[Dịch] Đại Tống Chi Phong Lưu Tài Tử

Chương 48 : So tài

Người đăng: Tiếu Ngạo Nhân

.
Hôm nay có rất nhiều người tới, ngay cả tri huyện cũng tới, dù sao việc trồng trọt trên ruộng cạn diện tích rất lớn, nông dân thu hoạch lần này tốt hay không có ảnh hưởng rất lớn tới danh tiếng bọn họ. Ngay cả Tống Chân Tông cũng phái hai tiểu thái giám tới xem. Thạch Kiên vì việc thu hoạch lần này đã sớm chuẩn bị một yến tiệc. Đầu tiên hắn mời vài người nông phu biểu diễn ngâm, kéo, phối màu, dệt sợi, thêu hoa. Trong chốc lát, mấy miếng bông tròn nhỏ trở thành những miếng vải, trên có hoa văn, tuy rằng trong số những người đến xem có không ít nghệ nhân, nhưng cũng thầm tán thưởng. Mấy nông phu này thấy họ tán dương, ai nấy đều lộ ra vẻ hưng phân, bọn họ cảm kích nhìn Thạch Kiên, nếu không có thiếu niên kia, họ sẽ không có ngày hôm nay. Thạch Kiên nói: - Hạt bông từ vỏ đến thân đều là chi bảo, vỏ có thể ép dầu, xác quả mục nát có thể làm phân bón, bông có thể dệt vải, hạt cũng có thể ép dầu, mặc dù không bằng dầu cải hay dầu vừng, dầu đậu nành, nhưng cũng là một đồ ăn tốt. Hắn nói rất thực tế, mặc dù hiện tại cuộc sống của người dân khá hơn trước kia nhiều, nhưng cũng không ít gia đình chịu cảnh đói rét, phải ăn rau sống, không dám dùng dầu ăn để nấu. Thạch Kiên sau khi làm mọi việc xong xuôi mới mở tiệc, hắn mời mấy đầu bếp danh tiếng tới để nấu nướng đãi tiệc mọi người, nhưng khi trả tiền, họ nhất định không chịu lấy, họ nói Thạch gia đã tạo phúc cho vạn dân, lần yến hội này bọn họ không dám lấy tiền. Thạch Kiên đầu tiên kêu đầu bếp nướng khoai, luộc thêm một nồi khoai lang. Sau đó hắn mang khoai lang đã phơi nắng bảo họ làm cháo, rồi làm thêm một ít cháo lúa mạch, đồng thời mang ra một ít đường khoai lang để sử dụng. Mấy người nông dân đáng thương chưa từng thấy qua loại hoa mầu này, vì thế bản thân họ không biết làm thế nào để ăn. Vì thế, mục đích lần này của Thạch Kiên chính là dạy họ làm sao để sử dụng loại lương thực mới. Vị thơm ngọt của khoai khiến rất nhiều người tấm tắc, đặc biệt là món khoai nướng và đường chiết xuất từ khoai lang, ngậm miếng đường khoai lang trong miệng, mọi người không khỏi giật mình, đường làm từ khoai lang có sản lượng ít hơn làm từ gạo, nhưng độ ngọt thì lại hơn nhiều. Nhìn bọn họ ăn uống, nhìn ánh mắt bọn họ, Thạch Kiên lại nhớ tới những thước phim về thế kỷ 80, khi người dân thử sử dụng khoai lang, quang cảnh cũng như mọi người bây giờ vậy. Sau đó là củ lạc, đậu phụ, chỉ tiếc rằng Thạch Kiên quên không nói bọn Giang Cập mang cây ớt về, bằng không sẽ có thể làm ra vài món nữa. Tất cả món ăn trong yến tiệc hôm nay đều làm từ hoa màu của nông dân trồng, tất cả đều là những loại mới, chưa được phổ biến rộng rãi, những món ăn cũng vô cùng đa dạng, thịt kho tàu, khoai tây rán, khoai tây chiên, khoai tây hầm….món nào cũng mới lạ, hơn nứa đầu bếp lại làm rất tỉ mỉ, vì thế tất cả đều ngon vô cùng. Hai vị công công cũng không ngoại lệ, vừa ăn vừa trầm trồ khen ngợi, cũng không quên Thạch Kiên chuẩn bị một ít để họ mang về cung. Cuối yến tiệc, Thạch Kiên gọi người công bố sản lượng thu hoạch lần này. Lúc này, tất cả nông dân ở đây đã học xong cách gieo trồng, ở các châu, huyện khác cũng sớm mua hạt giống chuẩn bị. Chỉ vài năm sau, vài loại hoa màu mới lưu lạc tới Đại Lý, Liêu Quốc, các nước bạn cũng bắt đầu bắt chước gieo trồng cây lương thực mới. Có một điều làm Thạch Kiên cảm thấy rất kỳ quái, chính là sau khi thống kê sản lượng, một mẫu ruộng tốt chỉ đạt được khoảng bốn trăm cân bông, ruộng kém chỉ khoảng 2-300 cân. So với suy đoán của hắn chênh lệch quá lớn, hắn tất nhiên không thể về thế giới hiện đại để hỏi được, sau này khi đám du thương mang thêm thực vật từ Mỹ Châu về, sản lượng vẫn như vậy, so với tính toán của hắn khác biệt rất xa, việc này cũng là việc mà hắn suy nghĩ muốn chết mà không làm sao nghĩ ra lý do. Thấy hắn sững sờ, mấy người nông dân lại gần khuyên hắn. Mặc dù không được như hắn dự đoán, nhưng mấy người nông dân cũng vô cùng vui mừng, đây chính là mấy trăm cân vải…..nếu bán đi sẽ được bao nhiêu tiền ? Khuyết điểm không che được ưu điểm, cũng không làm công lao của hắn lu mờ, mọi người có quần áo bông mặc, ai cũng cười ha hả, Hòa Châu lại tiến cống khoai lang, khoai tây khiến Tống Chân Tông vô cùng vui mừng, thậm chí còn thầm khen Hòa Châu thật tốt, sau đó ban thưởng không ít cho Thạch Kiên, ngay cả bức danh họa Bộ Liễn Đồ cũng thưởng cho hắn, ý muốn nói, ngươi giúp trẫm gánh giang sơn, giữ vững ngai vàng, trẫm rất biết ơn. Không chỉ vậy, hoàng thượng còn ban cho hắn một bản thảo của Nhan Chân Khanh, trên đó sử dụng một loại thư pháp tròn trịa, trang trọng, bút lực mạnh mẽ, kinh mỹ. Hai món đồ, đều là quốc bảo, ngay cả đám thái giám hộ tống mang tới Thạch gia cũng chỉ biết lắc đầu khôgn biết nói gì. Thạch Kiên nhận hai vật này, hắn vô cùng cảm kích, bức họa này là một trong thập đại danh họa của Trung Quốc. Ở kiếp trước, hắn chỉ có thể được chiêm ngưỡng bản sao, vì thế hắn vô cùng cao hứng. Tên công công thấy vậy thầm nghĩ: “Tiểu thần đồng không mang công danh, lợi lộc, không ngờ lại yêu thi họa như vậy.” Tới tết âm lịch, không biết là ai khởi xướng, mấy người nông dân muốn báo đáp ân tình của Thạch Kiên, dâng tặng rất nhiều lễ vật, nhưng tính hắn cương trực, không nhận lễ vật, mang tất cả tới cho Hoa tri huyện, nói là tiền cứu tế người dân nghèo khổ. Hoa tri huyện ban đầu ngạc nhiên, sau đó lại vô cùng mừng rỡ, vội vàng viết tấu bẩm lên triều đình. Thấy tấu chương này, đám người luôn tìm cách phản đối Thạch Kiên đều không dám hé răng. Bọn họ không phải chỉ biết nghĩ xấu về Thạch Kiên, nhưng bọn họ ghét sự kiêu ngạo của hắn, mấy đạo thánh chỉ đều không tiếp, vì thế nhất cử nhất động của hắn họ rất chú ý, muốn kiếm cớ gây sự. Nhưng càng chú ý, càng thấy khó xử, người thiên hạ học theo hắn càng lúc càng nhiều, ví dụ như thói quen chắp tay sau lưng thong thả đi lại, vừa đi vừa đọc sách, ngâm thơ, hay chơi nhạc bằng lá trúc đều được đám thanh niên chú ý học, ngay cả con cái của họ cũng không ngoại lệ. Hiện tại, cả Lý Địch cũng phải nói: - Không dạy bằng lời mà dùng thân làm mẫu, thực là một thánh nhân. Ý của hắn có ai không hiểu ? Nói thì dễ, làm mới khó, dạy người bằng lời thì dễ, dạy người bằng chính bản thân mình càng khó hơn. Chuyện này cũng ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là với mấy người giàu có, chỉ một năm nay, lợi nhuận họ thu được rất lớn, vì thế học cũng học theo Thạch Kiên, quyên góp cho người nghèo cả ngàn quan tiền, cả Hòa Châu tổng cộng tiền đóng góp thu được lên tới cả vạn quan. Về phần mấy tên du thương, sau khi biết, tất cả đều hổ thẹn, sau đó để sửa sai, họ bắt đầu hô hào đóng góp, sóng trước xô sóng sau, càng lúc càng mãnh liệt, càng về sau tiền quyên góp của quốc gia càng nhiều, trợ giúp được không ít người thoát khỏi khó khăn. Đảo mắt đã tới mùa thu, trong một năm nay, thân thể của Tống Chân Tông rất yếu, thường xuyên bệnh tật. Thạch Kiên cũng trở lại cuốc sống bình thường, ngày ngày đọc sách, một năm nay, một số địa phương thu hoạch lớn, nên càng lúc càng nhiều người tới Hòa Châu mua hạt giống, thậm chí cả Liêu Quốc cũng phái người tới mua. Ban đầu, tri huyện nhất quyết không chịu, nhưng Thạch Kiên lại bảo bọn họ bán, khiến họ rất ngạc nhiên. Thạch Kiên đáp: - Người Liêu hung ác là do bọn họ ít người, từ nhỏ chỉ biết cưỡi ngựa, đánh giặc. Nếu có thể giúp họ an cư, bọn họ sẽ rời bỏ dần yên ngựa, Tống triều lại đông dân hơn, cứ như vậy chỉ mười năm sau, đại Tống còn sợ gì bọn chúng ? Tống Chân Tông nghe xong cảm thấy rất có lý, vì thế cho phép bán hạt giống cho Liêu Quốc. Nhưng Thạch Kiên tốt với người Liêu như vậy, bọn họ lại không biết ơn hắn. Bọn họ phái người tới đại Tống, nói muốn so tài với thiên hạ đệ nhất tài tử của Đại Tống.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang