[Dịch] Đại Tống Chi Phong Lưu Tài Tử

Chương 314 : Nhóm công chúa đấu đá (Phần 1)

Người đăng: 

.
Hắn chỉ trên bản đồ, nói: - Đảo Dung quận chúa, những địa phương này quả thực hoang vắng, cho nên bản quân quyết định đem phía Tây Âm Sơn và phía Bắc Hoàng Hà cho ngươi. Bình nguyên Hà Sáo đa số nằm ở phía Bắc, bởi vậy theo như cách phân chia của Thạch Kiên, đại bộ phận bình nguyên Hà Sáo đều thuộc về Liêu quốc. Chuyện này cũng không có cách nào khác, nếu không như vậy cũng không thể đánh bại vị quận chúa này, chẳng lẽ lại làm như lời hắn doạ Da Luật Đảo Dung, không diệt Tây Hạ, mà lại tấn công Liêu quốc. Đó cũng chỉ là doạ nạt, Thạch Kiên chính là không muốn lãng phí thời gian làm như vậy. Da Luật Đảo Dung vừa nhìn bản đồ, nói: - Thạch đại nhân quả nhiên nhân hậu, thật là một địa phương rộng lớn. Dựa theo sự phân chia của Thạch Kiên, địa phận mà Liêu quốc chiếm được không bằng một phần hai mươi của Tây Hạ. Thạch Kiên cười, nói: - Muốn nhiều hơn, có phải không? Có thể. Không bằng như vậy đi, chia lại một lần nữa, Âm Sơn, phía Tây núi Hạ Lan, thung lũng Hà Tây phía Bắc, toàn bộ thuộc về Liêu quốc. Bây giờ diện tích rất lớn, chiếm hơn một nửa, nhưng đó là những nơi nào? Là sa mạc Đằng Cách Lý và sa mạc Ba Đan Cát Lâm, hai nơi này nhân khẩu cũng không tới mười ngàn người, Liêu quốc lấy những nơi này để làm gì? Da Luật Đảo Dung càng bị hắn làm cho tức đến buồn cười. Nàng đứng dậy, nói: - Hôm nay coi như không có cách nào bàn chuyện. Ta đi thăm công chúa. Thạch Kiên nghe xong cảm thấy mừng rỡ. Vốn dĩ hôm nay hắn không muốn bàn chuyện, Da Luật Đảo Dung có chuẩn bị mà tới, chính mình cũng muốn thảo luận một chút với thủ hạ. Hắn liều đứng dậy, nói: - Vậy cũng tốt, bản quan còn quên một chuyện, ngoại trừ dâng tặng những nơi này, còn có mấy vạn binh lính Liêu quốc và Công chúa điện hạ. Bản quan cũng không phải là người keo kiệt. Da Luật Đảo Dung liếc mắt nhìn Thạch Kiên một cái, nói: - Binh lính ta sẽ mang đi, về phần công chúa, khi ta tới đây bệ hạ cũng đã nói qua. Thạch đại nhân dọc đường mang theo Công chúa điện hạ, trên đường cô nam quả nữ cũng không biết đã xảy ra chuyện gì. Không bằng Công chúa cũng tặng cho Thạch đại nhân đi. Ta đi tìm Công chúa thông báo cho nàng việc này. Thạch Kiên nghe xong sửng sốt, tặng cho ta? Hắn bị những lời này của Da Luật Đảo Dung làm cho kinh ngạc đến không nói nên lời. Lúc này, bên ngoài truyền đến một tiếng: - Tốt Hoá ra là Ngọc Tố Nô Hương và Hưng Bình Công chúa vừa lúc tiến vào tìm Thạch Kiên, nghe thấy hắn cùng Da Luật Đảo Dung đang đối chọi gay gắt, nên các nàng không tiến vào mà đứng ở cửa. Mấy ngày này Ngọc Tố Nô Hương và Hưng Bình Công chúa ở cùng nhau, nàng tất nhiên biết tâm ý của Hưng Bình Công chúa, cho nên lập tức nói tốt. Về phần Hưng Bình Công chúa thì đang dựa vào cửa, trên mặt đỏ ửng, cũng không biết là do xấu hổ hay là tức giận. Duyên Châu bây giờ và Duyên Châu khi Thạch Kiên đến là hai chuyện khác nhau. Khi đó nơi nơi đều là nhà cửa hư hỏng, có rất nhiều dấu vết thê thảm sau những trận huyết chiến. Tuy nhiên từ năm ngoái khi Thạch Kiên bày ra kế hoạch tại Duyên Châu, hiện tại Duyên Châu đã trở thành mỏ than được khai thác, trở thành địa phương toả sáng sức sống bừng bừng. Trên đường, dân chúng mặc quần áo tuy rằng phần lớn là vải bố y, nhưng đại đa số mọi người đều mặc quần áo mới, hai bên đường phố cũng mở rất nhiều cửa hàng mới, bên trong bán rất nhiều thương phẩm rực rỡ muôn màu. Tuy nhiên điều khiến Triệu Dung cảm thấy kỳ quái đó là trên đường nhìn thấy rất nhiều cảnh tượng, đó là rất nhiều người Trung Nguyên cầm quạt dài ngắn khác nhau, giống như một người đang tìm kiếm con mồi của chính mình. Những người này đi đi lại lại trên đường cái, mỗi khi nhìn thấy một thanh niên Tống đi tới, bọn họ liền lập tức tới bắt chuyện, hơn nữa còn mang theo bộ dạng tươi cười, không ngừng đi phía sau thanh niên đó nịnh bợ, cùng thanh niên đó nói chuyện. Tuy nhiên bọn họ đại đa số đều trở về tay không, tuy vậy có một số ít thanh niên cho phép, vì thế bọn họ liền dắt quạt vào thắt lưng thanh niên này, sau đó chạy ra ngoài thành, những người phía sau liền cười to. Triệu Dung hỏi Thân Nghĩa Bân Thân Nghĩa Bân cũng lắc đầu. Hắn vừa bực mình vừa buồn cười, nói: - Đây là những phụ nhân đang lưu hành tại Thiểm Tây - Phụ nhân? Triệu Dung mở to mắt hỏi. Thân Nghĩa Bân đáp: - Bởi vì Thạch đại nhân ban bố điều lệ thông hôn Phiên Tống. Cho nên có rất nhiều người muốn để con mình thông hôn với người Tống. Nhưng đại đa số người Tống lại không muốn, vì thế mời thường thấy những người Thổ Phiên này đi lại trên đường khuyên bảo những thanh niên này, nói rằng nữ nhi nhà ta tốt thế nào, xinh đẹp thế nào, còn nói nhà bọn họ giàu có bao nhiêu, nếu cưới con gái của bọn họ sẽ được lợi những gì. Những thanh niên này có nhiều người không bị mắc mưu, những cũng có một số người bởi vì còn trẻ không hiểu chuyện nên bị người Thổ Phiền lừa, sau đó những người Thổ Phiên sẽ nhanh chóng tổ chức hôn lễ cho bọn họ, bởi vì sợ cha mẹ bọn họ biết sẽ ngăn cản. Một khi được những thanh niên này cho phép họ sẽ lập tức đưa người về nhà, cho nên gọi là “phụ nhân”. Triệu Dung ngồi trong xe ngựa nghe xong không nhịn được mà cười những người Phiên này. Thân Nghĩa Bân còn nói thêm: - Kỳ thật Thạch đại nhân không tán thành phương pháp thực hiện này, bởi vì những người này đều là những thanh niên vô tích sự, những người Phiên này chỉ lo giúp họ việc thành thân, hậu quả lại không nghĩ đến sẽ tạo nên thương tổn cho nữ nhân của họ. Thạch đại nhân đã từng khuyên vài người quay về, nhưng họ ai cũng không nghe Thạch đại nhân, còn nói Thạch đại nhân là quan trên chỉ ăn bánh mà không phải lo học cách làm bánh. Đã có mấy người Tống triều cùng con họ thành thân, nữ tử còn dễ một chút, đặc biệt chỉ có nam tử không cô gái Tống nào chịu gả cho bọn họ. Vì thế đã xuất hiện một việc, gọi là “nghe ngóng” - Nghe ngóng? Triệu Dung vừa nghe cái tên này liền cười rộ lên - Đúng. Chính là chuyên hỏi thăm gia cảnh những người Tống kia, hoặc là con gái những gia đình Tống kia xấu xí hoặc khó gả ra ngoài hay không. Nếu như vậy con trai họ sẽ dễ dàng cưới vợ. Nếu có một đôi nam người Phiên, nữ người Tống kết hôn thì của hồi môn sẽ không nhỏ. Lúc này Triệu Dung cũng mỉm cười. Tuy nhiên Thân Nghĩa Bân lại nghiêm mặt nói: - Nhưng nếu cứ như vậy, người Phiên quả thật có gánh nặng không nhỏ vì con cái, bọn họ vì muốn con có thể dung nhập Tống triều, ngày đêm lao động kiếm tiền làm phí hôn lễ. Hơn nữa những người Tống và người Phiên sau khi thành thân, nhiều người Tống đều ở nhà tác oai tác quái. Những người Phiên này nghĩ đến pháp lệnh của Thạch đại nhân, cũng không dám hé răng oán thán. Thạch đại nhân thấy bọn họ đang thương liền nói với các quan viên, về phương diện kiếm tiền, sẽ đối xử bình đẳng với người Phiên và người Tống, giúp bọn họ có một cơ hội. Mặt khác Thạch đại nhân còn chuẩn bị ban bố một pháp lệnh mới, đó là quân đội có thể kêu gọi những thanh niên nam tử người Phiên, cho phép bọn họ nhập Tống tịch. Pháp lệnh này được ban ra, liền có rất nhiều người Phiên đưa con vào quân đội. Triệu Dung nghe xong bùi ngùi thở dài, nói: - Nói như vậy, những người Phiên này cũng thật đáng thương. Thân Nghĩa Bân nói: - Cũng không hẳn vậy, Thạch đại nhân từng triệu tập các tộc trưởng người Phiên lại, sau khi nghe bọn họ oán hận, từng nói với bọn họ, thoạt nhìn có vẻ không công bằng, nhưng qua vài nữa nữa sẽ có rất nhiều người Tống nhận ra nữ nhân của họ chính là đối tượng bầu bạn tốt nhất. Hiện tại có vẻ không công bằng nhưng người Tống sẽ càng ngày càng không tìm được đối tượng thích hợp, sau đó họ sẽ dần dần chú ý đến người Phiên. Sau vài chục năm nữa, mọi người sẽ quen với loại thông hôn này, sẽ có nhiều đám hỏi giữa người Phiên người Tống hơn. Bọn họ hiện giờ coi như thế hệ đầu tiên, hy sinh một chút cũng bình thường. Lúc này oán khí của những người Phiên mới giảm đi. Triệu Dung cũng biết chuyện này. Lúc trước khi Thạch Kiên ban bố pháp lệnh này, đã từng viết một bức mật hàm cho Lưu Nga. Trong tấu chương hắn nói: Đại Lục Lưỡng Loan và Đại Dương Đảo diện tích to lớn, cần giảm bớt áp lực thâu tóm đất đai. Như vậy sẽ không thể làm tăng thêm mâu thuẫn giữa dân chúng và triều đình. Tiếp theo chính là vấn đề dân tộc. Hắn nói: Làm như vậy chính là để sau này trên đất của Đại Tống hơn một trăm người chỉ có một hai người Phiền. Như vậy sẽ không xuất hiện tình trạng Ngũ Hồ và An Sử nữa. Tiếp đó chính là cổ vũ động viên dân chúng nghiên cứu phát triển kỹ thuật sản xuất, và phát triển vũ khí tiên tiến. Như vậy liền có thể xưng hùng với ngoại quốc, Tống triều sẽ đứng vững trong thời gian còn lâu hơn cả nhà Chu, càng thêm cường thịnh. Đặc biệt là câu nói sau, khiến Lưu Nga động tâm, triều đại nhà Chu đã nắm vững giang sơn hơn tám trăm năm, nàng làm sao có thể không động tâm. Vì thế có sự đồng ý của Lưu Nga, pháp lệnh này cũng không xảy ra sóng to gió lớn gì. Tuy nhiên pháp lệnh này cần thời gian rất lâu, theo lời Thạch Kiên nói, thậm chí cả khi hắn đã chết cũng không thấy được kết quả này. Tuy rằng những người Phiên này và chính sách của Thạch Kiên là hai bên tình nguyện. Tuy nhiên trong quá trình này, người Phiền đúng là đã chịu rất nhiều uỷ khuất, nhưng may là Thạch Kiên không hề thiên vị, Phiên Tống bình đẳng Điều này khiến cho người Phiên và người Tống được đối xử như nhau, đều có cơ hội làm việc, hơn nữa người Phiên thực ra khổ hơn người Tống, cùng một ngành thủ công nhưng lương người Tống sẽ cao hơn người Phiên. Trong tình huống như vậy, cho dù bọn họ có oán hận cũng không thể nói ra. Dù sao Thạch Kiên ban bố pháp lệnh này, cũng không buộc ngươi gia nhập Tống tịch, hơn nữa người ta quả thực chưa từng khinh thường người Phiên bao giờ.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang