[Việt Nam] Bỏ Chồng

Chương 12 : 

Người đăng: Lịch sử Việt Nam

Ngày đăng: 23:36 30-12-2020

.
Trong tiết tháng Giêng An Nam, trên Đà Lạt đă bớt lạnh, mà lại cũng không có mưa. Những người vinh sanh mưu lợi, có tiền dư được ít nhiều, mà vì tranh cạnh nên phải mệt trí mỏi sức, kẻ thì đáp xe lửa, người thì dùng xe hơi, tứ phương tụ tập lên đó trú ngụ, để bồi dưỡng thân thể, hoặc tịnh dưỡng tinh thần một ít lâu, ngỏ hầu lấy sức lại mà tranh danh trục lợi, ngậm đắng nuốt cay với đời nữa. Thầy Thiện với cô Lư đem con Yến lên Đà Lạt ở đă được nửa tháng rồi. Một bữa sớm mai, đương ngồi ăn lót ḷng tại nhà hàng, cô Lư trong mình khỏe khoắn vui vẻ nên kiếm chuyện mà nói chuyện cho con Yến cười, con nhỏ bữa nay đă đỏ da thắm thịt, hết ốm o mét chằng như mấy tháng trước vậy nữa; nó cũng nói nói cười cười, lộ sắc mạnh trong mình, vui trong trí. Thầy Thiện thấy vậy thì hỏi con: - Con có nhớ nhà, con muốn về hay không? - Không. Con muốn ở hoài trên nầy. - Tại sao vậy? - Tại trên nầy có núi, có rừng, con thấy con ưa quá. Cô Lư nghe mấy lời thì cô ngó thầy Thiện mà nói: - Mới bây lớn mà đă có cái tâm hồn yêu nhàn thanh tịnh. - Có lẽ tại sự phiền năo làm cho nó chán ngán, nên chỗ của nó thích không giống với của con nít khác. - Anh luận như vậy thì đúng. Còn phần anh, bây giờ tâm hồn anh thế nào, anh thích thanh tịnh hay là đô hội. - Ồ! Tâm hồn của tôi, cô đă thấu hiểu rồi mà. Bây giờ mà tôi thích chỗ đô hội, nếu tôi phải chen mình vào chốn chộn rộn như vậy ấy là tại cuộc sanh nhai buộc tôi phải lẩn quẩn trong đó mà thôi chớ. - Hỏi thử mà chơi chớ em cũng biết như vậy. - Mà tôi chắc tâm hồn của cô cũng như của tôi. Cô Lư cười, rồi bắt chuyện khác hỏi. - Bữa nay anh tính dắt em với con Yến đi phía nào? - Mấy nơi thắng cảnh xung quanh đây mình thưởng thức đă giáp hết rồi. mình lên Dankia, đă đi Tour de Points de Vie, đă lên núi Lang Bian, đă đi mấy lần Tour de Chasse khi xem nai ăn cỏ dưới cội thông già, khi xem nước biếc trong Hồ Than Thở đă lên chơi Nhà dù Robinson, đă vô suối Cam Ly, bây giờ còn biết đi đâu nữa. Cô muốn đi đâu tự ý cô. - Em nghe nói qua khỏi suối Cam Ly một khúc, hễ hết cái dóc rồi thì có một đường nhỏ tẻ ngang qua cụm rừng Bois - des Amours, An Nam mình gọi là “Ái Tình Lâm” Tại sao lại đặt tên chỗ ấy là “Ái Tình Lâm” ? Em muốn đến đó xem phong cảnh, coi có hạp với tên hay không. - Ái tình của tôi đă chết rồi, vào Rừng Ái Tình chắc tôi không cảm xúc một chút nào hết. Tuy vậy mà cô muốn đi thì tôi cũng dắt cô đi cho biết. Thầy Thiện mướn một con ngựa với một cỗ xe kéo, rồi thầy cởi ngựa, cô Lư với con Yến ngồi xe mà đi. Sớm mơi khí trời mát lạnh, lại thấy hàng thông trồng hai bên đường thở ra mùi thơm tho nhẹ nhàng làm cho con người khỏe khoắn vô cùng. Cái biệt thự trong châu thành, chỗ nào cũng vậy, từ trước sân cho tới chung quanh vườn, bông hoa đua nở, đủ thứ màu, làm cho phong cảnh đẹp, mà lại còn thêm đẹp nữa. Tới đầu đường vô Ái Tình Lâm, thầy Thiện xuống ngựa buộc dây cương vào gốc cây, cậy anh xa phu coi chừng giùm rồi mới dắt cô Lư và con Yến vô Rừng. Đường đi sạch sẽ song quanh lộn không ngay, lại khi lên dốc, khi đổ xuống làm cho khách nhàn du hồi hộp, phải cảm cảnh động tình. Đă vậy mà chung quanh cây lố nhố đủ thứ, cây nào gốc cũng lớn, ngọn cũng cao, còn tàng rậm rạp giáp nhau mà bao phủ không cho nắng lọt xuống đất được. Cô Lư ngó cây đá rồi hỏi thầy Thiện: - Hổm nay mình đi chơi thì chỗ nào cũng có một thứ cây thông mà thôi. Sao rừng nầy lại có cây sao, cây gơ như vầy? - Có lẽ đây gần suối Cam Ly, nhờ nước suối rịn xuống đất luôn luôn nên cây sao, cây gơ mới sống được. Đi hơn mười lăm phút đồng hồ, gặp một cái nhà dù của người ta cất dưới một cảnh rất xinh đẹp, để cho du khách ngồi nghỉ chơn. Cô Lư với thầy Thiện ghé vào đó mà ngồi, còn con Yến thấy hoa rừng trổ bông dưới gốc cây thì ham, nên đi lựa mấy thứ hoa đẹp mà chơi. Cô Lư nói: “Thiệt, cụm rừng nầy u ẩn, thanh tịnh, chẳng có đâu bằng. Người ta đặt tên là Ái Tình Lâm nghĩ phải lắm”. Cô liếc thấy thầy Thiện châu mày song không nói chi hết, cô mới hỏi: - Anh coi con Yến bữa nay phải nó khá nhiều hay không anh ? - Phải, nó hết ốm, lại hai g̣ má ửng đỏ. Tôi ở luôn một tháng đặng cho nó có ngày giờ mà tiếp dưỡng sức lực cho thiệt mạnh. - Chiều hôm qua anh ở nhà, nó đi chơi với em, thình lình nó hỏi em vậy chớ biết má nó ở đâu hay không. - Cũng còn nhắc má hoài! Thiệt không biết làm sao cho nó quên bây giờ. - Con thì tự nhiên thương mẹ, làm sao mà ép nó quên được. - Mẹ như vậy mà thương nỗi gì. - Hễ về tình thì không thể luận phải quấy được. Thầy Thiện ngồi ngẫm nghĩ một hồi rất lâu rồi nói: “Bữa nay tôi mới tỏ thiệt với cô, nếu vợ tôi có trở về xin lỗi đặng ở với tôi và gần con nó, thì tha lỗi cho nó được, chớ ở lại với tôi thì không thể nào được. May nó biết hổ, nó không dám gặp mặt tôi, lại không dám gần con nó, thái độ của nó như vậy thì phải lắm. Việc vợ của tôi đă dứt rồi, ngặt con Yến nó không chịu quên má nó, nên tôi còn phải lo xa chỗ đó. Gần hai năm nay cô thấy gia đạo của tôi xào xáo, cô đem ḷng ái truất cô theo an ủi tôi, cô săn sóc con tôi, ơn nghĩa của cô không biết chừng nào. Có khi tôi tính năn nỉ cậy cô thay thế mà làm mẹ con Yến đặng săn sóc dạy dỗ nó giùm cho tôi, chớ nó là con gái, khó cho tôi rèn tập tánh tình nó được. Mà rồi tôi nghĩ lửa tình của tôi đă tắt, nếu tôi cưới cô làm vợ, mà tôi không có tình chút nào hết, thì đời của cô lạt lẽo, vô vị quá, tội nghiệp cho cô. Vì vậy mà gần hai năm nay, tôi không dám hở môi. Bữa nay, ngồi giữa Ái Tình Lâm nầy, tôi xin hỏi cô: ví như đôi ta đừng thèm kết tình vợ chồng, chỉ kết tình bằng hữu mà thôi, đặng đàm luận, giúp đỡ d́u dắt nhau, cô nghĩ thử coi thế được hay không?”. Cô Lư cười mà đáp: - Được lắm chớ. Ư em cũng muốn như vậy, ngặt vì anh không có vợ, còn em thuở nay chưa có chồng, nếu chúng ta gần nhau quá, sợ e chẳng khỏi thiên hạ dị nghị. - Mình biết mình thì thôi, kể thiên hạ làm gì. Đời nầy thiên hạ hay ho gì đó, mà sợ đời họ b́nh phẩm. - Việc anh tính đó thuở nay chưa thấy ai làm. Tuy vậy mà mình cũng bạo gan trái đời thử coi kết quả làm sao rồi sẽ liệu định. - Cám ơn cô. Tôi cầu xin thần thánh chốn Ái Tình Lâm nầy chứng chiếu tình bằng hữu của đôi ta. Con Yến cầm một nắm bông đem lại khoe với cô Lý. Cô ôm nó mà hun rồi đứng dậy kêu thầy Thiện đi về. Sáng bữa nay, thầy Thiện dắt đi dạo phía Y viện Pastetur, cô Lý với con Yến cùng ngồi xe kéo, còn thầy đi bộ chớ không muốn cưỡi ngựa nữa.Đứng trước y viện có một cái đường rẽ ṿng theo triền núi coi đẹp lắm. Hỏi thăm người ta thì họ nói đường ấy đi xuống Sở Tía. Con Yến muốn đi vô đường đó mà chơi nên xin cô Lư xuống xe, rồi ba người thủng thẳng đi bộ mà xem cỏ cây rừng núi. Đường xẻ ṿng theo núi, bên phía tay mặt thì một ḥn núi cao sừng sững có một đám rừng thông bao phủ, gió thổi lá thông reo véo vắt; bên phía tay trái thì một cái hố sâu, dài lại rộng lớn và cũng rừng thông lúp xúp mọc đều. Cảnh mỗi chỗ có cái đẹp khác, làm cho thầy Thiện với cô Lư càng thêm khen tạo khéo sắp đặt nhiều nơi u ẩn mà than văn, để cho loài người chế sửa đặng chung hưởng với nhau. Đi một khúc xa, cái hố bên trái đă hết rồi, bây giở tới đám rừng thông rậm rạp, bằng phẳng, lại có khe nước chảy ro re, dựa khe nước có một túp liều tranh, dựa liều tranh lại có một khoảng vườn trồng bông, trồng cải, trồng đậu, coi rất tươi tốt. Một người đờn bà An Nam đương lum khum cắt bông, gần đó có một người mọi già đương cuốc đất. Con Yến đứng lại mà ngó rồi nắm tay thầy Thiện mà nói: - Má kia ḱa ba! - Không phải đâu con. Má tía gì ở trên nầy. Cô Lư ngó người đờn bà trong vườn thì thấy mặc đồ vải đen mà ngoài có choàng một cái áo ấm, tướng mạo tuy lam lũ, song giống hệt cô Oanh. Cô khuyên thầy Thiện ghé xem bông chơi, rồi dắt nhau vô vườn. Người đờn bà ấy ngước mặt lên, thiệt quả là cô Oanh. Cô Oanh buông bó bông, đứng trân trân. Cô Lý với thầy Thiện cũng chưng hững nên đứng đó mà ngó, không nói được. Con Yến kêu “Má”, rồi chạy a lại ôm mẹ nó. Cô Oanh chảy nước mắt, tay sờ đầu con, mà ngó chồng lộ sắc sợ sệt. Thầy Thiện động ḷng nên nói? “Tôi cho phép mình hun con đa. Hun đi!” Cô Oanh ngồi xuống rồi ôm con Yến hun trơ hun trất, mẹ con đều khóc, nước nắt choàm ngoàm. Cô Lư ngó thầy Thiện mà hỏi: “Anh thấy hay chưa? Tội nghiệp lắm đó!”. Thầy Thiện cảm xúc lung lắm, không còn nghị lực cứng cỏi nữa, nên thầy ứa nước mắt mà nói: “Mình đă biết tự hối vậy tôi tha lỗi hết cho mình. Thôi, về mà nuôi con... Mà tôi nói trước, mình đă làm cho tình tôi khô rồi, nên về ở nuôi con mà thôi chớ không có vợ chồng gì nữa”. Cô Oanh đứng vậy ngó cô Lý. Cô Lư hiểu ư nên nói: “Chị cậy điều thứ nh́ trong thơ đó tôi không thể làm trọn được. Tôi chỉ có tình bằng hữu với anh Thiện mà thôi. Vậy xin chị hăy về đặng nuôi con, đừng ái ngại chi hết”. Cô Oanh lắc đầu thở ra mà đáp: “Có tội thì lo ăn năn mà đền tội, không trốn tránh. Nhơ nhuốc thì phải kiếm chỗ mà ẩn thân mà tắm gội, không nên trèo leo chốn sạch mà lây nhơ cho người khác. Nếu chị thiệt thương tôi thì xin chị làm ơn chị nhận cái lời yêu cầu trong thơ, được như vậy thì tôi chẳng còn gì lo việc gì ở thế gian nầy nữa hết”. Cô lại day qua nhìn con rồi ngó chồng vừa nói vừa khóc: “Thấy thân tôi, mình động ḷng nên mình tha tội cho tôi... Tôi cám ơn mình lung lắm. Nhưng vì tôi tự xét, tôi biết tội của tôi lớn lắm, tôi không thể gần chồng con... Thôi, tôi xin mình ráng quên tôi đi, biểu con Yến cũng kể như tôi đă chết rồi... làm như vậy là phải hơn hết”. Cô nói mấy lời rồi nước mắt tuôn dầm dề, không thể nói được nữa. Cô liền xoay lưng bỏ đi vô rừng. Con Yến kêu “Má”, tiếng dội trong rừng, nghe rất thăm thiết, mà cô Oanh cứ bươn bả đi riết, không trả lời, mà cũng không ngó lại. Thầy Thiện với cô Lư lấy làm thương xót, song không biết làm sao, nên phải dỗ con Yến mà dắt trở về nhà hàng. Từ ấy, mỗi ngày đều có trở vô túp lều tranh đó mà kiếm cô Oanh. Mà bữa nào cũng không thấy tăm dạng, duy có người mọi già lẩn thẩn một mình cuốc đất, hoặc hái rau, cứ nói cô Oanh đi biệt mất, không có trở về. Ở Đà Lạt măn một tháng rồi thầy Thiện phải trở về Sài g̣n với cô Lư và con Yến, không gặp được vợ nữa. Niềm bằng hữu của thầy Thiện với cô Lư vẫn còn bền vững, song mỗi người điều lo ngại lâu ngày chày tháng rồi nghĩa đổi ra tình, mà phải hỏng việc “làm trái đời” đă định giữa Ái Tình Lâm __ Vĩnh Hội, Octobre 1938
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang