[Dịch] Đại Tống Chi Phong Lưu Tài Tử
Chương 34 : Bắt chước
Người đăng: Tiếu Ngạo Nhân
.
Thân là một hoàng đế, gọi một quan lại tới gặp là chuyện thường. Nhưng lần này Phạm Trọng Yêm yết kiến hoàng đế lại khiến vô số đại thần chú ý. Vì sao ? Bời vì đó là quan viên đầu tiên được tiểu thần đồng phong vân kia để mắt, vì thế bọn họ cũng muốn xem hắn là người thế nào.
Trong lịch sử, Phạm Trọng Yêm vì cống hiến to lớn nên mới được hoàng thượng chú ý, dần dần được nâng đỡ tiến vào triều đình. Những Thạch Kiên không ngờ rằng, chỉ vì một chút thưởng thức của hắn mà lại mở toang cánh cửa bước vào triều đình của Phạm Trọng Yêm một cách dễ dàng.
Một tiểu quan bát phẩm bước vào diện thánh dưới ánh mắt tò mò của đủ loại quan lại, nhưng hắn không có chút câu nệ, bất an, vẫn như cũ vô cùng tự nhiên, bước chân trầm ổn.
Hắn tiến tới, quỳ xuống trước mặt Tống Chân Tông cao giọng nói:
- Vi thần khấu kiến hoàng thượng, vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
Thấy khí độ của hắn, Tống Chân Tông cảm thấy rất vui mừng, liền nói:
- Ái khanh bình thân.
Sau đó cùng Phạm Trọng Yêm đàm đạo, càng nói càng ngạc nhiên bởi dù nói về bất kì vấn đề gì, từ dân sự, quân sự, triều chính, hắn đều có thể đáp trôi chảy.
Lý Địch kéo áo Khấu Chuẩn nói:
- Khấu đại nhân, tiểu tử này phong phạm rất giống ngươi năm đó.
Khấu Chuẩn đắc ý, vuốt râu không nói, tuy nhiên hắn rất kỳ quái, thật không ngờ thiếu niên kia lại có mắt nhìn người như vậy.
Lúc này, Phạm Trọng Yêm đột nhiên quỳ xuống nói:
- Xin bệ hạ thứ lỗi thần mạo phạm, thần có một việc, muốn bẩm tấu với bệ hạ.
- Ngươi nói đi.
Phạm Trọng Yêm lúc đó mới nói ra mười đề nghị.
1- Chỉnh đốn nghiêm minh hệ thống quan lại.
2- Hạn chế mua quan bán chức.
3- Thắt chặt chế độ tiến cử, khoa cử.
4- Thanh lọc quan trên
5- Mở rộng ruộng đất
6- Hỗ trợ nông dân
7- Tăng cường võ bị
8- Cải thiện dân tâm
9- Giảm bớt lưu đày
10- Giảm bớt lao dịch.
Phạm Trọng yêm sinh hoạt gần người dân, biết dân khổ cực. Mười điều trong tờ sớ hắn dâng mặc dù chưa hoàn thiện nhưng cũng không tồi. Nghe mười điều đề nghị của hắn, Tống Chân Tông và các quan lại ngơ ngác nhìn nhau.
Người này và tiểu thần đồng quả có chút giống nhau, lá gan thực rất lớn. Vừa mới diện thánh lần đầu đã quên hết thân phận, dám dâng lên mười điều đề nghị khiến cả hoàng đế và triều thần trợn mắt nhìn.
Nhưng mười điều đề nghị này của hắn mỗi thứ đều quan hệ trọng đại, nếu thi hành toàn bộ sẽ gây ra chấn động lớn đối với đại Tống. Tống Chân Tông cũng không dám làm theo toàn bộ. Tuy nhiên, đối với khí phách của Phạm Trọng Yêm, hoàng đế rất thưởng thức, vì thế liền ban thưởng cho hắn:
- Nỗi lòng của ngươi trẫm hiểu, và sẽ ghi nhớ, nghe nói ngươi cùng Thạch tướng công vừa gặp mặt, Thạc gia lúc này ra sao ?
Phạm Trọng Yêm nghĩ thầm.
“Cái gì mà ghi nhớ, xem ra chỉ như gió thoảng bên tai, tuy nhiên mình hiện tại chỉ là một tiểu quan bát phẩm, Hoàng Đế chịu nghe đã là tốt rồi”
Hắn đáp:
- Tiểu tướng công phong tư xuất chúng, tài hoa vô cùng.
Nói về thơ từ, hắn không cần so sánh, bản thân hắn dù cố đến đâu cũng không vượt qua nổi những tác phẩm của Thạch Kiên. Thêm nữa, khi nghĩ tới những quyển sách mà Thạch Kiên đưa cho hắn đọc, mặc dù đã rất cố gắng nhưng hắn không tài nào hiểu nổi, hắn lại thở dài:
- Vi thần nói thẳng, luận khí tiết, Thạch tướng công không người bằng, luận học vấn cũng vậy.
Nhớ lại thái độ của Thạch Kiên khi hắn gặp mặt, trước sau giữ lễ, đãi ngộ nhiệt tình, đối với những câu đả kích của hắn không những không tức giận, ngược lại còn ôn hòa giải thích, cùng hắn bàn luận, lại đặc biệt dụng tâm nhắc nhở cho hắn.
Hắn lại lắc đầu, thở dài:
- Hạ thần từ nhỏ sống khổ cực, chí hướng cao, nhưng so sánh với Thạch tướng công thì xa xa còn không theo kịp.
Hắn lại nhớ ra, Thạch Kiên mới chỉ chín tuổi, tuổi nhỏ đã suy nghĩ việc thiên hạ, lấy dân làm gốc, với tài trí của hắn nếu kinh doanh lập tức sáng tạo ra Thần Đồng Tửu, muốn trồng trọt lập tức nghĩ ra đại kế thay đổi cách thức gieo trồng, tăng sản lượng, chỉ là hiện tại hắn tự giam mình trong bốn bức tường, nhất quyết không chịu ra.
Phạm Trọng Yêm lại lần thứ ba thở dài:
- Luận về trung quân, luận về yêu dân, vi thần cũng không theo kịp.
Tống Chân Tông thấy tiểu quan cao ngạo này khi nhắc tới Thạch Kiên cũng phải thở dài, cúi đầu tự nhận không bằng, hắn lại càng vui mừng.
Ngoài mặt, hắn vẫn tỏ vẻ buồn rầu, nói:
- Trẫm cũng muốn gặp tiểu thần đồng, nhưng hắn nhất quyết không phụng chỉ, trẫm cũng không ép.
Sau khi kết thúc cuộc gặp này, mặc dù Tống Chân Tông không phê chuẩn đề nghị của Phạm Trọng Yêm, nhưng lại bổ nhiệm hắn chức vụ Lễ Bộ Thị Lang.
Lễ Bộ Thị Lang quản lý lễ nhạc, hiến tế, ban thưởng, trường học, tiến cử. Chức quan này cũng là quan lục phẩm.
Ngoài ra còn phụ trách hiệu đính, sửa sang thư sách trong Ngự Thư Phòng. Nếu nói cách khác chính là một người hầu quản lý sách vở cho hoàng thượng vậy.
Chức quan này có một lợi thế, chính là thường xuyên có thể gặp hoàng thượng, thậm chí có thể biết không ít việc cơ mật trong cung, so với những chức quan bình thường thì đây là một trong những đường tắt để thăng quan tiến chức rất nhanh.
Thạch Kiên sau khi nghe tin này, hắn lẩm bẩm:
- Con bướm nhỏ này rốt cục cũng bay lên rồi.
Hồng Diên và Lục Ngạc ban đầu rất ngạc nhiên, không hiểu ý hắn, Thạch Kiên lại chỉ cười không giải thích.
Nếu không có hắn, sẽ rất lâu sau Phạm Trọng Yêm mới có thể vào triều, cũng không biết như vậy đối với hắn là tốt hay là xấu.
Chuyện này truyền ra ngoài, mọi người đều thở dài, thầm ghen tị với phúc khí của Phạm Trọng Yêm, có người còn chửi thầm Thạch Kiên.
Phạm Trọng Yêm tới gây sự, Thạch Kiên không trách cứ còn đối đãi vô cùng tôn trọng. Rốt cục hắn lại được hoàng đế coi trọng, một bước lên mây.
Lữ Đoan. Tục truyền khi Lữ Đoan giữ chức tể tướng, được mệnh danh là người làm việc nhỏ thì hồ đồ, nhưng việc lớn vô cùng sáng suốt.
Khi Lữ Đoan trở lại nhà, thấy trong nhà đang bày yến tiệc, không khí vô cùng vui vẻ. Hóa ra là thiết yến mừng lão đệ kết hôn.
Không ít quan lại, những người có danh tiếng tới tham dự. Khi thấy Lữ đoan trở về đều mang đại lễ tới thăm viếng khiến Lữ Đoan dở khóc dở cười. Thấy tình cảnh trước mắt, hắn dở khóc dở cười, nói:
- Lữ Đoan ta đã bị cách chức, còn tới làm chi ?
Không ai nghĩ tới việc này, nhưng những câu nói vừa rồi quả thực là chính miệng Lữ Đoan nói ra khiến đám quan lại, danh sĩ trợn mắt há mồm, thậm chí có người ngay lập tức thu lại lễ vật rồi rời đi.
Nhưng cũng thực khéo, đúng lúc này, từ bên ngoài có tiếng vó ngựa truyền tới. Hóa ra Hoàng thượng phái người đuổi theo hạ chỉ, một lần nữa gọi hắn về, đảm nhận chức vụ Tể Tướng. Đám danh sĩ vừa rồi mới rời đi giờ lại thấy Lữ Đoan được phục chức, ai cũng đỏ mặt, trợn mắt, cứng lưỡi, trong lòng hối hận không thôi.
Sau đó bọn hắn đành phải mặt dày một lần nữa tới Lữ phủ chúc mừng, quanh co kiếm cớ.
Lữ Đoan lúc này nhìn đám người kia vừa thờ ơ, vừa buồn cười.
Trong đám đó có cả tri huyện, một quan thất phẩm. Hắn cưỡi kiệu đi, sau đó lại vội vàng quay lại, quỳ gối trước mặt Lữ Đoan, dập đầu liên tục, vừa nói vừa tự vả miệng:
- Ta không phải người, đại nhân xin bỏ qua.
Tiểu thư đồng của Lữ Đoan thấy vậy giận dữ quát:
- Tên cẩu quan to gan, dám trêu đùa đại nhân nhà ta, mũ ô sa của ngươi chắc cũng không cần đội nữa.
Tên thư đồng của Lữ Đoan thấy vậy, định chạy tới lột mũ của tri huyện. Lữ Đoan thấy vậy liền giữ hắn lại, nói:
- Không cần !!
Tên thư đồng vẫn rất tức giận, nói:
- Đại nhân, hắn là loại chó má, không có tình cảm, không thể tha thứ !
- Ngươi nói vậy là sai ! Hắn biết mình làm sai nên đã tới tạ tội, không cần phải trừng phạt hắn. Chúng ta không thể bắt người khác làm việc mà họ không muốn làm.
Lữ Đoan nói ra những lời này khiến tên tri huyện vô cùng cảm động và áy náy, hắn nói:
- Đại nhân, đại nhân thực đúng là Tể Tướng, bao dung hơn người.
Đối với người dân, Thạch Kiên so với Lữ Đoan cũng giống nhau, cũng coi hắn là Tể Tướng tương lai.
Nhưng cũng có một số tiểu nhân, lòng dạ tham lam, bọn họ thấy hoàng thượng đối với Thạch Kiên rất tốt, dù hắn không tuân chỉ, dù Khấu Chuẩn buộc tội hắn vẫn tiếp nhận người hắn tiến cử.
Phạm Trọng Yêm trách cứ hắn, ngược lại Phạm Trọng Yêm lại được tăhng quan.
Vì thế có một số tiểu quan ở Giang Châu học theo Phạm Trọng Yêm, xông vào nhà Thạch Kiên la lối:
- Thạch tướng công, hạ quan thấy ngươi không được như lời đồn.
Thạch Kiên đang tập viết, vô cùng khẩn trương, hàng ngày khổ học, đọc kinh sách. Hắn biết rằng hắn có thể trì hoãn một thời gian, không thể trì hoãn lâu dài. Như Nhạc Phi năm đó, dù biết không đánh hạ Chu Tiên Trấn sẽ ôm hận ngàn thu, nhưng mười hai đạo thánh chỉ giáng xuống, hắn không thể không tuân.
Vì thế Thạch Kiên muốn trước khi bị ép đến mức đó hắn phai tinh thông kinh sách, vào triều mới không sợ bị người khác ám hại. Mặt khác hắn gấp rút hoàn thiện Tự Trị Thông Giám, tiếp tục sáng tác “Số Học”, số học ở Tống triều khác với thời hiện đại, trong quyển sách này, hắn thậm chí còn hướng dẫn một số phương thức tính toán của học sinh trung học, thậm chí là đại học ở thời hiện đại vì thế ngay cả Phạm Trọng Yêm xem cũng không hiểu nổi.
Hắn còn viết Truy Nguyên, nói cách khác chính là vật lý sau này, đối với hóa học, hắn không dám viết ra các nguyên tố hóa học, nếu viết ra hẳn sẽ khiến mọi người kinh sợ, vì thế hắn chỉ đề xuất ra một loạt giả thiết, nghi vấn. Đối với người cổ đại, nếu đạt tới trình độ nhất định, dựa vào những giả thiết, nghi vấn gợi ý này của hắn sẽ nhanh chóng tự tìm ra manh mối, tìm ra đáp án.
Mặt khác hắn hàng ngày đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa cho bà nội, thỉnh thoảng lại xem qua đồng ruộng, đầm sen.
Đây là nền móng đầu tiên mà hắn áp dụng kiến thức của tiền kiếp để xây dựng, vì thế hắn vô cùng thận trọng.
Nghe tiếng la lối, hắn ngạc nhiên hỏi:
- Cái này là ?
Tên kia nói:
- Thạch tướng công, ngươi tạo ra thần đồng tửu, lại nhận được vô số phần thưởng của Thánh Thượng mà lại nhất quyết không vào cung, cố ý ở nhà để nâng cao danh tiếng, cái đó gọi là gì ?
Thạch Kiên cuối cùng cũng minh bạch ý đồ của hắn, cười cười, rồi kể:
- Việt quốc có một mỹ nữ tên là Tây Thi, Lân Thôn có một xú nữ tên là Đông Thi, thấy Tây Thi suốt ngày nhíu mày mà thành tựu, được hoàng thượng sủng ái cũng học theo, suốt ngày cau mày, nhíu mặt, theo ngươi kết quả sẽ là gì.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện