[Dịch] Đại Tống Chi Phong Lưu Tài Tử

Chương 66 : Nhập Cung

Người đăng: 

Nhắc tới Trung Quốc cổ đại, về các thành trì phồn hoa nhất có thể nói tới Tây An hay Bắc Kinh. Thủ đô luôn là địa điểm có điều kiện phát triển vô cùng lý tưởng, cũng là địa phương hiểm yếu nhất. Trường An, Hoàng Hà đều có lá chắn thiên nhiên cực kỳ hiểm ác, nhưng so với Lạc Dương còn kém hơn một chút, Lạc Dương phía tây có rất nhiều hang động, phía đông có sông suối bao quanh. Ở giữa là bình nguyên, con đường rộng lớn vô cùng, thuận tiện cho việc hành quân thần tốc. Năm đó, khi Tôn Tẫn vây Ngụy cứu Triệu, kế hoạch được thành công cũng chính là nhờ lợi dụng địa hình mà khai thác nhược điểm, cộng thêm việc Lương thái tổ thanh danh thối nát, bị người dân xem thường, thậm chí coi là hướng Ngụy. Sau khi Âu Dương Tu viết Tân Thời Ngũ Đại Sử Ký, hắn đã giải thích rất cặn kẽ huyết thống của Lương thái tổ, mãi sau này mới được người dân thừa nhận. Thạch Kính Đường sau đó ở thời Hậu Tấn cũng mở rộng kinh đô, lịch sử khá huy hoàng. Con hắn Thạch Trọng Quý vì không cam lòng xưng hầu trước mặt người Khiết Đan, vì thế bị Liêu Thái Tông Da Luật Đức tự thân dẫn đại quân chinh phạt. Tiên phong của quân Liêu là Trương Mang, cho quân đánh phá, cướp giết khắp nơi, gây ra tổn thất rất lớn. Sau này Da Luật Đức biết việc, quyết định hành quyết hắn trước bàn dân thiên hạ, xác của hắn bị nhân dân giày xéo nát nhừ. Nhưng lịch sử cũng ghi rõ, người Khiết Đan lo sợ khí hậu của Trung Nguyên quá nóng, không thể ở lâu, vì thế họ chỉ có thể bắt đại Tống cống nạp chứ không dám cất quân đánh chiếm Trung Nguyên. Qua nhiều năm tháng, tới khi bắc Tống lập quốc, Triệu Khuông Dận (Tống Chân Tông) ký kết một hiệp định chính thức, cúi đầu xưng thần với Liêu Quốc. Triệu Khuông Dận bị chèn ép đến cực hạn, nhiều lần muốn dời đô, hắn tính tới Lạc Dương, rồi lại nghĩ tới Trường An, nhưng không được Triệu Quang Nghĩa ủng hộ: - An thiên hạ ở đức, không phải ở mưu, dùng chính trị hà khắc để làm khổ dân cũng là tự đặt mình vào dưới lưỡi đao. Những lời này của Nghĩa khiến Triệu Khuông Dận nghẹn lời, sau đó hắn cãi: - Tấn Vương dùng pháp luật quản lý nhân dân, nhưng vẫn tạo ra cơ nghiệp trăm năm, không ai dám oán thán, không phải sao ? Khuông Dân xuất thân vũ phu, không biết suy nghĩ, cùng đối thoại với người thông hiểu chính sự tất nhiên khó có thể được, hắn không hiểu rằng: nếu quá hiếu chiến sẽ làm cho nhân dân lầm than, nội loạn sẽ nhân đó nổi lên, bên ngoài ngoại quốc nhòm ngó, bên trong nội loạn không ngừng tất mất nước. Hiểu điều đó, Triệu Quang Nghĩa một lòng can gián, liên tục một thời gian rốt cục ý định dời đô cũng bị gác lại. Sau đó vì để bảo vệ triều đình, một đạo cấm quân hùng mạnh được tuyển chọn, huấn luyện nghiêm ngặt, tập trung đóng quân ở kinh đô và mấy vùng lân cận, đặc biệt là những địa điểm xung yếu, nhưng cũng vì đạo quân này mà hàng năm tiêu phí một khối lượng tiền bạc khổng lồ, khiến nhân dân ngày càng cực khổ. Gác lại chuyện lịch sử, lại nói về Thạch Kiên. Sau hai lần bổ xung lương thực, rốt cục hắn đã tới được kinh đô, mỗi lần dừng lại, các quan viên địa phương lại thông báo, thúc dục bọn hắn đi nhanh hơn vì trong cung Hoàng đế đang rất sốt ruột, thậm chí còn đưa cho hai vị công công mấy bức thư do bồ câu đưa tin, thúc dục đẩy nhanh hành trình. Phạm Trọng Yêm cũng ngày càng sốt ruột, chỉ có Thạch Kiên là vẫn như cũ, không quan tâm việc gì, mỗi ngày ôm sách khổ học. Nhưng không ai để ý rằng, mỗi hành động của Thạch Kiên lúc này đều có một chút mơ hồ. Một lát sau, phủ Khai Phong cho người vào cung cấp báo, nói Thạch học sĩ đã tới nhưng đứng trên thuyền chưa vào bến tàu. Sau khi Triệu Khuông Dận định đô, qua ba lần mở mang bờ cõi đã chia đất nước ra làm ba phần, một là nội thành, hai là Hoàng Thành, ba là Tân Thành, cũng chính là nơi mà Thạch Kiên xuyên việt tái sinh. Lúc này, hai công công sợ hoàng đế sốt ruột đã dùng bồ câu đưa thư liên tục báo tình hình, nhưng tin tức cũng đã bị tiết lộ ra ngoài. Hiện tại rất nhiều người biết được lộ trình của Thạch Kiên, biết hắn hôm nay sẽ tới nơi nên tụ tập rất đông. Ngẫm lại, một thiếu niên mười hai tuổi lại làm ra vô số chuyện thần kỳ như vậy, lại được Hoàng Đế yêu thương, dân chúng ngưỡng mộ thực rất đáng xem một lần. Thạch Kiên đứng trên thuyền thấy cảnh này lập tức bảo thuyền dừng lại, thả neo ở giữa sông. Hàng ngàn người đứng trên bờ chỉ chỏ về phía chiếc thuyền. Bà nội Thạch Kiên nhìn thấy đầu toát mồ hôi, vuốt vuốt ngực: - Trời ơi, người kinh thành sao nhiệt tình như vậy. Cháu ngoan, nếu cứ thế đi xuống không khéo ngươi chưa kịp vào triều làm quan đã bị dẫm chết… Thạch Kiên biết rằng khi hắn mới tới sẽ rất nhiều người cảm thấy ngạc nhiên, hắn cũng đã liệu trước tình hình này, vì thế hắn phái một binh lính cầm ấn phù tới phủ Khai Phong cầu cứu. Tống Chân Tông nghe vậy mỉm cười: - Là con dân của Hoàng thành lại bắt chương dân chúng Dương Châu, vậy còn thể thống gì ? Các đại thần nghe vậy thấy rất buồn cười: - Người với người, căn bản là giống nhau, không phải sao ? Tống Chân Tông ngay lập tức phái Dương Văn Quảng mang theo một đội kỵ binh cấp tốc đi tới bến tàu bảo hộ bà cháu Thạch Kiên. Thấy quan binh đến, Thạch Kiên mới thở phào nhẹ nhõm, hắn ra lệnh cho thủy thủ cho thuyền vào bờ. Khi tới bờ, nghe thấy người đón mình là Dương Văn Quảng, hắn kinh ngạc hỏi: - Có phải lão tổ tôn ngài là Dương công ? Dương Văn Quảng sửng sốt, cái gì Dương công ? Thạch Kiên thấy vậy mới giật mình, vỗ vỗ đầu. Đó là tên trong tiểu thuyết..hắn liền sửa lời: - Tổ tôn ngài có phải Dương Thái Úy, Dương Vô Địch ? Nghe nói tới nội tổ, Văn Quảng nghiêm mặt, cung kính nói: - Đúng là gia tổ. Thạch Kiên lập tức thi lễ: - Hóa ra là hậu thế của anh hùng. Nhận một lễ này, Dương Văn Quảng mặt mũi đỏ bừng. Kỳ thật, trong lịch sử Dương gia công trạng xa xa không bằng Phan Nhân Mỹ và Tào Bân, Vương Toàn. Nhưng hắn lại chết rất trung liệt, được lưu danh thiên cổ. Ngoài ra còn một nguyên nhân, con của hắn tức Dương Lục Lang sau này cũng tử trận nơi biên cương, Dương Văn Quảng này cũng vậy, có thể nói Dương gia từ trên xuống dưới đều trung can nghĩa đảm. Chỉ là ở thời này danh tiếng Dương gia không vang dội được như sau này. Dương Văn Quảng lúc này cũng chỉ là một quan lục phẩm. Hai người thi lễ với nhau, sau đó dưới sự hộ tống của Dương Văn Quảng, lớn nhỏ Thạch gia trong sự bảo hộ của binh lính tiến về phía hoàng cung, tất nhiên người dân lúc này không dám tới gần, chỉ là không ngừng chỉ chỏ, bàn tán. Thạch Kiên còn nghe có người nói: - Ngươi xem tiểu thánh nhân kìa, ta thấy mắt hắn có hào quang. Thạch Kiên thiếu chút nữa té xỉu, gì chứ ? Ta có phải Tôn Ngộ Không đâu ? Nghe lời này, ngay cả đám quan binh đang hộ tống cũng trộm cười. Trong đám người có một cô nương xinh đẹp, nhìn Thạch Kiên hô lớn: - Tiểu Thạch học sĩ, ta đã quyên góp hơn ngàn quan tiền giúp cho người nghèo, xin hãy cho ta tới Thạch gia làm nô tì… Hóa ra đám nữ tử ở đây nghe được chuyện của Uyển Dung, nên ai cũng nuôi mộng hão huyền. Mặc dù được binh lính bảo hộ nhưng hành trình vô cùng chậm chạp, dọc đường rất đông người đứng xem, trong đó có rất nhiều mỹ nữ, tất cả khi nhìn thấy phong thái của Thạch Kiên cũng ngơ ngẩn, có người còn chôn chân rơi lệ, có người thậm chí té xỉu tại chỗ. Ngay cả Dương Văn cũng thầm ghen tị: - Ta trẻ tuổi, khí độ cũng không tệ sao lại không được như hắn ? Rốt cục, mọi người cũng đã tới phủ Thượng thư, phủ đệ vô cùng rộng lớn, bà nội nhìn thấy nói: - Phủ lớn như vậy, chúng ta có vài người làm sao dùng hết, quá phí phạm ? Dương Văn Quảng trong lòng vô cùng buồn bực, nghĩ thầm: - Lão thái thái này được tiện nghi còn ra vẻ thông minh, nếu không phải có người can ngăn, hoàng thượng còn muốn cho các ngươi phủ lớn hơn nữa kìa. Tống Chân Tông quả thực không quên việc Thạch Kiên thích đọc sách nên bố trí một thư phòng rất lớn, thư phòng này ít nhất phải lớn gấp năm thư phòng của Thạch gia. Thạch Kiên không nói gì, chỉ nghĩ thầm, thời này nhà cửa thật rộng lớn, nếu muốn tổ chức vũ hội ở đây hẳn cũng không thành vấn đề, sau đó hắn chỉ huy binh lính chuyển sách vở vào nhà. Dương Văn Quảng nói: - Tiểu Thạch học sĩ, đừng vội, lát nữa về thu thập mọi thứ cũng không muộn, giờ văn võ toàn triều và Thánh Thượng đang chờ. Uyển Dung cũng nói: - Thạch học sĩ, người cứ yên tâm, nô tì mặc dù tài hoa không bằng người nhưng cũng đã đọc qua không ít thi sách, hơn nữa còn Hồng Diên và Lục Ngạc, nô tì sẽ giúp người bố trí mọi thứ thật tốt. Trên thuyền, Thạch Kiên cũng đã nói chuyện với nàng vài lần, càng nói càng kinh hãi, học thức của Uyển Dung quả nhiên hơn người, dần dần hắn cũng bỏ qua việc Uyển Dung dùng kế để tiếp cận hắn. Sau đó, hắn nói một câu đa tạ rồi theo Phạm Trọng Yêm, Dương Văn Quảng đi vào hoàng cung.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
www.tangthuvien.vn
 
Trở lên đầu trang