[Dịch] Tào Tặc

Chương 21 : Bàng đức công.

Người đăng: 

.
Khoái Chính cũng không phân cho hắn công việc mới gì, chỉ tiếp tục chỉnh lý phần hộ tịch. Thực ra, như lời Khoái Chính nói, việc chỉnh lý hộ tịch cũng không phải khẩn trương, từ từ cũng được rồi. Về phần Đặng Tài được phái đến các thôn trấn thuộc Cức Dương để trợ giúp cho việc thu thập danh sách hộ tịch địa phương. Nghe người ta nói công việc rất nhiều, phỏng chừng đến cuối năm cũng không nhất định sẽ trở về. “Nếu nói như vậy, Đặng Tài là kẻ thất thế?” Tào Nam không nhịn được hỏi một câu, lời nói không thể che đậy được chút hả hê. "A Nam, có thể nào mà nói như vậy? Đại ca chỉ phụng mệnh đi đến thị trấn, sao có thể nói hắn thất thế chứ? Theo ta thấy, chưa hẳn là thất thế, nói không chừng là huyện lệnh khảo nghiệm hắn.” Tào Bằng cúi đầu ăn chứ không nói gì. Nhưng trong lòng hắn lại ngược với ngoài mặt, cũng có phần đồng tình với cách nói ấy. Nếu như tin tức từ Tương Dương đến đây gây bất lợi với Tào Bằng, như vậy Đặng Tài mới phải đi về nông thôn một chuyến, chỉ sợ là càng tăng thêm công trạng cho hắn. Trong thời đại này, không phải ai cũng là kẻ đần độn. Khoái Chính là con cháu gia đình thế gia, nếu đã bị đẩy ra, vậy nhất định hắn có chỗ hơn người. “Tỷ phu, bờ bên kia là chỗ nào?” “Bên kia bờ sông?” Tào Bằng gật đầu nói: “Chính là khúc ngoặt bên kia bờ sông.” "Qua sông thì đó chính là thuộc về Niết Dương.. A Phúc, sao ngươi bỗng dưng hỏi chuyện này?” Tào Bằng không trả lời câu hỏi của Đặng Tắc mà lại hỏi: “Vậy bờ bên kia, là ruộng đất của ai?” “Việc này, nếu như chúng ta qua sông, hình như là Trương thôn. Ta nhớ được là ruộng đất bên bờ bên kia vốn thuộc về Trương gia. Thực ra, tính luôn cả địa phương của chúng ta hiện tại, trước đây cũng thuộc về tài sản của Trương gia ở Niết Dương. Nếu như không phải chuyện loạn Thái Bình, nói không chừng chúng ta vẫn không thể có điều kiện thế này. Được rồi A Phúc, ngươi cũng đừng đụng chạm đến bên kia. Trương gia không thể đắc tội được.” “Trương gia rất lợi hại sao?” Lúc này đây, không cần Tào Bằng mở miệng, Trương Thị không nhịn được hỏi. Đặng Tắc lộ ra vẻ kính trọng: “Niết Dương Trương Thị, là gia đình nhà quan, ba đời làm quan, chính là thế gia vọng tộc vùng này. Nhưng nếu chỉ như vậy, vẫn không khiến ta sợ sệt. Gia tộc Trương Thị không chỉ là thế gia làm quan mà còn nổi tiếng là gia đình danh y. Xa không nói, khi tiên sinh hành nghề chữa bệnh, đã cứu vô số người. Ngay cả khi phản tặc đi qua con đường trước thôn cũng phải xuống ngựa đi bộ qua. Hiện giờ Trương thị tộc trưởng tên là Trương Tông Hán, từng là trọng thần của tiên đế. “ “Người con Trương Cơ không chỉ có y thuật cao minh, chỉ trong vòng nửa năm đã là Thái Thú Trường Sa. Nếu như không phải chuyện thái bình loạn lạc, mà tạo thành đại dịch Nam Dương, nói không chừng Trương Cơ đã có thể làm một Thứ Sử một châu. Người này y thuật vô song, hơn nữa còn nhiệt tình giúp mọi người, có đức hạnh rất tốt. Thời gian khi Lưu Kinh Châu đảm nhiệm chức Châu mục, đã tới Niết Dương còn đặc biệt đến nhà viếng thăm, muốn mời Trương Cơ đại nhân ra làm quan. Có điều lúc đó Trương Cơ đại nhân đang bận việc biên soạn y thư nên phải khước từ Lưu Kinh Châu. Lưu Kinh Châu bèn ra lệnh, quan lại Niết Dương tuyệt đối không được quấy rầy Trương thôn. “ “Tóm lại, ngươi cũng đừng đi sinh sự. Vạn nhất mà đắc tội Trương Cơ đại nhân, nói không chừng ngay cả Nguyên An tiên sinh cũng không vì ngươi mà xin tha.” Tào Bằng sửng sốt một chút, chợt nhếch miệng. Thoạt nhìn, cái quận Nam Dương nho nhỏ, đúng là tàng long ngọa hổ. Có điều, Trương Cơ là người phương nào? Tào Bằng gãi đầu, cười ha hả: “Tỷ phu, ngươi cứ yên tâm. Không nói đến chuyện cách một con sông, đang yên lành ta đi đụng chạm hắn làm gì?” “Ta chỉ nhắc nhở ngươi một chút, tránh khỏi rước họa vào thân.” Đặng Tắc nói là nói như vậy, cũng biết Tào Bằng không phải cái người này. « Mẹ, cho con một bát nữa. » Tào Bằng giơ bát, đưa cho Trương thị. Trương thị không khỏi nói thầm: “A Phúc, hai ngày nay sức ăn của ngươi so với lúc trước nhiều hơn rồi”. Cẩn thận ngẫm lại, hình như đúng là có chuyện như vậy. Lúc vừa sống lại, Tào Bằng ăn nửa bát là no rồi. Nhưng ngày hôm nay, đã là bát thứ hai. Ngoài ra, còn ăn hai cái bánh bột ngô, so với lúc trước, sức ăn chí ít cũng tăng lên hơn gấp đôi. Việc này cũng chứng minh việc rèn luyện gần đây đã có hiệu quả? Thật ra không chỉ có sức ăn của Tào Bằng gia tăng mà sức ăn của Vương Mãi cũng thế. Nhìn hai tên ăn như hổ đói, tuy rằng Trương thị nói thầm, nhưng trong lòng lại rất hài lòng. Ăn được là phúc, ăn nhiều là có cơ thể tốt. Đây là một quan niệm rất đơn giản mộc mạc về đối nhân xử thế. Đêm đó Đặng Tắc cùng Vương Mãi làm giúp Tào Cấp bếp lò. Trương thị cùng Tào Nam may vá áo quần dưới đèn. Nhìn thấy ngày đông giá rét đi qua, ngày lập xuân cũng sắp đến, quần áo ăn mặc cũng phải chuẩn bị đổi theo mùa. Dù sao thì năm mới cũng phải mặc quần áo mới. Tào Bằng bị Đặng Tắc buộc phải đi thư phòng, cầm lấy một quyển Hiếu Kinh, bắt đầu ôn lại bài. Đặng Tắc biết Tào Bằng được Bàng Nguyên An đánh giá cao, tự nhiên cũng rất xem trọng. Đời này của hắn chỉ có một mong muốn là được bái lạy trước cánh cửa Lộc Môn Sơn. Nếu như quả thực Tào Bằng có năng lực, hắn cũng cảm thấy vui vẻ. Biết được Tào Bằng đã học qua “Thương Hiệt Thiên” , Đặng Tắc liền bắt tay vào giai đoạn chuẩn bị Dựa theo những tập quán cuối thời Đông Hán, sau khi qua nhập môn cần lần lượt học “Hiếu Kinh, “Luận Ngữ”, “Thi”, rồi sau đó mới là lúc tụng các bài trong “Thượng Thư”, “Chu Dịch”, “Xuân Thu”, “Quốc Ngữ”, “Lễ Ký”. Những bài này là những bài học chủ yếu, song cũng là những môn bắt buộc. Sau quăng thời gian tụng kinh này có thể xác định phương hướng. Ví dụ như Dương thị ở Hoằng Nông chuyên tâm nghiên cứu về “Thượng Thư”, Viên gia ở Nhữ Nam thì lại có sở trường về “Mạnh Thị Dịch”. Tất cả đều là sau khi học những bài học kia, chuyên tâm nghiên cứu những nền tảng căn bản và then chốt. Ngoại trừ những môn bắt buộc, cũng có có những bài văn giáo huấn, cung tuyển được lựa xem để bồi dưỡng đức hạnh tình cảm thêm sâu sắc. Chẳng hạn như, những năm cuối đời Đông Hán lưu hành phổ biến một cuốn gia huấn, chính là của danh tướng Mã Viện Đông Hán “Giới Huynh Tử Nghiêm Đôn Thư”, những kẻ sĩ đều oang oang học thuộc lòng. Trong phòng sách của Đặng Tắc, phần lớn đều là bản sao. Hắn ra quy định cho Tào Bằng rằng sau khi khi ăn cơm tối nửa canh giờ, phải học tập nửa canh giờ. Nhắc tới thời gian học tập cũng không dài, nhưng Đặng Tắc yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt. Mỗi ngày đều phải làm bài tập, nếu làm không tốt, Tào Bằng sẽ bị nghiêm trị. Tuy rằng chỉ vài ngày ngắn ngủi, nhưng cũng đủ cho Tào Bằng nghĩ rằng Đặng Tắc mà không đi làm lão sư thì thật là đáng tiếc. Sáng sớm hôm sau ngủ dậy, Tào Bằng cùng Vương Mãi lại đi tới bãi sông. Ngày còn chưa sáng, hai người đã bắt đầu luyện tập. Tào Bằng đánh xong Thái Cực Quyền, bắt đầu tập chạy chậm, sau đó liền tới luyện Bát Đoạn Cẩm trên cọc, hai tay nâng ba cục gạnh lên cao, làm mấy việc cùng một lúc giống như xạ điêu. Miệng đọc chân ngôn như sấm, âm dương tuần hoàn, tinh thần tráng kiện. Khi luyện xong Bát Đoạn Cẩm, Tào Bằng đang thở hổn hển bắt đầu đi thong thả Có điều, so với ngày đầu tiên luyện công, cả người hình như có cảm giác mất sức thì cảm giác hôm nay hoàn toàn khác cơ thể tuy rằng mệt mỏi, nhưng huyết khí trở nên tràn đầy. Huyết khí dồi dào thì tinh thần tráng kiện. Tào Bằng chậm rãi hoạt động tay chân, vô thức nhìn hướng về bên kia bờ sông, chỉ thấy vị lão nhân ngày hôm qua đang đứng trên con đê. Lão nhân dường như cảm nhận được ánh mắt của Tào Bằng, liền hướng về phía hắn gật đầu. Mà Tào Bằng đã được Đặng Tắc nhắc nhở, rất lễ độ chắp tay hạ cúi người. Sau đó hai người đều làm việc của mình. Đợi cho Tào Bằng luyện công xong, hướng về phía bên kia bờ sông lần nữa thì không thấy bóng dáng lão nhân đâu nữa. “A Phúc, ngày hôm nay ngươi vẫn nhìn quanh cái gì?” “À, không có việc gì!” Tào Bằng cười cười, cùng Vương Mãi về nhà. Mới đến cửa nhà, Tào Bằng ngây ngẩn cả người. Chỉ thấy trước cổng một chiếc xe ngựa, Tào Bằng liếc mắt thì nhận ra. Đây là xe ngựa lúc trước Tư Mã Huy đã tặng cho hắn. Vương Mãnh, đã trở về! Tào Bằng nói: “Anh đầu hổ, cha anh đã trở về!” Vương Mãi phấn khích nhảy lên, người chưa vào trong thì tiếng đã vang lên rồi: “Cha, người đã trở về?” Theo sau đó là một tiếng cười sang sảng, hình dáng dũng mãnh của Vương Mãnh hiện ra tại cửa phòng khách. “Cha, ngươi đã trở về.” Vương Mãnh phấn khích chạy tới, ôm lấy tấm lưng tráng kiện của Vương Mãnh. Vương Mãnh ngẩn ra, trong mắt hiện lên một tia sáng: “Đầu hổ, mới vài ngày mà công phu bản lãnh ngươi đã tiến rất xa đấy!” Có câu người giỏi đưa tay ra là biết hay không. Vương Mãi đi theo Tào Bằng luyện công, đích thực là có tiến bộ. Nhưng nếu như không phải người hiểu biết thì cũng không nhìn ra sự tiến bộ của hắn. Tào Cấp không tính là người khôn ngoan, công phu bản lãnh của hắn chính là do Vương Mãnh dậy. Mà Đặng Tắc, một người thư sinh điển hình, càng không thể nhìn ra sự thay đổi của Vương Mãi. Nhưng Vương Mãnh thì khác, hắn tuy rằng chỉ là một võ tướng tam lưu, nhưng có nhãn giới và thực lực đủ để nhìn thấy sự thay đổi của Vương Mãi cùng với tinh thần linh lợi. So với khi hắn rời khỏi Cức Dương thì khí chất của Vương Mãi có phần nhanh nhẹn dũng mãnh hơn nhiều. Tuy rằng không rõ sự thay đổi cuối cùng là gì? Vương Mãnh cũng không nói nên lời, chỉ đơn giản là cảm giác được Vương Mãi dường như trở nên lợi hại. « Bá phụ ! » Tào Bằng tiến lên, cúi người hành lễ. Vương Mãnh thấy Tào Bằng liền sửng sốt. Có lẽ là trước đây căn bản của Tào Bằng quá kém, nên có cảm giác là sự thay đổi cũng rất lớn. Cơ thể nhìn qua có lẽ vẫn còn rất gầy yếu, bệnh có vẻ cũng không hết hẳn. Nhưng hình như tinh thần có phần tốt hơn. Khuôn mặt bình thường nhỏ nhắn trắng bệch, dường như cũng tăng thêm vài phần hồng hào. Nhìn Tào Bằng, lại nhìn Vương Mãi, Vương Mãnh chợt hiểu ra, nụ cười trên mặt càng tươi hơn. Tào Cấp lôi kéo Vương Mãnh quay về phòng khách ngồi xuống, Vương Mãi cùng Tào Bằng tiếp khách. Trương thị sáng sớm đã bị Hồng nương tử kéo ra ngoài mua đồ, trong nhà chỉ có Tào Nam. “Cha, A Phúc bảo người đi trả xe, người làm sao lại mang xe trở về?” Vương Mãi hỏi. Vương Mãnh nở nụ cười, lấy ra một cái bọc ở bên cạnh. "A Phúc, đây là của ngươi » Tào Bằng ngẩn ra, đứng dậy tiếp nhận cái bọc từ tay Vương Mãnh. Tào Cấp cười nói: “Đầu hổ, cha ngươi không những đã đem xe trở về, còn mang quà về cho hai ngươi. Ngươi đi ra ngoài nhìn xem trong chuồng ngựa có cái gì?” “Chuồng ngựa, không phải trống không sao?” Vương Mãi nghi hoặc đứng dậy, cất bước đi ra ngoài. Vương Mãnh hỏi: “A Phúc, ngươi đoán xem?” Tào Bằng mới ngồi xuống xong, đang chuẩn bị mở cái gói, nghe Vương Mãnh hỏi, hắn ngẩng đầu mỉm cười: “Bên trong chuồng ngựa, đương nhiên phải có cái gì ở đó rồi.” “Ngựa… A Phúc, có hai con ngựa!” Bên ngoài vang lên tiếng gọi ầm ĩ của Vương Mãi. Tào Bằng mím môi, không nói lời nào. Hắn nhẹ nhàng mở cái gói ra, chỉ thấy bên trong có tám cuốn thẻ tre. Cầm lấy một quyển, thấy nặng trịch cả tay. Hắn nhẹ nhàng mở ra. “Hiếu Kinh”? Tào Bằng vội vã buông thẻ tre, lại cầm đến quyển khác. “Luận”, “Thi” « Bá phụ, đây là ? » “Bá phụ đã gặp Nguyên An tiên sinh?” Vương Mãnh lắc đầu, “Chưa gặp.” “Vậy những sách này…” “Đây là do Tiểu Bàng tiên sinh ban tặng” “Tiểu Bàng tiên sinh?” Lúc này Vương Mãi đang phấn khích chạy vào phòng khách, lắp bắp nói: “A Phúc, trong chuồng ngựa, có hai con ngựa…” “Trong chuồng ngựa, đương nhiên phải có ngựa, chẳng lẽ có lợn hay sao?” Vương Mãnh mặt trầm xuống, “Đầu hổ, ngồi xuống. Nhìn ngươi như trẻ con, còn thể thống gì? Chỉ hai con ngựa đã khiến ngươi mất kiềm chế, về sau làm sao có thể làm đại sự?” Không ngờ khi mới nhận được hai con ngựa, Vương Mãi còn phấn khích hơn. Vương Mãnh giải thích: “Khi ta chạy tới Tương Dương, Nguyên An tiên sinh vừa lúc vắng mặt. Ta cũng không thể tới được Bàng gia, vì vậy bèn suy đi nghĩ lại, rồi nghĩ đến Tư Mã Huy (Tư Mã Đức Tháo) tiên sinh. May là lúc đó Đức Tháo tiên sinh ở lại, nên sau khi ta qua Đàn Khê nghe ngóng thì tìm được ngài ở đó, không ngờ là được tới nhà Đức Tháo tiên sinh thì lại gặp Tiểu Bàng tiên sinh. Sau khi nghe ta nói, Tiểu Bàng tiên sinh liền hiểu rõ mọi việc, lại hỏi thêm về tình hình của ngươi. Hắn nói, chiếc xe đúng là do Nguyên An tiên sinh tặng cho, làm sao có thể lấy lại được? Sau đó người lấy ở chỗ Đức Tháo tiên sinh mấy cuốn sách, nói là muốn đưa cho ngươi.” “Tiểu Bàng tiên sinh còn cho ta một câu: “Nhân chi sinh dã trực, võng chi sinh dã, hạnh nhi miễn.” (Khổng Tử: Người sống được nhờ thẳng ngay. Không ngay thẳng cũng sống được, ấy là nhờ may mắn tránh khỏi tai họa mà thôi.) Tào Bằng không khỏi biến sắc. Hắn biết những lời này từ trong cuốn “Luận-ung dã” Một người phải ngay thẳng, chỉ có chính trực ngay thẳng mới có thể quang minh lỗi lạc. Mặc dù có những người dựa vào đường ngang ngõ tắt cũng có thể sinh tồn, nhưng chẳng qua chỉ là may mắn mà thôi. Ngụ ý, hắn đã hiểu rõ ý tứ của Tào Bằng. Tiểu Bàng tiên sinh không trách cứ Tào Bằng mà hy vọng sau này hắn có thể quang minh lỗi lạc, sống thẳng thắn khẳng khái chứ không phải dựa vào đường ngang ngõ tắt, dựa vào việc khôn vặt. Về phương diện khác mà nói, Tiểu Bàng tiên sinh cũng rất thưởng thức Tào Bằng, mong muốn hắn có thể làm một chính nhân quân tử. Vương Mãnh không hiểu được hàm ý sâu xa, chỉ tiện thể nhắn lời mà thôi. Nhưng Tào Bằng lại cảm thấy một chút áp lực, chậm rãi đứng lên, cung kính hướng về phía trước cuốn sách vái chào. "Đệ tử thụ giáo!” Dù cho chưa từng gặp qua con người này, nhưng vẫn có thể theo lời hắn nói mà cảm nhận được Tiểu Bàng tiên sinh, tự là Bàng Nhân, huynh đệ của Bàng Quý Có lẽ mọi người không biết Bàng Nhân là ai, nhưng nhắc tới Bàng Đức Công thì nhất định có ấn tượng. Vương Mãi vốn rất cao hứng, thế nhưng khi thấy bộ dạng của Tào Bàng cũng nghiêm chỉnh đứng lên, đứng bên cạnh Tào Bằng mà vái chào cuốn sách. "Vậy hai con ngựa kia cũng không phải là ngựa tốt.” “Ha hả, Đức Tháo tiên sinh nói, lễ vật là tặng cho ngươi. Ngoài ra, Tiểu Bàng tiên sinh còn nói: nếu có một ngày, ngươi tự cảm thấy học vấn của mình đủ để đến Lộc Môn Sơn, thì hắn sẽ ở Lộc Môn Sơn mà đón chào ngươi. Nhưng nếu ngươi bất tài không khiến hắn vừa lòng, hắn tuyệt đối sẽ không cho ngươi bước nửa bước vào Lộc Môn Sơn.” Vậy nói cách khác, Bàng Đức Công nhận lời có thể thu nhận Tào Bằng làm đệ tử. Đương nhiên hiện tại chỉ là ghi danh trước, không tính là đã nhận. Sách trong cái gói, chỉ sợ cũng là Bàng Đức Công đưa cho hắn làm quà tặng. Đừng nghĩ chẳng qua chỉ là vài cuốn thẻ tre, nhưng ở thời đại này là đã có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khuôn mặt phấn khích của Tào Cấp đỏ bừng, việc con trai mình được Bàng Đức Công coi trọng, thật hết sức hài lòng. Thực ra ông ta cũng không biết huynh đệ Bàng gia, chỉ biết bọn họ là nhân vật nổi tiếng. Còn đấy là Bàng Quý hay Bàng Nhân cuối cùng thì có gì khác nhau? Ông ta thật đúng là nói không nên lời. Tào Bằng cười khổ thầm nghĩ trong lòng: được một đại nhân coi trọng, chỉ sợ cũng là một thứ gánh nặng. Cúi đầu nhìn cái bọc những thư tịch kia. Mãi lâu Tào Bằng không nói ra lời. :"THƯƠNG HIỆT TẠO TỰ -- 倉頡作書" Theo ghi chép trong sách sử, Trung Quốc thời thượng cổ trước sau có ba vị vua (đúng ra là các vị Tù trưởng Bộ lạc thị tộc), thường được gọi là “Tam Hoàng”: Phục Hi (2852—2738 TCN), Thần Nông (2737—2698 TCN), Hoàng Đế (2697—2598 TCN). Trong ba vị này, Hoàng Đế là người đầu tiên thống nhất các Bộ lạc ở Trung Quốc thời bấy giờ và được tôn làm vị lãnh tụ liên minh các Bộ lạc. Người dân Trung Quốc rất tôn sùng Hoàng Đế, họ tự xem mình là truyền nhân của ông ta. Hiện nay lăng mộ của Hoàng Đế tọa lạc tại ngọn núi Kiều sơn 橋山, phía bắc huyện thành Hoàng Lăng 黃陵縣城, Thành phố Diên An, Tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Thương Hiệt 倉頡 cũng được cho là một vị vua (đúng ra thì ông ta chỉ là Tù trưởng một Bộ lạc nhỏ, trực thuộc khối liên minh của Hoàng Đế). Khi được giao nhiệm vụ Sử quan, Thương Hiệt nhận thấy các ký hiệu đang dùng không thể đáp ứng việc ghi chép sách sử và phục vụ việc cai trị của Hoàng Đế. Vì vậy, để sáng tạo ra chữ viết, ông đã chọn một nền đất ở bên bờ sông Vị 洧河 (hiện nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), tự tay dựng lên một ngôi nhà nhỏ, ngày đêm trầm tư, chuyên tâm vào công việc. Thời gian dần trôi qua không biết đã được bao lâu, một hôm trong lúc Thương Hiệt đang chìm đắm trong suy nghĩ, đột nhiên có con chim phượng hoàng không rõ từ đâu bay ngang qua ngôi nhà của ông. Nó đánh rơi một vật gì đó đang gắp trên mỏ và vật ấy lại rơi xuống trước mặt Thương Hiệt. Ông liền nhặt vật đó lên để xem xét và phát hiện đấy là một hòn đất có dấu chân của một con thú lạ in trên đó. Sau khi suy nghĩ khá lâu nhưng vẫn không nhận biết được dấu chân này thuộc về loài thú gì, may mắn thay, ông ta trông thấy một người thợ săn đi ngang qua. Thương Hiệt bèn đem vật ấy đến hỏi người thợ săn và được ông ta trả lời đó là dấu chân của con Tì Hưu 貔貅, một loài thú hoang dã trong truyền thuyết, tính tình rất hung dữ (người thì nói nó trông tựa như gấu, kẻ thì nói hình dạng giống như hổ – fabulous wild beast). Người thợ săn ấy còn nói thêm: đối với dấu chân tất cả các loài thú, ông ta chỉ cần nhìn sơ qua là biết ngay. Lời giải đáp của người thợ săn đã làm Thương Hiệt tỉnh ngộ. Ông hiểu rằng mọi sự vật trên đời đều hàm chứa đặc trưng riêng, nếu có thể vẽ ra được, mọi người chỉ nhìn vào là hiểu ngay ý nghĩa. Phát hiện được mấu chốt cực kỳ quan trọng, Thương Hiệt dựa vào đó mà quan sát, tìm cách vẽ lại chỗ đặc trưng của các sự vật. Lấy ví dụ như chữ “nhật” 日 (mặt trời) thì vẽ hình một vòng tròn, ở giữa có một chấm đen, giống y như lúc chúng ta dùng mắt thường nhìn thẳng vào nó. Chữ “nguyệt” 月 (mặt trăng) thì do tính chất khi tròn, khi khuyết, với lại để phân biệt với mặt trời, cho nên không thể vẽ nó thành vòng tròn được. Vầng trăng khuyết đã được chọn để tạo thành chữ viết. Chữ “Đán” 旦 (buổi sáng, lúc mặt trời vừa nhô khỏi mặt đất hoặc đường chân trời) đã được vẽ lại y như thật. Con người là động vật cao cấp, chỗ khác biệt với các loài động vật chính bởi vì con người biết cách đứng thẳng và di chuyển trên đôi chân của mình. Chữ “nhân” 人 thuở ban đầu (Giáp cốt văn) chính là hình vẽ một người đứng thẳng, nhìn từ phía bên trái. Khi biến đổi sang thể chữ Khải, phần tay đã được lược bỏ, đôi chân được thể hiện rõ rệt 人. Tương tự như vậy, đặc trưng của “lộc” 鹿 (hươu, nai) là loài vật có đôi sừng đẹp. Đặc trưng của “mã” 馬 (ngựa) là giống vật có cái bờm dài. Chữ “Đỉnh” 鼎 là cái vạc nấu thức ăn thời cổ, có 3 chân và 2 quai. Chữ “Lịch” 鬲 cũng là cái vạc nhưng 3 chân to và rỗng (thức ăn chứa trong phần thân xuống cả 3 chân), không có quai… Cứ như vậy mà làm, tháng năm dần trôi, không biết mất hết bao nhiêu thời gian, Thương Hiệt đã tạo nên hệ thống chữ viết. Bắt đầu từ Thương Hiệt, chữ Hán đã hình thành. Nhằm ghi nhớ sự kiện trọng đại này, chỗ nền nhà (nơi Thương Hiệt chọn để làm công việc sáng tạo ra chữ Hán) đã được người đời sau đặt tên là: “Phụng Hoàng hàm thư đài”『鳳凰銜書台』(tức: nền chim Phụng ngậm chữ). Địa danh này hiện nay thuộc huyện Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đến thời Tống, một ngôi miếu có tên “Phụng Đài Tự” 鳳台寺 đã được xây dựng trên đó để kỷ niệm. Đến thời Bắc Tống, vua Tống Thái Tông (976–997) vì lòng yêu thích thư pháp, đã ban lệnh thu thập bút tích của các vị danh nhân, hiền sĩ. Lập ra Bí các để cất giữ tài liệu. Vào năm 992 (niên hiệu Thuần Hóa), sau khi sắp xếp các tài liệu thành từng tập, Tống Thái Tông cho tiến hành việc in sao thành nhiều bản, dùng để ban cho cận thần và những người được ông ta yêu thích. Bản in này có tên “Thuần Hóa Bí các thiếp” (cũng được gọi là “Thuần Hóa các thiếp”). Ở trong quyển thứ 5, không rõ nguồn gốc từ đâu mà sưu tập được 28 chữ Hán cổ, tương truyền là chữ viết của Thương Hiệt. Nguyên văn các chữ này đọc theo âm Hán Việt hiện đại là: Mậu kỷ giáp ất, cư thủ cộng hữu, sở chỉ liệt thế, thức khí quang danh, tả hỗ nghệ gia, thụ xích thủy tôn, qua mâu phủ phất). Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều nghi ngờ nó là bản ngụy tạo của người đời sau! (Rất tiếc, bởi không biết cách gởi hình ảnh qua mạng Inte, cho nên tôi không đưa kèm theo đây được). Đối với vấn đề nguồn gốc sáng tạo chữ Hán, đại văn hào Lỗ Tấn (1881—1936), cũng đã từng nêu nhận xét: “Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, Thương Hiệt không phải chỉ duy nhất có một. Người thì khắc ký hiệu riêng của mình lên chuôi dao, kẻ thì vạch lên cửa nhà một số nét để ghi nhớ công việc. Mọi người cùng xem ký hiệu, vạch khắc mà trong lòng cùng hiểu, qua lời nói mà truyền đạt ý nghĩa cho nhau. Số lượng ký hiệu ngày càng nhiều, Sử quan bèn thu nhặt, tập hợp lại rồi phát triển thành chữ viết. Nguồn gốc văn tự Trung Quốc, e rằng cũng không thể nào ở ngoài diễn tiến này”. Nhận xét trên đây của Lỗ Tấn có thể tóm gọn trong hai ý sau: Một là, văn tự Trung Quốc bắt nguồn từ các vạch khắc, ký hiệu đồ họa. Hai là, trong lịch sử Trung Quốc, đã từng có rất nhiều người (tạm gọi là Thương Hiệt) cùng nhau đóng góp, xây dựng qua nhiều đời, mới có thể tạo nên hệ thống chữ viết của người Hán. Tóm lại, chữ viết chính là thành quả sáng tạo qua nhiều đời của nhân dân Trung Quốc cổ đại. Nếu như Thương Hiệt có thật, ông ta chỉ có thể là người sưu tập, chỉnh lý và phát triển chữ viết mà thôi. Chữ viết của người Trung Quốc quyết không thể do một cá nhân nào sáng tạo ra.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
 
Trở lên đầu trang