chứ!” Nói rồi chàng phi thân lên hàng rào cao một trượng, nhảy sang mái ngói cách hai trượng, thản nhiên an vị, phong thái nhanh nhẹn khác hẳn vẻ tiêu điều mới đây, chắc là ý nghĩ sẽ được no khiến chàng mau chóng quên đi sự mệt nhọc.
“Nói thật với anh bạn, bụng tôi đang đói cồn cào đây! Anh như vị cứu tinh của tôi vậy, đã hai ngày rồi tôi chẳng có gì trong bụng!” Trần Lĩnh với ánh mắt thành thật nói, anh chàng kia để lộ vẻ ngạc nhiên cất lời: “Anh đang tuổi trai tráng có sức khỏe, có võ công cớ gì chịu đói khát chứ… trông anh cao lớn thế kia, đi làm mướn làm thuê có khối người nhận, chưa nói đến nghề không vốn trăm lời như tôi… Có rượu này, mà không! Anh ăn đi đã, nếu không sẽ đau ruột!” Nói rồi anh chàng ngập ngừng đưa cái bát đang ăn dỡ lên đưa cho Trần Lĩnh cất lời: “Những lần trước tôi chuẩn bị nhiều bát nhưng chẳng có duyên gặp ai ngồi cùng, anh không ngại ăn chung với tôi chứ, tôi thật tình không muốn phí phạm nửa bát lẫu này, dù cho trong nồi vẫn còn nhiều!”
Trần Lĩnh đón lấy cái bát cười nói: “Nếu anh đổ bỏ tôi cũng quyết ngăn lại… hì hì” Nói rồi chàng dốc bát làm một tràng cạn hết thức ăn, rồi tươi cười thoảng thót: “Ối! Cha mẹ ơi con sống lại rồi!”
Anh chàng kia cười nói: “Ha ha … Anh cứ tự tiện ăn thêm đi nhé! À mà anh tên gì, mọi người gọi tôi là Beo!” Trần Lĩnh múc một bát đầy đưa sang đối phương đáp: “Tôi là Trần Lĩnh! Lúc nãy anh hỏi gì nhỉ… à … nói thật tình với anh tôi đang bị quan binh đuổi bắt, không thể đi kiếm việc gì để làm được, đành phải mau chóng về nhà, rồi tính tiếp… Lúc nãy tôi có nghe anh nói làm nghề không vốn trăm lời, có phải đi trộm không?”
Beo cười đáp: “Chắc anh đoán được, những kẻ thường xuyên ăn đêm như tôi chẳng phải hạng người lương thiện gì, nhưng anh hơi lầm lẫn một tí, tôi là cướp chứ không còn trộm vặt như lúc nhỏ nữa!” Anh ta nói xong ngắm nghía Trần Lĩnh như phán xét phản ứng đối phương. Chàng cũng nhìn thẳng vào mắt Beo chẳng ngần ngại, ánh mắt sắc bén nhưng không hề có ý công kích.
Giây lát sau Beo dừng trước, nắm vò rượu đưa đến tỏ ý mời và nói: “Anh nói mình đang bị quan binh truy đuổi, vậy anh bị tội gì?” Trần Lĩnh đón lấy nói: “Tôi cũng chẳng biết mình bị tội gì nữa, chắc tôi ngủ mớ, mông du đi phạm pháp quá… hà hà!” Rồi dốc hủ rượu uống một tràng dài.
“Anh chẳng đề phòng tôi hay sao? Lần đầu tiên tôi được một quan nhân coi trọng, ha ha ha ha …Thật là sảng khoái, nếu bị bắt hoặc thậm chí mất mạng dưới tay anh, tôi đây cũng chẳng hối tiếc nữa, đại quan à!” Nói rồi Beo nâng hủ rượu tỏ ý mời mọc rồi tù một tràng, Trần Lĩnh mắt lộ vẻ kinh ngạc rồi nhanh chóng thay đổi thái độ bằng một nụ cười nói: “Đại quan! Anh nghĩ tôi giả đò tiếp cận để bắt anh sao? Ha ha ha… Dù gì từ khi ở biển Hạ Long về, đến nay đã hơn bốn tháng, tôi cũng bị người ta hiểu nhầm, bị đánh, bị đuổi bắt vô cớ nhiều rồi… ha ha … cảm ơn về bát canh.” Nói rồi chàng đứng dậy cung tay quay đầu.
Anh chàng tên Beo tỏ vẻ lưỡng lự giây lát, khi Trần Lĩnh sắp nhảy xuống đường hắn mới nói: “Khoan! Anh không phải người đang theo dõi tôi sao? Trông anh đầy chính khí, nói là tội phạm thì làm sao tôi không nghĩ rằng đó là giả vờ được… Anh ở lại đi, bỏ qua cho tôi có được không!” Trần Lĩnh quay đầu, đang giữ vẻ mặt nghiêm trọng chàng liền cười hề hề nói: “Được thôi, thật tình tôi cũng muốn ngồi với anh lâu thêm nữa … hà hà!” Nói rồi anh mắt chàng tỏ vẻ khoái trá liếc nhìn nồi lẫu.
Tên cướp cười nói: “Anh hãy ăn thêm đi nào!” Trần Lĩnh múc đầy bát hí hửng nói: “Tôi chẳng biết khách sáo đâu! Cũng chưa bao giờ là người giữ nếp thanh tao nên anh không cần cỗ vũ tôi, không khéo lại mất phần thì khốn! Ha ha…” Nói rồi chàng vừa ăn vừa thổi một cách nhanh nhẩu, tỏ vẻ ngon lành lắm. Beo cười nói: “Từ nhỏ tôi đã bon ba khắp nơi kiếm cái ăn, gặp đủ hạng người nhưng người như anh thì mới gặp lần đầu, thật là dễ gần lắm lắm, tôi chắc chắn anh đã bị quan binh hiểu lầm, tôi tin mọi chuyện sẽ sáng tỏ, họ sẽ phải trả lại sự trong sạch cho anh.”
Trần Lĩnh làm một ngụm rượu, khen lấy khen để rồi nói: “Rượu của anh thật là thơm ngon quá xá, nó có thể khiến chúng ta vui cười đêm nay… Nhưng chủ nhân thật sự có của nó chắc sẽ buồn lắm vì mất mác thứ rượu hảo hạng kỳ công này. Thật sự rất cảm ơn anh, nhưng tôi phải đi rồi. Thật tiếc khi phải nói điều này, tôi không phải là quan binh nhưng nếu một ngày nhìn thấy anh phương hại đến người khác, tôi cũng không vì ân huệ này mà nương tay với anh đâu!” Càng về sau lời nói và thái độ của chàng càng nghiêm túc, chẳng còn ý cợt nhã nữa!”
“Tôi chưa bao giờ thanh minh hay bào chữa những điều đúng sai mình đã làm… Thật tình là chưa bao giờ, nhưng đây là rượu được tặng, chính những người trực tiếp làm ra thứ rượu hạng nhất này tặng. Chắc anh là người sành sỏi, hãy xem đi, trên nhãn chẳng hề có con dấu đỏ, như những hủ rượu Làng Vân khác!” Tên Beo nói với ánh mắt có phần phân giải, Trần Lĩnh chẳng là người sành sỏi gì như hắn ta nghĩ, nhưng chàng vừa mới uống thứ rượu này không lâu, quả thật nhãn mác hủ rượu trên tay Beo khác hẵn nét trịnh trọng của hủ rượu trong ngục dù hương vị là một.
Beo lại nói: “Dù gì tôi cũng là một tên cướp, tôi chẳng trách móc gì thái độ của anh, nhưng tôi hy vọng chúng ta có thể là bạn, hy vọng anh có thể hiểu được hoàn cảnh của tôi… Ôi thôi đành vậy, nói thêm chỉ là ngụy biện …”
Trần Lĩnh ngẫm nghĩ giây lát rồi cười nói: “Anh không nói là cướp thì tôi chẳng biết đâu… Tôi đã lấy lại ít nhiều sức lực nhờ có anh, thật sự biết ơn anh. Mỗi người một chí hướng, tôi chẳng hề kỳ thị anh … nhưng tự nhiên tôi cảm thấy không được vui thú trọn vẹn khi nghĩ về những lời của cha mình, tôi rất kính nễ ông ấy … Sẽ có phần gượng ép nếu tiếp tục ngồi đây nói cười với anh… Còn duyên ắt gặp lại, chào!”
Trần Lĩnh nhảy xuống đường, đi được vài bước thì nghe Beo nói: “Chúng ta sẽ gặp lại trong một hoàn cảnh khác… nhất định là như vậy, tôi hy vọng sẽ được trọn vẹn uống với anh một trận đến khi cả hai say túy lúy!” Trần Lĩnh đáp khi không quay đầu lại: “Hy vọng là vậy!”
“Mình thật sự chưa đạt đến cảnh giới đi chung với ma thản nhiên mặc áo giấy! Câu nói này thật có thể được suy diễn ra nhiều tầng nghĩa khác, đúng như lời cha nói. Phải chăng võ công ẩn tàng trong đó cũng có nhiều biến hóa. Mình chỉ mới học được khả năng ứng biến, đối đầu với những quan binh vừa rồi, võ công của họ rất thông dụng. Chiết chiêu với những người như cái tên Ngô Công Chính kia, chiêu thức của hắn vừa nhanh vừa biến hóa, thế mới khiến mình mau tiến bộ được.” Trần Lĩnh tự nhiên đổi mặt buồn như đưa đám, móc trong ngực áo cái túi cẩm đựng tiền rỗng tếch, lại thở dài thoảng thót: “Không biến giờ nàng sống ra sao! Có còn nhớ đến mình …”
Chàng lại hướng về nam thẳng tiến, lại suy tưởng đến những chuyện kỳ lạ cứ đến trong cuộc đời mình, càng nghĩ càng thấy khó hiểu, càng rối rắm thêm.
Có được chút sức lực, bước chân chàng lấy lại vẻ nhanh nhẹn vốn có, sau hai canh giờ đã đi qua nhiều đoạn đồi núi quanh co. Không lâu sau đó đã đến bìa rừng, phóng mắt ra xa xăm thì thấy ruộng đồng thênh thang phía trước. Đang là thời kỳ bắt đầu vụ đông xuân, lúa chỉ mới nhú màu mạ non, dù mặt trời đã ló dạng nhưng chẳng có nhiêu người ra thăm đồng.
“Trần Lĩnh vui vẻ ngày thường đâu mất rồi. Cha và sư phụ đều đã từng nói, mọi chuyện không vui vẫn cứ đến, nhưng con người ta có quyền chọn cách bỏ mặc hay cứ để nó làm buồn, cứ để nó giày vò mình.” Chàng cười lên ha hả rồi chạy như bay, vừa chạy vừa ré rân: “Ha ha vui quá, vui quá…”
Chàng chạy càng nhanh bên tai vù vù tiếng gió, càng lúc chàng càng ré lớn thêm lên. Những người đang thăm đồng sững sỡ khó hiểu, có người lớn tiếng chửi đổng “tên điên, mới sáng sớm đã la lối ôm sồm”.
Được đoạn đường khoảng hơn dặm, Trần Lĩnh chạy chầm lại, cúi mình ôm bụng thở dốc, nước mắt hai hàng chảy xuống môi miệng mặn chát. “Haha! Chỉ là do gió thổi vào khóe mắt thôi mà, người đàn ông như mình làm sao có thể khóc được… ha ha … làm sao có thể như thế được!” Chàng lại tự nói một mình.
Buổi trưa, sau khi đi được tám mươi dặm chàng đã đến một thành oách bề thế. Ở xa khoảng cách chục trượng nhưng với nhãn quang tinh tường chàng vẫn nhìn rõ ba chữ lớn “Phủ Thanh Hóa” trên cổng thành. Con đường vào thành bắc này tấp nập ngựa xe qua lại. Thấy có viên quan cùng một vài anh lính đứng canh phòng, kiểm tra hàng hóa, chàng lại ủ rủ: “Lại phải đánh nhau nữa rồi! Thật tình là chán lắm rồi, nhưng mình không thể trốn chui nhũi như lũ chuột được, như vậy chẳng khác nào tự nhận mình là kẻ có tội. Ai cũng có thể hiểu lầm mình, nhưng cả bản thân cũng không tin tưởng thì không thể được, càng về lâu sẽ tự biến mình thành tội phạm mất.
Trần Lĩnh thản nhiên đi đến, viên quan nhìn thấy chàng mắt tỏ vẻ kinh dị rồi lật nhanh sấp giấy lệnh truy nã. Chàng khoanh tay đáp: “Không cần tốn công nữa, tôi chính là người bị giá họa là tên buôn heo gì đó đây. Không hiểu nổi trên đời này lại có chuyện, một tên buôn bán heo mà chưa bao giờ chạm vào một con heo sống nhăn nào, chẳng biết lông nó có mềm như lông mèo, da nó có trơn như da cá không?”
Ngươi… ngươi! Bắt lấy hắn!” Viên quan ấp úng, bốn anh lính xông đến bao vậy Trần Lĩnh, chàng cười vô sự nói: “Không có trò gì khác sao, anh phía trước đâm tới liên tiếp bức tôi lui, cùng lúc hai bên tả hữu giáp công vào hông vào cổ, anh chàng phía sau công chân rồi móc ngược lên. Thật là chán quá đi mất!”
Đám quan binh hiện vẻ kinh ngạc lên nét mặt, nhưng sau đó họ liền sấn tới, Trần Lĩnh loạng người tung chiêu sau mà tới trước, hơi thấp người tấn công anh lính bên cánh trái, cây giáo trong tay phải anh ta quất vào anh lính phía trước, Trần Lĩnh đá liên tiếp ba cước vào gã lính phía sau, đoạt luôn thanh giáo của gã rồi đâm tới yết hầu, chế ngự tên lính cánh phải hiện giờ đang đứng đối diện.
Trong khi những người kia chưa định thần, vẫn giữ cây giáo nguyên vị, chàng tung cước xoay chuyển đông tây đá văng ba người con lại ra xa khoảng một trượng.
Viên quan vẫn đang sững sờ, nhìn thuộc hạ bị đánh gục ông mới xông đến, chém liên tiếp thanh đao công vào những điểm yếu nữa thân phải trong tư thế của Trần Lĩnh. Chàng vẫn thế giữ thanh giáo, lạng người né tránh nhanh nhẹn, anh lính đang trên thớt, mắt tỏ ý kinh hãi nhưng vẫn không dám thối lui.
Trần Lĩnh lúc này mới rút thanh giáo đâm xuống nền đá ngập nửa mũi, sẵn chân đá móc vào khủy tay viên quan thanh đao trong tay hướng chéo xuống, điều này làm chiêu đao đâm chênh chếch của ông ta trở thành vô dụng, may cho viên quan này là binh khí chưa tụt khỏi tay. Trần Lĩnh động tính trẻ con đạp chân vào thanh giáo làm trò bật người lên, nhưng không may thân giáo bị gãy lạng chạng thối lui hai bộ, rất may thân thủ chàng không tệ, vừa định thần thì thanh đao viên quan lại chém tới.
Trần Lĩnh lại chiết chiêu với viên quan, nhiều lúc tạo thế cho ông ta công vào rồi tung chiêu sau ra hóa giải. Cứ thế họ đánh một trăm chiêu. Lực đạo mỗi chiêu đánh ra của viên quan dần suy yếu, còn Trần Lĩnh thì ngược lại, chàng vẫn tỏ vẻ vô sự.
“Chính là hắn!” Nghe tiếng quát lớn vọng từ đàng xa, tiếp theo nghe tiếng ngựa hí vang. Linh tính mạch chuyện không hay, Trần Lĩnh xoay chuyển đá hai cước rất nhanh vào ngực viên quan, thân người ông văng xa hai trượng, ngã vào bánh xe chở hàng bị thu giữ dưới chân thành.
Một đội nhân mã khoảng mười người đi đến dừng ngựa, Trần Lĩnh chưa kịp nhìn hết mặt mũi bọn họ thì hai bóng xanh đã phi thân đến tuốt gươm đâm chém liên tiếp vào người chàng. Thân thủ đối phương lợi hại, chiêu thức đánh ra rất nhanh, chàng không dám coi thường, vận hết ngũ quan tứ chi vào thế né tránh và quan sát.
Trong chóng vánh mỗi người bên kia đã tung ra chục chiêu, Trần Lĩnh lẫm bẫm “Lợi hại quá!” Rồi chàng xoay chuyển ý nghĩ, đá trực diện vào thanh gươm người cánh trái mượn lực nhào lộn một vòng nhảy ra phía sau chạy về phía viên quan, lúc này ông ta đang ôm ngực quan đấu chưa đứng dậy cũng chưa nhặt lại binh khí.
Viên quan tròn mắt hoảng hót rồi ôm đầu phòng bị, nhưng phản ứng của ông là vô dụng, Trần Lĩnh chỉ đến nhặt thanh đao và nói: “Mượn đỡ một lát nhé!”
Tình thế nhanh chóng đảo ngược, có lợi khí trong tay Trần Lĩnh ra chiêu mau lẹ, phong tỏa đường gươm đối phương rồi mượn thế công vào cánh tay người bên trái, người bên phải vẫn đánh nhanh liên tiếp nhưng thân thủ Trần Lĩnh quá nhanh, nhiều lúc tưởng chừng như đã trúng chiêu nhưng trong một sát na mỏng manh chàng vẫn né được.
Người bên trái bị đánh lui bốn bộ vì trong lúc nguy hiểm anh ta vội dụng lực quá nhiều không kiềm lại được, cánh tay anh ta chỉ bị chém sượt qua da rách tay áo, điều may mắn này đều do Trần Lĩnh làm chủ. Người cánh phải lúc này không còn có thể bức Trần Lĩnh khốn đốn né tránh nữa, anh ta nhanh chóng đánh mất tiên cơ chỉ sau năm chiêu.
Vẫn nương theo đường gươm, Trần Lĩnh lại bức người bên phải này thối lui, võ công anh ta có vẻ nhỉnh hơn đồng đội một chút nhưng về cơ bản giống nhau đến tám phần, những chiêu thức này nhanh chóng bị Trần Lĩnh nắm bắt và kết quả anh này bị đánh lui không hề lạ.
Người bên trái lại xông lên, sau mười chiêu bị chém vào hông, đường đao của Trần Lĩnh đi nhanh nhưng chàng cố ý sử không chuẩn xác. Người bên phải lại thay phiên và cứ theo kịch bản cũ vẫn bị đánh lui. Đôi bên sử khoảng bảy, tám mươi chiêu nữa, người bên cánh trái bị đá văng xa hai trượng. Trần Lĩnh lúc này đã bực tức ra mặt, chàng nghĩ rằng họ biết khó sẽ thối lui nhường đường, đâu biết rằng anh em họ Lâm này có tính toán khác.
Một bóng đỏ phóng đến, thanh gươm chém tới tấp, linh hoạt vô bì, Trần Lĩnh lúc này lại vào thế một định hai, khốn đốn né tránh nhiều khi công được nửa chiêu lại bị người áo đỏ tung chiêu đâm tới, bức bách phải đổi thế phòng thủ. Chàng xoay chuyển ý nghĩ rất nhanh: “Bọn này quyết bắt mình, họ đã có tính toán trước, cho hai tên áo xanh tiêu hao khí lực của mình, rồi cao thủ thật sự sẽ đánh bại mình.”
Lại phải khốn đốn đỡ gạt, một lúc suy tưởng thanh gương người áo đỏ đã chém vào bắp tay chàng, vết thương khá đáng kể. Chàng lại xoay chuyển: “Phải đánh bại tên áo xanh thật nhanh, nếu giữ thế này mình bị đánh gục là cái chắc!”
Trần Lĩnh lại vào hiểm địa tìm cơ hội. Kim quang sáng loáng, thanh gươm của người áo đỏ không có chàng cơ hội để nhìn rõ dáng dấp. Tiên cơ người ta cứ chiếm giữ, thật khó để thực hiện điều tiên liệu.
Lại vào một tư thế hung hiểm, thoáng thấy người áo xanh sử chiêu hơi chùn lại, chắc hắn đã thấm mệt, người áo đỏ thì chiêu thức vẫn cứ lợi hại, vẫn biến hóa rất nhanh, tiếp theo là một cú chém hướng xuống vào phần hông Trần Lĩnh, chàng hơi xoay lưng, tư thế hướng tới, thanh đao chém chẳng khoang nhượng vào cánh tay đang cầm thanh gượm hạ thấp của người áo xanh, khi anh ta kịp phát giác thì những lóng tay của ba ngón áp út đã bị chém bay đi, dư lực cuốn luôn thanh gươm trong tay bay đi.
Lúc đó lưng dưới Trần Lĩnh bị người áo đỏ chém trúng, vì chàng hướng tới né tránh nên vết thương chỉ ở ngoài da. Đã sẵn dự định Trần Lĩnh vẫn hướng đến tung cước vào mặt đối thủ áo xanh, lúc này anh ta hơi cúi người, khuôn mặt anh ta đau đớn quặn thắt, máu từ những ngón tay văng tới mặt anh nhuộng màu kinh dị. Trần Lĩnh bất nhẫn dừng chiêu cước lại khi mới sử một nửa. Sát na phân tâm, thanh gươm trong tay đối thủ áo đỏ đã công tới chém vào vài trái của chàng, máu nhanh chóng loan lỗ cả vạt áo da thú, đau đớn biết kể sao cho siết.
“Voi Chín Ngà!” Người áo đỏ hơi dừng lại thủ thế, rồi hét lớn công tới, lúc này Trần Lĩnh đã quay lại nhìn rõ mặt mũi đối phương như một đứa trẻ đang đỏ mặt tức giận. Lúc nãy khi ở cửa sinh tử, tinh thần tập trung cao độ, chàng chẳng bận tâm mặt mũi đối thủ ra sao, bao nhiêu tâm tư dồn hết vào bộ vị và chiêu thức của họ. Thấy dáng cao cao nhưng hóa ra lại là một thiếu niên nhỏ tuổi, sự bất ngờ khiến chàng chối từ cơ hội chiếm lấy tiên cơ.
Cậu bé áo đỏ này chính là Thường Kiệt và đây chính là nhiệm vụ đầu tiên của cậu, đánh một tên tội phạm nguy hiểm của hội Giao Long. Thanh gươm trong tay cậu bé bỗng linh hoạt và nhanh dị thường, chém móc liên tiếp từ dưới lên, rồi theo vòng lại đảo xuống chém móc lên. Trong chóng vánh đã đủ chín thế húc ngà voi, Trần Lĩnh bị ép thối lui đến sáu bộ, trước đối thủ còn nhỏ, chàng có vẻ như không muốn dùng nội công đối đao để ăn hiếp đối phương.
Thường Kiệt hét lớn “Gà Chín Cựa” rồi xoay chuyển thanh gươm dọc theo song cước, thay nhau vừa đá vừa chém biến hóa vô cùng. Tất thẩy Thường Kiệt đã tung chín cú đá và hai mươi bay cú đâm. Trần Lĩnh khốn đốn né tránh, tâm tư vừa nghĩ đến một người, đó là Ngô Công Chính, cái tên nho sinh từng đánh nhau với chàng lúc mới về lại làng sau ba năm. Các chiêu thức của anh ta cũng biến hóa tương tự, nhưng vì dùng quạt không thể phát huy hết tất cả diệu dụng của kiếm chiêu. Thường Kiệt lại đang dùng thanh gươm dài, tốc độ và thân pháp linh hoạt của cậu càng khiến chiêu thức mô phỏng theo một câu chuyện dân gian này trở nên thâm ảo hơi rất nhiều. Trần Lĩnh trong lúc phân tâm đã bị chém hai chiêu trúng đùi và hông, chàng vội thối lui. Giờ chàng đã vận khí thuần thục, đã học được Trần gia búa pháp nhưng đứng trước đối thủ lợi hại này, chàng chưa từng giao chiến qua, cố nhiên là vẫn chưa thích nghi được.
Thường Kiệt nhìn về phía anh chàng họ Lâm đang đau đớn, xông đến đối thủ thì thấy Trần Lĩnh đang cười, chàng cười vì một lần nữa lại thấy được những chiêu thức kỳ ảo, biến hóa này, còn Thường Kiệt lại nghĩ gã độc ác nên vui thích với việc khiến người khác bị tàn phế.
“Ngựa Chín Hồng Mao” Vừa quát lớn vừa nhào lộn trong không trung, Thường Kiệt đâm liên tiếp cả chục chiêu khiến đối thủ phải căng mắt lên né tránh. Lúc vừa chạm đất cậu bé hơi thấp đầu từ đó chỉ công không thủ, tạo một vùng kiếm quang bủa vây lấy Trần Lĩnh, các chiêu thức đâm cực kỳ nhanh nhẹn và không đi sâu quá tầm, gần đến giới hạn hết sải tay vội rút lui đâm vào vị trí khác. Không biết bao nhiêu cú, Thường Kiệt lại xoay chuyển rất nhanh có lúc đâm hời hợt có lúc, như phóng người đến. Trần Lĩnh né tránh nhưng không quên quán sát những chiêu thức hoa mỹ này, chàng càng lúc càng thấy thích thú.
Những người đứng xem thì thấy sinh tử của họ Trần thật mỏng manh, nhưng khó họ lấy làm khó hiểu khi chàng cứ cong miệng thích thú.
Trần Lĩnh bị ép đến gần tường thành, vội phi thân lên đảo một vòng sang cánh phải và nói: “Cậu bé, hết rồi sao? Những chiêu này rất lợi hại, nhưng cậu sử cho tôi thấy hết rồi, thì còn diệu dụng vào nữa.”
Thường Kiệt lại quát lên “Voi Chín Ngà” rồi xông đến tấn công. Đám quan binh nãy giờ vẫn nễ phục cậu bé, nhưng lúc này mặt mày họ liền ánh lên vẻ thất vọng, có người nói nhỏ: “Tiểu vương gia vẫn chưa có kinh nghiệm đối địch, thật là đáng tiếc!”
Thường Kiệt lại quát: “Gà Chín Cựa, Ngựa Chín Hồng Mao!” Rồi cậu lại quát “Voi Chín Ngà!” Vừa quát vừa đánh, vừa ra chiêu rất nhanh. Sau khoảng ba mươi tiếng quát có theo trình tự rồi không theo trình tự, Thường Kiệt đã công trúng tất cả chín chiêu gây sát thương có nặng, có nhẹ cho Trần Lĩnh.
Diễn tiến quá bất ngờ, người người lá ó, tỏ vẻ kinh dị, nơi đây là cửa quan, nhiều hào khách giang hồ cũng có mặt để chứng kiến trận đấu. Giờ không còn ai dám coi thường cậu bé truyền nhân của Ngô gia đao phái nữa. Riêng Trần Lĩnh, lúc này chàng đã rơi vào hiểm địa, đã nhận gần hai mươi vết thương, máu đã nhộm đỏ cả quần áo mặt mày, tai còn nghe những lời mắng nhiếc nặng nề của đám người quan đấu. Chàng khó nhọc lẫm bẫm: “Nó… võ công mà thằng bé sử dụng chính là khắc tinh của họ Trần mình, mà cha đã nói tới hay sao?”
Thường Kiệt hét lên: “Thạnh Sanh Xạ Ưng Tinh” Mũi đao đâm tới chỉ còn cách Trần Lĩnh Trong gang tất.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện