[Dịch] Đại Đường Tửu Đồ

Chương 29 : Nạp chinh thái lễ

Người đăng: 

.
Tiêu Duệ trừng mắt lạnh lùng nhìn Thừa tướng đương triều, Tôn Công Nhượng thấy rõ mồn một. Cảnh tượng này khiến hắn biết một mặt khác phía sau Tiêu Duệ bình tĩnh mà hắn thường thấy, trong lòng không khỏi càng thêm ấn tượng. Hôm sau, Tiêu Duệ chuyển vào trong nhà cũ Tiêu gia đã được tu sửa xong, từ nay về sau mình đã thực sự có nhà. Trong nhà có mấy hạ nhân, thị nữ mà Tôn Công Nhượng “đưa tặng”. Một mình chuyển vào căn nhà cũ rộng lớn này, lúc đêm dài yên tĩnh, Tiêu Duệ không khỏi thổn thức. Mấy ngày liên tiếp, ông chủ các đại tửu phường Lạc Dương đều tiến đến chúc mừng. Hai người Lý Đỗ cũng cùng đến chúc mừng một phen, ngày ngày đều phải bày yến tiếp khách ở tửu lâu. Nhà có, việc cưới vợ cũng sẽ được tiến hành. Mặc dù Tiêu Nguyệt không quá muốn đệ đệ của mình lập gia đình trước khi đề danh bảng vàng, nhưng thấy được tình cảm của Tiêu Duệ và thiếu nữ Ngọc Hoàn Dương gia, lại thêm Tiêu Duệ không ngừng xin xỏ, cuối cùng phải nhường một bước chỉ đáp ứng cho hắn đính hôn trước. Hôn sự người đời Đường rất nhiều lễ nghi, đầu tiên là nạp thái. Nhà trai muốn kết thân với nhà gái, phải mời bà mối đến nhà gái cầu hôn, sau khi được đáp ứng mới chính thức “nạp thái” cho gia đình nhà gái. Cũng chính như tục ngữ nói, lệnh của cha mẹ, lời mai mối. Qua nạp thái, tiếp theo chính là ăn hỏi. Nhà trai nhờ bà mối đến gia đình nhà gái hỏi tên, ngày sinh tháng đẻ của cô gái. Sau khi nhận được sẽ đi xem bói, hợp tám chữ, liền tiến tới bước tiếp theo: Nạp cát. Nhà trai hỏi tên, hợp tám chữ, báo điềm lành với nhà gái, cũng tặng lễ tỏ vẻ muốn đính hôn, cũng phải đến hành điện ký giấy chứng hôn. Sau một quá trình xác nhận, theo Tiêu Duệ thấy thì giống như đăng ký và công chứng tài sản trước hôn nhân ở đời sau. Cha mẹ Tiêu Duệ không còn, Tiêu Nguyệt là bề trên duy nhất, tự nhiên việc này nàng sẽ ra mặt lo liệu việc cưới hỏi cho đệ đệ. Tiêu gia có cầu, Dương gia cố ý, cho nên trình tự lễ nghi tuy rằng rườm rà nhưng tiến hành rất thuận lợi. Chỉ cần nạp chinh xong, quyết định ngày cưới, vậy việc này coi như đã xong. Cái gọi là nạp chinh, nói trắng ra là đưa lễ hỏi. Mà người Dương gia chính là mong chờ sính lễ đặc biệt của Tiêu gia, chính là phương pháp điều chế Thanh Hương Ngọc Dịch, hoặc là quyền kinh doanh Thanh Hương Ngọc Dịch. Bà mối mà Tiêu Nguyệt mời đến đứng trong nhà Dương gia, lớn tiếng hô: - Sính lễ Tiêu gia, xin Dương phủ chấp nhận. Thông bảo hai trăm quan, thái đoạn (2) sáu tấm, tơ tằm Giang Nam loại thượng đẳng bốn mươi cuộn. Lễ hỏi này đối với các nhà phú hộ trong thành Lạc Dương cũng coi như xa xỉ. Lễ hỏi của dân chúng bình thường cũng chỉ là quan tiền và chút trà bánh, thịt lợn mà thôi, làm sao còn có thể đưa được thái đoạn và tơ tằm, còn có hai trăm quan tiền, nghĩ cũng đừng nghĩ. Chẳng qua lễ hỏi mặc dù rất phong phú nhưng không làm người Dương gia vui mừng. Dương Huyền nhíu nhíu mày, hỏi bà mối một tiếng: - Vương bà tử, sính lễ của Tiêu Duệ là đó sao? Bà mối ngây người, thầm nghĩ từng này không ít, Dương gia các ngươi chẳng lẽ còn chê ít? Bà do dự một chút, cười cười nói: - Dương lão gia, lễ hỏi của thiếu gia Tiêu gia tuy rằng không quá nặng, cũng không bạc... Trịnh thị trừng mắt nhìn bà mối một cái, mắng: - Ngươi biết sao? Mạnh Dương đi tìm Tiêu Duệ, hỏi hắn một chút sao lại thế này? Chuyện đó hắn rõ ràng đã đáp ứng, nếu không có cái kia vậy nói cho hắn hôn sự không có cửa. Cháu gái xinh đẹp của ta chẳng lẽ không tìm được chồng sao, việc lạ. Dương Hoa xấu hổ rút tay về, nhìn phụ thân của mình một cái. Thấy mặt phụ thân trầm như nước, không khỏi thầm than một tiếng, cất bước rời đi. Ra khỏi cửa chưa đến trăm mét đã thấy Tiêu Duệ mặc một bộ quần áo màu xanh, khóe miệng xuất hiện nụ cười nhàn nhạt, giống như đứng chờ ở bên đường, đợi hắn đến. - Tử Trường. Dương Hoa vội vàng đi tới, muốn nói nhưng thật sự là xấu hổ, đành phải nuốt lời lại. Tiêu Duệ nhìn hắn với ánh mắt tán thưởng, thản nhiên nói: - Ý đến đây của Mạnh Dương huynh, ta đã biết. Ta nếu như đã đáp ứng chuyện gì, tuyệt đối không đổi ý. Nể mặt Mạnh Dương huynh và Ngọc Hoàn, ta sẽ giao cho Dương gia năm thành (50%) kinh doanh Thanh Hương Ngọc Dịch ở thành Lạc Dương. Dương Hoa xấu hổ cười một tiếng, nghi hoặc hỏi: - Thành Lạc Dương? Năm thành? - Không sai, là năm thành... Tiêu Duệ từ từ nói, hắn có chuẩn bị mà đến. Trước đó, trước khi đính hôn, Tiêu Duệ rốt cuộc đã có quyết định, hợp tác với Tôn Công Nhượng thành lập đại tửu phường Tửu đồ. Tôn Công Nhượng ra mặt kinh doanh, mà Tiêu Duệ là người hợp tác và người thiết kế ẩn phía sau, tiến hành sản xuất Thanh Hương Ngọc Dịch trên quy mô lớn. Tiêu Duệ bỏ kỹ thuật, Tôn Công Nhượng bỏ nhân lực vật lực phụ trách tất cả mọi chuyện kinh doanh, mỗi bên chiếm nửa cổ phần. Tiêu Duệ không chỉ làm Thanh Hương Ngọc Dịch với số lượng lớn, còn đề xuất đưa ra một loạt kế hoạch đóng gói rượu, chọn dùng các loại bình và chai, trên chai còn phải khắc các bài thi từ tửu văn tương ứng. Tôn Công Nhượng phụ trách tiêu thụ ra bên ngoài, mà quyền kinh doanh trong thành Lạc Dương, năm thành cho Vương Ba, tỷ phu của Tiêu Duệ, năm thành giao cho Dương gia. Tuy rằng chỉ là năm thành nhưng trên cơn bản là cung cấp đủ số lượng. Cho dù Thanh Hương Ngọc Dịch sản xuất có hạn, năm thành này cũng đã đủ rồi. Hơn nữa Thanh Hương Ngọc Dịch sau khi được đóng gói liền được đưa lên một tầm cao mới. Đối với Dương gia mà nói, lợi từ việc tiêu thụ một bình Thanh Hương Ngọc Dịch đủ để hơn xa bán mười đàn Tam Lặc Tương. Dương Huyền tự nhiên sẽ tính ra được món lợi này. Dương Hoa về nhà vừa nói, ông ta lập tức vỗ bàn, tự mình đi đến Tiêu gia ký văn kiện hợp tác với Tiêu Duệ và Tôn Công Nhượng. Hợp tác với Tôn Công Nhượng, Tôn Công Nhượng vừa bỏ tiền, vừa bỏ sức nhìn thì có vẻ bị thiệt nhưng thực ra không phải. Chỉ riêng lợi nhuận rất lớn từ Thanh Hương Ngọc Dịch, hắn đã rất lãi. Huống chi, ánh mắt của hắn rất xa, hắn nhìn trúng tiềm lực làm rượu rất lớn của Tiêu Duệ. Tiêu Duệ có thể làm ra Thanh Hương Ngọc Dịch, ngày sau tiếp tục làm ra rượu cực phẩm khác cũng là chuyện thường. Cho đến lúc đó, tửu đồ nghiên cứu ra các loại rượu mới, cho lưu hành ở Đại Đường không phải chuyện không có khả năng. Như vậy, ngày sau các rượu do Tiêu Duệ nghiên cứu ra đều sẽ do tửu phường mà hai người hợp tác kinh doanh. Đến tận đây, hôn sự giữa Tiêu Duệ và Ngọc Hoàn đương nhiên coi như đã được ấn định, chỉ là chưa quyết định ngày kết hôn cụ thể mà thôi. Do Tiêu Nguyệt kiên định, hai nhà đồng ý sau khoa cử mùa xuân sang năm sẽ định ngày kết hôn. Trong vòng mấy tháng ngắn ngủi, tay ăn chơi trong phủ Thừa tướng “ gà ác biến thành phượng hoàng” danh chấn Lạc Dương, tửu đồ tài tử, một trong ẩm trung tam tiên, mỗi một lần được truyền tụng trên phố đều khiến người ta cảm thấy thần kỳ. Đầu tiên là từ hôn với tiểu thư phủ Thừa tướng, ngay sau đó đính hôn với Ngọc Hoàn Dương gia, tin tức này truyền khắp thành Lạc Dương. Sau khi tin này truyền vào phủ Thừa tướng, Lưu U Cầu thở dài một tiếng như trút được gánh nặng. Mà Lưu Nhạn Dung chỉ lạnh nhạt cười một tiếng. đương nhiên đối với việc Tiêu Duệ nổi tiếng, người trong Lưu phủ không có một ai tin, không cho là đúng. Cũng khó trách Lưu Nhạn Dung thờ ơ. Nếu trên đời này có ai là người hiểu vị Tiêu lão đệ kia nhất vậy Lưu Nhạn Dung chính là một trong số đó. Ngay từ đầu, nàng lúc nào cũng khuyên Tiêu lão đệ quay đầu lại. Nhưng sau này Tiêu lão đệ lại âm thầm nhìn trộm nàng tắm để báo đáp, xấu hổ nên dần dần tuyệt vọng đối với hắn, hoàn toàn vứt hắn khỏi đầu. Lưu Nhạn Dung thiên kim tiểu thư phủ Thừa tướng tâm cao khí ngạo, lại có học tài, gả cho một tên ăn chơi như vậy, không bằng nhảy lầu tự vẫn cho rồi. 1. Hôn lễ theo phong tục Trung Hoa cổ 1.- Lễ Nạp Thái Theo tục lệ Trung Hoa thì sau khi nghị hôn rồi, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn". Sở dĩ đem chim nhạn là vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền rằng loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, vừa lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và con mái mà thôi. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo. Sau này, người Trung Hoa nào còn theo cổ lễ thì chỉ dùng ngỗng thay thế cho chim nhạn. (Loài ngỗng tuy ngông nghênh, nhưng rất chung tình). 2.- Lễ Vấn Danh Là hỏi tên và họ của cô gái là gì, được bao nhiêu tuổi, đã có hứa hôn với ai chưa. 3.- Lễ Nạp Cát Là sắm sửa lễ phẩm đem sang nhà gái cầu hôn. Tùy theo nhà giàu thì lễ quí, còn nghèo thì chút đỉnh gọi là. 4.- Lễ Nạp Chưng Lễ Nạp Chưng hay là Lễ Nạp Tệ ("chưng" nghĩa là chứng, "Tệ" nghĩa là lụa) là lễ đem hàng lụa hay vật phẩm quí giá đến nhà gái làm tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn, rồi chỉ chờ ngày cưới dâu. 5.- Lễ Thỉnh Kỳ Là Lễ xin định ngày giờ làm Lễ Cưới, nhưng ngày giờ cũng do bên trai định, rồi hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi, song thế nào nhà gái cũng tùy ý bên trai. 6.- Lễ Thân Nghinh Là đã được nhà gái ưng thuận, ngày giờ đã định của bên trai. Bên trai đem lễ vật sang làm lễ rước dâu về. http://legiabinhdinhfirms.com/CuoiHoi.htm 2. Đoạn: hàng dệt bằng tơ, mặt bóng, mịn, các sợi dọc phủ kín sợi ngang.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang