Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 30 : Bắt đầu (3)

Người đăng: thanhnc43

Ngày đăng: 13:51 29-07-2019

Ngay hôm sau, một chiếu chỉ được ban ra: “ Phụng thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết. Lũ giặc Chăm thường xuyên cướp phá, đã bao lần ta mang quân dẹp loạn, nhưng tỏ rõ lòng nhân từ cũng như tránh việc binh đao gây khổ nhân dân. Mà ta không tiến hành đuổi cùng giết tận. Nhưng ta càng nhân nhượng, chúng lại càng lấn tới. Mới tuần trước, chúng man dợ đồ sát dân chúng Thành La, tiếng ai oán vang động đất trời….. Ta quyết không nhân nhượng nữa. Nợ máu trả bằng máu. Nay ta ban chiếu này, động viên nhân dân góp sức người, sức của để tiến hành cuộc hành quân nhằm diệt tận gốc mối họa lũ Chăm, dương uy của đất nước và rửa hận cho đồng bào chúng ta. Ai muốn tham gia, xin hãy đến Binh ti báo danh. Khâm thử.” Chiếu chỉ được truyền ra, gây oanh động, phản loạn nhà Đinh cũng bất ngờ im lặng, không đấu chọi với triều đình, trai tráng thanh niên nô nức báo danh. Những địa chủ cũng tập trung quyên góp ủng hộ triều đình. Tuy có đánh nhau, mẫu thuẫn nhưng đối với kẻ xâm lăng, man rợ tất cả đều chung một lòng. …………………… Gần một tháng sau, quân đội dần chỉnh tề. Lê Hoàn làm chủ tướng, Phạm Cự Lượng làm phó. Đội quân hừng hực khí thế bắt đầu xuất phát từ Kinh đô Hoa Lư. Không mất bao lâu đã tiến đến cửa Tiểu Khang( nay là cửa Thần Phù, Thanh Hóa). Nhưng bỗng trời đổ mưa, sóng to gió lớn suốt 1 tuần liên tục, biển vần vũ dữ dội. Những âm thanh kêu gào ẩn trong màn mưa dày đặc, như cuồng long thịnh nộ. Cây cối đổ ngang và cột buồm gãy lìa, tơi tả. Nhiều thuyền chài của ngư dân đắm ngoài bể khơi. Lê Hoàn vội vàng thu hạm đội vào sâu trong cửa sông. Trăn trở mãi không yên. Trong doanh trại, bắt đầu xuất hiện những lời bàn tán, những điều mơ hồ được vài người đưa ra như: mưa này là điềm dữ, chuyến này xuất chinh không lẽ là trái ý trời; do Lê Hoàn ăn ở thất đức.......... nhanh chóng lan truyền. ……………. Trong căn phòng, Lê Hoàn đứng lặng thinh, ánh mắt đầy buồn phìn, nhìn ra song cửa. Mưa chưa từng dứt hạt suốt ba ngày qua. Mây đen nghẽn đặc. Lớp lớp nặng trĩu giữa bầu không. Bỗng Thiền sư Vạn Hạnh và Phạm Cự Lượng tiến vào: “ Tham kiến bệ hạ.” Lê Hoàn cười ái ngại: “ Đã cực khổ Thiền sư một chuyến.” “ Không dám, không phải Phạm Cự Lượng ra vời, Thần cũng sẽ vào.” “ Ừm.” Lê Hoàn tiếp: “ - Xuất binh mà đã gặp bất lợi, sĩ khí quân ngày càng giảm, quân địch cũng đã có chuẩn bị. Không phù hợp với kế hoạch ban đầu. Đầu đã không xuôi thì đuôi khó lọt. Đành để qua xuân dấy binh. Thiền sư thấy sao?” Thiền sư Vạn Hạnh vội vã thưa: “- Nếu chưa đánh mà đã đã rút. Quân lính sĩ khí càng giảm. Tổn hại uy quyền đối với các nước lân bang. Hôm qua, thần có gieo Kinh Diệc thấy chỉ mai là trời yên biển lặng. Bệ hạ lên thúc quân chuẩn bị.” Nghe lời thiền sư, Lê Hoàn sai Phạm Cự Lượng chỉnh đốn chuẩn bị xuất phát. Và phát tán câu chuyện về việc Thiền sư đã mời Long thần giúp đỡ, mưa sẽ tạnh trong ngày mai. Quả thật, đến nửa đêm thì trời ngưng. Câu chuyện huyền hoặc, khiến sĩ khí binh lính bắt đầu tăng lên. ............. Trong lúc này, ở vùng ngoại ô kinh đô Indrapura. Ngô Nhật Khánh đang sai quân chặt cây và phát quang, tạo thành bãi đất mênh mông. Ba Mỹ Thuế đứng trên thành, khẽ cau mày hỏi: “- Quân sư phát quang, không phải để quân Đại Cồ Việt thuận tiện hơn ư.” Ngô Nhật Khánh mỉm cười đáp: “- Lần này Lê Hoàn sẽ thân chinh dẫn binh, Thuỷ chiến bên ta không bằng Lê Hoàn. Thay vì dồn quân đánh cả bộ binh và thuỷ chiến. Ta cho Lê Hoàn thấy bộ binh thuận sẽ dồn binh nơi đây. Và sẽ trúng vào mai phục.” Ba Mỹ Thuế nhìn xung quanh hào luỹ đang đào, nghe thấy hài lòng, không xoắn xuýt nữa, xoay người hồi cung, tận hưởng tiếp niềm vui khoái hoạt. Ba Mỹ Thuế vừa đi, Ngô Chiến tiến đến: “- Thưa phụ thân, con thấy kế sách không ổn. Ở đây địa thế trống trải, Bộ binh của Lê Hoàn rất dễ phát huy tối đa sức mạnh, con không hiểu chúng ta phục kích thế nào đây, đánh trực diện ư… Quân Chăm pa thì không đồng nhất, sức mạnh khá yếu. Sống khá an nhàn, ít động đao binh. Còn quân Nhà Lê, sau khi lật đổ nhà Đinh. Sau lần đánh tan quân Tống thì liên tục phải đấu tranh với thế lực thù địch họ Đinh và cát cứ của các tù trưởng. Nên khá thiện chiến.” Ngô Nhật Khánh cười nói: “- Trận mưa ở cửa Tiểu Khang , ta đã cho người rải tin đồn. Sĩ khí quân Lê Hoàn đã đi xuống.” Rồi chỉ về phía những nhóm người đang đào, nói: “ - Chiến hào của chúng ta, nấm mồ của chúng!” Ngô Chiến đứng nhìn và tự nhủ: “- Chiến hào ư? Một chiến hào hình vòng cung trải dài từ đỉnh dốc này đến sườn núi đằng kia, đủ rộng để năm, sáu người đứng thành hàng ngang, đủ dài để chứa hàng ngàn người. Hàng ngàn người, hàng ngàn chiến binh sẽ mai phục ở dưới đất ư?” Rồi tiếp: “- Thưa phụ thân, tuy mai phục thế này có thể nhử giặc đến gần cận chiến, vô hiệu hóa cung kỵ tinh nhuệ… Nhưng bộ binh Đại việt khá liều lĩnh và không sợ chết, chúng sẽ dễ dàng đột phá vòng vây, băng qua chiến hào, đánh tạt sườn, giẫm nát chúng ta!” Đang tranh luận, một tên lính vào bẩm: “- Thưa quân sư, chông tre đã đủ!” Ngô Nhật Khánh và Ngô Chiến đi ra. Ngô Nhật Khánh nhìn những bó chông hài lòng. Nhưng Ngô Chiến vẫn cau mày, không hiểu: “-Sẽ cắm dưới hào ư… Bộ binh sẽ len lỏi qua, kị binh bị hạn chế. Nhưng cùng lắm là bẫy được vài chục tên tiên phong đi đầu thôi! Nếu dùng trên sông. thì nơi đây không có con sông nào như Bạch Đằng giang mà tận dụng sự lên xuống mực nước để đâm thủng chiến thuyền như Ngô Vương, thưa phụ thân.” “- Không! “ – Ngô Nhật Khánh nhìn đứa con, đanh thép “– Không phải cắm dưới hào, hào sâu để quân ta mai phục… Còn mớ chông tre này dùng để cắm sau lưng quân ta, trên những vách hào, cắm dày đặc thành năm sáu lớp…” “ - Như vậy… “ Ngô Chiến nhìn phụ thân mình rùng mình, đầy ngỡ ngàng. “- Đúng, như thế bộ binh của chúng không thể phá vây, không thể đánh tạt sườn, và chúng ta cũng không có đường lui… Chỉ có một con đường sống duy nhất, là dẫm lên xác kẻ thù! Sức ta đã yếu, mưu đồ càng xa. Trận chiến này, ta muốn đánh đổi tất cả. Quyết đấu một trận với kẻ thù sinh tử.” Đôi tay Ngô Nhật Khánh bóp chặt, máu dổ. Ánh mắt nhìn về phía Bắc đầy căm tức. Lúc sau, Ngô Nhật Khánh quay đầu nhìn đứa con trai, hỏi: “- Con có biết ngoài biển cả bao la thứ gì đáng sợ nhất không?” “- Cá mập, thuồng luồng, thủy quái hay là… cuồng phong, bão tố.” Ngô Chiến đáp. “ - Không “ Ngô Nhật Khánh trừng mắt rồi xoay ngược ngón tay chỉ thẳng vào ngực mình, nói:”– Thứ đáng sợ nhất ở trong này!” “- Là con người?” “- Là nỗi sợ hãi của con người!. Nếu năm đó, không vì chút sợ hãi, mà không dám bắt tay Nguyễn Siêu, chọn lựa đầu hàng Đinh Bộ Lĩnh. Thì Ngô Nhật Khánh ta đây đâu phải sống vong quốc gần 20 năm nay.” Vừa nói, nước mắt vừa ứa trào: “- Lần quy hàng đó, chính là bước lùi trong lòng phụ thân. Để rồi đến chính người con gái yêu nhât cũng không thể bảo vệ. Bao năm nay, phụ thân rất ân hận vì cái chết của mẹ con. Lần này, phụ thân phải lấy được đầu Lê Hoàn, Phạm Cự Lượng để rửa hận.” Rồi nhìn thẳng Ngô Chiến: “- Con có dám cùng ta, quyết chiến trận này.” “- Có. Con sẽ giết Phạm Cự Lương và Lê Hoàn để báo thù cho mẹ.” Ngô Chiến đáp. Giữ khung cảnh đó, hai cha con họ Ngô ôm nhau vừa khóc, vừa cười.
Hãy nhấn like ở mỗi chương để ủng hộ tinh thần các dịch giả bạn nhé!
www.tangthuvien.vn
 
Trở lên đầu trang