[Dịch] Đại Tống Chi Phong Lưu Tài Tử
Chương 13 : Thánh chỉ
Người đăng: Tiếu Ngạo Nhân
.
Tháng năm, Tống Chân Tông ngồi trên long sàng, đang buồn không có việc gì làm sau buổi triều. Ở bên dưới, các đại thần cũng đang lục tục ra về, Tống Chân Tông chợt nói:
- Vương ái khanh, ngươi có nghe qua câu thơ:
Nguyệt hữu âm tình dương khuyết, nhân hữu bi hoan ly hợp, thử sự cổ nan toàn. Đãn nguyện nhân trường cửu, thiên lý cộng thiền quyên.' ?
(Trích đoạn: Thủy Điệu Ca Đầu)
Người mà Tống Chân Tông gọi lại chính là Vương Khâm, cùng với Đinh Vị, nổi danh là hai đại gian thần, bọn họ cùng với Lâm Đặc, Trần Bành Niên, Lưu Nhận Khuê bị mọi người xưng là ngũ quỷ. Hắn chuyên đầu cơ trục lợi, lý gián, vu oan giá họa. Tuy nhiên hắn cũng rất tài hoa, là tác giả của một vài tác phẩm vô cùng vĩ đại, rất nổi tiếng thời Tống.
Lúc này, yến hội ở Lý phủ đã qua hơn một tháng, đủ loại chuyện tình thần kỳ về Thạch Kiên cùng hai bài thơ của hắn đã lan tới tận kinh thành, các vị đại thần cũng đã nghe qua. Đối với hai câu thơ này, bản thân họ cũng không dám phủ định, dù sao họ đều xuất thân tiến sĩ, có trình độ rất cao. Đại đa số bọn họ đều thầm phục Thạch Kiên, một tiểu tử tám tuổi đã có thể làm ra câu thơ kinh thiên như vậy ? Cho dù là Tiểu Yến tướng công (mười bốn tuổi đã là tiến sĩ) có lẽ cũng không sánh bằng. Nhưng ngoài ra còn có một loại người, đặc biệt hồ nghi, cho rằng mọi người lừa gạt, Thạch Kiên chắc hắn không phải mới tám tuổi, thậm chí còn nghĩ rằng bài thơ là của người khác.
Vốn chuyện này đã chấn động toàn Đại Tống, vài năm sau cũng trở thành hai bài thơ truyền kỳ. Nhưng lúc này văn phong thời Tống chủ yếu dùng sự mềm mại, uyển chuyển, hàm súc làm chủ. Những suy nghĩ hùng tráng còn chưa phát huy, vì vậy Thủy Điệu Ca Đầu và Kim Lăng Hoài Cổ, hai bài thơ mang âm hưởng hùng tráng như kim thạch, khiến người ta cảm thấy vô cùng mới mẻ.
Mọi người thấy Tống Chân Tông hỏi Vương Khâm, tất cả đều vểnh tai nghe. Vương Khâm nhìn xung quanh, thấy lời nói của Tống Chân Tông không có ẩn ý, vì vậy hắn nói:
- Khởi bẩm bệ hạ, hai câu thơ này là một đứa bé tám tuổi làm ra, hắn còn làm một bài thơ khác, so với bài thơ này còn cao diệu hơn. Nghe mọi người nói, đứa bé này thư pháp rất tuyệt diệu. Hắn đã sáng tác một bức Bách Niên Thọ Từ, sử dụng hơn một trăm loại thư pháp, tác phẩm này khiến tất cả các học sĩ đều khiếp sợ, thậm chí có người quỳ tại chỗ, nói bệ hạ hồng phúc tề thiên, trời phò Đại Tống nên sinh ra thần đồng như vậy.
Khấu Chuẩn lúc này nghĩ thầm, tiểu hài tử viết ra hai câu thơ, đâu thể nào coi đó là trời độ đại Tống nghiêm trọng như vậy, hắn định bước lên phản bác, nhưng bị tể tướng Vương Sáng túm lại.
Khấu Chuẩn tính tình ngay thẳng, quật cường, cả đời không chịu cúi mặt, nhưng người mà hắn bội phục nhất lại chính là Vương Sáng.
Sử ký có viết:
Vương Sáng làm tể tướng, toàn lực vì quốc gia, chính trực vô tư, tiến cử hiền tài. Dùng người không vì tình riêng, đức độ phục chúng. Ở nhà cơm canh đạm bạc, không màng danh lợi, luôn dạy bảo mọi người tiết kiệm, tích đức. Có thể nói Vương Sáng là một người nhân phẩm rất tốt. Tương truyền sau khi Khấu Chuẩn bị bãi chức, hắn từng lén tới cầu xin Vương Sáng đề bạt, Vương Sáng trả lời:
- Quốc gia trọng trách, sao có thể xin được ?
Chuẩn trong lòng rất không thoải mái. Nhưng sau đó Hoàng thượng triệu hắn, ban chức Tiết Độ Sứ. Chuẩn vào triều bái tạ:
- Thần nếu không có ơn tri ngộ của bệ hạ, sao có thể có ngày hôm nay ?
Lúc này, hoàng thượng mới đem việc Vương Sáng ba lần đề cử cho hắn biết khiến Khấu Chuẩn vô cùng hổ thẹn, tự cảm thán, đức lượng của mình xa xa không bằng Vương Sáng.
Lúc này, Vương Sáng đã 59 tuổi, thân thể không được tốt, lão nói:
- Khấu đại nhân, ngươi đã nghe nói qua câu, sinh làm tài tử, chết cũng chết cho oanh liệt. Thiếu niên này và người giống nhau, đều rất quật cường, Đại Tống sau này có lẽ sẽ có một trọng thần.
Khấu Chuẩn nghe xong, thầm suy nghĩ một hồi, thấy cũng có lý.
Hắn cũng không biết rằng thơ của Thạch Kiên là sao chép, thậm chí trong đầu Thạch Kiên không chỉ những bài thơ hùng tráng, thậm chí có cả những bài thơ đầy uyển chuyển, hàm súc, khí khái.
Tống Chân Tông nói chuyện với Vương Khâm. Thấy hắn nói vậy, Tống Chân Tông mỉm cười, ngài cầm một bản tấu chương, sau đó gọi thái giám ra đọc. Bản tấu chương này nội dung chính là tấu chương của Uông tri huyện trình lên, đơn giản là ca ngợi bệ hạ thánh minh, cư dân an cư lạc nghiệp……thiếu chút nữa khiến các đại thần ngủ gật. Tất cả bọn họ đều là tinh anh nhân sĩ của đại Tống, nhưng họ không hề thích nghe một tên tri huyện nho nhỏ nói lời vô nghĩ, cho tới khi tấu chương đề cập tới sự thần kỳ của Thạch Kiên, đặc biệt còn có bản in trên tấm bia đá của Thạch Kiên, khiến các đại thần bắt đầu chú ý.
Sau khi nhận tấu chương, Tống Chân Tông đã ra lệnh cho Uông tri huyện dò xét chuyện của Thạch Kiên, đặc biệt là bức Bách Niên Thọ Từ, lúc này đã có người ra giá ngàn lượng hoàng kim. Các đại thần đang chầu lúc này cũng đã được nhìn thấy thư pháp của tiểu thần đồng tám tuổi, tất cả đều động dung, chăm chú quan sát. Những người này đều nhận ra, vì Thạch Kiên còn nhỏ, lực cánh tay chưa đủ nên chưa thể phát huy tới tận cùng của hai loại thư pháp kia, nhưng cũng thể hiện được thiên phú hơn người. Có điều dù bọn họ kiến thức rộng rãi, nhưng sao có thể nhìn thấy kiểu thư pháp Hoàng thể và Triệu thể này.
Có vài đại thần tuổi cao, mắt vốn không được tốt ghé sát mặt vào nhìn, có nhiều người nhìn thấy bản in này không kìm nổi tay cũng mơ hồ vẽ theo.
Tống Chân Tông cũng không trách bọn họ, lúc trước khi hắn nhìn thấy chữ viết này, biểu hiện cũng không khá hơn họ bao nhiêu. Đây chính là hai kiểu thư pháp, có thể tự lập môn hộ, không, có thể tự lập bách gia, mà người khởi xướng lại là một đứa trẻ tám tuổi.
Hắn nhẹ giọng cảm thán:
- Khó trách dân gian truyền tụng bức Bách Niên Thọ Từ kia thiên kim khó cầu, hiện tại ta cũng muốn xem nó như thế nào.
Vương Khâm thì chỉ biết rằng Hoàng đế có vẻ thích đứa bé con này, hắn nói:
- Bệ hạ là anh minh, là quân chủ thiên hạ, đây chính là thần đồng ông trời sinh ra phụ tá đại Tống chúng ta.
Khấu Chuẩn thiếu chút nữa xì ra mặt, một tiểu tử tám tuổi, viết được vài chữ đẹp, đã tung hô thành thần đồng ? Hơn nữa một tiểu tử thì biết gì là phụ tá triều đình, vuốt mông ngựa cũng không cần phải lộ liễu như vậy chứ ?
Vương Sáng lại thấp giọng nói:
- Khấu đại nhân, ngươi cảm thấy tiểu hài tử này thế nào ?
Khấu Chuẩn thấp giọng trả lời:
- Tiểu tử này khí tiết thanh cao, phẩm hạnh tốt, lại biết khiêm tốn, chỉ là hắn không có thày dạy bảo, toàn bộ đều dựa vào những gì phụ thân dạy mà tự học, nếu bồi dưỡng tối sau này sẽ là một kỳ tài của Đại Tống.
Nếu người trong thiên hạ biết được Khấu đại nhân, một người tâm cao khí ngạo lại ca ngợi Thạch Kiên như vậy, sợ rằng Thạch gia chỉ trong một ngày sẽ bị tú tài thiên hạ tới đạp thành bình địa.
Tống Chân Tông vuốt râu thở dài:
- Đáng tiếc đứa bé này là một cô nhi, gia đình bần hàn, nghèo khổ, nghe nói trước đó còn mang bệnh nặng, thiếu chút mất mạng.
Vương Khâm nói:
- Bệ hạ, nên để tri huyện hết sức chiếu cố bà cháu Thạch gia, không nên để tiểu thần đồng có gì sơ xuất.
Tống Chân Tông nói:
- Lời Vương ái khanh vô cùng hợp ý ta, nhưng ta chưa từng gặp thiếu niên thần kỳ này, không có cớ gì để giúp hắn.
- Bệ hạ, việc này không khó…
Vương Khâm đưa ra một cách.
Sau đó..
Hắn quay đầu nhìn Khấu Chuẩn. Hiện tại Khấu Chuẩn không được sủng ái như trương, nhưng Vương Khâm vẫn có điều e ngại.
Kỳ quái là lúc này Khấu Chuẩn lại đang nhắm mắt dưỡng thần, có vẻ như không nghe hắn nói.
Trong triều, các đại thần đều gật gù đồng ý, ngay lập tức Tống Chân Tông phát một đạo thánh chỉ.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
Bình luận truyện